Trang chủPolitical ActivitiesLàm tốt công tác cán bộ để hiện thực hóa mục tiêu...

Làm tốt công tác cán bộ để hiện thực hóa mục tiêu bước vào kỷ nguyên mới


LỜI TÒA SOẠN – DIỄN ĐÀN KỶ NGUYÊN MỚI (Báo Vietnamnet).

Sau khi được bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 3/8/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có những phát biểu chỉ đạo quan trọng trên các lĩnh vực.

Cụ thể, qua ba bài viết gần đây như “Quyết tâm xây dựng Đảng vững mạnh, nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” ngày 4/8; “Chuyển đổi số – Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới” ngày 2/9 và “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới” ngày 16/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thường xuyên nhắc đến các khái niệm “khởi điểm mới”, “kỷ nguyên mới”, “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Đánh giá những thời cơ, thuận lợi cũng như khó khăn, thách thức về tình hình trong nước, khu vực và thế giới, Đảng ta, đứng đầu là Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định: “Đất nước đang đứng trước thời điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền để đưa dân tộc tiếp tục tiến lên đang đặt ra cấp bách”.

Đặc biệt, đây cũng là định hướng lớn đã được Hội nghị Trung ương 10 thống nhất trong các dự thảo văn kiện trình Đại hội 14 của Đảng.

Đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới, Báo VietNamNet mở diễn đàn “Kỷ nguyên mới của dân tộc”, ngõ hầu mang đến các bài viết, những tiếng nói, góp ý của các nhân sĩ, trí thức, bạn đọc gần xa về con đường và cách thức vươn mình của dân tộc Việt Nam…

Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10 vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho biết, Trung ương thống nhất xác định các nhóm vấn đề lớn để tiếp tục hoàn thiện văn kiện trình Đại hội 14 của Đảng, trong đó có nhiều nội dung đáng chú ý nhằm hiện thực hóa mục tiêu đưa đất nước bước vào “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

VietNamNet đã có cuộc phỏng vấn GS.TS Phùng Hữu Phú, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương (người trực tiếp tham gia Tổ biên tập Văn kiện Đại hội 14 và các Đại hội 11, 12, 13) xung quanh vấn đề này.

Chìa khóa để đất nước phát triển bứt phá

Là nhà nghiên cứu lý luận, trực tiếp tham gia xây dựng văn kiện Đại hội 14 của Đảng và nhiều Đại hội trước đó, ông thấy trong các nhóm vấn đề lớn Trung ương 10 đặt ra lần này có những điểm nào đáng chú ý?

Hội nghị Trung ương 10 là hội nghị chuẩn bị cho Đại hội 14 của Đảng, trong đó có rà soát lại quá trình chuẩn bị dự thảo các văn kiện và đã đưa ra những tư tưởng, quan điểm, định hướng lớn.

Qua nghiên cứu nội dung Hội nghị Trung ương 10, tôi thấy hội nghị lần này có sự kế thừa, cụ thể hóa và phát triển, bổ sung những tư tưởng của Đại hội 13.

Tình hình luôn luôn thay đổi đòi hỏi tư duy lý luận của Đảng, đòi hỏi đường lối, chủ trương của Đảng phải không ngừng được bổ sung, hoàn thiện.

Hội nghị Trung ương 10. Ảnh: Nhật Bắc



Hội nghị Trung ương 10 có những điểm mới, điểm nhấn thể hiện ở 5 vấn đề mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nhấn mạnh trong phát biểu bế mạc.

Thứ nhất, về định hướng phát triển, có thể nói Hội nghị Trung ương 10 đã tiến một bước. Chúng ta nhớ Đại hội 13 đưa ra ý tưởng “khát vọng phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc”. Hội nghị Trung ương 10 lần này tiến thêm một bước hiện thực hóa khát vọng đó.

Cho nên khi Hội nghị Trung ương bàn đến vấn đề đất nước chuẩn bị bước vào “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” thì đó chính là hiện thực hóa “khát vọng phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc”.

