Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiSV Huế, Quảng Ngãi được tiếp sức đến trường: Dù chưa từng...

SV Huế, Quảng Ngãi được tiếp sức đến trường: Dù chưa từng được uống dòng sữa mẹ, tôi vẫn ráng học


SV Huế, Quảng Ngãi được tiếp sức đến trường: Dù chưa từng được uống dòng sữa mẹ, tôi vẫn ráng học - Ảnh 1.

5 sinh viên từ Quảng Ngãi ra Huế nhận học bổng Tiếp sức đến trường. Lần này, có 9 tân sinh viên Quảng Ngãi tham dự lễ trao học bổng, trong đó có 5 bạn từ Quảng Ngãi ra Huế, 1 bạn từ Đà Nẵng và 3 bạn đang học ở Huế – Ảnh: TRẦN MAI

video-thumbs.tuoitre.vn/tuoitre/471584752817336320/2024/10/9/09-10-24-tsdt-trao-hoc-bong-hue-1728458623510395855909_thumb5.jpg" data-contentid="" data-namespace="tuoitre" data-originalid="" videoid="768374065954000896" ims-video-id="168833">

Tân sinh viên nhận học bổng tiếp sức đến trường tại Huế – Thực hiện: THANH NGUYÊN – NHÃ CHÂN – DIỄM HƯỜNG

Vượt 300 cây số về TP Huế trong niềm vui được chọn trao học bổng

SV Huế, Quảng Ngãi được tiếp sức đến trường: Dù chưa từng được uống dòng sữa mẹ, tôi vẫn ráng học - Ảnh 2.

Hai bạn tân sinh viên đến nhận học bổng Tiếp sức đến trường tại Thừa Thiên Huế chiều 9-10 – Ảnh: NHẬT LINH

7h sáng, tại TP Quảng Ngãi những tân sinh viên ở Quảng Ngãi nhận học bổng Tiếp sức đến trường bắt đầu hành trình 300 km ra TP Huế dự và nhận học bổng.

Các tân sinh viên Nguyễn Thị Kim Ngân, Dương Thị Kim Duyên, Bùi Thị Minh Thư, Nguyễn Thị Trang, Nguyễn Thị Quỳnh Thư có những cuộc đời khác nhau nhưng chung cảnh khốn khó. Bạn nào cũng đã nỗ lực tột cùng mới có thể bước vào giảng đường. Khoảng 1 tuần trước, các sinh viên khó khăn ở Quảng Ngãi nghe tin mình được nhận học bổng, bạn nào cũng vui.

Kim Ngân trên đường đi đã say xe nhưng vẫn vui. Ngân kể sinh ra 18 tháng tuổi thì mẹ mất vì bệnh tim, đến khi 3 tuổi, ba cũng qua đời vì bướu cổ biến chứng. Ngân ở cùng ông bà nội và cô ruột. Rồi ông bà cũng rời khỏi cuộc đời này.

“Mình bắt đầu ở với cô ruột từ năm học lớp 7. Mỗi lần xin tiền mua tập vở hay học thêm, dù làm nông vất vả nhưng cô luôn dành những gì tốt nhất cho mình. Điều đó khiến mình nỗ lực nhiều hơn”, Ngân tâm sự.

Ngân chọn ngành Sư phạm Ngữ văn – Trường đại học Phạm Văn Đồng một phần vì thấy hoàn cảnh khó trụ lại ở các thành phố lớn, phần khác vì ở gần nhà có thể đỡ đần, giúp đỡ cô.

SV Huế, Quảng Ngãi được tiếp sức đến trường: Dù chưa từng được uống dòng sữa mẹ, tôi vẫn ráng học - Ảnh 3.

Trương Quốc Bảo (trái) và Võ Long Vũ (đều là tân sinh viên Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế) đến nhận học bổng- Anh: NHẬT LINH

Còn Nguyễn Thị Trang vào lớp 1 thì mẹ qua đời, ba cũng tai biến. Sau cuộc “đổi thay” ấy, Trang về ở cùng ông bà ngoại, em trai về ở cùng bà nội. Mãi đến năm lớp 9, Trang mới qua về nhà ở cùng bà nội, bà và em trai. Cuộc sống cực kỳ khó khăn, ba không thể đi làm, cuộc sống của gia đình dựa vào nguồn trợ cấp xã hội.

Trang đậu Trường đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng, học được 2 tuần thì quyết định về học tại trường Cao Đẳng y tế Đặng Thùy Trâm. Trang bảo rằng cô muốn theo đuổi ngành tâm lý học, nhưng tính đủ đường thấy về quê học gần nhà để chăm ba và em trai vẫn là điều quan trọng nhất.

Quỳnh Thư, tân sinh viên Trường đại học Phạm Văn Đồng, có một câu chuyện buồn, trước thi tốt nghiệp THPT một tuần thì mẹ mất.

