Trang chủSự kiệnNiềm tin Hà Nội làm nên 'kỳ tích sông Hồng'

Niềm tin Hà Nội làm nên ‘kỳ tích sông Hồng’

Sau 70 năm kể từ ngày giải phóng, người dân cả nước kỳ vọng và tin tưởng Hà Nội sẽ làm nên một “kỳ tích sông Hồng” để chuyển mình cùng dân tộc.

Hà Nội đang đứng trước những vận hội lớn

Hà Nội đang đứng trước những vận hội lớn để phát triển mạnh mẽ thành một thủ đô “văn hiến – văn minh – hiện đại”, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hòa, tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới”, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài nhấn mạnh trong bài viết tại Hội thảo kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng thủ đô.

Niềm tin Hà Nội làm nên 'kỳ tích sông Hồng'- Ảnh 1.

Hà Nội vươn mình trong thời đại mới

ẢNH: ĐINH HUY

Trong Nghị quyết số 15 ngày 5.5.2022 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Chính trị đã xác định: lấy sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm, phát triển đô thị hài hòa hai bên sông; xây dựng mô hình thành phố trong thủ đô tại khu vực phía bắc (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía tây (vùng Hòa Lạc, Xuân Mai). Cùng đó, xây dựng đô thị thông minh trên cơ sở phát triển khu vực hai bên trục Nhật Tân – Nội Bài; tập trung triển khai quy hoạch, đầu tư xây dựng, ổn định dân cư hai bên bờ sông Hồng và sông Đuống; quy hoạch phát triển không gian ngầm đô thị, không gian xanh và không gian công cộng…

Những định hướng quan trọng nói trên là cơ hội để Hà Nội tập trung nguồn lực phát triển, thể hiện tầm nhìn và khát vọng xây dựng và phát triển thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại. Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị như một “cương lĩnh mới” cho phát triển của Hà Nội trong thời kỳ mới.

Niềm tin Hà Nội làm nên 'kỳ tích sông Hồng'- Ảnh 2.

Một “kỳ tích sông Hồng” sẽ giúp Hà Nội vươn mình cùng dân tộc

ẢNH: PHẠM HÙNG

Cụ thể hóa Nghị quyết 15, luật Thủ đô năm 2024 vừa được Quốc hội khóa XV thông qua đã mở ra cho Hà Nội được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội trong tổ chức bộ máy, trong phân cấp, phân quyền, trong huy động và khai thác các nguồn lực, trong thu hút và sử dụng nhân tài và nguồn nhân lực chất lượng cao… Cùng đó, Quy hoạch thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã báo cáo Bộ Chính trị, Quốc hội và sẽ được Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt trong thời gian tới, mở ra nhiều không gian phát triển mới.

TS-KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị VN, nguyên Giám đốc Sở QH-KT Hà Nội, đánh giá Quy hoạch thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 chính là 2 quy hoạch “trung tâm”, là “trụ đỡ” quan trọng định hướng cho Hà Nội phát triển trong tương lai.

Không chỉ toàn thời cơ “màu hồng”

Trong bài viết nói trên, Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài cũng thừa nhận Hà Nội “còn rất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, xây dựng và quản lý đô thị” như: tăng trưởng chưa thực sự ổn định, bền vững; các vấn đề về phát triển đô thị, nhiều bất cập nảy sinh trong quá trình đô thị hóa nhanh; mâu thuẫn giữa yêu cầu bảo tồn và phát triển, nhất là khu vực phố cũ, khu vực nội đô lịch sử; tình trạng quá tải đối với hệ thống hạ tầng KT-XH; khoảng cách giàu – nghèo có xu hướng gia tăng; các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch bệnh, tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp… Đây là những thách thức Hà Nội phải giải quyết và phải giải quyết nhanh để đạt được mục tiêu thành phố “văn hiến – văn minh – hiện đại”.

Niềm tin Hà Nội làm nên 'kỳ tích sông Hồng'- Ảnh 3.

