Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCần cân nhắc kỹ lưỡng

Cần cân nhắc kỹ lưỡng


NGỠ NGÀNG NHIỀU HƠN LÀ VUI MỪNG

Một giáo viên (GV) công tác ở H.Mù Cang Chải (Yên Bái), cho biết cô đón nhận thông tin này với sự ngỡ ngàng nhiều hơn là vui mừng. Đời sống GV còn khó khăn nhưng con GV lâu nay vẫn được chăm lo, học hành ở điều kiện tốt so với mặt bằng chung. “Chúng tôi công tác ở vùng khó khăn mới thấy đối tượng cần hỗ trợ nhất về chính sách học phí và khuyến học là con em nông dân, đồng bào dân tộc… nếu không các con sẽ bỏ học”.

Đề xuất miễn học phí cho con nhà giáo: Cần cân nhắc kỹ lưỡng- Ảnh 1.

Giáo viên Trường TH-THCS Minh Chuẩn (Yên Bái) trong ngày trở lại trường dạy học sinh sau lũ lụt do bão Yagi. Nhiều giáo viên cho rằng đối tượng cần hỗ trợ nhất về chính sách học phí và khuyến học là con em nông dân, đồng bào dân tộc

ẢNH: NHÀ TRƯỜNG CUNG CẤP

Ngân sách nhà nước phải cấp thêm 9.212,1 tỉ đồng

Tại dự thảo luật Nhà giáo được công bố trước ngày 8.10 không hề có chính sách miễn học phí cho con nhà giáo. Theo tính toán của Bộ GD-ĐT, nếu bổ sung chính sách miễn học phí (từ mầm non đến ĐH) cho con GV, giảng viên thì hằng năm ngân sách nhà nước phải cấp thêm 9.212,1 tỉ đồng.

Một GV ở TP.HCM cũng chia sẻ công khai trên mạng xã hội: “Mình là GV, đồng nghiệp mà mình biết trên cả nước chưa có cháu nào phải bỏ học vì cha mẹ GV nghèo, nhưng học sinh (HS) phải bỏ học vì nghèo thì nhiều. Cảm ơn Bộ đã quan tâm, nhưng xin được từ chối, hãy để con GV cũng bình thường như con em các ngành nghề khác”.

“Dù là một GV có 39 năm với nghề nhưng tôi thật sự không hiểu sao ban soạn thảo lại đưa ra đề xuất này. Miễn học phí cho con nhà giáo! Vậy tính công bằng ở đâu? Con nông dân, công nhân… còn khó khăn hơn nhiều so với con nhà giáo đó!”, là ý kiến của bạn đọc mang tên N.K.M bình luận dưới bài đăng của Báo Thanh Niên về đề xuất này.

ĐIỀU GV QUAN TÂM KHÔNG PHẢI ĐƯỢC MIỄN HỌC PHÍ CHO CON

Cô V.T.H, một GV dạy ngữ văn cấp THCS ở TP.Bắc Giang (Bắc Giang), cũng chia sẻ với PV: “Tôi hiểu Bộ GD-ĐT muốn dành những quan tâm đặc biệt cho nhà giáo để GV yên tâm cống hiến với nghề. Tuy nhiên, vì đề xuất này mà mấy hôm nay nhà giáo chúng tôi nhận được rất nhiều những bình luận không hay như “đặc quyền, đặc lợi”, hay “GV nhận nhiều ưu đãi quá”, thậm chí có ý kiến còn mang nghề GV ra làm trò cười, so sánh với các nghề khác, kiểu như: “sao không miễn học luôn cho con nhà giáo đi để khỏi đóng học phí, ở nhà bố mẹ dạy luôn”…

Cũng theo GV này, cô và những đồng nghiệp mà cô biết chưa bao giờ đề xuất miễn giảm học phí cho con em mình bởi mức học phí trường công lập không phải là vấn đề quá lớn. Điều mà họ cần là lương đủ sống, các chế độ phụ cấp đặc thù của nhà giáo như phụ cấp thâm niên sẽ không bị bãi bỏ khi thực hiện chính sách lương mới. GV cũng cần giảm những áp lực không đáng có từ các cuộc thi, các phong trào mang tính hình thức hệ thống sổ sách…

Một hiệu trưởng trường tư thục ở Hà Nội cho hay lâu nay trường ông vẫn có chính sách miễn 50% học phí cho con cán bộ, GV, nhân viên của trường, không phân biệt vị trí nào và điều này góp phần khích lệ họ gắn bó, cống hiến cho nhà trường. Tất nhiên mức học phí của trường tư khá cao so với trường công, nên việc miễn giảm học phí cũng có ý nghĩa lớn với người lao động, giúp họ cảm nhận sự quan tâm thiết thực.

