Trang chủKinh tếNông nghiệpGiống lúa mới chất lượng cao-chìa khóa tốt mở cánh cửa ra...

Giống lúa mới chất lượng cao-chìa khóa tốt mở cánh cửa ra chợ toàn cầu cho gạo Việt Nam


TS. Hoàng Xuân Trường – Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm cho biết như vậy tại tọa đàm “Phát triển sản phẩm chế biến từ lúa gạo nâng cao giá trị ngành lúa gạo Việt Nam“, do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm tổ chức tại Hải Dương ngày 9/10.

Phát triển sản phẩm chế biến, nâng cao chất lượng ngành lúa gạo Việt Nam - Ảnh 1.

Ông Hoàng Xuân Trường, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp tham luận về chuỗi giá trị trong ngành lúa gạo Việt Nam. Ảnh: Nghĩa Lê

Chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam còn nhiều gian nan

Phát triển sản phẩm chế biến, nâng cao chất lượng ngành lúa gạo Việt Nam - Ảnh 2.

Toàn cảnh Tọa đàm “Phát triển sản phẩm chế biến từ lúa gạo nâng cao giá trị ngành lúa gạo Việt Nam” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm tổ chức tại Hải Dương ngày 9/10. Ảnh: Nghĩa Lê

Chia sẻ tại Tọa đàm, Phó Giám Đốc Trung tâm Khuyến nông Thái Bình Nguyễn Văn Đình cho biết: Ngành nông nghiệp ở Thái Bình được xem là thế mạnh mang tính trụ cột, là tiêu chí dẫn đầu trong phát triển kinh tế, sản lượng lúa gạo trung bình 160.000ha/năm, tuy nhiên mới chủ yếu tiêu thụ nội địa, chưa được xuất khẩu do khâu chế biến lúa gạo của tỉnh còn nhiều khó khăn. Các cơ sở chế biến lúa gạo còn lạc hậu, chưa đáp ứng đủ công suất cần thiết.

Phát triển sản phẩm chế biến, nâng cao chất lượng ngành lúa gạo Việt Nam - Ảnh 3.

Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Thái Bình Nguyễn Văn Đình tham luận về khó khăn trong nền nông nghiệp lúa gạo của Thái Bình tại tọa đàm. Ảnh: Nghĩa Lê

Hiện tại, hoạt động chế biến lúa gạo tại Thái Bình chủ yếu tập trung vào sản xuất bún, bánh, nấu rượu và làm bánh đa. Ông Đình mong muốn Thái Bình có thể cải thiện chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo, đặc biệt với giống gạo TBR97 đang phát triển mạnh và có tiềm năng xuất khẩu nhờ năng suất cao.

Tương tự, Hải Dương là tỉnh có diện tích trồng lúa lớn với sản lượng trung bình hàng năm khoảng 700.000 tấn mỗi năm; trong đó, khoảng 500.000 tấn phục vụ tiêu dùng trong tỉnh; 200.000 tấn cung cấp cho dự trữ quốc gia, tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố và xuất khẩu. 

Tỉnh có hơn 3.000 cơ sở xay xát đang làm gia công cho các doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo, chế biến cho các cơ sở bánh kẹo, sản xuất rượu. Một số đặc sản bánh kẹo từ gạo như bánh gai, bánh khảo của Hải Dương đang là thế mạnh của tỉnh, góp phần nâng cao đời sống người dân và thu hút du khách.

Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hải Dương Nguyễn Phú Thụy cho biết, mặc dù Hải Dương đã có một số cơ sở chế biến đầu tư công nghệ hiện đại, nhưng chủ yếu là sử dụng công nghệ lạc hậu do hạn chế về vốn và mặt bằng. 

Ngoài ra, tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm chuẩn hóa vùng trồng và xây dựng thương hiệu lúa gạo, bao gồm cấp mã số vùng trồng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Tuy nhiên, chuỗi cung ứng còn gặp nhiều khó khăn do phụ thuộc vào thương lái, làm ảnh hưởng đến giá cả và lợi ích của người nông dân.

Phát triển sản phẩm chế biến, nâng cao chất lượng ngành lúa gạo Việt Nam - Ảnh 4.

Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hải Dương Nguyễn Phú Thụy tham luận về thực trạng sản xuất chế biến và xuất khẩu gạo ở Hải dương giai đoạn 2022-2024 tại tọa đàm. Ảnh: Nghĩa Lê

Ông Thụy cho rằng, để khắc phục tình trạng này, cần có những chính sách khuyến khích phát triển hệ thống xay xát theo hướng hiện đại và ổn định thị trường nội địa, tạo nền tảng vững chắc cho thương hiệu gạo Hải Dương. “Chúng tôi đang nỗ lực triển khai các chính sách nhằm thu hút đầu tư và hỗ trợ nông dân, hướng tới một nền nông nghiệp bền vững và hiệu quả hơn” – ông Thụy thông tin.

Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển giống lúa mới chất lượng

Về giải pháp phát triển chuỗi giá trị nông sản, đặc biệt là chuỗi lúa gạo, TS. Hoàng Xuân Trường – Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp cho rằng cần đẩy mạnh tuyên truyền các tài liệu và định hướng chiến lược rõ ràng cho nông nghiệp nước nhà.

Theo đó, ông Trường đề xuất 5 chiến lược quan trọng: Đầu tư vào nghiên cứu và sản xuất giống lúa có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, chịu hạn, chịu mặn, đồng thời áp dụng công nghệ sinh học vào quy trình. Đầu tư cho khâu bảo quản và chế biến, nhằm giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch và gia tăng năng lực dự trữ cho các doanh nghiệp. Việc phát triển các mô hình hợp tác xã cũng là một yếu tố then chốt, giúp nông dân kết nối và tăng cường khả năng cạnh tranh.

Ông Trường cũng khuyến nghị xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu lúa gạo Việt Nam. Điều này bao gồm việc tạo lập mã vùng trồng lúa cho xuất khẩu và chỉ dẫn địa lý nhằm bảo hộ nhãn hiệu cho gạo Việt. Cuối cùng, ông đề xuất phát triển mô hình sản xuất lúa gạo bền vững, thân thiện với môi trường để đảm bảo ngành lúa gạo không chỉ tăng trưởng mà còn đóng góp tích cực vào bảo vệ hệ sinh thái.

Đại diện Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm cho biết, trong thời gian qua, đơn vị đã đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển các giống lúa mới theo hướng chất lượng và bền vững hơn, điển hình là các giống Gia Lộc 601 và HD12. Những giống lúa này có đặc tính ưu việt, đáp ứng tốt nhu cầu làm nguyên liệu cho sản xuất bún, bánh, giúp sợi bún và bánh dẻo dai, chất lượng.

Phát triển sản phẩm chế biến, nâng cao chất lượng ngành lúa gạo Việt Nam - Ảnh 5.

Giống gạo GL601 do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm trưng bày và giới thiệu. Ảnh: Nghĩa Lê

Đại diện đến từ các địa phương cũng bày tỏ mong muốn có thêm thông tin về công nghệ chế biến lúa gạo để có thể khuyến cáo, hướng dẫn nông dân áp dụng, qua đó nâng cao giá trị sản xuất, đồng thời đề xuất sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các nhà khoa học trong việc nghiên cứu, chọn tạo các giống lúa có năng suất và chất lượng phù hợp cho chế biến sâu.

Chế biến gạo của Việt Nam trong những năm gần đây có sự phát triển mạnh hơn, với 3 cấp. Cấp 1: Sơ chế là giai đoạn thu hoạch, phơi sấy, xát gạo…; Cấp 2: Chế biến thứ cấp, là giai đoạn chế biến gạo để sản xuất bánh, mì, bún, phở… và các sản phẩm khác; Cấp 3: Chế biến sâu là phân lập phát hiện ra các chất hữu ích, quý hiếm ở trong sản phẩm gạo.





Nguồn: https://danviet.vn/giong-lua-moi-chat-luong-cao-chia-khoa-tot-mo-canh-cua-ra-cho-toan-cau-cho-gao-viet-nam-20241010123313617.htm

Cùng chủ đề

Nâng giá trị cho nông sản để chiếm lĩnh thị trường

Phân lân Văn Điển: Nâng giá trị cho nông sản Tây Nguyên Đắk Nông: Gia tăng các giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm thế mạnh Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao Ứng dụng khoa học - công nghệ được coi là xương sống và trở thành một lực lượng sản xuất trực...

