Trang chủNewsDu lịchChứng nhân lịch sử ngày tiếp quản Thủ đô

Chứng nhân lịch sử ngày tiếp quản Thủ đô




Thực hiện: Nam Nguyễn | 10/10/2024


(Tổ Quốc) – Ngày 10/10/1954, lễ thượng cờ Tổ quốc tại Cột cờ Hà Nội đã trở thành giây phút thiêng liêng, đánh dấu mốc son cho lịch sử dân tộc Việt Nam: Thủ đô Hà Nội được giải phóng. Cột cờ Hà Nội là ‘nhân chứng’ cho giờ phút lịch sử hào hùng đó của Thủ đô.

Cột cờ Hà Nội: Chứng nhân lịch sử ngày tiếp quản Thủ đô - Ảnh 1.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu, ngày 10/10/1954, năm cửa ô rộng mở, ngập trong cờ hoa và biểu ngữ đón chào đoàn quân tiến về Hà Nội, chính thức vào tiếp quản thủ đô. Và ngày 10/10/1954 là ngày đánh dấu mốc son lớn cho lịch sử dân tộc Việt Nam: Thủ đô Hà Nội chính thức được giải phóng.

Cột cờ Hà Nội: Chứng nhân lịch sử ngày tiếp quản Thủ đô - Ảnh 2.

Đứng sừng sững, uy nghi trên đường Điện Biên Phủ, nằm trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Cột cờ Hà Nội là một di tích kiến trúc độc đáo, là nhân chứng lịch sử của Thủ đô.

Cột cờ Hà Nội: Chứng nhân lịch sử ngày tiếp quản Thủ đô - Ảnh 3.

Cột cờ Hà Nội được xây dựng vào năm 1805 và hoàn thành vào năm 1812 dưới triều vua Gia Long nhà Nguyễn.

Cột cờ Hà Nội: Chứng nhân lịch sử ngày tiếp quản Thủ đô - Ảnh 4.

Tại Cột cờ Hà Nội đã có 2 trận chiến nổ ra giữa binh lính triều đình nhà Nguyễn và binh lính Pháp lần thứ nhất năm 1873, lần thứ hai vào năm 1882, binh lính Pháp đã chiếm được nơi này làm nơi đóng quân. Họ đã sử dụng Cột cờ làm nơi quan sát trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp của quân và dân ta.

Cột cờ Hà Nội: Chứng nhân lịch sử ngày tiếp quản Thủ đô - Ảnh 5.

Theo tư liệu của Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội, Cột cờ Hà Nội được xây dựng bao gồm ba tầng đế và một thân cột. Các tầng đế hình chóp vuông cụt, nhỏ dần, chồng lên nhau. Ở mỗi cấp, tường xây được trang trí bằng những hoa văn khác nhau, tuy đơn giản nhưng lại tạo ra những đường nét mềm mại và vẻ đẹp riêng.

Cột cờ Hà Nội: Chứng nhân lịch sử ngày tiếp quản Thủ đô - Ảnh 6.

Tầng một, mỗi chiều dài 42,5m; cao 3,1m có hai thang gạch dẫn lên. Tầng hai, mỗi chiều dài 27m; cao 3,7m có 4 cửa. Trừ cửa hướng Bắc, trên các cửa khác đều có đắp hai chữ tên riêng. Trên cửa hướng Đông là “Nghênh Húc” (đón ánh sáng ban mai), trên cửa Tây là “Hồi Quang” (ánh sáng phản chiếu), trên cửa Nam là “Hướng Minh” (hướng về ánh sáng).

Cột cờ Hà Nội: Chứng nhân lịch sử ngày tiếp quản Thủ đô - Ảnh 7.

Cửa Đông giúp cho công trình này có được ánh sáng buổi sớm, cửa Tây đón ánh sáng buổi chiều, còn cửa Nam tiếp nhận ánh sáng ở những thời điểm mà hai cửa kia không tiếp nhận được, hoặc để đón ánh sáng ở khoảng trung gian.

Cột cờ Hà Nội: Chứng nhân lịch sử ngày tiếp quản Thủ đô - Ảnh 8.

Những cửa này thông với nhau qua cửa tò vò, tạo nên nhiều phòng nhỏ có trần vòm cuốn. Tại trần nhà của cửa hướng Bắc có hai lỗ thông lên mặt sân thượng, có thể là ống truyền âm từ trên xuống (dạng loa miệng). Cửa hướng Bắc được bố trí hai cầu thang lên sân thượng phía bên phải và trái, mỗi cầu thang gồm 14 bậc, có tay vịn bằng sắt.