Sau 70 năm kể từ ngày Giải phóng thủ đô, Hà Nội đã chuyển mình mạnh mẽ

ẢNH: TUẤN MINH

Theo ông Đào Ngọc Nghiêm, sau khi mở rộng địa giới hành chính năm 2008, Hà Nội có nhiều định hướng phát triển đã được đặt ra nhưng nhiều điều vẫn không thực hiện được. Trong đó tồn tại lớn nhất là hệ thống kết cấu hạ tầng. Đây là đột phá cần thiết nhất cho sự phát triển của thủ đô nhưng vì nhiều lý do chủ quan, khách quan nên làm chưa tốt. “Cạnh đó là mô hình chùm đô thị, bao gồm đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh và chùm sinh thái cũng chưa thực hiện được, nên chưa tạo ra sự hấp dẫn của đô thị vệ tinh làm giảm áp lực ở đô thị nội đô”, ông Nghiêm phân tích.

PGS-TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế VN, thẳng thắn cho rằng trong giai đoạn vừa qua, Hà Nội đã không – chưa tận dụng và phát huy đầy đủ tiềm năng, lợi thế phát triển rất to lớn của mình. Một trong các nguyên nhân là do cách tiếp cận phát triển từ tương lai chưa được chú trọng đúng mức, bị cách tiếp cận tĩnh, chủ yếu căn cứ vào năng lực hiện tại và các giá trị truyền thống, lấn át. “Lập luận này giải thích tình trạng phát triển chậm chạp hiếm thấy của Khu công nghệ cao Hòa Lạc, hay tiến trình khởi sự đầy khó khăn của hoạt động khởi nghiệp – đổi mới – sáng tạo ở thủ đô”, ông Thiên phân tích.

Quan trọng hơn, với tư cách là địa phương có những đặc điểm riêng, có sứ mệnh đặc thù, có điều kiện, năng lực phát triển vượt trội, cho đến nay, Hà Nội vẫn chưa được trao quyền “đúng vai”. Điều này dẫn tới không gian chủ động, sáng tạo của Hà Nội trong việc triển khai, thực thi đường lối, chiến lược và quy hoạch phát triển chưa được xác định đầy đủ, rõ ràng, bị hạn chế. “Cơ bản giống như các địa phương khác trong cả nước, xin – cho và hành chính hiện vẫn là cơ chế chủ đạo trong phân bổ nguồn lực và quản lý phát triển thủ đô”, ông Thiên nói.

Với tinh thần khởi động quỹ đạo phát triển mới, luật Thủ đô mới và Quy hoạch thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 chứa đựng nhiều giải pháp vượt thoát tình trạng thể chế nói trên. “Nhưng mọi chuyện chỉ mới bắt đầu. Khó khăn thực thi chưa bộc lộ đầy đủ, trong khi những đòi hỏi đột phá và hoàn thiện thể chế trên quan điểm phân quyền và trao quyền để đáp ứng các yêu cầu phát triển hiện đại là rất cao”, ông Thiên bày tỏ.

Định hình “kỳ tích sông Hồng”

Hướng tới mục tiêu phát triển thủ đô “văn hiến – văn minh – hiện đại”, Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài xác định cần phải thực hiện đồng bộ hàng loạt nhiệm vụ trọng tâm, từ bảo vệ môi trường, cảnh quan; phát triển đô thị và nông thôn cho tới phát triển kinh tế.

Niềm tin Hà Nội làm nên 'kỳ tích sông Hồng'- Ảnh 4.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài

ẢNH: VIẾT THÀNH

Bà Hoài nhấn mạnh nhiệm vụ giải quyết căn bản ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước; xóa bỏ tình trạng ngập, úng cục bộ; xử lý nước thải, làm sống lại các dòng sông; tạo cảnh quan môi trường đặc sắc của thủ đô với sông Hồng là trục cảnh quan trung tâm, là không gian văn hóa, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch. Cùng đó là phát triển giao thông công cộng, cơ bản hoàn thành hệ thống đường sắt đô thị, đường vành đai, các cầu qua sông Hồng trước năm 2035; giải quyết căn bản tình trạng ùn tắc tại các cửa ngõ và khu vực nội đô.

Về kinh tế, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng dựa vào khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và kinh tế chia sẻ. Hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trước năm 2030. Cạnh đó, ưu tiên phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo, công nghệ số, các ngành mới nổi.