MTA Hà Nội “hội tụ” những giải pháp tối ưu cho ngành cơ khí và sản xuất chế tạo

Theo báo cáo từ Ban tổ chức, Chương trình MTA Hanoi 2023 đã có 80% nhà trưng bày thành công trong việc tạo dựng mối quan hệ với khách hàng, đối tác kinh doanh; 82% nhà trưng bày tiếp cận được nguồn khách hàng mới; 84% doanh nghiệp hài lòng với chất lượng triển lãm; và 94% có dự định sẽ quay trở lại vào các phiên bản tiếp theo. Cùng với đó, 95%...

9 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,99%

Lai Châu: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trên 42%, chuẩn bị hội nghị đối thoại doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh: Sản xuất công nghiệp tháng 9 tăng cao nhất quý III năm 2024 Chỉ số sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng Theo báo cáo mới nhất của Sở Công Thương Đắk...

Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024 đến từ Sơn La đề nghị hỗ trợ xây dựng hạ tầng chế biến nông sản

Clip: Anh Lường Văn Mười, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Hoa Mười (xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) là Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024 mong muốn có thêm nguồn vốn mở rộng sản...

Nâng cơ hội xuất khẩu vào thị trường lớn

Lào Cai: Thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến sâu nông sản chủ lực Sơn La: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông sản Cần thay đổi tư duy Việt Nam có nhiều lợi thế và tiềm năng để phát triển sản xuất cả nông - lâm và thuỷ sản. Sản lượng nông sản, thực phẩm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hiến đất trị giá tiền tỷ xây nghĩa trang liệt sĩ, một nông dân Hải Dương được tôn vinh

Nghĩa cử cao đẹp của lão nông hiến hơn 1000 m2 đất để xây Nghĩa trang Liệt sĩPhóng viên Dân Việt đã tìm về thôn Thanh Tảo, xã Lê Lợi, TP. Chí Linh, tỉnh Hải Dương tìm gặp ông Nguyễn Văn Tuyệt.Ông Nguyễn Văn Tuyệt là...

Nữ ứng viên Phó giáo sư 2024 trẻ nhất Trường Đại học Ngoại thương sinh năm 1990: Hồ sơ có gì?

Chân dung nữ ứng viên Phó giáo sư 2024 trẻ nhất Trường Đại học Ngoại thươngNgày 8/10, Hội đồng giáo sư Nhà nước công bố danh sách ứng viên được Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức...

Giá cau cao nhất Việt Nam thương lái từng thu mua là bao nhiêu, vùng nào giá cau đang hot nhất?

Giá cau tăng cao chưa từng thấyKhoảng 1 tuần trở lại đây, tại các địa phương ở tỉnh Đắk L ắ k, thay cho hình ảnh các thương lái đi thu gom sầu riêng là hình ảnh đội ngũ thương lái đi thu mua cau tươi.Giá...

Bài đọc nhiều

Thực hiện Luật Đất đai 2024, Đắk Lắk đang gỡ vướng tại hàng trăm ngàn ha đất nông lâm trường

Tại cuộc họp ngày 8/10, Ban chỉ đạo quản lý, sử dụng đất của các công ty nông lâm nghiệp tỉnh Đắk Lắk đã thảo luận về những thách thức trong việc áp dụng Luật Đất đai 2024 vào thực tiễn.Với 51 tổ chức nông, lâm...

Bình Định tìm giải pháp sản xuất, tiêu thụ nông sản bền vững

Lãnh đạo tỉnh Bình Định cũng cho biết, việc giải quyết kiến nghị, đề xuất giữa các cơ quan quản lý nhà nước với thương nhân theo nguyên tắc chính quyền tạo điều kiện thuận lợi nhất trong khuôn khổ quy định pháp luật cho thương nhân trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, thương nhân có trách nhiệm, nghĩa vụ ổn định giá cả thị trường, tuân thủ pháp luật trong việc đảm bảo chất...

“Quán quân” trồng hồng ở Hàn Quốc đã bán loại quả ngon này sang thị trường Việt Nam, giá thế nào?

Thầy giáo dạy toán trở thành "quán quân" trồng hồng ở Hàn Quốc Tỉnh Gyeongsangnamdo (Hàn Quốc) là nơi nổi tiếng khí hậu mát mẻ quanh năm, được ví là "thủ phủ" trái hồng Hàn Quốc với những vườn trồng hồng nhiều năm tuổi, thậm chí có...