“Mẹ đã trải qua giai đoạn điều trị ung thư dài, ba làm nông nhưng phải nghiỉ việc để theo mẹ chữa bệnh. Mẹ mất thì nhà chẳng còn gì ngoài nợ nần. Tôi rất vui khi nhận học bổng để botws khó khăn trược mắt. Lâu dài, sẽ tìm việc làm thêm”

SV Huế, Quảng Ngãi được tiếp sức đến trường: Dù chưa từng được uống dòng sữa mẹ, tôi vẫn ráng học - Ảnh 4.

Tân sinh viên Lê Thị Thu Lài (ngành thiết kế đồ họa, Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế) đến rất sớm để chờ nhận học bổng Tiếp sức đến trường ở Huế – Ảnh: NHẬT LINH

Người mẹ nuôi con và nuôi chồng tâm thần thức trắng đêm qua

SV Huế, Quảng Ngãi được tiếp sức đến trường: Dù chưa từng được uống dòng sữa mẹ, tôi vẫn ráng học - Ảnh 5.

Bà Lê Thị Vân (mẹ của tân sinh viên Lê Thị Thu Lài) cho biết mình gần như thức trắng đêm qua để cùng con chờ nhận học bổng – Ảnh: THANH NGUYÊN

Lặn lội hơn 30km từ miệt biển xã Vinh Thái, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đến TP Huế để cùng con chờ nhận học bổng, bà Lê Thị Vân (mẹ của tân sinh viên Lê Thị Thu Lài) nói rằng mình gần như thức trắng đêm qua.

Bà Lài có chồng đang điều trị bệnh tâm thần, một mình bà vất vả với 5 sào lúa để vừa lo thuốc men cho chồng, vừa nuôi Lài ăn học. Đôi lúc bệnh tình của chồng trở nặng, kinh tế trong nhà gần như khánh kiệt.

“Hay tin con được chương trình Tiếp sức đến trường trao học bổng, tui vui không ngủ được. Đêm qua tui gần như thức trắng, chỉ chờ đến chiều để cùng con đến nơi nhận học bổng”, bà Vân nói.

Với gia đình bà Vân, số tiền 15 triệu đồng là một khoản tiền rất lớn. Học bổng đến với Lài và gia đình bà Vân như một món quà sưởi ấm gia đình nghèo miền biển ấy.

Cô gái 4 lần đeo tang Lê Thảo Duyên: Tất tả đi nhận học bổng từ chỗ làm thêm 

SV Huế, Quảng Ngãi được tiếp sức đến trường: Dù chưa từng được uống dòng sữa mẹ, tôi vẫn ráng học - Ảnh 6.

Lê Thảo Duyên đến dự lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường cho tân sinh viên Huế và Quảng Ngãi diễn ra ở TP Huế – Ảnh: TRẦN MAI

Trưa 9-10, TP Huế đổ mưa, Lê Thảo Duyên – tân sinh viên Khoa Báo chí, Trường đại học Khoa học Huế – đội mưa vào điểm trao học bổng. 

“Vì đây là ngày làm thêm đầu tiên, tôi không thể xin chủ quán cho về sớm được. Vừa tan ca, tôi chạy đến điểm trao học bổng luôn. May là kịp lúc”, Duyên nói.

Thảo Duyên có cuộc đời rất buồn và đầy nghị lực phi thường mà nhiều bạn đọc đã biết qua bài viết “Một cuộc đời đau như phim, “nhân vật chính” hôm nay trúng tuyển ba trường đại học”. Cô đã 4 lần đeo tang đưa tiễn người thân yêu. 

Nhập học xong, Duyên vội đi kiếm việc làm thêm ở Huế. Cô kể đã tìm được một lớp dạy thêm với 10 học sinh và hai lớp dạy gia sư với 4 học sinh nữa. Cô dạy Văn, Tiếng Việt và luyện chữ cho các cháu. 

“Sau khi sắp xếp việc học và dạy thêm, tôi thấy còn thời gian rảnh nên trao đổi với một bạn làm gia sư khác và xin thêm việc làm phục vụ quán cà phê. Hai tụi em đảm trực một ca ở quán cà phê và chia tiền của ca đó. Dù mỗi giờ chủ quán trả 15.000 đồng, nhưng cũng ổn, có thêm tiền vẫn hơn”, Duyên nói.

Dù đến muộn, Duyên cũng kịp trò chuyện với các bạn tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn khác. Nghe chuyện của các bạn, Duyên bảo rằng ai cũng khổ cả, giờ ai cũng mong nỗ lực để thoát cuộc sống khó khăn đã trải qua.

“Tôi rất vui khi nhận học bổng, ở đây tôi nhìn thấy những cuộc đời giống mình. Biết học bổng Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ đã lâu, lần đầu tôi dự trực tiếp và thấy thật ý nghĩa”.