Cột cờ Hà Nội: Chứng nhân lịch sử ngày tiếp quản Thủ đô - Ảnh 9.

Kể từ khi được xây dựng, Cột cờ Hà Nội đã trở thành chứng nhân cho những biến cố thăng trầm của Thủ đô.

Cột cờ Hà Nội: Chứng nhân lịch sử ngày tiếp quản Thủ đô - Ảnh 10.

Năm 1954, trước ngày quân ta vào giải phóng Hà Nội, quân đội Pháp ra lệnh phá hủy đoạn Cột cờ bằng sắt trên tháp Cột cờ Hà Nội làm khó cho người tiếp quản. Trung đội 52 thuộc Tiểu đoàn 444 Trung đoàn Công binh 151 tăng cường cho Trung đoàn Thủ đô được giao khôi phục lại đoạn cột cờ ấy và tiến hành treo cờ lên cột.

Cột cờ Hà Nội: Chứng nhân lịch sử ngày tiếp quản Thủ đô - Ảnh 11.

Theo lệnh của Đại đoàn trưởng Đại đoàn quân tiên phong Vương Thừa Vũ: “Bằng mọi giá, đơn vị phải thay được chiếc cột cờ đã gãy trên tháp và làm sao phải kéo được Quốc kỳ lên, chuẩn bị cho lễ chào cờ mừng Thủ đô Hà Nội giải phóng vào ngày 10/10/1954. Mọi việc phải hoàn tất trong đêm 9/10/1954”.

Cột cờ Hà Nội: Chứng nhân lịch sử ngày tiếp quản Thủ đô - Ảnh 12.

Nhận nhiệm vụ, cả trung đội đều hào hứng tìm giải pháp dựng cột cờ và kéo cờ lên đỉnh. Đêm 9/10/1954, các chiến sĩ bộ đội công binh của Trung đoàn Thủ đô nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ lắp lên cột cờ một ống thép nặng 200 kg để treo lá cờ Tổ quốc rộng hơn 50 mét vuông.

Cột cờ Hà Nội: Chứng nhân lịch sử ngày tiếp quản Thủ đô - Ảnh 13.

15 giờ chiều 10/10/1954, bộ đội và nhân dân Thủ đô Hà Nội, từ các hướng đổ về Kỳ đài.

Cột cờ Hà Nội: Chứng nhân lịch sử ngày tiếp quản Thủ đô - Ảnh 14.

Tại đây, sau hồi còi dài từ Nhà hát thành phố vang lên, lá cờ Tổ quốc hiên ngang từ từ được kéo lên cao. Lần đầu tiên sau 9 năm kháng chiến, cờ Tổ quốc lại tung bay chào đón các binh đoàn hành quân về giải phóng Thủ đô và hàng vạn nhân dân Thủ đô Hà Nội. Lá quốc kỳ được treo trên đỉnh Cột cờ Hà Nội có kích thước 4m x 6m, diện tích 24m vuông được may bằng vải phi bóng, góc cờ chần hình quả trám để có thể chịu được những trận gió to. Bất kể lúc nào lá cờ bị bạc màu hay bị rách sẽ được thay ngay lập tức để giữ gìn một biểu tượng thiêng liêng của đất nước.

Cột cờ Hà Nội: Chứng nhân lịch sử ngày tiếp quản Thủ đô - Ảnh 15.

Trải qua thăng trầm của thời gian, Cột cờ Hà Nội đã trở thành một trong những biểu tượng của Thủ đô anh hùng, ngàn năm văn hiến. Năm 1989, Cột cờ Hà Nội đã được công nhận là di tích lịch sử. Hình ảnh Cột cờ còn được chọn làm mẫu trên các áp phích, con tem, bìa sách…; đã đi vào sáng tác của không ít các văn nghệ sĩ và in đậm trong trái tim mỗi người yêu Hà Nội.

Cột cờ Hà Nội: Chứng nhân lịch sử ngày tiếp quản Thủ đô - Ảnh 16.