Cấp ngựa bạch tạo sinh kế cho đồng bào DTTS

Quá trình nuôi ngựa bạch hoàn toàn có thể tận dụng các loại thức ăn tự nhiên sẵn có như cỏ, lá ngô kết hợp với ngô hạt hoặc thóc xay. Mỗi hộ, chỉ cần đầu tư từ 20 - 60 triệu đồng là có thể mua được một con ngựa giống non khoảng 5 tháng tuổi. Nếu chăm sóc tốt, sau 3 năm là ngựa cái bắt đầu sinh sản, trung bình ngựa cái sẽ đẻ...

Huyện Phúc Thọ ra mắt mô hình “Chợ thanh toán không dùng tiền mặt”

Phát biểu tại Lễ phát động, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Phúc Thọ Kiều Trọng Sỹ cho biết, chủ đề Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024 là “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”. Chuỗi các hoạt động kéo dài từ tháng 10/2024 đến tháng 1/2025, tập trung vào tuyên truyền, hướng...

Cùng chuyên mục

Hiến đất trị giá tiền tỷ xây nghĩa trang liệt sĩ, một nông dân Hải Dương được tôn vinh

Nghĩa cử cao đẹp của lão nông hiến hơn 1000 m2 đất để xây Nghĩa trang Liệt sĩPhóng viên Dân Việt đã tìm về thôn Thanh Tảo, xã Lê Lợi, TP. Chí Linh, tỉnh Hải Dương tìm gặp ông Nguyễn Văn Tuyệt.Ông Nguyễn Văn Tuyệt là...

Giá cau cao nhất Việt Nam thương lái từng thu mua là bao nhiêu, vùng nào giá cau đang hot nhất?

Giá cau tăng cao chưa từng thấyKhoảng 1 tuần trở lại đây, tại các địa phương ở tỉnh Đắk L ắ k, thay cho hình ảnh các thương lái đi thu gom sầu riêng là hình ảnh đội ngũ thương lái đi thu mua cau tươi.Giá...

Đồng hành cùng nông dân khôi phục sản xuất

Thiệt hại lớn về nông nghiệp Do ảnh hưởng của bão số 3, mưa lũ, ngập lụt kéo dài, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội bị thiệt hại lớn về sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Theo thống kê của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội, ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây mưa lớn, gây thiệt hại...

Sức gió của siêu bão Milton ở Mỹ khủng khiếp như thế nào?

Về sức gió của siêu bão Milton ở Mỹ, theo Trung tâm Bão quốc gia Mỹ, tại sân bay Albert Whitted ở St. Petersburg, tốc độ di chuyển của gió lên đến 64 dặm/giờ (tương đương 104 km/giờ), cũng có lúc ghi nhận 93 dặm/giờ (150...

Ra vườn vặt quả cà pháo chát chát, thái lát trộn với tai heo hóa đặc sản đất Minh Long Quảng Ngãi

Món gỏi tai heo trộn cà pháo thu hút thực khách ngay khi được dọn ra, bởi màu trắng của cà pháo và tai heo, điểm xuyến màu đỏ của ớt rất hấp dẫn. Món gỏi tai heo trộn cà pháo-đặc sản thôn quê ở huyện Minh...

Mới nhất

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump tiếp tục từ chối tranh luận lần hai với bà Harris

Ngày 9/10, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từ chối lời mời tham gia cuộc tranh luận với Phó Tổng thống Kamala Harris do kênh Fox News dự kiến tổ chức vào ngày 24/10 hoặc 27/10.   Ngày 9/10, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từ chối lời mời tham gia cuộc tranh luận với Phó Tổng thống Kamala...

Nga thúc đẩy sử dụng ‘trí thông minh bầy đàn’ cho drone

Trong bối cảnh công nghệ ngày càng trở thành yếu tố quan trọng trên chiến trường, các quân đội hiện đại đang chuyển sang sử dụng robot và trí tuệ nhân tạo (AI) để giành lợi thế chiến thuật. Cuộc chiến tại Ukraine, dù không phải là cuộc xung đột đầu tiên sử dụng...

Hà Nội trong ký ức người Việt xa xứ và bạn bè Nga

Bà Phạm Thanh Xuân, Ủy viên Ban thường vụ Hội Người Việt Nam tại Nga: Tôi sinh ra và lớn lên ở Thủ đô Hà Nội. Tôi đã xa Hà Nội 36 năm rồi. Sau rất nhiều năm xa Hà Nội, khi trở về, tôi cảm thấy rất vui mừng trước sự phát triển của Thủ đô. Bên cạnh những con...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Hà Nội được vinh danh là thủ đô của lương tri

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trình bày diễn văn Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.   Vietnamplus.vn

Mới nhất