Phụ huynh Huế đội mưa đi 30 km đến lễ nhận học bổng cùng con 

Thừa Thiên – Huế chiều 9-10 mưa lớn, nhiều phụ huynh đã đội mưa tới tham dự lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường. 

Chạy xe hơn 30km từ huyện Phú Lộc về với chương trình, ông Phan Văn Dảnh và con gái Phan Thị Mỹ Linh háo hức chờ đến giờ nhận học bổng thay con là tân sinh viên Phan Thị Mỹ Tâm. Tâm cấn lịch học quân sự nên chiều 9-10 không thể đến. 

Ngồi ở hàng ghế cuối quan sát bạn bè của con, ông Dảnh nói: “Nếu biết đến học bổng sớm hơn thì 4 năm trước tôi bớt chạy vạy trong mùa con nhập học”. 

4 năm trước người cha gà trống nuôi con này cũng lo lắng khi con gái Phan Thị Mỹ Linh bước vào cánh cổng đại học. “Nghe báo tin nhận học bổng, 3 cha con tôi vui lắm, nên dù con gái không dự được, tôi và chị nó cũng nhất định phải đến tham dự cho biết” – ông Dảnh nói.

SV Huế, Quảng Ngãi được tiếp sức đến trường: Dù chưa từng được uống dòng sữa mẹ, tôi vẫn ráng học - Ảnh 7.

Bà Lê Thị Kim Thương xúc động thay con đến nhận học bổng – Ảnh: THANH NGUYÊN

Một người mẹ cũng đi hơn 30km bằng xe buýt từ xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc về chương trình là chị Lê Thị Kim Thương. Chị Thương là phụ huynh tân sinh viên Học viện Ngoại giao Phạm Thị Thanh Cẩm. Một tháng trước, chồng chị Thương qua đời sau thời gian dài chống chọi bệnh ung thư bỏ lại vợ cùng 3 đứa con đang tuổi ăn học. Dồn dập gánh nặng trên một thời gian ngắn, chị phập phồng nỗi lo tài chính. 

Khi Tiếp sức đến trường gọi điện đến thông báo về suất học bổng của con gái, cả nhà rất mừng. “Con gái điện thoại về nói mẹ nhất định phải đi dự thay con. Sáng nay cháu cũng điện về nhắc”, chị cho hay.

Tiếp sức đến trường cho tân sinh viên Huế và Quảng Ngãi – Thực hiện: NHÃ CHÂN – MAI HUYỀN – TRINH TRÀ

SV Huế, Quảng Ngãi được tiếp sức đến trường: Dù chưa từng được uống dòng sữa mẹ, tôi vẫn ráng học - Ảnh 8.

Lãnh đạo Đại học Huế và Sở Giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế đến dự chương trình – Ảnh: NHẬT LINH

“Tôi chưa bao giờ được uống dòng sữa mẹ” – Nhiều nước mắt đã rơi tại lễ trao học bổng 

SV Huế, Quảng Ngãi được tiếp sức đến trường: Dù chưa từng được uống dòng sữa mẹ, tôi vẫn ráng học - Ảnh 9.

Dương Thị Kim Duyên khóc nấc khi xem clip hoàn cảnh của chính mình

Giao lưu tại buổi lễ, hoàn cảnh của 2 tân sinh viên Nguyễn Đức (ngành Quản lý thủy sản, Trường đại học Nông lâm, ĐH Huế) và Dương Thị Kim Duyên (sinh viên Trường đại học Quy Nhơn) đã lấy đi rất nhiều nước mắt của những người trong khán phòng.

Video về cuộc đời của tân sinh viên Quảng Ngãi Dương Thị Kim Duyên (Trường đại học Quy Nhơn) được phát lên màn hình lớn, cô bé ra đời từ việc bị lạm dụng của người mẹ “khờ” của Duyên. Mấy tháng sau mẹ qua đời. Từ đó, bà ngoại là chỗ dựa neo giữ Duyên mãi đến giờ.

Cuộc sống cực kỳ vất vả, tuổi thơ Duyên thiếu thốn đủ bề. Vậy nhưng Duyên không than trách, mà chăm chỉ giúp bà. 

Ngoài giờ đi học, Duyên đi làm thêm, từ phục vụ quán cà phê, trà sữa, đến đan móc hoa, ship đồ, bán quần áo…

Giữa muôn khốn khó, Duyên vẫn học rất giỏi, nhiều năm liền là học sinh giỏi.

Duyên đã khóc khi xem video về cuộc đời của chính mình. Có lẽ, Duyên chưa từng một lần tóm tắt những gì đã trải qua.

Khi người dẫn chương trình nhắc đến bà ngoại, khóe mắt Duyên chực trào.