CẦN CÂN NHẮC SỰ CÔNG BẰNG VÀ TÍNH KHẢ THI

Chia sẻ với PV Thanh Niên, GS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội, cho rằng ở mặt nào đó thì cũng phải đánh giá đề xuất của Bộ GD-ĐT là một nỗ lực nhằm động viên, khích lệ tinh thần GV. Nghĩa là thêm bất cứ một chính sách nào cũng cho thấy nhà giáo và nghề dạy học được trân trọng.

Tuy nhiên, GS Đào Trọng Thi cũng cho rằng việc áp dụng trên quy mô cả nước với ngân sách lớn như vậy thì cần phải tính toán có khả thi và nhận được sự đồng thuận hay không.

Là người từng bảo vệ quyết liệt về việc xếp lương nhà giáo cao nhất khi xây dựng luật Giáo dục 2019, GS Thi nhận định điều quan trọng là lương nhà giáo đủ sống để họ yên tâm gắn bó với nghề. Tuy nhiên, lương cao nhất trong hệ thống thang bảng lương nhưng thực chất cũng không cao hơn các ngành nghề khác là bao nếu chính sách phụ cấp nghề nghiệp không còn. Điều quan trọng là cần giữ phụ cấp thâm niên của nhà giáo như lâu nay bởi mức phụ cấp này còn được tính trong mức đóng bảo hiểm xã hội và nhờ đó nhà giáo sẽ được hưởng mức lương cao hơn khi nghỉ hưu.

Còn về vấn đề học phí, GS Đào Trọng Thi cũng cho rằng giải quyết theo từng ngành nghề thì sẽ rất khó khả thi mà phải theo chính sách chung, đó là tiến tới đã là cấp học phổ cập thì cần miễn học phí toàn dân.

Đề xuất miễn học phí cho con nhà giáo: Cần cân nhắc kỹ lưỡng- Ảnh 2.

Điều quan trọng là lương nhà giáo đủ sống để họ yên tâm gắn bó với nghề

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường THCS Phan Chu Trinh (Hà Nội), ủng hộ đề xuất này như một sự khích lệ, động viên GV, nhưng cũng cần có những nghiên cứu và cân nhắc kỹ lưỡng về cách thực hiện sao cho hợp lý, không gây mất cân đối ngân sách và đảm bảo công bằng xã hội.

Chia sẻ với báo chí, ông Phạm Văn Hòa, đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, nêu quan điểm không đồng ý với đề xuất miễn học phí cho con đẻ và con nuôi hợp pháp của nhà giáo đang công tác. Theo đại biểu Phạm Văn Hòa, lương nhà giáo đang được đề xuất cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo cũng được chế độ phụ cấp nghề nghiệp hơn những viên chức khác. Nếu đi dạy xa, GV còn được ở nhà công vụ. Theo đại biểu Hòa, việc tăng lương, thậm chí tăng rất cao cho GV là đúng, nhưng không nên miễn phí bất kỳ thứ gì, kể cả học phí cho con em GV.

“Chúng ta không thể chuyển sự không công bằng này thành sự không công bằng khác. Trong một xã hội, thì ngành nghề nào cũng là ngành nghề đáng được trân trọng và ưu tiên như nhau”, đại biểu Hòa nói và cho rằng đề xuất này của cơ quan soạn thảo sẽ dễ bị dư luận đánh giá là mang tính “lợi ích nhóm” cho ngành của mình.

PGS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu đời sống xã hội – Social Life, nêu quan điểm: Xét về khía cạnh nghề nghiệp thì nhà giáo là nghề tương đối đặc thù, xã hội không phản đối những chính sách đặc thù với nhà giáo. Tuy nhiên, khi xây dựng và ban hành luật thì cần có cái nhìn tổng thể, tính khả thi, có tầm nhìn xa hơn, bền vững hơn, tránh việc đưa vào quá nhiều những chính sách nhỏ lẻ mang tính thời điểm. “Ví dụ, nhìn một cách tổng thể thì GV không quá khó khăn nếu so sánh với các ngành nghề khác. Tránh để cho xã hội có cái nhìn lệch lạc về nhà giáo rồi so sánh nghề này với nghề kia”, ông Lộc nói.