Trải qua thời gian, vượt qua mọi khắc nghiệt của thiên nhiên và chiến tranh tàn phá, chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của dân tộc, Cột cờ Hà Nội vẫn đứng sừng sững mang lá cờ Tổ quốc, biểu trưng cho ý chí độc lập tự chủ của dân tộc Việt Nam. Cột cờ Hà Nội chính là một “nhân chứng lịch sử”, một biểu tượng vinh quang và là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

 



Nguồn: https://toquoc.vn/cot-co-ha-noi-chung-nhan-lich-su-ngay-tiep-quan-thu-do-20241009190627763.htm

Cùng chủ đề

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị sẽ diễn ra vào giữa tháng 12/2024

(Tổ Quốc) - Chiều ngày 6/11, tại thành phố Đông Hà (tỉnh Quảng Trị), Bộ VHTTDL phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức cuộc họp Ban chỉ đạo Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024. ...

Chiến thắng Điện Biên Phủ – cầu nối giúp Việt Nam và Algeria chia sẻ quá khứ, hướng tới tương lai

Sáng ngày 4/11, tại Bảo tàng quốc gia Cựu chiến binh ở thủ đô Algiers, Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria phối hợp cùng Bộ Cựu chiến binh và Người có công Algeria đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Từ chiến thắng Điện Biên Phủ đến cách mạng Algeria: ý nghĩa lịch sử và triển vọng tương lai”. ...

100 tình nguyện viên sẵn sàng hỗ trợ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024

(Tổ Quốc) - Ngày 2/11, tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia (Hà Nội) đã diễn ra Lễ ra quân tình nguyện viên hỗ trợ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII). ...

Trải nghiệm Về miền di sản tinh hoa và bản sắc tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam

(Tổ Quốc) - Chương trình tháng 11 với chủ đề “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc” sẽ diễn ra từ ngày 1-30/11 tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam với nhiều hoạt động đặc sắc. ...

Lạng Sơn sẵn sàng cho Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI

(Tổ Quốc) - Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch (VHTTDL) các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, năm 2024 với chủ đề “Văn hóa vùng Đông Bắc - Bản sắc, hội nhập và vươn xa” được tổ chức tại Lạng Sơn trong 3 ngày, từ ngày...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lễ hội Văn hóa – Du lịch Việt Nam tại Trùng Khánh, Trung Quốc diễn ra thành công tốt đẹp

(Tổ Quốc) - Chiều ngày 8/11 Lễ hội Văn hóa - Du lịch Việt Nam và Chương trình giới thiệu Du lịch Việt Nam đã chính thức được diễn ra tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới dự sự kiện. ...

Thúc đẩy quan hệ văn hóa

(Tổ Quốc) - Chiều 8/11, tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam phối hợp với các cơ quan hữu quan của Trung Quốc tổ chức Chương trình giới thiệu Văn hoá và Du lịch Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại chương trình. ...

Sun World Ha Long tặng Voucher ẩm thực cho du khách đi Cáp treo Nữ Hoàng

(Tổ Quốc) - Từ nay đến hết ngày 31/12/2024, du khách lựa chọn Cáp treo Nữ hoàng tại Sun World Ha Long để thưởng ngoạn phong cảnh thơ mộng của Vịnh Hạ Long từ trên cao và tận hưởng những trải nghiệm độc đáo tại Khu vui chơi Đồi Mặt Trời...

Trao giải sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam

(Tổ Quốc) - Ngày 8/11, tại Hà Nội, Cục Tuyên huấn, Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (Bộ Quốc phòng) tổng kết và trao giải cuộc thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, 35 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân. ...

Khai mạc triển lãm nghệ thuật chủ đề “Phan Huỳnh Điểu – Cánh chim bay về”

(Tổ Quốc) - Triển lãm không chỉ là lời tri ân sâu sắc tới người nghệ sĩ tài hoa Phan Huỳnh Điểu mà còn là dịp để công chúng tôn vinh những cống hiến trọn đời của ông đối với nền âm nhạc nước nhà. ...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

“Cung đường di sản” đẹp nhất Việt Nam chỉ đi tàu hỏa mới ngắm được, giới trẻ rủ nhau xách ba lô lên và...

Đoàn tàu kết nối di sảnMới đây loạt ảnh từ trên cao chụp đoàn tàu Bắc - Nam đi qua khu vực đèo Hải Vân thuộc Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng đã thu hút sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng yêu du lịch. Hàng ngàn lượt like, thả tim và bình luận không khỏi trầm về khung cảnh khung...