“Em chưa một lần được uồng dòng sữa mẹ, chưa một lần cảm nhận yêu thương từ mẹ. Bà xin sữa, nuôi em từ nhỏ. Bà cũng chính là động lực lớn nhất để em cố gắng. Em mong sau này sẽ có cơ hội phụng dưỡng ngoại, bởi ngoại đã vất vả cả đời vì em”, Duyên trải lòng.

MC hỏi: “Cuộc sống khó khăn luôn đến với mình, có bao giờ em từ bỏ việc học chưa?”. Duyên bảo: “Dạ chưa, bởi ngoại đã già, dì dượng làm việc tay chân, nếu em nghỉ học sẽ không biết cuộc đời đi về đâu. Ngoại là động lực để em bỏ qua những suy nghĩ tiêu cực”, Duyên nói.

Nếu có điều ước, Duyên ước ngoại còn sống cho đến khi ra trường, thấy mình trưởng thành và thành công. Để ngoại thấy đứa cháu mình chăm lo đã tốt lên như thế nào.

SV Huế, Quảng Ngãi được tiếp sức đến trường: Dù chưa từng được uống dòng sữa mẹ, tôi vẫn ráng học - Ảnh 10.
SV Huế, Quảng Ngãi được tiếp sức đến trường: Dù chưa từng được uống dòng sữa mẹ, tôi vẫn ráng học - Ảnh 11.

Tân sinh viên Nguyễn Đức chia sẻ tại lễ trao học bổng

85 tuổi, bà ngoại Duyên không thể đến dự lễ trao học bổng cùng cháu. Chương trình, những người làm học bổng đã dành tặng Duyên một món quà đặc biệt là video bà gửi đến lễ trao học bổng: “Bà già rồi, như chuối chín cây, không biết rụng lúc nào. Chỉ mong cháu thành danh, nghe lời thầy dạy bảo”.

SV Huế, Quảng Ngãi được tiếp sức đến trường: Dù chưa từng được uống dòng sữa mẹ, tôi vẫn ráng học - Ảnh 12.

Lời nhắn gửi của bà ngoại tân sinh viên Dương Thị Kim Duyên xuất hiện tại chương trình – Ảnh: NHẬT LINH

Lời nhắn gửi của bà ngoại tân sinh viên Dương Thị Kim Duyên

Trong khi đó, tân sinh viên Huế Nguyễn Đức cha mẹ chia tay, lớn lên trong tình thương mái ấm, đi học rồi nghỉ học đi làm rồi đi học lại và nay là tân sinh viên ĐH nông lâm Huế: “Trong lúc đã nghỉ học, em vẫn ước mơ vào đại học. Đến hôm nay em đã hoàn thành ước mơ”.

Hai món quà đặc biệtTiếp sức đến trường dành tặng cho Dương Thị Kim Duyên và Nguyễn Đức hai máy tính xách tay đến từ nhà tài trợ Quỹ Khuyến học Vinacam – Công ty cổ phần tập đoàn Vinacam.

SV Huế, Quảng Ngãi được tiếp sức đến trường: Dù chưa từng được uống dòng sữa mẹ, tôi vẫn ráng học - Ảnh 13.

Bà Lê Thị Vân (mẹ của tân sinh viên Lê Thị Thu Lài) bần thần khi xem video về hoàn cảnh của tân sinh viên khó khăn

Hoàn cảnh của hai tân sinh viên Nguyễn Đức và Dương Thị Kim Duyên khiến người xem cảm động -Thực hiện: NHẬT LINH – TRẦN MAI- NHÃ CHÂN – MAI HUYỀN – TÔN VŨ

PGS.TS Nguyễn Thiện Tống (chủ nhiệm câu lạc bộ Tiếp sức đến trường Thừa Thiên Huế): “Đừng cảm ơn tôi, hãy cảm ơn những nhà hảo tâm chưa biết mặt”

SV Huế, Quảng Ngãi được tiếp sức đến trường: Dù chưa từng được uống dòng sữa mẹ, tôi vẫn ráng học - Ảnh 14.

PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, chủ nhiệm CLB Tiếp sức đến trường Thừa Thiên Huế – Ảnh: NHẬT LINH

PGS. TS Nguyễn Thiện Tống bảo học bổng Tiếp sức đến trường năm nay, bản thân thầy rất lo lắng bởi kinh tế khó khăn, bão lũ xảy ra. Nhiều nhà hảo tâm lớn tuổi, rất khó để tiếp tục theo chương trình học bổng ý nghĩa này.

Khi chương trình học bổng năm nay khởi động, thầy Tống có viết một bài trên Facebook của mình, có bạn bè đã liên hệ. Kết quả là có 82 suất học bổng cho tân sinh viên khó khăn Huế năm nay. 

“Tôi rất mừng, dù hơn năm ngoái 1 suất cũng là hơn rồi”, thầy Tống nói.

