Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGiáo dục sao nhiều cái phải xin - cho vậy?

Giáo dục sao nhiều cái phải xin – cho vậy?


Giáo dục bao giờ mới hết xin - cho? - Ảnh 1.

Dự thi thạc sĩ thí sinh cũng phải làm đơn xin trường cho phép ghi tên vào danh sách dự thi – Ảnh chụp màn hình

Mới đây, khi đăng ký cho con học ngoại khóa sau giờ học ở trường tiểu học, trường yêu cầu tôi điền đơn xin đăng ký học ngoại khóa. 

Sao không là phiếu đăng ký học ngoại khóa mà phải “xin”? Việc “xin-cho” dường như ăn sâu vào thói quen trên giấy tờ của nhiều cơ sở giáo dục.

Xin mới cho?

Điều đáng nói đây là dịch vụ ngoài giờ có trả phí, cho con học hay không là do nhu cầu của phụ huynh và học sinh chứ không phải dịch vụ giáo dục bắt buộc. Thế nhưng vẫn phải xin. 

Thực tế đây là chỉ là “xin” về mặt giấy tờ văn bản hành chính nhưng dường như thói quen từ xưa, đơn từ gì cũng phải xin nên đã thành nếp nghĩ của nhiều người.

Dần dần lên bậc THCS, THPT cũng như vậy. Đến đăng ký dự thi đánh giá năng lực cũng phải làm “đơn xin đăng ký dự thi”. 

Không chỉ các cơ sở giáo dục chính quy, cả trung tâm ngoại ngữ tư nhân bên ngoài khi đăng ký học cho con phụ huynh cũng phải điền “đơn xin nhập học”. Trung tâm bỏ tiền bạc công sức truyền thông quảng cáo để tìm kiếm học viên nhưng khi đến nơi, học viên phải làm đơn xin nhập học.

Tâm lý xin cho từ thế kỷ trước vẫn còn ăn sâu trong nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có giáo dục. Từ tiểu học đến đại học và cả sau đại học, phụ huynh, người học vẫn phải “xin” để được trường “cho”. 

Mối quan hệ bình đẳng chưa được coi trọng, sử dụng dịch vụ có trả phí nhưng người học và phụ huynh vẫn luôn ở “kèo dưới”.

Xin – cho đâu chỉ có ở bậc phổ thông. Đại học và sau đại học cũng đầy rẫy. Có thể thấy các trường đại học khi chuyển sang tự chủ thu học phí cao, cung cách phục vụ cũng chuyển sang dịch vụ giáo dục, phục vụ người học. Đó là các trường nói vậy. 

Thế nhưng thực tế không như lời nói. Sinh viên vẫn phải xin đủ thứ dù phải trả tiền cho các dịch vụ này.

Đơn xin cấp bảng điểm, đơn xin xác nhận sinh viên, đơn xin bảo lưu kết quả, đơn xin phúc khảo bài thi, đơn xin xét tốt nghiệp, đơn xin xác nhận sinh viên…

Không những vậy, dịch vụ mà sinh viên một số trường nhận được là thái độ thờ ơ, khó chịu, thậm chí gắt gỏng của nhân viên các phòng ban. 

Sinh viên một trường đại học nói mỗi lần có vấn đề gì không rõ, liên hệ số điện thoại của các phòng ban trường để hỏi. Hết phòng đào tạo tới phòng kế toán đều có thái độ rất là khó chịu. Năm nào đi đối thoại nhà trường với sinh viên cũng ý kiến mà không thay đổi.

Một trường đại học công lập tự chủ lớn tại TP.HCM, người học muốn dự thi thạc sĩ cũng phải làm “đơn xin dự thi cao học”. 

Thế nhưng đây không còn là “xin” trên giấy tờ hành chính mà thái độ của nhân viên phòng sau đại học cũng thể hiện theo kiểu bề trên, không coi người học là khách hàng và trường là đơn vị cung cấp dịch vụ. 

Khi tôi đến phòng sau đại học hỏi thông tin, một nhân viên trẻ trả lời trống không, câu nói không chủ ngữ, trả lời cho có.

Việc “xin” này không phải cá biệt ở một trường đại học. Tại một trường đại học công lập khác tại TP.HCM, ứng viên muốn dự thi cao học hay dự tuyển nghiên cứu sinh đều phải làm “đơn xin”. 

Trong đơn ứng viên phải xin hội đồng tuyển sinh trường “cho phép tôi ghi danh vào danh sách dự thi/dự tuyển thạc sĩ, nghiên cứu sinh”. Thí sinh đủ điều kiện đăng ký dự thi/dự tuyển, vì sao phải xin?

Giáo dục bình đẳng

Dĩ nhiên có những vấn đề xuất phát từ bản thân người học, cần có sự chấp thuận của trường, xin phép là điều cần thiết. Xin phép nghỉ học, xin phép vắng thi, đơn xin hủy học phần, xin nộp học phí trễ… Những vấn đề khác có thể thay thế bằng giấy đề nghị, đăng ký.