PGS Lộc cũng cho rằng việc tăng thêm những chế độ phúc lợi cho GV là cần thiết nhưng nên tính vào lương và phụ cấp đặc thù của nghề nghiệp. “Khi làm luật thì nên coi trọng tính phổ quát, công bằng, đa dạng trong tiếp cận”, ông Lộc nêu quan điểm.

Những lý do không nên áp dụng

Ông Hà Đình Quân, cán bộ công tác ở H.Đức Trọng (Lâm Đồng), gửi ý kiến đến Báo Thanh Niên, cho rằng không nên áp dụng đề xuất này, vì các lý do sau đây: Thứ nhất, lương của GV hiện nay đã tăng. Ngoài ra, họ có thể nhận một hoặc một số khoản phụ cấp: phụ cấp thâm niên, phụ cấp vùng miền, ưu đãi nghề, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung… Đó là chưa tính thu nhập từ các nguồn khác như dạy thêm. Như vậy, thu nhập GV so với mặt bằng thu nhập của người lao động ở các ngành nghề khác không thấp. Mặt khác, thu nhập của GV có tính ổn định cao và còn tăng lên theo thời gian.

Thứ hai, học phí hiện nay không phải là rào cản cho cơ hội tiếp cận giáo dục của con cái nhà giáo. Thứ ba, việc thực hiện chính sách này có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng như: sự bất bình đẳng, không công bằng giữa những người lao động trong các ngành nghề khác nhau, tâm lý tiêu cực của người lao động trong xã hội… Thứ tư, chi phí thực hiện đề xuất này khá cao. Trong bối cảnh hiện nay, đây không phải là mục tiêu quan trọng và cần ưu tiên thực hiện.




Nguồn: https://thanhnien.vn/de-xuat-mien-hoc-phi-cho-con-nha-giao-can-can-nhac-ky-luong-185241009221743053.htm

Cùng chủ đề

Phải khẳng định chưa bao giờ thầy, cô giáo là người giàu trong xã hội

Ngày 8/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần 2 với dự án Luật Nhà giáo. Dự thảo luật dành Điều 10 quy định về đạo đức nhà giáo. Theo đó, đạo đức nhà giáo là các chuẩn mực về nhận thức, thái độ và hành vi trong mối quan hệ của nhà giáo với người học, đồng nghiệp, gia đình người học, cộng đồng. Đạo đức nhà giáo được thể hiện qua các quy tắc...

Quy định nhà giáo có thể nghỉ hưu trước 55 tuổi sẽ tạo đặc quyền, đặc lợi

Ngàay 8/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần 2 với dự án Luật Nhà giáo. Nhiều đại biểu quan tâm đến các quy định về chính sách tiền lương, cơ chế ưu đãi đối với nhà giáo. Trình bày báo cáo của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho hay, sau khi được chỉnh lý, dự thảo luật giảm 26 điều so với dự thảo luật trình Ủy ban...

Cần cơ chế đãi ngộ, tăng lương giáo viên, tránh ‘sống lâu lên lão làng’

Ngày 25/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với dự thảo Luật Nhà giáo, trong đó có quy định về chính sách tiền lương, đãi ngộ với nhà giáo. Lương nhà giáo cần được xếp cao nhất trong nhóm hành chính sự nghiệp Trình bày tờ trình của Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho biết, một trong những bất cập hiện nay là các chế độ, chính sách...

Đề xuất lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương

Ngày 25/9, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Nhà giáo.Giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm 5 năm Trình bày tờ trình, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm...

Lương giáo viên có thể được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương

Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh tại phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay.Trình bày tờ trình dự thảo Luật Nhà giáo, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho hay, so với quy định hiện hành dự thảo Luật Nhà giáo có một số điểm mới. Đáng chú ý, trong số đó có quy định chính sách tiền lương, đãi ngộ với nhà giáo nhằm cụ thể...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Điều chỉnh, bãi bỏ nhiều quy định là “rào cản” trong lĩnh vực giáo dục

Tại quy định mới đã cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ GD&ĐT. Nghị định đã kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ những quy định không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp, là...