Kể về câu chuyện tiếp nhận và đọc hơn 157 hồ sơ tân sinh viên khó khăn gửi về, thầy Tống bảo có em gửi đến 3 lần, chứng tỏ các em rất kỳ vọng học bổng sẽ giúp mình.

Thầy Tống tuổi cao, cho biết đọc hồ sơ thật sự rất mệt mỏi, nhưng luôn cố gắng mang lại công bằng cho các em. 

“Có suất học bổng tôi phải ghép hai người ở rất xa nhau, một người ở Mỹ, một người ở Canada. Hai nhà hảo tâm cùng trao mới được một suất học bổng”, thầy Tống nói.

Vậy nên, thầy bảo rằng không cần tân sinh viên khó khăn nhận được học bổng phải cảm ơn mình hay báo Tuổi Trẻ, mà hãy viết thư riêng, cảm ơn những nhà hảo tâm không có mặt ở chương trình nhưng đã đóng góp quý giá để tân sinh viên khó khăn được đến trường.

Kể về những đóng góp nhỏ, thầy nhớ có sinh viên đang học đã đóng góp 200.000 đồng nhưng thầy nhận và thấy rất quý giá. Có sinh viên vừa ra trường dù đóng góp 1 triệu khiến thầy thấy ấm lòng. Thầy tin vào tấm lòng, sau này em ấy sẽ trao gửi yêu thương lớn hơn cho mai sau.

“Tôi mong các em tân sinh viên nghèo nhận học bổng sẽ phát triển, đóng góp cho đất nước và quay lại chương trình trả lại ân tình bằng những suất học bổng dành cho các tân sinh viên năm sau”, thầy Nguyễn Thiện Tống chia sẻ.

Không làm học bổng cho vay vì học bổng là sự cho đi

Sinh viên Huế, Quãng Ngãi được tiếp sức đến trường: Các bạn chỉ cần trả nợ cho tương lai chính mình - Ảnh 11.

PGS.TS Nguyễn Thiện Tống – chủ nhiệm CLB Tiếp sức đến trường Thừa Thiên Huế (trái) nở nụ cười tươi khi vừa đến chương trình trao học bổng – Ảnh: PHAN THÀNH

Nắm chắc từng phần đóng góp, thầy Tống vừa biết hoàn cảnh của từng sinh viên mà cũng nắm tình hình của từng nhà hảo tâm. Thậm chí đóng góp của từng học trò cũ ông đều ghi chú rõ. Bởi đó là nguồn lực dự phòng cho ngọn chương trình Tiếp sức đến trường “cháy” dài lâu.

Nhiều năm đi trao học bổng, thầy Tống kể có người hỏi ông “sao không làm suất học bổng cho vay?”.

“Tôi cũng trăn trở, nhưng khi nghĩ lại tôi cho rằng việc cho vay để học tập đã có Nhà nước lo. Học bổng tôi đi xin là sự cho đi. Tôi mong muốn các em không nợ tôi gì hết, mà hãy trả lại cho tương lai. Nợ ân tình không phải là tiền. Ân tình này tôi mong muốn các em trả lại cho thế hệ mai sau” – thầy Tống nói.

PGS.TS Nguyễn Thiện Tống – chủ nhiệm CLB Tiếp sức đến trường Thừa Thiên Huế chia sẻ tại lễ trao học bổng Thực hiện: THANH NGUYÊN – NHÃ CHÂN – MAI HUYỀN

Nhà báo Nguyễn Thị Hương, đại diện Ban Biên tập báo Tuổi Trẻ: Nhận học bổng hôm nay, trở thành thế hệ xây dựng Huế, Quảng Ngãi tươi đẹp ngày mai

SV Huế, Quảng Ngãi được tiếp sức đến trường: Dù chưa từng được uống dòng sữa mẹ, tôi vẫn ráng học - Ảnh 15.

Nhà báo Nguyễn Thị Hương phát biểu tại lễ trao học bổng – Ảnh: NHẬT LINH

Tại buổi lễ, nhà báo Nguyễn Thị Hương – ủy viên Ban biên tập báo Tuổi Trẻ – đã thay mặt ban tổ chức gửi lời cám ơn sâu sắc đến những ân tình của CLB Tiếp sức đến trường Thừa Thiên Huế, các nhà hảo tâm khi đã đồng hành qua 21 mùa tiếp sức cho các bạn tân sinh viên nghèo, hiếu học.

Bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ, các thành viên trong CLB Tiếp sức đến trường Thừa Thiên Huế. Bà đặc biệt cám ơn cá nhân thầy Nguyễn Thiện Tống – đã trải qua 21 năm gieo ân tình với hàng ngàn sinh viên may mắn được giúp đỡ, rất nhiều số phận của các bạn trẻ đã thay đổi. Nhiều bạn đã trưởng thành, trở thành những người giỏi giang, thành đạt, có những đóng góp cho quê hương, đất nước. 