Cái gì cũng phải làm đơn xin từ bậc phổ thông đến đại học, sau đại học đã hình thành thói quen xin – cho, đến cả ứng tuyển việc làm nhiều người cũng theo thói quen đơn xin việc. 

Chính việc xin – cho trên văn bản đã ít nhiều ảnh hưởng đến cung cách và thái độ làm việc kiểu bề trên, thượng đẳng của không ít người.

Đôi khi sự xin – cho dù chỉ xuất hiện trên giấy tờ thôi cũng có thể gây cảm giác khó chịu cho người tiếp nhận. 

Khi giáo dục được xem là dịch vụ, nhất là ở bậc đại học, ngoài việc cải thiện, nâng cao các tiện ích cho người học còn có thái độ của nhân viên các phòng ban.

Nhiều trường dùng “phiếu đề nghị”, “giấy đề nghị”…

Hiện nay đã có sự thay đổi đáng kể từ các trường đại học, ít nhất là về giấy tờ. Trong số 15 biểu mẫu dành cho sinh viên của Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) không có bất kỳ đơn xin nào. Thay vào đó là phiếu đăng ký, phiếu đề nghị, đề nghị.

Tương tự, Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM), Trường đại học Tôn Đức Thắng là đơn đề nghị, Đại học Kinh tế TP.HCM là giấy đề nghị…

Xã hội phát triển, sự bình đẳng càng được coi trọng, nhất là ở các trường học tự chủ, cung cấp dịch vụ giáo.

Xin – cho trong giáo dục cần được xóa bỏ bắt đầu từ những điều tưởng chừng nhỏ nhặt, chỉ có trên giấy tờ hành chính.



Nguồn: https://tuoitre.vn/giao-duc-sao-nhieu-cai-phai-xin-cho-vay-20241010110806334.htm

Cùng chủ đề

Lần đầu tiên Trường Đại học Y Hà Nội lọt bảng xếp hạng đại học thế giới

9 đại học của Việt Nam vừa lọt vào bảng xếp hạng đại học thế giới năm 2025 của THE, trong đó có một số cái tên mới như Trường Đại học Y Hà Nội, ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Báo Tuổi Trẻ và Trường đại học Công nghiệp TP.HCM ký kết hợp tác

Cũng theo hiệu trưởng Phan Hồng Hải, với việc hợp tác chia sẻ cơ sở vật chất cùng báo Tuổi Trẻ, nhà trường sẽ tổ chức giảng dạy cho sinh viên Trường đại học Công nghiệp TP.HCM tại cơ sở số 10 Nguyễn Văn Dung (quận Gò Vấp, TP.HCM)."Chúng tôi đang nỗ lực để tạo dựng môi trường học tập tốt nhất...

44 học sinh, sinh viên ở Trường cao đẳng Lào Cai nhập viện vì sốt, tiêu chảy

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 10-10, ông Hoàng Quang Đạt, hiệu trưởng Trường cao đẳng Lào Cai, cho biết có 44 học sinh, sinh viên của nhà trường phải nhập viện với những biểu hiện sốt, đau bụng, nôn ói, đi ngoài được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hưng Thịnh để theo dõi, điều trị."Theo lời kể của các...

Quyết định bỏ ngang năm nhất đại học khi thấy bố mẹ định ‘cắm’ đất vay tiền đóng học

Học phí nhiều trường đại học tăng, chi phí sinh hoạt và thuê trọ tại các thành phố lớn ngày càng đắt đỏ, khiến việc nuôi con học đại học trở thành gánh nặng với nhiều gia đình. Diễn đàn "Chi phí nuôi con học đại học" là nơi để phụ huynh, sinh viên, thầy cô và những người quan tâm đến giáo dục chia sẻ trải nghiệm, góc nhìn và đề xuất những hướng đi, giải pháp...

Đại học Oxford là trường tốt nhất thế giới năm thứ 9 liên tiếp

Bảng xếp hạng các trường đại học thế giới năm 2024 của Times Higher Education (THE) tiếp tục ghi nhận các vị trí dẫn đầu quen thuộc, trong đó Đại học Oxford (Vương quốc Anh) đứng ở vị trí quán quân năm thứ 9 liên tiếp, kế đó là Viện Công nghệ Massachusetts - MIT (Mỹ) ở vị trí thứ 2 và...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Bị nhập nhầm điểm, thí sinh trượt trở thành thủ khoa lớp 10

Thông tin từ Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho biết, Thanh tra sở đã yêu cầu Hội đồng chấm thi Trường THPT Ngọc Lặc (huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa) tổ chức kiểm điểm do nhập điểm thi của một thí sinh thi vào lớp 10. Trước đó, Sở GD-ĐT Thanh Hóa nhận được phản ánh về việc học sinh C.T.H. (SN 2009), học sinh lớp 10 của Trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn đạt điểm cao bất...