Về phát triển văn hóa, xã hội, KH-CN và đổi mới sáng tạo, bà Hoài nhấn mạnh việc hình thành các không gian văn hóa đặc sắc, tiêu biểu, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo. Đồng thời, có cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội về thu hút, sử dụng và đãi ngộ nguồn nhân tài, đặc biệt là các chuyên gia bậc cao, những nhà phát minh, sáng chế trong nước và trên thế giới đến sinh sống, làm việc tại Hà Nội…

Nhưng để những phác thảo nói trên định hình thành bức chân dung của Hà Nội tương lai như một “kỳ tích sông Hồng” cần những nỗ lực vượt trội.

Nhấn mạnh vai trò của thể chế như một giải pháp vượt trội tạo bước ngoặt phát triển cho Hà Nội, PGS-TS Trần Đình Thiên gợi ý thay vì xin cơ chế đặc thù, Hà Nội cần tiếp cận theo hướng xin cải cách thể chế. Theo ông, Hà Nội cần đề xuất cơ chế khuyến khích phát huy tài năng sáng tạo, thu hút đầu tư đẳng cấp với những giải pháp khác thường.

“Logic hành chính, xin cho như vẫn được sử dụng để phân bổ nguồn lực hiện nay chỉ làm triệt tiêu các cơ hội tạo động lực. Ở đây, thực sự cần cách tiếp cận đột phá để đề xuất cơ chế vượt trội, thậm chí khác thường. Nếu không, khó mà hình dung cách Hà Nội phát huy lợi thế ngàn năm văn hiến, hội tụ tinh hoa trong không gian hiện đại”, ông Thiên phân tích.

Theo logic đó, Hà Nội cần hiện thực hóa các quyền thể chế mở rộng, mới được thể chế hóa bằng luật Thủ đô. Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế VN cho rằng luật Thủ đô đã xác lập những bước tiến quan trọng về phân quyền và trao quyền cho chính quyền Hà Nội, trao thêm quyền sáng tạo – chủ động cho người dân và các chủ thể phát triển của thủ đô. “Tuy nhiên, hiện thực hóa những bước tiến, dù đã được “thể chế hóa” đòi hỏi những điều kiện và năng lực mới”, ông Thiên chốt lại.

Niềm tin Hà Nội làm nên 'kỳ tích sông Hồng'- Ảnh 5.
 

Phải làm cho sông Hồng trở thành “kỳ tích”

KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị VN, đánh giá việc quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng được phê duyệt sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình điều chỉnh chung xây dựng thủ đô nhằm sớm đưa thủ đô phát triển đồng bộ, văn minh, hiện đại, bền vững. Nhất là trong bối cảnh nhiều quận trung tâm không còn quỹ đất để phát triển nhằm phục vụ an sinh xã hội.

“Vì vậy, cần có các giải pháp đột phá và hiệu quả để sớm có dự án về phát triển không gian nhất là khai thác đất bãi, bãi giữa sông Hồng vào mục đích cho dịch vụ du lịch, công viên giải trí của người dân, để sông Hồng phải trở thành kỳ tích sông Hồng Hà Nội”, ông Chính nói.

Thanhnien.vn

Nguồn:https://thanhnien.vn/niem-tin-ha-noi-lam-nen-ky-tich-song-hong-185241009225947538.htm

Cùng chủ đề

Nhật Bản mong muốn tăng cường các hoạt động giao lưu nhân dân tại Hà Nội

Phía Nhật Bản mong muốn có thể đưa các hoạt động của Lễ hội Việt - Nhật tới Thủ đô Hà Nội trong thời gian tới, qua đó nhằm thúc đẩy giao lưu nhân dân, đóng góp và nâng tầm mối quan hệ song phương Việt Nam - Nhật Bản. Chiều 10/10, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp và làm việc với đoàn Cố vấn đặc biệt Liên minh...

Hà Nội tiếp tục cấm đường, phân luồng giao thông quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm đến hết ngày 13/10

UBND thành phố Hà Nội đồng ý với đề xuất của UBND quận Hoàn Kiếm về việc cấm đường xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm phục vụ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tới hết ngày 13/10. Chiều 10/10, Văn phòng UBND Thành phố vừa có Công văn số 12434/VP-ĐT ngày 10/10/2024, thông báo chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố về việc cấm đường xung quanh khu vực hồ...