Có thể nói, những ân tình trao đi đã đơm hoa kết trái. Đó là món quà to lớn hơn mọi vật chất, biến cái cho đi nghĩa tình thành những điều tốt đẹp trong cuộc đời.

Nhắn gửi với các bạn sinh viên đến nhận học bổng, bà Hương nói rằng học bổng hôm nay ghi nhận những nỗ lực học tập của các bạn. 

“Chúng tôi tin vào nghị lực, khát vọng học tập của các bạn. Đừng bao giờ chấp nhận buông xuôi dù hành trình phía trước của các bạn sẽ còn rất nhiều khó khăn, gian khó”, bà Hương nhắn gửi.

Bà Hương cũng nói rằng mảnh đất quê hương Thừa Thiên Huế đang vươn lên từng ngày, với nhiều tiềm năng để tiến bước trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2025. Nhiều ước mơ, nhiều hy vọng cho sự phát triển tương lai đặt trên vai các bạn trẻ, trong đó có những tân sinh viên đang ngồi trong khán phòng này.

“Chúng tôi mong rằng các bạn sẽ tiếp tục là thế hệ kế tiếp góp phần vào công cuộc xây dựng quê hương Thừa Thiên Huế và Quảng Ngãi ngày càng giàu mạnh, mang đậm bản sắc cố đô, con người Huế, cốt cách Huế”, bà Hương nói.

Ông Nguyễn Tân, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế: Cơ hội đang ở khắp nơi, hãy nắm bắt để thành công

SV Huế, Quảng Ngãi được tiếp sức đến trường: Dù chưa từng được uống dòng sữa mẹ, tôi vẫn ráng học - Ảnh 16.

Ông Nguyễn Tân, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế – Ảnh: NHẬT LINH

Tại lễ trao học bổng, ông Nguyễn Tân, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế, nói rằng đây là hoạt động thiết thục, ý nghĩa và cảm động, nhân văn được tổ chức định kỳ vào mỗi đầu năm học.

Thay mặt cho đội ngũ thầy cô giáo và phụ huynh của các bạn sinh viên, ông Tân cũng gửi lời cảm ơn tấm lòng, sự hỗ trợ của CLB Tiếp sức đến trường Thừa Thiên Huế, cá nhân PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, báo Tuổi Trẻ đã kết nối những tấm lòng người Huế trong và ngoài nước luôn hướng về quê hương.Nhắn nhủ đến các bạn tân sinh viên có mặt tại hội trường, ông Tân nói rằng giá trị mỗi suất học bổng 15 triệu chưa đựng đủ tất cả tình cảm, vật chất và tinh thần cũng như sự kỳ vọng của các bác, cô chú, thầy cô, những người làm chương trình Tiếp sức đến trường.

“Tôi tin rằng các bạn nhận được học bổng sẽ vượt qua được khó khăn ban đầu để tiếp tục phát huy năng lực của bản thân, vững vàng lập thân lập nghiệp, và đặc biệt hơn có điều kiện quay trở lại, cùng với chương trình chăm lo cho thế hệ đàn em có hoàn cảnh như mình hôm nay”, ông Tân nhắn nhủ.

Ông cho hay, thành phố đang có nhiều phát triển và đó chính là cơ hội để các em hôm nay nắm bắt. Các tài liệu, các phương tiện học tập đang ở khắp nơi trên nền tảng số, các bạn trẻ phải tận dụng để thành công. Cơ hội việc làm cũng vậy, các bạn nắm bắt thông tin để có thể bước vào tương lai, ông nhắn nhủ.

Ông Nguyễn Tân – giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế chia sẻ trước lễ trao học bổng – Thực hiện: NHẬT LINH – NHÃ CHÂN – MAI HUYỀN

21 năm bền bỉ giúp đỡ tân sinh viên Huế khó khăn

SV Huế, Quảng Ngãi được tiếp sức đến trường: Dù chưa từng được uống dòng sữa mẹ, tôi vẫn ráng học - Ảnh 17.

Tân sinh viên nhận học bổng Tiếp sức đến trường tại Huế có mặt từ khá sớm để làm các thủ tục trước giờ trao – Ảnh: PHAN THÀNH

Tổng kinh phí lễ trao học bổng là hơn 1,5 tỉ đồng, do Câu lạc bộ “Tiếp sức đến trường” Thừa Thiên Huế, Công ty cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt, Công ty cổ phần ô tô Đô Thành tài trợ (mỗi suất học bổng trị giá 15 triệu đồng tiền mặt).

Công ty TNHH Nestlé Việt Nam tài trợ quà tặng cho tân sinh viên, Quỹ Khuyến học Vinacam – Công ty cổ phần tập đoàn Vinacam tài trợ 2 laptop cho tân sinh viên đặc biệt khó khăn còn thiếu thiết bị học tập.