Gen Z có xu hướng đi du lịch thế nào giữa thời đại bùng nổ công nghệ AI?

Với Gen Z, du lịch không chỉ dừng ở khám phá những vùng đất mới mà còn là cách họ thể hiện bản sắc cá nhân với sự hỗ trợ của AI và các công cụ kỹ thuật số giúp tối ưu hóa trải nghiệm cá nhân hóa.Những điểm đến không thể bỏ lỡ cho chuyến xê dịch đa thế hệ của gia đình Những xu hướng mới ảnh hưởng đến thói quen du lịch của Gen Z năm...

Hơn 14,1 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 10 tháng qua

Khu vực châu Á đóng góp gần 80% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Riêng 4 thị trường lớn ở Đông Bắc Á gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản đóng góp gần 60%.Lượng khách quốc tế tìm kiếm thông tin về Việt Nam tăng trưởng mạnhMùa cao điểm khách quốc tế cuối năm: Cơ hội nào cho du lịch Việt bứt phá?30% thương hiệu khách sạn quốc tế mở mới tại Việt Nam là...

Cùng chuyên mục

Thúc đẩy quan hệ văn hóa

(Tổ Quốc) - Chiều 8/11, tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam phối hợp với các cơ quan hữu quan của Trung Quốc tổ chức Chương trình giới thiệu Văn hoá và Du lịch Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại chương trình. ...

Sun World Ha Long tặng Voucher ẩm thực cho du khách đi Cáp treo Nữ Hoàng

(Tổ Quốc) - Từ nay đến hết ngày 31/12/2024, du khách lựa chọn Cáp treo Nữ hoàng tại Sun World Ha Long để thưởng ngoạn phong cảnh thơ mộng của Vịnh Hạ Long từ trên cao và tận hưởng những trải nghiệm độc đáo tại Khu vui chơi Đồi Mặt Trời...

Hàng ngàn du khách đến núi lửa ngắm hoa dã quỳ

(NLĐO) - Hàng ngàn du khách đã đến núi lửa Chư Đang Ya để ngắm những cánh đồng hoa dã quỳ vàng rực rỡ, xem các tiết mục nghệ thuật đặc sắc. ...

Vietnam Airlines “bắt tay” Yuanzhilv đưa gần 300.000 khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam

(NLĐO)- Vietnam Airlines đã trao biên bản ghi nhớ hợp tác với công ty GuangZhou Yuanzhilv Technology dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính ...

Thủ tướng đề nghị đẩy mạnh hợp tác văn hóa, du lịch Việt Nam và Trung Quốc

Thủ tướng đề nghị đẩy mạnh hợp tác văn hóa, du lịch giữa hai nước với phương châm “liên kết chặt chẽ; phối hợp nhịp nhàng; hợp tác sâu rộng; bao trùm, toàn diện; hiệu quả, phù hợp.” Nhận định Trung Quốc sẽ vẫn là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các doanh nghiệp văn hóa, du lịch đẩy mạnh hợp tác, kết...

Mới nhất

Tàu siêu tốc Hyperloop thu nhỏ hoàn thành thử nghiệm dài nhất

Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Lausanne (EPFL), Trường Kinh doanh và Kỹ thuật Vaud (HEIG-VD), công ty Swisspod Technologies, thực hiện trong dự án LIMITLESS. Nhóm dự án đã hoàn thành 82 thử nghiệm nhằm mô phỏng hành trình của tàu siêu tốc Hyperloop trong môi trường áp suất...

Bộ Trưởng Bộ Công Thương: Điện phải đi trước một bước

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giải trình tại Quốc hội Giải trình tại Quốc hội về một số ý kiến của các đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết: Quán triệt tinh thần chỉ đạo xuyên suốt của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện nay là: “Xây dựng pháp luật theo hướng kiến tạo...

Hỗ trợ phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng khởi nghiệp

(ĐCSVN) - Hội thảo là hoạt động thiết thực nhằm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các chương trình hành động của các tỉnh ủy, thành...

Cần quy định chế tài mạnh hơn đối với các hành vi vi phạm về quảng cáo

(ĐCSVN) - Thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, đại biểu Quốc hội cho rằng, thực tế hiện nay có nhiều hành vi vi phạm về quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo không đúng chất lượng của sản phẩm, dẫn đến hiểu lầm cho người tiêu...

Mới nhất