Trang chủNewsThời sựĐánh giá kỹ tác động điều chỉnh quy hoạch, đảm bảo hiệu...

Đánh giá kỹ tác động điều chỉnh quy hoạch, đảm bảo hiệu quả sử dụng đất


Chiều 10/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đề xuất điều chỉnh 8 chỉ tiêu sử dụng đất

Trình bày Tờ trình của Chính phủ về quyết định chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết, hiện nay, một số chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất quốc gia, Kế hoạch sử dụng sử dụng đất quốc gia đến năm 2025 được Quốc hội phê duyệt đã không còn phù hợp với nhu cầu thực tế. Đáng chú ý, hiện nay, Trung ương Đảng cũng đã cho chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam với quy mô sử dụng đất khoảng 10.827 ha (dự kiến Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) dẫn đến làm tăng nhu cầu sử dụng đất cho các công trình, dự án hạ tầng quan trọng quốc gia.






 Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân trình bày Tờ trình của Chính phủ về việc trình Quốc hội quyết định chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. (Ảnh: Hồ Long)

Vì vậy, nếu không được điều chỉnh, bổ sung sẽ làm giới hạn nhu cầu sử dụng một số loại đất cụ thể tại các địa phương, gây khó khăn trong việc triển khai các dự án trọng điểm quốc gia, các dự án có khả năng thu hút đầu tư, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2024 và Nghị định số 102/2024/NĐ-CP, Chính phủ sẽ trình Quốc hội điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với các nội dung chủ yếu gồm:

Thứ nhất, điều chỉnh 8 chỉ tiêu sử dụng đất gồm: Nhóm đất nông nghiệp (đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên); nhóm đất phi nông nghiệp (đất quốc phòng, đất an ninh).

Thứ hai, không trình Quốc hội phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất quốc gia. Việc tính toán, xác định 8 chỉ tiêu sử dụng đất trong Quy hoạch sử dụng đất quốc gia điều chỉnh lần này cần phải tiến hành rà soát kỹ lưỡng, cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực và địa phương.

Trong đó, ưu tiên bố trí quỹ đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh, giữ ổn định quỹ đất trồng lúa để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, quản lý chặt chẽ đất rừng, duy trì độ che phủ rừng để góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, Thường trực Ủy ban Kinh tế tán thành sự cần thiết điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia vì các căn cứ và nội dung như Tờ trình của Chính phủ.

Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị làm rõ, trường hợp Quốc hội quyết định điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thì có bao nhiêu quy hoạch tỉnh, quy hoạch ngành quốc gia hoặc các quy hoạch khác liên quan phải thực hiện điều chỉnh để bảo đảm tính đồng bộ và tác động của việc điều chỉnh. Đồng thời, tiếp tục rà soát, làm rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, dẫn đến việc đề xuất điều chỉnh các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất nhằm bảo đảm sát với nhu cầu thực tiễn…

Làm rõ căn cứ, đánh giá tác động; tránh lãng phí nguồn lực đất đai

Phát biểu tại Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh tầm quan trọng của Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; cho rằng, khi trình nội dung này ra Quốc hội phải thể hiện rõ về mặt chủ trương, bảo đảm phù hợp với 7 căn cứ nêu tại Điều 53, Luật Quy hoạch. Đồng thời, làm rõ hơn các căn cứ về sự cần thiết điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, nguyên tắc điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia phải tuân thủ theo quy định pháp luật về việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch.






Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Phiên họp. (Ảnh: Hồ Long)

Mặt khác, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cần bảo đảm nhu cầu sử dụng đất để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh, phân bổ hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực đất cho các ngành, lĩnh vực ở địa phương. Tuân thủ yêu cầu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, an ninh lương thực, nguồn nước, tỷ lệ che phủ rừng, các hệ sinh thái, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, trong đó nhu cầu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Về nội dung chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu cần làm rõ các nội dung thể hiện chủ trương điều chỉnh quy hoạch, bởi hiện theo báo cáo chỉ có chủ trương về sự cần thiết.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cũng đề nghị làm rõ hơn căn cứ theo quy định của Luật Quy hoạch để đề xuất điều chỉnh Quy hoạch. Cùng với đó, Chính phủ cần bổ sung đánh giá tác động, làm rõ tác động của việc điều chỉnh Quy hoạch đến các quy hoạch thấp hơn của Quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia như quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch các tỉnh và thành phố đã được Thủ tướng phê duyệt để các đại biểu Quốc hội có đầy đủ cơ sở để xem xét, quyết định.

Kết luận nội dung phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, UBTVQH thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định chủ trương điều chỉnh Quy hoạch theo đề xuất của Chính phủ; yêu cầu Chính phủ chịu trách nhiệm về số liệu tình hình thực hiện Quy hoạch và nhu cầu sử dụng đất đã nêu trong Tờ trình.