Vẹn nguyên cảm xúc của những người trong đoàn quân trở về Thủ đô từ 70 năm trước

Nhân dân Thủ đô hân hoan chào đón các đơn vị quân đội ta vào tiếp quản Thủ đô. (Ảnh: TTXVN - Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1) Tôi sinh ra ở Hà Nội năm 1936, trước đây gia đình ở phố Mã Mây, Hoàn Kiếm. Năm 1946, cha mẹ tôi theo lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ, dẫn 7 anh em lên Việt Bắc tản cư. Anh cả tôi năm đó mới 16 tuổi...

Hà Nội lắng đọng, tự hào với “bản hùng ca phố”

"Hà Nội - Bản hùng ca phố" gợi nhớ về những ngày tháng lịch sử anh dũng mà hào hoa của Thủ đô và sự tiếp nối của thế hệ ngày nay trong công cuộc gìn giữ hòa bình, xây dựng phát triển Hà Nội, xứng với danh hiệu Thành phố Vì hòa bình, Thành phố sáng tạo, vươn mình trong thời đại mới. Tối 10/10, chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng...

Những công trình, tuyến đường làm thay đổi hoàn toàn diện mạo Hà Nội

Hai dự án đường sắt đô thị, những công trình giao thông trong nội đô hay các tuyến cao tốc... được xây dựng trong thập kỷ qua đã làm cho bộ mặt Hà Nội thay đổi đáng kể, sánh ngang với thủ đô các nước trong khu vực Đông Nam Á.   Đường Võ Nguyên Giáp kết nối Cảng hàng không quốc tế Nội Bài với trung tâm Thủ đô dài 12km, rộng từ 70 - 100m, đi qua 2 huyện...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khi các đầu bếp sao Michelin ‘múa bếp’ ở Việt Nam

Các đầu bếp sao Michelin không còn xa lạ với giới mộ điệu ẩm thực Việt Nam, hãy...

Làm sao để 5G Open RAN ‘make in Vietnam’ có ‘hộ chiếu’ ra thế giới?

Theo các chuyên gia, việc ra đời sản phẩm thương mại trạm gốc 5G Open RAN là cơ hội giúp doanh nghiệp viễn thông Việt Nam chen được vào thị trường trạm gốc 5G thế giới.   Hôm nay 13.11, Tổng công ty Công nghiệp công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech) và Qualcomm đã phối hợp tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề "5G Open RAN Connect 2024". Đây là sự kiện về lĩnh vực Open RAN đầu tiên tại...

Người phụ nữ bị bỏng nặng khi giác hơi

Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm bớt căng thẳng, người phụ nữ T.T.T. (54 tuổi, ngụ tại Long An) đã gặp phải sự cố khi bị cồn nóng đổ vào người, cồn bắt lửa bốc cháy gây bỏng nặng...

Hezbollah tấn công vào quân Israel

Hezbollah ngày 13.11 tuyên bố đã phóng tên lửa vào các binh sĩ Israel gần thị trấn biên giới quan trọng Bint Jbeil ở miền nam Li Băng. ...

Bài đọc nhiều

01:26:54

Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Quốc khánh 2/9

TPO - Chào mừng 79 năm Quốc khánh 2/9, các tuyến phố ở trung tâm Hà Nội trang hoàng rực rỡ màu cờ hoa, pano, áp phích, biểu ngữ gắn liền với hình ảnh lịch sử. VIDEO: Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Quốc Khánh 2/9 Những ngày cuối tháng 8, các tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Nội được trang hoàng rực rỡ với cờ Tổ quốc, các bảng áp phích, pano, khẩu hiệu chào mừng...

Bộ trưởng TT-TT: ‘Số người dùng 1.000 mạng xã hội Việt Nam cộng lại bằng Facebook, TikTok’

Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, hiện Việt Nam đã cấp phép gần 1.000 mạng xã hội, số người dùng cộng lại bằng hoặc cao hơn các mạng xã hội như Facebook, TikTok... Mạng xã hội không tuân thủ có thể bị dừng hoạt động Sáng 12.11, nêu câu hỏi chất vấn Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng, đại biểu Trần Thị Thu Hằng (đoàn Đắk Nông) nêu tình trạng quảng cáo không đúng gây hiểu nhầm, thậm chí có thể...

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

Quốc hội chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng

Sáng ngày 11/11, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực ngân hàng, bao gồm các nội dung: Việc điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới nhiều biến động; Công tác quản lý nhà nước về thị trường vàng, thị trường ngoại hối; Công tác hỗ trợ...

