Trang chủSự kiện70 năm Ngày giải phóng Thủ đô: Đi tìm dấu tích 5...

70 năm Ngày giải phóng Thủ đô: Đi tìm dấu tích 5 cửa ô lịch sử của Hà Nội

Chỉ duy nhất Hà Nội mới có cửa ô – nơi lưu giữ ký ức về những cổng thành của kinh thành Thăng Long xưa, chứa đựng những câu chuyện hấp dẫn về một thời kỳ lịch sử của vùng đất kinh kỳ.

Ô Quan Chưởng xưa và nay. (Ảnh: Vietnam+)
Ô Quan Chưởng xưa và nay. (Ảnh: Vietnam+)

Cửa ô là một trong những nét đặc trưng của kiến trúc đô thị Hà Nội, có từ thời còn là kinh thành Thăng Long và không có ở bất kỳ địa phương nào trên cả nước.

Theo các tài liệu sử lược, tên gọi “cửa ô” xuất hiện vào năm 1749, sau khi chúa Trịnh Doanh cho đắp lại vòng tường thành bằng đất dài 16km trên nền cốt tường lũy thời Mạc, bao bọc khu Hoàng Thành Thăng Long.

Trên tường thành này được mở 8 cổng (cửa) để người dân ra vào thành. Các cổng này được gọi là cửa ô, đều được xây dựng theo hình vuông, được canh phòng cẩn mật, ngày mở, đêm đóng và có rào, có lính tuần đi canh phòng nhằm ngăn ngừa đạo chích, báo động hỏa hoạn.

Từ “cửa ô” trong tiếng Việt vốn được dịch từ chữ “ổ môn” trong tiếng Hán, trong đó, “môn” nghĩa là cửa, “ổ” có nghĩa là ụ, lũy – một khu đất trũng, xung quanh đắp cao tạo thành vật che chắn (thôn ổ, trúc ổ). Từ “ô” còn có ý nghĩa là cửa giao tiếp từ bên trong với bên ngoài.

Các cửa ô của kinh thành Thăng Long xưa đều có điểm chung là thông ra sông Hồng và sông Tô Lịch. Dưới triều Nguyễn, Thăng Long-Hà Nội nhiều lần được điều chỉnh quy hoạch và số lượng cửa ô cũng thay đổi theo từng thời kỳ.

Theo “Bắc thành dư địa chí” soạn hồi đầu thế kỷ 19, Hà Nội có 21 cửa ô. Tuy nhiên, vào năm 1831, khi vua Minh Mạng cho thành lập “Tỉnh Hà Nội” thì khu vực “tỉnh thành” (tức nội thành Hà Nội) được vẽ bản đồ chỉ hiện thị 16 cửa ô. Đến năm 1866, thời vua Tự Đức, bản đồ “Tỉnh Hà Nội” chỉ có 15 cửa ô…

Sang thế kỷ 20, với những biến thiên của lịch sử, nhiều cửa ô dần biến mất. Hà Nội chỉ còn 5 cửa ô hay được nhắc tới và trở thành những địa danh nổi tiếng đi vào thơ ca, văn học, đặc biệt là trong khúc khải hoàn ca “Tiến về Hà Nội” của cố nhạc sỹ Văn Cao, với hình ảnh trở thành biểu tượng: “5 cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về/Như đài hoa đón mừng nở năm cánh đào” trong ngày chiến thắng 10/10/1954.

5 cửa ô của Hà Nội mà nhạc sỹ Văn Cao nhắc đến chính là các cửa ô: Ô Quan Chưởng, Ô Cầu Dền, Ô Đống Mác, Ô Cầu Giấy và Ô Chợ Dừa. Hiện tại, các cửa ô này đều là các nút giao thông hoặc khu vực quan trọng của Thủ đô.

Ô Quan Chưởng
ttxvn o quan chuong_resize.jpg
Ô Quan Chưởng là cửa ô duy nhất còn giữ lại dáng vẻ xưa cũ. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Ô Quan Chưởng được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749) triều đại nhà Lê. Năm Cảnh Hưng thứ 46 (1785), cửa ô này được đại tu. Đến năm Gia Long thứ 3 (1804) thì được xây dựng lại, mở rộng quy mô như hiện tại.