Điều chỉnh, bãi bỏ nhiều quy định là “rào cản” trong lĩnh vực giáo dục

Tại quy định mới đã cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ GD&ĐT. Nghị định đã kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ những quy định không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp, là...

Nhiều điểm mới trong quy định về điều kiện đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực giáo dục

Nghị định số 125/2024/NĐ-CP có một số nội dung mới, thay đổi cơ bản so với Nghị định số 46/2017/NĐ-CP và Nghị định số 135/2018/NĐ-CP. Đơn giản hóa quy định về hoạt động kinh doanh thuộc chức năng quản lý của Bộ GD&ĐT Điểm mới thứ nhất là cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Bộ GD&ĐT...

Cùng chuyên mục

Nữ ứng viên Phó giáo sư 2024 trẻ nhất Trường Đại học Ngoại thương sinh năm 1990: Hồ sơ có gì?

Chân dung nữ ứng viên Phó giáo sư 2024 trẻ nhất Trường Đại học Ngoại thươngNgày 8/10, Hội đồng giáo sư Nhà nước công bố danh sách ứng viên được Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức...

Lần đầu tiên Trường Đại học Y Hà Nội lọt bảng xếp hạng đại học thế giới

9 đại học của Việt Nam vừa lọt vào bảng xếp hạng đại học thế giới năm 2025 của THE, trong đó có một số cái tên mới như Trường Đại học Y Hà Nội, ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM phải bồi thường cho một hiệu trưởng

UBND TP HCM vừa có quyết định 4422 về giải quyết khiếu nại lần thứ 2 của bà Nguyễn Thị Nha Trang, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Vĩnh Lộc, quận Bình Tân.  Theo quyết định của UBND thành phố, căn cứ vào kết quả giải quyết nội dung khiếu nại cho thấy, bà Nguyễn Thị Nha Trang được bổ nhiệm giữ chức hiệu trưởng Trường THPT Vĩnh Lộc từ ngày 26/6/2017, thời hạn 5 năm. Ngày 27/4/2022, Sở GD-ĐT ban...

Báo Tuổi Trẻ và Trường đại học Công nghiệp TP.HCM ký kết hợp tác

Cũng theo hiệu trưởng Phan Hồng Hải, với việc hợp tác chia sẻ cơ sở vật chất cùng báo Tuổi Trẻ, nhà trường sẽ tổ chức giảng dạy cho sinh viên Trường đại học Công nghiệp TP.HCM tại cơ sở số 10 Nguyễn Văn Dung (quận Gò Vấp, TP.HCM)."Chúng tôi đang nỗ lực để tạo dựng môi trường học tập tốt nhất...

Mới nhất

BIDV hạ giá gần 800 tỷ đồng bán đấu giá khoản nợ của chủ đầu tư dự án Kenton Node

Sau phiên đấu giá lần 1 diễn ra chưa đầy 2 tháng, Ngân hàng BIDV đã hạ giá hơn 800 tỷ đồng khoản nợ của Công ty Tài Nguyên - chủ đầu tư dự án Kenton Node. Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát...

Doanh nghiệp tư nhân trong nước vẫn rất khó

Bước vào quý IV/2024, niềm tin kinh doanh dù được củng cố, nhưng vẫn cần được vun đắp khi những vướng mắc cũ vẫn đứng đầu các kiến nghị của doanh nghiệp. Một quý kinh doanh vất vả “Cơn bão đi qua, nhưng tổn thương để...

Biến đổi chủ tại công ty chứng khoán nhỏ, miếng bánh thị phần có được chia lại?

Biến đổi chủ tại công ty chứng khoán nhỏ, "miếng bánh" thị phần có được chia lại?Trong vài tháng gần đây, trên thị trường liên tục xuất hiện tín hiệu đổi chủ ở một số công ty chứng khoán nhỏ. Liệu dòng vốn mới có giúp các công ty chứng khoán vừa và nhỏ có cơ hội trở...

Hơn 500 bức tranh của học sinh Hà Nội mừng kỷ niệm ngày Giải phóng Thủ đô

(Dân trí) - Nhân kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô, sáng nay, hơn 2.600 học sinh Hà Nội tham gia triển lãm nghệ thuật với hàng trăm bức tranh, ảnh chụp, mô hình, clip… 70 bức tranh được chọn lọc từ hơn 500 tác phẩm để đấu giá làm từ thiện (Ảnh: M. Hà). Triển lãm nghệ thuật...

Lời hẹn của chiến sỹ Thủ đô: “Hà Nội ơi, chúng tôi hẹn ngày chiến thắng trở về”

Ngày 10/10/1954, các chiến sỹ Trung đoàn Thủ đô vinh dự cùng Đại đoàn quân Tiên phong dẫn đầu các cánh quân trở về tiếp quản Thủ đô, giữ trọn lời hẹn với Hà Nội.

Mới nhất