Điểm thứ hai là hoàn thiện thể chế phát triển đất nước đồng bộ, tổng thể; bổ sung bảo vệ môi trường cùng với phát triển kinh tế, xã hội là trung tâm; bổ sung đẩy mạnh đối ngoại cùng với tăng cường quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên; nhấn mạnh phát triển văn hoá là nền tảng; giữ nguyên xây dựng Đảng là then chốt. 

Điểm thứ ba là khi bàn về các đột phá chiến lược, Hội nghị Trung ương 10 tiếp tục khẳng định 3 đột phá về thể chế; nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao và đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng.

Vẫn là 3 đột phá chiến lược nhưng nội dung của từng đột phá chiến lược được cụ thể, phù hợp với giai đoạn mới. Trong đó đặc biệt chú ý là đột phá về nguồn lực, Trung ương nhấn rất mạnh về công tác cán bộ. Đấy là cũng là một điểm mới đáng chú ý.

Điểm thứ tư là khi bàn về 8 nhiệm vụ, giải pháp thì từng nhiệm vụ, giải pháp đều có những bổ sung, hoàn thiện nhưng đáng chú ý là nhiệm vụ giải pháp thứ 8 “đẩy mạnh công nghệ chiến lược, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo làm động lực chính cho phát triển”.

Điều đó cho thấy Trung ương rất quan tâm phát triển các mô hình, phương thức sản xuất mới phù hợp với yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, coi đây như là chìa khóa để đẩy mạnh cuộc cách mạng chuyển đổi số, đẩy nhanh tốc độ phát triển bứt phá để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Điểm thứ năm, Trung ương quan tâm đến những vấn đề mới mà chúng ta phải tiếp tục làm rõ. Trong đó có 10 vấn đề cần rà soát rất kỹ. 

Một điểm nữa là hội nghị tập trung nhấn mạnh những yếu kém, khuyết điểm sắp tới cần tập trung cao độ để giải quyết.

Lâu nay chúng ta phát hiện khuyết điểm khá sớm nhưng khắc phục còn chậm để tồn đọng kéo dài và càng kéo dài thì hệ lụy càng lớn. 

Vì vậy, lần này qua phân tích, đánh giá những điểm nghẽn, điểm yếu kém, khuyết điểm, Trung ương yêu cầu sắp tới phải tập trung giải quyết dứt điểm.

Tôi cho đấy là những điểm thể hiện sự kế thừa, sự phát triển những tư tưởng của Đại hội 13 và đều là những vấn đề rất trúng.

Hơn bao giờ hết công tác cán bộ được đặc biệt chú trọng

Theo ông, vì sao trong 3 đột phá chiến lược lần này, Trung ương lại nhấn mạnh đến việc “đổi mới mạnh mẽ công tác tổ chức cán bộ”, xem đó như là một nội dung trọng tâm của vấn đề phát triển nguồn nhân lực?

Nếu như Đại hội 13 nhấn mạnh đột phá về nguồn nhân lực là “phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt”, thì lần này, Trung ương yêu cầu cụ thể hóa hơn, coi công tác cán bộ như là một trọng tâm trong đột phá chiến lược.

Điều này là hoàn toàn đúng. Chúng ta biết công tác cán bộ là một trong những công tác trọng yếu của Đảng. Công tác cán bộ là nhân tố trực tiếp quyết định thành công của mọi công việc, đó là nguyên lý.

GS.TS Phùng Hữu Phú. Ảnh: Lê Anh Dũng



Đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới với yêu cầu rất cao, hướng đến mục tiêu năm 2045 “trở thành nước phát triển, thu nhập cao”. Thời cơ nhiều, vận hội lớn nhưng khó khăn, thách thức cũng rất gay gắt.

Cho nên hơn bao giờ hết công tác cán bộ được đặc biệt chú trọng. Việc phát hiện, quy hoạch, bồi dưỡng, nhất là bố trí sử dụng cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọng để hiện thực hóa các mục tiêu đề ra.