Ban đầu, cửa ô này được gọi là Đông Hà môn (nghĩa là cửa phường Đông Hà), nhưng sau đó người dân lại gọi là Ô Quan Chưởng. Theo lịch sử lưu truyền, điều này là để tưởng nhớ công lao của một viên Chưởng cơ và đội quân 100 binh lính do ông chỉ huy đã anh dũng chiến đấu với quân Pháp để bảo vệ thành Hà Nội.

Trong số 5 cửa ô, chỉ duy nhất Ô Quan Chưởng còn giữ nguyên được dáng vẻ xưa cũ với cổng tam quan, trên nóc cửa chính có vọng lâu, bên trên cửa lớn có ba chữ Hán “Đông Hà môn;” tường phía trái cửa chính có gắn một tấm bia đá do Tổng đốc Hoàng Diệu cho dựng năm 1881 nghiêm cấm binh lính, quan nha không được sách nhiễu người dân qua cửa ô này vào thành.

Cửa ô Quan Chưởng được công nhận là di tích lịch sử năm 1994. Hiện nay, vị trí của Ô Quan Chưởng nằm trên phố Thanh Hà, quận Hoàn Kiếm, ngay ngã tư Hàng Chiếu-Đào Duy Từ.

Ô Cầu Dền
ttxvn o cau den_resize.jpg
Ô Cầu Dền chính là ngã tư lớn nối 4 tuyến phố Huế-Bạch Mai-Trần Khát Chân-Đại Cồ Việt. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Ô Cầu Dền tên chữ là Yên Ninh, nằm sau thành Thịnh Yên xưa. Theo Đại Việt sử lược (quyển 2 và 3, Nhà xuất bản Sử học-Hà Nội năm 1960), địa danh Ô Cầu Dền tại Thăng Long đã xuất hiện trong sử sách thời Lý, tức là khoảng thế kỷ 11-12.

Các tài liệu và bản đồ cũ cho thấy vị trí của địa danh này cố định và tồn tại khá lâu. Dưới triều Nguyễn, cửa ô Cầu Dền là cửa ô chính quan trọng nối liền Thăng Long với các trấn và các tỉnh phía Nam (vào kinh đô Huế) qua những đồi cây cối rậm rạp và cả một rừng mai (nay thuộc khu vực Bạch Mai, Trương Định).

Theo lời kể của các vị bô lão, từ thời xa xưa đến tận những năm 1945-1954, vị trí Ô Cầu Dền hiện tại vốn có dòng sông chảy qua. Hai bên bờ là bãi đất phù sa với những luống rau màu tươi tốt quanh năm, trong đó nhiều nhất là rau dền. Chiếc cầu bắc qua sông do đó được gọi là Cầu Dền và tên gọi ô Cầu Dền cũng xuất phát từ đó.

Hiện tại, Ô Cầu Dền không còn dấu vết của quá khứ, vị trí của cửa ô xưa chính là nút giao thông ngã tư các phố Huế-Bạch Mai-Trần Khát Chân-Đại Cồ Việt ngày nay.

Ô Đống Mác
ttxvn O Dong Mac_resize.jpg
Ô Đống Mác nằm cuối phố Lò Đúc đoạn giao với đường Trần Khát Chân và phố Kim Ngưu. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Ô Đống Mác nằm cách Ô Cầu Dền không xa. Vào thời chúa Trịnh Sâm (thế kỷ 18), Ô Đống Mác có tên là Ô Ông Mạc. Bản đồ Hà Nội năm 1831 gọi đây là cửa Ô Thanh Lãng. Đến năm 1866, bản đồ ghi tên cửa ô này là Lãng Yên. Sang thế kỷ 20, người dân quen gọi là Ô Đống Mác.

Cửa ô này là nơi có thể vào thành Thăng Long cả bằng đường bộ lẫn đường thủy, nên thường có quân lính canh gác khá nghiêm ngặt.

