Kết quả cuộc tìm kiếm những bức ảnh quý về ngày tiếp quản thủ đô trong các gia đình người Hà Nội 20 năm trước đã hé lộ nhiều câu chuyện cảm động về người trong ảnh lẫn người chụp ảnh.
Năm 2004, kỷ niệm 50 năm giải phóng thủ đô, UBND TP Hà Nội, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam và Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đã tổ chức một triển lãm đặc biệt: Ngày tiếp quản thủ đô qua ống kính của người dân Hà Nội.
Đây là kết quả cuộc săn tìm, sưu tầm những bức ảnh nửa thế kỷ nằm lẩn khuất trong các album gia đình người dân Hà Nội, do Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức.
Hai cuốn phim bất ngờ mở ra cuộc tìm kiếm cảm động
Trước thời điểm này, ảnh chụp sự kiện tiếp quản thủ đô không nhiều, chỉ gồm một số ảnh của các phóng viên Thông tấn xã theo đoàn quân tiến về Hà Nội và một số ảnh được trích ra từ bộ phim Việt Nam trên đường thắng lợi của đạo diễn Liên Xô Karmen thực hiện, mới hiểu hết ý nghĩa của cuộc sưu tầm.
Nhà nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Bảo cùng với ông Trịnh Đình Tiến (đã mất năm 2021), hai phóng viên, cộng tác viên ảnh của tạp chí Xưa Và Nay của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, chính là những người đã đến gõ cửa nhiều ngôi nhà ở Hà Nội để thu thập bộ ảnh quý giá về ngày tiếp quản thủ đô qua ống kính của người dân.
Nhà sử học Dương Trung Quốc chính là người đưa ra ý tưởng tìm kiếm các nguồn tư liệu ảnh về sự kiện trọng đại này trong các album gia đình người Hà Nội.
Cảm hứng đến với ông khi vào một ngày 20 năm trước, ông bất ngờ nhận được hai cuốn phim Kodak của một nhà giáo già từ Huế gửi ra. Đó là hơn 70 tấm ảnh của ông Thân Trọng Ninh.
Vào thời khắc lịch sử tiếp quản thủ đô, ông Ninh đang là sinh viên tại Hà Nội và đã chụp những bức ảnh để đời.
Tuy thế, 50 năm chúng chỉ nằm im trong góc phòng.
Ông Ninh không biết làm gì với nó, cho tới ngày ông tìm gặp nhà sử học Dương Trung Quốc để trao gửi hai cuốn phim ông ghi lại hình ảnh Hà Nội những ngày không thể nào quên.
Ông Quốc sau khi nhận phim đã giao cho ông Nguyễn Hữu Bảo đánh giá.
Ông Bảo, với con mắt nhà nghề, lập tức nhận ra đây là những bức ảnh rất quý, có câu chuyện rất sinh động về ngày tiếp quản thủ đô nhiều góc độ: từ quân ta tiến vào đến quân Pháp rút ra, người dân đón bộ đội ven đường, các phóng viên nước ngoài tác nghiệp ngày giải phóng thủ đô ở khu vực Bờ Hồ…
Với trái tim nhiệt huyết của tuổi trẻ, ông Thân Trọng Ninh đón chờ ngày tiếp quản thủ đô tràn đầy hứng khởi, vui sướng.
Trong mấy ngày chuẩn bị giải phóng, chàng sinh viên người Huế đã lao ra đường để “bắt” lại những hình ảnh lịch sử của thủ đô và đất nước.
Hình ảnh ông chụp nhiều nhất là cảnh nhân dân nô nức, vui mừng ra đường đón bộ đội.
Trong một bức ảnh, ông đã “bắt” được khoảnh khắc lịch sử đặc biệt: chiếc mô tô cuối cùng của quân cảnh Pháp rời đi, phía sau là rất đông người dân tràn ra đường phố để đón mừng khoảnh khắc tự do đầu tiên cho Hà Nội sau chín năm kháng chiến.