Cho nên Đại hội 13 đưa ra mô hình cán bộ “7 dám”: Dám nghĩ; dám nói; dám làm; dám chịu trách nhiệm; dám đổi mới, sáng tạo; dám đương đầu với khó khăn, thử thách và dám hành động vì lợi ích chung.

Nếu làm tốt công tác cán bộ thì mục tiêu bước vào kỷ nguyên mới sẽ được hiện thực hóa.

Thực tế trong thời gian qua công tác cán bộ của chúng ta có nhiều thành tựu quan trọng, nhiều bước tiến. Tuy nhiên, công tác cán bộ cũng bộc lộ những khuyết điểm, những sơ hở mà chúng ta phải kiên quyết khắc phục.

Thực tiễn cho thấy rất nhiều nơi công tác cán bộ làm đúng quy trình, tiến hành đủ các bước thế nhưng vẫn có bố trí sai cán bộ. Một số chức danh cán bộ, thậm chí cán bộ cấp cao không đáp ứng được yêu cầu. Thực tế cho thấy công tác quản lý, giáo dục cán bộ chúng ta làm chưa tốt.

Cho nên trong nhiệm kỳ Đại hội 12, 13, số cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ chủ chốt, bị xử lý kỷ luật, thậm chí bị xử lý hình sự tăng lên rất nhiều. Đây là khuyết điểm, phải kiên quyết khắc phục.

Vì vậy, Hội nghị Trung ương 10 nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác cán bộ và có thể nói đây cũng là một yêu cầu rất cao của Đại hội 14 sắp tới.

Tạo động lực, sức sống mới cho công cuộc đổi mới ở địa phương

Trong 8 vấn đề về phương hướng, giải pháp chiến lược, Trung ương có nhấn mạnh đến vấn đề đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”. Ông suy nghĩ như thế nào về vấn đề này?

Chúng ta biết xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân là trọng tâm của xây dựng hệ thống chính trị. Khi Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo thông qua Nhà nước thì vai trò của Nhà nước pháp quyền lớn lắm.

Hội nghị Trung ương gần đây đã ban hành Nghị quyết số 27/2022 về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới.

Trong hoàn thiện Nhà nước pháp quyền có nhiều công việc phải làm, trong đó có một công việc mà Đại hội 13 đã đề cập nhưng chưa cụ thể hóa được, đó là phải “đẩy mạnh phân cấp, phân quyền hợp lý, hiệu quả, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực bằng hệ thống pháp luật”.

Đây cũng là một nội dung đột phá về thể chế – hoàn thiện thể chế, tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát.

Các đại biểu dự Hội nghị Trung ương 10. Ảnh: Nhật Bắc



Hội nghị Trung ương 10 tiếp tục cụ thể hóa tinh thần ấy và đặc biệt nhấn mạnh đó là phân cấp mạnh mẽ, triệt để với phương châm “Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.

Tôi thấy đây là lần đầu tiên, vai trò của địa phương được đề cao như vậy.

Còn Trung ương có vai trò kiến tạo, kiểm tra, giám sát. Điều đó là hoàn toàn đúng với yêu cầu thực tiễn.

Bây giờ cuộc sống rất phong phú, thực tiễn diễn ra rất sinh động, mỗi địa phương bên cạnh cái chung có rất nhiều đặc thù. Địa phương ở đồng bằng khác, vùng miền núi, trung du khác, phía Bắc khác, miền Trung khác, phía Nam khác. 

Cho nên phải trao quyền chủ động, khuyến khích tính năng động, sáng tạo của địa phương. Trên hành lang pháp lý, hành lang chính trị mà Đảng, Nhà nước đã xây dựng thì cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở địa phương phải phát huy sức mạnh của nhân dân, sức sáng tạo của nhân dân để tìm chọn, quyết định kế sách phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Từ đó, địa phương phải quyết tâm làm và phải dám chịu trách nhiệm. Điều này sẽ khắc phục được hạn chế lâu nay hay ỉ lại, trông chờ vào Trung ương. Còn cứ để tình trạng cái gì cũng đẩy lên Trung ương thì sẽ không tạo ra được sức sống cho địa phương. 