UBTVQH đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến của Chủ tịch Quốc hội và UBTVQH, ý kiến của cơ quan thẩm tra, hoàn thiện hồ sơ, tờ trình, tăng tính thuyết phục khi trình Quốc hội. Bên cạnh đó, phân tích, đánh giá toàn diện, làm rõ hơn nữa các nguyên nhân đề xuất, các căn cứ, giải pháp, lưu ý các chỉ tiêu, cải thiện hiệu quả việc thực hiện Quy hoạch và việc phải điều chỉnh quy hoạch đất, sử dụng đất; đánh giá tác động của việc điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến việc phải điều chỉnh các quy hoạch có liên quan, tác động đến quá trình đô thị hóa và phát triển hạ tầng, việc phát triển các công nghiệp, khu công nghệ cao để sử dụng đất một cách hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực đất đai…/.



Nguồn: https://dangcongsan.vn/phap-luat/danh-gia-ky-tac-dong-dieu-chinh-quy-hoach-dam-bao-hieu-qua-su-dung-dat-680319.html

Cùng chủ đề

Bà Rịa-Vũng Tàu nỗ lực thực hiện công tác phòng, chống mù lòa

 Đại diện Quỹ Brien Holden trao tài trợ cho Bệnh viện Mắt Bà Rịa-Vũng Tàu. (Ảnh: Tuệ Lâm) ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Lãnh đạo Ngân hàng Thế giới

Nhân dịp dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị cấp cao liên quan tại Viêng Chăn, Lào, ngày 10/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp bà Manuela Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Vnews

Bộ trưởng Bộ Công an: Bảo đảm chuyển đổi số đi vào thực chất, chất lượng và tiện lợi

VOV.VN - Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về chuyển đổi số, Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Lương Tam Quang nhấn mạnh: Bảo đảm chuyển đổi số của ngành Công an phải đi vào thực chất, chất lượng và tiện lợi.   Ngày 10/10, tại trụ sở Bộ Công an (TP Hà Nội) đã diễn ra Hội nghị trực tuyến toàn quốc về chuyển đổi số lần thứ 3 và sơ kết 2 năm thực hiện Kế hoạch...

Bầu cử Mỹ: Cuộc đấu Trump – Harris tại tiểu bang chiến trường có ảnh hưởng lớn nhất

Bà Kamala Harris và ông Donald Trump đang đổ nhiều tiền, thời gian và năng lượng vào Pennsylvania hơn bất kỳ nơi nào khác.   Thực sự rất khó khăn đối với cựu Tổng thống Donald Trump hoặc Phó Tổng thống Kamala Harris để giành đủ ít nhất 270 phiếu đại cử tri nếu không thắng ở Pennsylvania. Ảnh: New York Times Khi Phó Tổng thống Kamala Harris đưa ra chương trình nghị sự kinh tế của mình, bà đã đến Pittsburgh....

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Canada Justin Trudeau

Trong chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Vientiane (Lào), chiều 10/10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Canada Justin Trudeau. Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Canada Justin Trudeau. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN) Vietnamplus.vn Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-gap-thu-tuong-canada-justin-trudeau-post982508.vnp

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bà Rịa-Vũng Tàu nỗ lực thực hiện công tác phòng, chống mù lòa

 Đại diện Quỹ Brien Holden trao tài trợ cho Bệnh viện Mắt Bà Rịa-Vũng Tàu. (Ảnh: Tuệ Lâm) ...

Tư lệnh Vùng 4 Hải quân thăm, làm việc tại tỉnh Phú Yên

Chuẩn đô đốc Nguyễn Anh Tuấn tặng quà lưu niệm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Tạ Anh...

Công nghiệp Quốc phòng sáng mãi niềm tin

Các đội tại Hội thi. (Ảnh: PV)  ...

Đề xuất lùi thời gian hoàn thành Dự án Cảng Hàng không Long Thành

Phối cảnh Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành sau khi hoàn thành.  ...

Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận đất đai

  Ảnh minh họa: Bích Liên Liên quan...

Bài đọc nhiều

Bộ Công Thương cầu thị và trách nhiệm trong xây dựng chính sách kinh doanh xăng dầu

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu tiến dần hơn đến cơ chế thị trường Luật sư Bùi Văn Thành: Bộ Công Thương rất nỗ lực trong xây dựng Nghị định kinh doanh xăng dầu Trong Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu đang được lấy ý kiến góp ý, Bộ Công Thương xây dựng những...