Từ hai cuốn phim quý này, ông Dương Trung Quốc cho rằng rất có thể còn nhiều bức ảnh quý về sự kiện tiếp quản thủ đô mà người dân Hà Nội đang giữ.
Chính ông Trịnh Đình Tiến cũng còn giữ một số bức ảnh ông chụp Hà Nội ngày giải phóng, mà chủ yếu là ảnh chụp những cổng chào trên phố cổ Hà Nội.
Vậy là một cuộc tìm kiếm thú vị mở ra.
Hai người mê chụp ảnh, từng là con nhà tư sản ở phố cổ Hà Nội, người ở Hàng Đào (ông Nguyễn Hữu Bảo), người ở Hàng Bồ (ông Trịnh Đình Tiến), đã khoanh vùng các nhà tư sản Hà Nội lúc bấy giờ mà gõ cửa từng nhà tìm ảnh. Bởi lúc bấy giờ chỉ có nhà giàu mới chơi được ảnh.
Và trong hành trình kiếm tìm lặng lẽ ấy, hai ông đã thấy những bức ảnh quý giá của nhà nhiếp ảnh tài tử bậc thầy Nguyễn Duy Kiên, hay ông chủ hiệu ảnh Quốc Tế nổi tiếng Phan Xuân Thúy, ông Lê Sửu phố Hàng Đào…
Năm 2004, kỷ niệm 50 năm giải phóng thủ đô, UBND TP Hà Nội, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam và Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đã tổ chức một triển lãm đặc biệt: Ngày tiếp quản thủ đô qua ống kính của người dân Hà Nội.
Đây là kết quả cuộc săn tìm, sưu tầm những bức ảnh nửa thế kỷ nằm lẩn khuất trong các album gia đình người dân Hà Nội, do Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức.
Hai cuốn phim bất ngờ mở ra cuộc tìm kiếm cảm động
Trước thời điểm này, ảnh chụp sự kiện tiếp quản thủ đô không nhiều, chỉ gồm một số ảnh của các phóng viên Thông tấn xã theo đoàn quân tiến về Hà Nội và một số ảnh được trích ra từ bộ phim Việt Nam trên đường thắng lợi của đạo diễn Liên Xô Karmen thực hiện, mới hiểu hết ý nghĩa của cuộc sưu tầm.
Nhà nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Bảo cùng với ông Trịnh Đình Tiến (đã mất năm 2021), hai phóng viên, cộng tác viên ảnh của tạp chí Xưa Và Nay của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, chính là những người đã đến gõ cửa nhiều ngôi nhà ở Hà Nội để thu thập bộ ảnh quý giá về ngày tiếp quản thủ đô qua ống kính của người dân.
Nhà sử học Dương Trung Quốc chính là người đưa ra ý tưởng tìm kiếm các nguồn tư liệu ảnh về sự kiện trọng đại này trong các album gia đình người Hà Nội.
Cảm hứng đến với ông khi vào một ngày 20 năm trước, ông bất ngờ nhận được hai cuốn phim Kodak của một nhà giáo già từ Huế gửi ra. Đó là hơn 70 tấm ảnh của ông Thân Trọng Ninh.
Trong sự kiện ngày 10-10-1954, ông Kiên chính là người đã chụp được bức ảnh phản ánh đúng không khí “trùng trùng quân đi như sóng / Lớp lớp đoàn quân tiến về…
Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về” mà nhạc sĩ Văn Cao đã tiên đoán từ trước đó 5 năm.
Bức ảnh quý chụp bác sĩ Trần Duy Hưng quần áo đại cán, đeo kính trắng đứng trên ô tô tươi cười vẫy tay chào nhân dân hai bên đường phố Hàng Đào mà gần đây khá phổ biến chính là do Nguyễn Duy Kiên chụp rồi tặng bạn.
Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội Trần Duy Hưng chính là người bạn của Nguyễn Duy Kiên. Sau này chính con trai của ông Trần Duy Hưng là ông Trần Tiến Đức đã tặng lại bức ảnh cho nhóm ông Hữu Bảo.