Trong “Thượng kinh ký sự,” Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác khi về thăm quê ở Hải Dương đã đi qua lối này. Ông viết: “Ngày 10/9, từ sáng tinh mơ còn Trăng, tôi đi ra cửa Ô Ông Mạc, cửa thành chưa mở, lính canh thấy có thẻ ‘Hành quân phù’ (thẻ cấp cho đi đường của Phủ Chúa) mới mở cho đi.”

Ngày nay, Ô Đống Mác cũng chỉ còn là tên gọi của một địa danh lịch sử, dấu vết của cửa ô xưa nằm ở cuối phố Lò Đúc, đoạn giao nhau với đường Trần Khát Chân và đường Kim Ngưu, phía Đông Nam Hà Nội.

Ô Cầu Giấy
o cau giay_resize.jpg
Ô Thanh Bảo (Ô Cầu Giấy) trên bản đồ Hà Nội năm 1890. (Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I)

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vĩnh Phúc, Ô Cầu Giấy là một cửa ô xẻ qua tòa thành đất bao quanh khu đông dân cư ở phía Tây kinh thành Thăng Long. Vị trí cửa ô này thuộc làng Thanh Bảo nên có tên là Ô Thanh Bảo.

Từ thế kỷ 19, để thuận tiện cho việc kinh doanh giấy bán cho người dân trong nội thành, dân làng giấy ở Yên Hòa đã dựng tại cửa ô những cái lán bày giấy để bán, thường gọi là những cái cầu hàng giấy. Do đó tên cửa ô Thanh Bảo cũng được gọi là Ô Cầu Giấy. Chữ “cầu” ở đây là cầu bán hàng (cầu chợ) chứ không mang nghĩa là cây cầu bắc qua sông.

Cửa ô Cầu Giấy đã bị phá bỏ từ năm 1891. Vị trí của cửa ô này hiện nay là điểm giao giữa phố Sơn Tây và phố Nguyễn Thái Học, trước mặt bến xe Kim Mã cũ.

Ô Chợ Dừa

ttxvn o cho dua_resize.jpg
Ô Chợ Dừa hiện nay là điểm giao cắt của 6 tuyến phố Xã Đàn-Khâm Thiên-Tôn Đức Thắng-Tây Sơn-Đê La Thành-Ô Chợ Dừa mới. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Ô Chợ Dừa có hơn 760 năm lịch sử, xưa kia là một cửa ô rất lớn và là một trong những vị trí phòng thủ quân sự quan trọng ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Gần cửa ô có một ngôi chợ nhỏ họp dưới hàng dừa rợp bóng mát, một phần đã giải thích cái tên gọi quen thuộc của cửa ô.

Các văn nhân-sỹ tử thời xưa thường đi qua cửa ô Chợ Dừa để đến Văn Miếu-Quốc Tử Giám. Bên ngoài cửa ô Chợ Dừa còn có đàn Xã Tắc, đây là nơi mà hàng năm vào mùa xuân, các vua Lý, Trần thường đến hành lễ, tế thần đất và thần ngũ cốc.

Dấu vết của cửa ô Chợ Dừa xưa giờ nằm ở vị trí ngã 6 của các phố Đê La Thành, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng, Khâm Thiên, Xã Đàn và phố Ô Chợ Dừa mới.

Vietnamplus.vn

Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/70-nam-ngay-giai-phong-thu-do-di-tim-dau-tich-5-cua-o-lich-su-cua-ha-noi-post982243.vnp

Cùng chủ đề

Cột cờ Hà Nội – biểu tượng lịch sử của Thủ đô

Cột cờ Hà Nội có tuổi đời hơn 200 năm là công trình trình lịch sử đặc biệt và có quy mô hoành tráng nhất trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long. Không chỉ là biểu tượng của Thủ đô, Cột cờ còn là chứng tích cho một thời kháng chiến chống Pháp oanh liệt, dấu ấn kiên cường, bất khuất của các thế hệ người dân đất Hà thành.  Baotintuc.vn Nguồn: https://baotintuc.vn/anh/cot-co-ha-noi-bieu-tuong-lich-su-cua-thu-do-20241010122549967.htm

Những công trình, tuyến đường làm thay đổi hoàn toàn diện mạo Hà Nội

Hai dự án đường sắt đô thị, những công trình giao thông trong nội đô hay các tuyến cao tốc... được xây dựng trong thập kỷ qua đã làm cho bộ mặt Hà Nội thay đổi đáng kể, sánh ngang với thủ đô các nước trong khu vực Đông Nam Á. Đường Võ Nguyên Giáp kết nối Cảng hàng không quốc tế Nội Bài với trung tâm Thủ đô dài 12km, rộng từ 70 - 100m, đi qua 2 huyện...