“Phấn đấu đưa Việt Nam thành quốc gia tiên phong trong an sinh xã hội”

(Dân trí) - "Chúng tôi đang chuyển dần từ lo an sinh xã hội cho một bộ phận yếu thế sang chủ trương huy động tất cả mọi người tham gia và thụ hưởng chính sách xã hội", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ. Chiều 9/10, bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 tại Thủ đô Vientiane (Lào), Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã có buổi làm...

Tăng lương, phụ cấp, miễn học phí cho con nhà giáo

Ngày 8.10, tiếp tục phiên họp 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần thứ 2 với dự án luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp 8 sắp tới. Báo cáo về việc tiếp thu, giải trình ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) và thẩm tra sơ bộ của các ủy ban QH với dự án luật nhà giáo,  cho hay về chính sách đối với...

Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam tạo động lực phát triển công nghiệp xây dựng

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam sẽ là cơ hội không thể tốt hơn cho ngành cơ khí Việt Nam và các nhà thầu xây dựng có bước chuyển mình mạnh mẽ trong việc làm chủ công nghệ.   Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam với sơ bộ tổng mức đầu tư thời điểm hiện nay lên tới 67,34 tỷ USD sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp cơ khí đường sắt và...

TPHCM hỗ trợ 4 tỷ đồng đưa máy bay C-119 về sân bay Tà Cơn

(Dân trí) - Nhằm phát huy giá trị di tích lịch sử, TPHCM quyết định hỗ trợ Quảng Trị 4 tỷ đồng để đưa máy bay C-119 từ Đồng Nai về trưng bày tại Di tích lịch sử Quốc gia sân bay Tà Cơn. Chiều 8/10, lãnh đạo Trung tâm Quản lý di tích và Bảo tàng Quảng Trị thông tin, UBND TPHCM đã quyết định hỗ trợ 4 tỷ đồng để sửa chữa, hồi phục, tháo rã và vận...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Lãnh đạo Ngân hàng Thế giới

Nhân dịp dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị cấp cao liên quan tại Viêng Chăn, Lào, ngày 10/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp bà Manuela Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Vnews

Bộ trưởng Bộ Công an: Bảo đảm chuyển đổi số đi vào thực chất, chất lượng và tiện lợi

VOV.VN - Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về chuyển đổi số, Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Lương Tam Quang nhấn mạnh: Bảo đảm chuyển đổi số của ngành Công an phải đi vào thực chất, chất lượng và tiện lợi.   Ngày 10/10, tại trụ sở Bộ Công an (TP Hà Nội) đã diễn ra Hội nghị trực tuyến toàn quốc về chuyển đổi số lần thứ 3 và sơ kết 2 năm thực hiện Kế hoạch...

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Canada Justin Trudeau

Trong chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Vientiane (Lào), chiều 10/10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Canada Justin Trudeau. Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Canada Justin Trudeau. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN) Vietnamplus.vn Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-gap-thu-tuong-canada-justin-trudeau-post982508.vnp

Việt – Lào tăng cường trao đổi kinh nghiệm hợp tác lao động, việc làm

(Dân trí) - Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung đề nghị Lao động và Phúc lợi xã hội Lào thúc đẩy các đoàn trao đổi, học tập, chia sẻ kinh nghiệm về các lĩnh vực quan trọng như hợp tác lao động, việc làm. Bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 tại Vientiane (Lào), ngày 10/10, Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã có cuộc làm việc với người đồng...

Giải Nobel Văn học 2024 về tay nữ văn sĩ Hàn Quốc

Chiều 10-10, Viện Hàn lâm Thụy Điển đã công bố Giải Nobel Văn học năm 2024 thuộc về nữ nhà văn người Hàn Quốc Han Kang, vì những tác phẩm văn xuôi "đậm chất thơ mãnh liệt khi đối mặt với những tổn thương trong quá khứ và phơi bày bản chất mong manh của cuộc sống con người”.Nobel Hóa học 2024 vinh danh nghiên cứu về proteinGiải Nobel Y Sinh 2024 vinh danh nghiên cứu microRNA Nguồn:...

Mới nhất

Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954

Sáng 10/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hà Nội tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954. Dự lễ kỷ niệm có...

Giải pháp nào để “hạ nhiệt” giá nhà đang tăng thẳng đứng?

Xây dựng bảng giá đất hợp lý Dữ liệu nghiên cứu của VARS chỉ ra, giá nhà ở đang liên...

Hợp tác chặt chẽ để góp phần vào sự phát triển bền vững của các quốc gia có lưu vực sông Mê Công

Cũng tại buổi làm việc, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy mong muốn Ban thư ký phối hợp với các quốc gia thành viên tăng cường hợp...

Kinh tế Hà Nội tiếp đà tăng trưởng, phục hồi rõ nét

Baoquocte.vn. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội, kinh tế Thủ đô tiếp đà tăng trưởng, phục hồi rõ nét trong quý III/2024 và 9 tháng năm 2024.

Mới nhất