Cho nên tư tưởng phân cấp mạnh, phân quyền mạnh của Hội nghị Trung ương 10 chính là tạo động lực, sức sống mới cho công cuộc đổi mới ở địa phương. 

Địa phương mới là địa bàn triển khai, hành động thực tiễn; còn Trung ương chỉ kiến tạo đường lối, hành lang pháp luật, cơ chế chính sách. Đây là tư tưởng rất nổi bật, rất đúng đắn.

Tóm lại có thể nói Hội nghị Trung ương 10 tuy thời gian rút ngắn nhưng bàn nhiều việc, trong đó tôi rất mừng là có nhiều ý tưởng, nhiều chủ trương, nhiều quyết sách mới.

Những nội dung này thể hiện sự kế thừa nhưng có phát triển những định hướng đã có của Đảng ta trong 40 năm đổi mới, trực tiếp là những tư tưởng của Đại hội 13.

Đây là dấu hiệu rất đáng mừng. Chúng ta cần chuẩn bị rất tích cực, rất hiệu quả để tiến tới Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội 14 của Đảng.



Nguồn: https://moha.gov.vn/tintuc/Pages/danh-sach-tin-noi-bat.aspx?ItemID=56428

Cùng chủ đề

Giảm cả 3 miền, cao nhất 68.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 10/10/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 10/10/2024 tiếp đà giảm 1.000 đồng/kg và giao dịch trong khoảng 66.000 - 68.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực Bắc 10/10/2024 giảm nhẹ1.000 đồng/kg ...

Hội thảo khoa học “Đổi mới phương pháp đánh giá chất lượng hoạt động tổ chức hành chính dựa trên kết quả”

Các đại biểu dự Hội thảo Dự Hội thảo có đại diện một số Ban của Đảng; đại diện lãnh đạo cấp Vụ và công chức làm công tác cải cách hành chính của một số Bộ, ngành Trung ương; các chuyên gia, nhà khoa học; thành viên Ban Soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Đề án; đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Nội vụ; đại diện lãnh đạo Sở, Trưởng phòng và công chức trực...

Bồi dưỡng, hướng dẫn công tác cán bộ nữ cho công chức, viên chức Bộ Nội vụ

Đại diện Lãnh đạo Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Phó trưởng ban thường trực Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ Bộ Nội vụ Nguyễn Hữu Tuấn dự và phát biểu khai mạc Lớp bồi dưỡng. Dự khai mạc Lớp bồi dưỡng có Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Chủ tịch công đoàn Bộ Nguyễn Thị Bích Thủy; Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi Chính phủ, Ủy viên CHHTW Hội Liên hiệp Phụ...

Một số bộ ngành né tránh phân cấp, phân quyền vì lợi ích cục bộ

Chiều 7/10/2024, tại cuộc họp báo Chính phủ, phóng viên đặt câu hỏi vì sao có tình trạng "nhiều việc nhỏ vẫn cần phải trình lên tận cấp Trung ương", vậy tình trạng phân cấp phân quyền hiện nay như thế nào và giải pháp khắc phục?. Trả lời vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cho biết, chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền được Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Chính phủ rất...

PNJ được APEA vinh danh Thương hiệu truyền cảm hứng 2024

Được tổ chức thường niên bởi Enterprise Asia - tổ chức phi chính phủ hàng đầu tại châu Á, giải thưởng APEA 2024 mang chủ đề “Celebrating Inclusive Entrepreneurship - Tôn vinh tinh thần kinh doanh toàn diện”. Theo đó, APEA 2024 vinh danh những doanh nghiệp và nhà lãnh đạo xuất sắc có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đồng thời đề cao vai trò của tinh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hội thảo khoa học “Đổi mới phương pháp đánh giá chất lượng hoạt động tổ chức hành chính dựa trên kết quả”

Các đại biểu dự Hội thảo Dự Hội thảo có đại diện một số Ban của Đảng; đại diện lãnh đạo cấp Vụ và công chức làm công tác cải cách hành chính của một số Bộ, ngành Trung ương; các chuyên gia, nhà khoa học; thành viên Ban Soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Đề án; đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Nội vụ; đại diện lãnh đạo Sở, Trưởng phòng và công chức trực...