Năm 2024, Công ty cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt, Công ty cổ phần ô tô Đô Thành tài trợ 26 suất học bổng cho tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của Quảng Ngãi với tổng kinh phí 400 triệu đồng, trong đó có 9 tân sinh viên đang theo học tại Huế, Đà Nẵng.

Hôm nay có 82 tân sinh viên dự lễ trao học bổng. Còn 17 tân sinh viên Thừa Thiên Huế và Quảng Ngãi khác sẽ được trao tại TP.HCM.

Thừa Thiên Huế là điểm trao thứ tư trong chương trình học bổng “Tiếp sức đến trường” năm 2024 dành cho tân sinh viên thuộc chương trình “Vì ngày mai phát triển” lần thứ 593 của báo Tuổi Trẻ.

Tham dự và trao học bổng cho các tân sinh viên có bà Nguyễn Thị Hương, ủy viên Ban biên tập báo Tuổi Trẻ. Về phía chính quyền địa phương có ông Nguyễn Tân – giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế, anh Nguyễn Thanh Hoài, bí thư Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế.

Về phía nhà tài trợ có PGS.TS Nguyễn Thiện Tống – chủ nhiệm CLB Tiếp sức đến trường Thừa Thiên Huế, cùng các thành viên trong câu lập bộ. Ông Quách Đạo Quang – quản lý cơ sở Anh Văn Hội Việt Mỹ tại Huế.

Học bổng “Tiếp sức đến trường” năm 2024 của báo Tuổi Trẻ dành cho hơn 1.100 suất học bổng tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước, với tổng kinh phí hơn 20 tỉ đồng.

SV Huế, Quảng Ngãi được tiếp sức đến trường: Dù chưa từng được uống dòng sữa mẹ, tôi vẫn ráng học - Ảnh 18.

Nhà báo Nguyễn Thị Hương, ủy viên ban biên tập báo Tuổi Trẻ và ông Nguyễn Tân, giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế trao học bổng cho tân sinh viên – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

SV Huế, Quảng Ngãi được tiếp sức đến trường: Dù chưa từng được uống dòng sữa mẹ, tôi vẫn ráng học - Ảnh 19.

Anh Nguyễn Thanh Hoài, bí thư Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế và ông Phan Công Tuyên, chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Thừa Thiên Huế trao học bổng cho sinh viên – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

SV Huế, Quảng Ngãi được tiếp sức đến trường: Dù chưa từng được uống dòng sữa mẹ, tôi vẫn ráng học - Ảnh 20.

82 tân sinh viên Thừa Thiên Huế và Quảng Ngãi nhận học bổng trong lễ trao hôm nay – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

SV Huế, Quảng Ngãi được tiếp sức đến trường: Dù chưa từng được uống dòng sữa mẹ, tôi vẫn ráng học - Ảnh 21.

Còn 17 tân sinh viên Thừa Thiên Huế và Quảng Ngãi khác sẽ được trao tại TP.HCM – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

SV Huế, Quảng Ngãi được tiếp sức đến trường: Dù chưa từng được uống dòng sữa mẹ, tôi vẫn ráng học - Ảnh 22.

Dương Thị Kim Duyên và Nguyễn Đức được tăng laptop – Ảnh: NHẬT LINH

SV Huế, Quảng Ngãi được tiếp sức đến trường: Dù chưa từng được uống dòng sữa mẹ, tôi vẫn ráng học - Ảnh 23.

Các nhà tài trợ và đại diện báo Tuổi Trẻ trao quà cho sinh viên – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

SV Huế, Quảng Ngãi được tiếp sức đến trường: Dù chưa từng được uống dòng sữa mẹ, tôi vẫn ráng học - Ảnh 24.

Cô Tôn Nữ Quỳnh Dương (trái) và cô Hoàng Thị Kim Khẩn (phải, thành viên CLB Tiếp sức đến trường Thừa Thiên Huế) trao học bổng cho các bạn tân sinh viên – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

SV Huế, Quảng Ngãi được tiếp sức đến trường: Dù chưa từng được uống dòng sữa mẹ, tôi vẫn ráng học - Ảnh 25.

Các nhà tài trợ chụp hình lưu niệm cùng các tân sinh viên Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Câu lạc bộ “Tiếp sức đến trường” Thừa Thiên Huế là nơi tập hợp những người con xa quê, những người bạn yêu mến quê hương xứ Huế… mong muốn được trở về tiếp sức, đồng hành thắp lửa cho các bạn trẻ có hoàn cảnh khó khăn tại quê nhà.

Chương trình “Tiếp sức đến trường” ở Huế đã trải qua 21 năm với tinh thần người đi trước nâng bước người đi sau đã tạo nên những giá trị nhân văn hết sức sâu sắc cho chương trình “Tiếp sức đến trường” tại Thừa Thiên Huế.