Nhiều điểm mới trong quy định về điều kiện đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực giáo dục

Nghị định số 125/2024/NĐ-CP có một số nội dung mới, thay đổi cơ bản so với Nghị định số 46/2017/NĐ-CP và Nghị định số 135/2018/NĐ-CP. Đơn giản hóa quy định về hoạt động kinh doanh thuộc chức năng quản lý của Bộ GD&ĐT Điểm mới thứ nhất là cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Bộ GD&ĐT...

Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục kiểm tra, xử lý nghiêm vụ sinh viên ăn cơm canh thừa

Ngày 9-10, Văn phòng Chính phủ có văn bản gửi bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, truyền đạt ý kiến của phó thủ tướng về việc khẩn trương chỉ đạo kiểm tra, xử lý nghiêm các sai phạm liên quan thông tin báo chí nêu sinh viên phản ánh phải ăn cơm canh thừa, có "dị vật".Văn bản của Văn...

Cùng chuyên mục

Hơn 300 sinh viên người nước ngoài theo học tại Trường đại học Y Dược Cần Thơ

Ông Dương Tấn Hiển - phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ ghi nhận những đóng góp của Trường đại học Y Dược Cần Thơ trong công tác đào tạo nhân lực y tế cho TP Cần Thơ và cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long; có đội ngũ sinh viên luôn tích cực tham gia trong các hoạt động vì cộng...

Gần 300 nghìn trẻ mẫu giáo chưa được đến trường

TPO - Tại Hội thảo tham vấn thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo do Bộ GD&ĐT vừa tổ chức, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non Nguyễn Bá Minh thông tin, hiện nay có gần 300 nghìn trẻ em mẫu giáo chưa được đến trường, tập trung tại những nơi khó khăn. Theo ông Minh, hằng năm, có trên 5,1 triệu trẻ mầm non được nuôi dưỡng,...

Trường Đại học Đông Á: Xây dựng cầu nối cho giới trẻ nói về sức khỏe tinh thần

DNVN - Kỷ niệm ngày sức khoẻ tâm thần thế giới 10/10, trường Đại học Đông Á (Đà Nẵng) tổ chức chương trình “Nhận diện và chăm sóc sức khoẻ tinh thần trong trường học” nhằm tạo cầu nối cho giới trẻ nói về sức khỏe tinh thần. ...

Thi cử không phải trò chơi may rủi

Theo tinh thần dự thảo, tới đây sẽ có 2 phương thức tuyển sinh lớp 10 THPT gồm xét tuyển và thi tuyển. Với phương thức xét tuyển, căn cứ để xét tuyển là kết quả rèn luyện...

Mới nhất

Làm giàu từ… xơ mướp

TPO - Những quả mướp già thường bị bỏ lại sau mỗi mùa vụ của bà con nông dân nay trở thành nguyên liệu xanh đắt giá. Xơ mướp được “hô biến” thành những sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo. Anh Nguyễn Phú Tùng...

Cột cờ Hà Nội – biểu tượng lịch sử của Thủ đô

Cột cờ Hà Nội có tuổi đời hơn 200 năm là công trình trình lịch sử đặc biệt và có quy mô hoành tráng nhất trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long. Không chỉ là biểu tượng của Thủ đô, Cột cờ còn là chứng tích cho một thời kháng chiến chống Pháp oanh liệt, dấu ấn kiên...

Bộ GTVT yêu cầu Bình Phước, Đắk Nông rà soát bộ máy, nhân sự quản lý Dự án cao tốc Gia Nghĩa

Rà soát bộ máy quản lý cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vốn 25.500 tỷ đồngDự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) phải đẩy nhanh tiến độ triển khai để có thể cơ bản hoàn thành năm 2026, đưa vào...

Quy hoạch khu du lịch nghỉ dưỡng kết hợp sân golf 270 ha

Thừa Thiên Huế: Quy hoạch khu du lịch nghỉ dưỡng kết hợp sân golf 270 ha Khu du lịch nghỉ dưỡng kết hợp sân golf và các dịch vụ phụ trợ tại xã Điền Hòa có tổng diện tích quy hoạch 270 ha vừa được HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch. ...

[Emagazine] Agribank – điểm tựa để khách hàng phục hồi sau bão lũ

Agribank - điểm tựa để khách hàng phục hồi sau bão lũ   Đã hơn một tháng kể từ khi cơn bão số 3 (Yagi) xảy ra, hậu quả để lại vẫn còn rất lớn. Là ngân hàng...

Mới nhất

Điểm sáng gạo Việt

Làm giàu từ… xơ mướp