Cùng chuyên mục

Ủy ban Thường vụ Quốc hội ‘chốt’ sáp nhập cấp huyện, xã của Hà Nội, TP.HCM và 10 tỉnh

Với 100%, thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt tán thành đã 'chốt' phương án sáp nhập cấp huyện, xã của Hà Nội, TP.HCM và 10 tỉnh. Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà - Ảnh: GIA HÂN Sáng 14-11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã (sáp nhập huyện, xã) giai đoạn 2023 – 2025 của 12 tỉnh, thành phố. Cụ thể gồm An Giang,...

Tổng thống đắc cử Trump chọn Ngoại trưởng

(Dân trí) - Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề cử Thượng nghị sĩ Marco Rubio làm Ngoại trưởng để thực hiện chương trình nghị sự đối ngoại cho chính quyền sắp tới. Thượng nghị sĩ Marco Rubio (Ảnh: AFP). "Ông Marco là một lãnh đạo đáng kính, một tiếng nói quyền lực. Ông ấy sẽ là người ủng hộ mạnh mẽ đất nước chúng ta, một người bạn thực sự của các đồng minh, một chiến binh dũng cảm,...

Ông Trump chọn 3 ghế nóng cho nội các; Phe Cộng hòa bầu lãnh đạo Thượng viện

Ông Trump đề cử các vị trí ngoại trưởng, bộ trưởng tư pháp, giám đốc tình báo; Đảng Cộng hòa bầu lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện; Hezbollah lần đầu tấn công cơ quan đầu não của quân đội Israel... là những tin tức thế giới đáng chú ý sáng 14-11. Ông John Thune, người được Đảng Cộng hòa bầu làm lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện - Ảnh: REUTERS Đảng Cộng hòa bầu ông John Thune...

Chính sách thương mại trong nhiệm kỳ tới của Tổng thống Trump

Việc ví von "thuế quan là từ đẹp nhất trong từ điển", Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có hàm ý bao quát mục tiêu chính sách thương mại mà chính phủ của ông đã theo đuổi trong nhiệm kỳ trước cũng như nhiệm kỳ sắp tới. Với ông, thuế quan được sử dụng như một công cụ chiến lược để đối đầu với những bất công thương mại và vực dậy một số ngành sản xuất nội địa. Chính...

Quốc hội đồng ý chuyển hơn 110.000 tỷ đồng sang chi trả lương cơ sở năm 2025

Quốc hội đồng ý sử dụng 60.000 tỷ đồng từ nguồn tích lũy cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và 50.619 tỷ đồng cải cách tiền lương của ngân sách địa phương chuyển sang bố trí dự toán năm 2025 để chi lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng. Chiều 13/11, với 432/432 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2025. Theo Nghị...

Mới nhất

Người phụ nữ bị bỏng nặng khi giác hơi

Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm bớt căng thẳng, người phụ nữ T.T.T. (54 tuổi, ngụ tại Long An)...

Ukraine có khả năng sớm tạo ra vũ khí hạt nhân thô sơ, thời điểm tung “hàng nóng” sẽ không xa vời

Báo cáo của các chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu quân đội, chuyển đổi và giải trừ vũ khí Ukraine (CACDS) cho hay, Kiev có thể nhanh chóng chế tạo được vũ khí hạt nhân thô sơ.

Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ TT&TT đánh giá cao hệ sinh thái số ứng dụng trợ lý trí tuệ nhân...

Ngày 14/11/2024, tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II, đại diện MISA đã chia sẻ về hệ sinh thái số ứng dụng trí tuệ...

Cảnh sát Hà Lan bắt nhiều người biểu tình ủng hộ Palestine

(CLO) Cảnh sát Hà Lan đã bắt giữ nhiều người biểu tình ủng hộ Palestine tại trung tâm Amsterdam vào hôm thứ Tư. ...

Thêm nhiều thay đổi về phương pháp định giá, giá dịch vụ khám chữa bệnh

Thông tư quy định phương pháp định giá dịch vụ KCB Thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Giá, khoản 5 Điều 110 Luật Khám bệnh, chữa bệnh, ngày 17/10/2024, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 21/2024/TT-BYT quy định phương pháp định giá dịch vụ KCB làm cơ sở pháp lý để triển...

Mới nhất