Bồi dưỡng, hướng dẫn công tác cán bộ nữ cho công chức, viên chức Bộ Nội vụ

Đại diện Lãnh đạo Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Phó trưởng ban thường trực Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ Bộ Nội vụ Nguyễn Hữu Tuấn dự và phát biểu khai mạc Lớp bồi dưỡng. Dự khai mạc Lớp bồi dưỡng có Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Chủ tịch công đoàn Bộ Nguyễn Thị Bích Thủy; Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi Chính phủ, Ủy viên CHHTW Hội Liên hiệp Phụ...

Một số bộ ngành né tránh phân cấp, phân quyền vì lợi ích cục bộ

Chiều 7/10/2024, tại cuộc họp báo Chính phủ, phóng viên đặt câu hỏi vì sao có tình trạng "nhiều việc nhỏ vẫn cần phải trình lên tận cấp Trung ương", vậy tình trạng phân cấp phân quyền hiện nay như thế nào và giải pháp khắc phục?. Trả lời vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cho biết, chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền được Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Chính phủ rất...

Khai mạc Trưng bày tài liệu lưu trữ “Hà Nội và những Cửa ô”

Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng phát biểu khai mạc Trưng bày Phát biểu khai mạc, ông Đặng Thanh Tùng, Cục Trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ nhấn mạnh, "Cửa ô" là một nét đặc trưng, riêng có của Hà Nội. Đây vốn là các cửa ngõ để ra vào Kinh thành Thăng Long xưa, cũng là điểm giới hạn của đô thị tiếp giáp với...

Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng chúc mừng Hội nghị thường niên năm 2024 của Ủy ban Bác ái xã hội

Tham dự Hội nghị có ông Nguyễn Tiến Trọng, Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ; đại diện Sở Nội vụ, Ban Tôn giáo tỉnh Đồng Nai; Giám mục Vũ Đình Hiệu, Chủ tịch Ủy ban Bác ái xã hội - Caritas Việt Nam; các linh mục, tu sỹ của Ủy ban Bác ái xã hội - Caritas Việt Nam và...

Bài đọc nhiều

Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái …

Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, Bộ Công Thương đã tiến hành tổng kết đánh giá việc thi hành Thông tư số 27/2019/TT-BCT quy định về Danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu. Trên cơ sở kết quả tổng kết, đánh giá việc thi hành Thông tư số 27/2019/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, ngày 08 tháng 10 năm 2024,...

Hội thảo góp ý cuốn “Lịch sử Đảng bộ Bộ GDĐT, giai đoạn 1990-2020”

Dự hội thảo có đại diện Ban Tuyên giáo Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương, các nguyên lãnh đạo Bộ GDĐT, các đồng chí trong Ban chấp hành Đảng bộ Bộ GDĐT qua các thời kỳ, cùng đại diện một số đơn vị thuộc Bộ GDĐT.   Quang cảnh hội thảo Phát biểu tại hội thảo, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ GDĐT Vũ Thị Hạnh cho biết: Thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 18/01/2018 của...

Tham vấn thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo

Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Đinh Công Sỹ đồng chủ trì hội thảo Tham dự hội thảo có lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ GDĐT, lãnh đạo Sở GDĐT, các Phòng GDĐT và các cơ sở giáo dục mầm non. Giải quyết ba nhóm chính sách lớn đối với giáo dục mầm non Phát biểu mở đầu hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi chia...