Hà Nội trong ký ức người Việt xa xứ và bạn bè Nga

Bà Phạm Thanh Xuân, Ủy viên Ban thường vụ Hội Người Việt Nam tại Nga: Tôi sinh ra và lớn lên ở Thủ đô Hà Nội. Tôi đã xa Hà Nội 36 năm rồi. Sau rất nhiều năm xa Hà Nội, khi trở về, tôi cảm thấy rất vui mừng trước sự phát triển của Thủ đô. Bên cạnh những con phố cổ, những mái ngói thâm nâu, thì bây giờ Hà Nội đã có những con đường phố to hơn,...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Hà Nội được vinh danh là thủ đô của lương tri

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trình bày diễn văn Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.   Vietnamplus.vn

Người phụ nữ Mỹ với tình yêu bất tận dành cho nghệ thuật Việt Nam

Bà Suzanne Lecht, một người Mỹ yêu nghệ thuật Việt Nam và hiện là Giám đốc Sáng tạo của Art Vietnam Gallery, đã có một hành trình đầy "tình cờ" để đến với Hà Nội, nơi bà tìm thấy sự cảm mến và niềm đam mê mới trong nghệ thuật và văn hóa. Câu chuyện của bà Suzanne Lecht không chỉ là hành trình cá nhân đến với nghệ thuật Việt Nam, mà còn là biểu tượng của sự kết...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Lớn lên nhờ tình thương của xã hội, nay Đức thành sinh viên ĐH Nông lâm Huế

“Năm 3 tuổi, cha mẹ mình chia tay rồi mỗi người một ngả, đều có gia đình mới. Mình ở với dì ruột đến năm 6 tuổi thì được đưa vào Trung tâm bảo trợ trẻ em. Và nay mình trở thành sinh viên Trường đại học Nông lâm Huế". Trong cơn mưa nặng hạt, tân sinh viên Nguyễn Đức (Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế) vẫn trân mình ướt sũng để làm việc tại trại nuôi tôm...

“Phấn đấu đưa Việt Nam thành quốc gia tiên phong trong an sinh xã hội”

(Dân trí) - "Chúng tôi đang chuyển dần từ lo an sinh xã hội cho một bộ phận yếu thế sang chủ trương huy động tất cả mọi người tham gia và thụ hưởng chính sách xã hội", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ. Chiều 9/10, bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 tại Thủ đô Vientiane (Lào), Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã có buổi làm...

Tăng lương, phụ cấp, miễn học phí cho con nhà giáo

Ngày 8.10, tiếp tục phiên họp 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần thứ 2 với dự án luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp 8 sắp tới. Báo cáo về việc tiếp thu, giải trình ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) và thẩm tra sơ bộ của các ủy ban QH với dự án luật nhà giáo,  cho hay về chính sách đối với...

TPHCM hỗ trợ 4 tỷ đồng đưa máy bay C-119 về sân bay Tà Cơn

(Dân trí) - Nhằm phát huy giá trị di tích lịch sử, TPHCM quyết định hỗ trợ Quảng Trị 4 tỷ đồng để đưa máy bay C-119 từ Đồng Nai về trưng bày tại Di tích lịch sử Quốc gia sân bay Tà Cơn. Chiều 8/10, lãnh đạo Trung tâm Quản lý di tích và Bảo tàng Quảng Trị thông tin, UBND TPHCM đã quyết định hỗ trợ 4 tỷ đồng để sửa chữa, hồi phục, tháo rã và vận...

Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam tạo động lực phát triển công nghiệp xây dựng

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam sẽ là cơ hội không thể tốt hơn cho ngành cơ khí Việt Nam và các nhà thầu xây dựng có bước chuyển mình mạnh mẽ trong việc làm chủ công nghệ.   Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam với sơ bộ tổng mức đầu tư thời điểm hiện nay lên tới 67,34 tỷ USD sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp cơ khí đường sắt và...

Cùng chuyên mục

Bầu cử Mỹ 2024: Ông D.Trump tiếp tục từ chối tranh luận lần hai với bà K.Harris

Ngày 9/10, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từ chối lời mời tham gia cuộc tranh luận với Phó Tổng thống Kamala Harris do kênh Fox News dự kiến tổ chức vào ngày 24/10 hoặc 27/10.     Trên mạng xã hội Truth Social, ông Trump cho rằng thời điểm hiện tại đã "quá muộn" để tổ chức một cuộc tranh luận vì cử tri đã đi bỏ phiếu sớm. Ông khẳng định sẽ không tham gia cuộc tranh luận thứ...

‘Hà Nội-Một thời để nhớ’ qua ống kính hai nhiếp ảnh gia Lê Bích-Andy Soloman

Mỗi người đã tự chọn những bức ảnh đen trắng về Hà Nội giai đoạn 1992-2012 để giới thiệu trong triển lãm 'Hà Nội-Một thời để nhớ', qua đó gợi lên những ký ức về Thủ đô giai đoạn Đổi Mới.     Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức triển lãm nhiếp ảnh “Hà Nội-Một thời để nhớ” của...

Hoa sữa nồng nàn trong hương Thu Hà Nội

TPO - Tháng 10 mùa Thu về, hoa sữa điểm tô phố phường Hà Nội bằng màu trắng thanh khiết và mùi hương thơm nồng nàn.  Tienphong.vn

Thường trực Tỉnh ủy Ninh Bình làm việc với Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam nhân ngày Doanh nhân Việt Nam

Ngày 09/10/2024, ông Đoàn Minh Huấn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình cùng đoàn Lãnh đạo tỉnh đã có chuyến thăm và làm việc với Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam tại Trụ sở chính LPBank, số 210 Trần Quang Khải, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đoàn đại biểu gồm có ông Đoàn Minh Huấn - Ủy viên Ban...

Những câu hỏi về bầu cử tổng thống Mỹ

(Dân trí) - Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đã bước vào giai đoạn nước rút, khi các ứng viên Kamala Harris và Donald Trump đang tập trung vận động ở các bang chiến trường. Cuộc chạy đua năm nay có nhiều yếu tố bất ngờ. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump chạy đua vào Nhà Trắng (Ảnh: AFP).   Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 diễn ra khi nào? Luật pháp Mỹ quy định bầu cử tổng...

Mới nhất

Hoa sữa nồng nàn trong hương Thu Hà Nội

TPO - Tháng 10 mùa Thu về, hoa sữa điểm tô phố phường Hà Nội bằng màu trắng thanh khiết và mùi hương thơm nồng nàn.  Tienphong.vn

Thường trực Tỉnh ủy Ninh Bình làm việc với Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam nhân ngày Doanh nhân Việt Nam

Ngày 09/10/2024, ông Đoàn Minh Huấn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình cùng đoàn Lãnh đạo tỉnh đã có chuyến thăm và làm việc với Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam tại Trụ sở chính LPBank, số 210...

Những câu hỏi về bầu cử tổng thống Mỹ

(Dân trí) - Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đã bước vào giai đoạn nước rút, khi các ứng viên Kamala Harris và Donald Trump đang tập trung vận động ở các bang chiến trường. Cuộc chạy đua năm nay có nhiều yếu tố bất ngờ. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump chạy đua...

Eximbank bổ nhiệm thêm Phó Tổng Giám đốc

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - HoSE: EIB) vừa có văn bản gửi Sở giao dịch Chứng khoán Tp.HCM thông báo về...

ASEAN có 2 đại diện trong top 30 trường đại học hàng đầu thế giới

Trong bảng xếp hạng do Tổ chức Times Higher Education (THE) công bố ngày 9/10, ASEAN có hai trường lọt top 30 trường đại học hàng đầu thế giới.

Mới nhất

Điểm sáng gạo Việt