Trong đợt tìm kiếm ấy, có một bức ảnh đặc biệt cảm động của ông Lê Sửu. Hiện ông Sửu vẫn còn sống ở phố Hàng Đào.
Ông Bảo kể ông Lê Sửu là con nhà tư sản Đức Hòa ở số 80 Hàng Đào. Vì con nhà giàu nên ông Sửu có máy ảnh. Những ngày tiếp quản thủ đô, ông Sửu 17 tuổi, là anh cả trong nhà.
Ngày 10-10-1954, trước khí thế mạnh mẽ của đoàn quân trở về diễu qua phố Hàng Đào nhà ông cũng như niềm vui vỡ òa của người dân đón thủ đô giải phóng, ông Sửu đã vác máy ảnh ra chụp em trai Lê Bảo Tháp mới 7 tuổi của mình đang đứng trước cửa nhà tay cầm cờ vẫy chào những đoàn quân trở về.
Bức ảnh khiến đội sưu tầm vô cùng xúc động bởi câu chuyện phía sau. Chính cậu bé trong bức ảnh đó sau này đã nối tiếp bước chân hành quân của các chú bộ đội năm xưa vào Nam chiến đấu rồi hy sinh tại chiến trường Quảng Trị năm 1969.
Cũng trên phố Hàng Đào, kiến trúc sư Đặng Trần Hoàn mang lại những bức ảnh thú vị khi chụp cùng một góc đứng trên gác hướng ống kính về phía Bờ Hồ ở hai thời điểm khác nhau để kể câu chuyện đổi thay của Hà Nội ngày tiếp quản, lúc trước và sau khi quân Pháp rút đi.
Bức ảnh chụp khi quân Pháp chưa rút thì đường phố vắng tanh không bóng người dân, chỉ có lính Pháp trực chốt trên đường. Bức ảnh thứ hai chụp khi quân Pháp đã rút, người dân ào ra đường phố như tranh thủ hít thở bầu không khí tự do mà bao năm họ chờ đợi.
Trong cuộc tìm kiếm ảnh ngày ấy, ông Nguyễn Hữu Bảo còn gặp được ông Phan Xuân Thúy – chủ hiệu ảnh Quốc Tế nổi tiếng trên phố Hàng Khay.
Nhà ông sát Bờ Hồ, rất gần Bưu điện quốc tế trên phố Đinh Tiên Hoàng là trụ sở của Ủy ban Quốc tế giám sát đình chiến ở Việt Nam tại Hà Nội, nên ông đã chụp được nhiều bức hình quý về những nhân vật ở thời khắc lịch sử trọng đại của thủ đô mà ít người chụp.
Như bức ảnh chụp lễ chào cờ của các sĩ quan Canada và lễ chào cờ của các sĩ quan Ấn Độ trong Ủy ban Quốc tế, hay hình ảnh Ủy ban Quốc tế trên phố giám sát đình chiến.
Một bức ảnh độc đáo khác của ông Thúy là bức ảnh chụp phố Tràng Tiền ở phút giao thời vào sáng sớm 10-10, sau “cơn mưa rửa sạch nô lệ”, đường phố không một bóng người trước khi đoàn quân giải phóng chuẩn bị tiến vào từ năm cửa ô.
Ông Phan Xuân Thúy còn chụp được rất nhiều hình ảnh đẹp người dân chào đón đoàn quân về tiếp quản thủ đô, đặc biệt là nhiều hình ảnh đẹp tại lễ chào cờ lịch sử ở sân Cột Cờ.
Buổi chiều thu hôm ấy, người ta thấy “Hà Nội bừng Tiến quân ca”, chào đón một kỷ nguyên độc lập, tự do của đất nước.
Tuoitre.vn
Nguồn:https://tuoitre.vn/cuoc-tim-kiem-cam-dong-nhung-buc-anh-quy-ngay-tiep-quan-thu-do-20241009222918004.htm#content-5