Bộ Quốc phòng gặp mặt Đoàn đại biểu người có công với cách mạng tỉnh Bạc Liêu

(Bqp.vn) - Sáng 9/10, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Gặp mặt Đoàn đại biểu người có công với cách mạng tỉnh Bạc Liêu. Thừa ủy quyền của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Đại tá Ngô Thị Lệ, Phó Cục trưởng Cục Chính sách (Tổng cục Chính trị) chủ trì buổi gặp mặt. Các đại biểu tham dự buổi gặp mặt.Bạc Liêu là tỉnh miền Tây Nam...

Bộ Quốc phòng tập huấn rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ

(Bqp.vn) - Sáng 10/10, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tập huấn rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ. Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam cùng hơn 1.500 đồng chí là lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ phụ trách công...

Cùng chuyên mục

Bộ Quốc phòng tập huấn rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ

(Bqp.vn) - Sáng 10/10, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tập huấn rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ. Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam cùng hơn 1.500 đồng chí là lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ phụ trách công...

Tập huấn nâng cao năng lực xây dựng văn hoá học đường, văn hoá ứng xử trong trường học

Tham dự lớp tập huấn có gần 400 cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ, nhân viên phụ trách công tác học sinh, sinh viên, công tác Đoàn, Hội, Đội tại các Sở GDĐT, Phòng  GDĐT, các đại học, trường đại học, học viện, trường cao đẳng sư phạm, trường phổ thông trên toàn quốc. Ông Trần Văn Đạt, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh sinh viên (Bộ GDĐT) phát biểu tại...

Đảng ủy Bộ Tổng Tham mưu tổ chức thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ mười, BCH Trung ương Đảng khóa XIII

(Bqp.vn) - Sáng 9/10, tại Hà Nội, Đảng ủy Bộ Tổng Tham mưu (BTTM) - Cơ quan Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ mười, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Bí thư Đảng ủy BTTM - Cơ quan Bộ Quôc phòng dự và chỉ đạo hội nghị.Các đại biểu dự hội nghị.Tham dự...

Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Chương trình MTQG về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035

Tiếp theo Chương trình làm việc tại Phiên họp thứ 38, sáng 8/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035. ...

Mới nhất

Trường Đại học Đông Á: Xây dựng cầu nối cho giới trẻ nói về sức khỏe tinh thần

DNVN - Kỷ niệm ngày sức khoẻ tâm thần thế giới 10/10, trường Đại học Đông Á (Đà Nẵng) tổ chức chương trình “Nhận diện và chăm sóc sức khoẻ tinh thần trong trường...

Chuyển đổi số y tế mang lại nhiều lợi ích

Tin mới y tế ngày 10/10: Chuyển đổi số y tế mang lại nhiều lợi íchNhững năm qua, Bộ Y tế luôn coi ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng và ưu tiên hàng đầu. Ứng dụng...

Người phụ nữ Mỹ với tình yêu bất tận dành cho nghệ thuật Việt Nam

Bà Suzanne Lecht, một người Mỹ yêu nghệ thuật Việt Nam và hiện là Giám đốc Sáng tạo của Art Vietnam Gallery, đã có một hành trình đầy "tình cờ" để đến với Hà Nội, nơi bà tìm thấy sự cảm mến và niềm đam mê mới trong nghệ thuật và văn hóa. Câu chuyện của bà Suzanne Lecht không...

Những thành tựu nổi bật trong hợp tác quốc tế về biển của Việt Nam

Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Qua hàng ngàn năm lịch sử, biển đảo trong tâm thức của người Việt là đất nước, là cuộc sống mà biết bao thế hệ cha ông ta đã đổ xương máu để xây dựng, gìn giữ, phát triển và bảo vệ chủ quyền...

3 hòn đảo hoang sơ của Việt Nam khiến du khách mê đắm

Những hòn đảo hoang sơ tại Việt Nam khiến các tín đồ du lịch mê mẩn phải kể đến Côn Đảo, Nam Du... Nam Du Quần đảo Nam Du gồm 21 hòn đảo lớn nhỏ, là quần đảo xa nhất của tỉnh Kiên Giang, cách thành phố Rạch Giá khoảng 120km. Khi đặt chân tới Nam Du, du khách sẽ bị thu hút...

Mới nhất