Cách đây 20 năm, từ 6 tân sinh viên của Thừa Thiên Huế có hoàn cảnh khó khăn đầu tiên được tiếp sức, đến nay Câu lạc bộ “Tiếp sức đến trường” Thừa Thiên Huế đã tiếp sức cho 1.524 cho tân sinh viên với tổng kinh phí học bổng hơn 15 tỉ đồng.

Bên cạnh hỗ trợ suất học bổng nhiều thành viên của Câu lạc bộ còn nhận nuôi, hỗ trợ kinh phí sinh hoạt, phương tiện đi lại, việc làm… cho tân sinh viên xa nhà.

Cũng trong năm 2024 này, chương trình “Tiếp sức đến trường” của báo Tuổi Trẻ dành cho tân sinh viên còn được tổ chức trao theo các khu vực: miền Trung, Tây nguyên, Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long; các tỉnh, thành phía Bắc và Bắc Trung bộ.

SV Huế, Quảng Ngãi được tiếp sức đến trường: Dù chưa từng được uống dòng sữa mẹ, tôi vẫn ráng học - Ảnh 26.



Nguồn: https://tuoitre.vn/sv-hue-quang-ngai-duoc-tiep-suc-den-truong-du-chua-tung-duoc-uong-dong-sua-me-toi-van-rang-hoc-20241008123420685.htm

Cùng chủ đề

Ghép tủy đồng loại cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh

Ngày 19/12, lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, các y, bác sĩ vừa tổ chức lễ ra viện cho hai ca ghép tủy đồng loại cho cháu bé tan máu bẩm sinh là H.A.D. (38 tháng tuổi, quê Quảng Trị) và Đ.M.A.T. (10 tuổi, quê TP Đà Nẵng). Theo đó, bệnh nhi H.A.D được phát hiện bệnh alpha-thalassemia cách đây khoảng một năm và phải nhập viện truyền máu hàng tháng. Sau khi xét nghiệm, cháu...

Bắt nhóm thanh thiếu niên tụ tập dùng ma tuý, tàng trữ vũ khí ở Huế

Ngày 19/12, thông tin từ Đội Cảnh sát hình sự Công an TP Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đơn vị vừa phát hiện, bắt giữ nhóm 11 thanh thiếu niên có hành vi tàng trữ trái phép vũ khí thô sơ và dương tính với ma tuý. Đáng chú ý phần lớn trong số này là các thiếu nữ có độ tuổi còn rất trẻ. Danh tính nhóm người bị phát hiện, bắt giữ gồm Trần Thị Thủy T....

Phát huy giá trị Âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch

(Tổ Quốc) - Đó là chủ đề của Hội thảo Khoa học Quốc gia vừa được Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Du lịch, Sở VHTT, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Học viện Âm nhạc Huế và các đơn vị...

Làm giả con dấu, tài liệu, nhiều cán bộ ở Huế bị khởi tố

Giám đốc cùng 2 thuộc cấp một trung tâm thuộc Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế bị khởi tố, điều tra về hành vi 'làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức'. Một lãnh đạo Viện KSND tỉnh Thừa Thiên Huế xác nhận, đơn vị vừa phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với giám đốc và 2 cán bộ thuộc...

Khởi tố Giám đốc trung tâm thuộc Sở KH&CN Thừa Thiên – Huế và hai thuộc cấp

Ngày 18/12, Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa thi hành quyết định khởi tố bị can và áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ba người là lãnh đạo và nhân viên thuộc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học Công nghệ (thuộc Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên - Huế).Người bị khởi tố là Lê Đình Hoài...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khánh Hòa: mức thưởng Tết bình quân của khối FDI thấp nhất, khối có vốn nhà nước cao nhất

Qua khảo sát, mức thưởng Tết ở Khánh Hòa cao nhất lên đến 400 triệu đồng, cao nhất trong 5 năm qua. Ngày 19-12, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Khánh Hòa cho biết đã có thông tin về tình hình...

Phi công tiêm kích Su30-MK2 kể về màn khoan, thả đạn nhiễu

Tập trung cao độ, phi công điều khiển chiếc tiêm kích Su30-MK2 mang số hiệu 8591 tiến về phía khu vực lễ đài, bật tăng lực bay thẳng đứng thả 96 quả đạn nhiễu, đồng thời làm động tác khoan xoay nhiều vòng. ...

Điện Quang báo lỗ, ông Hồ Quỳnh Hưng không còn là người đại diện pháp luật

Ông Hồ Quỳnh Hưng, chủ tịch HĐQT Tập đoàn Điện Quang, không còn là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp này. Người thay thế là ông Trần Quốc Toản. Công ty cổ phần Tập đoàn Điện Quang (DQC) vừa công bố...

Trường chuyên hàng trăm tỉ đồng ở Nghệ An xây dang dở rồi bỏ hoang

Được đầu tư giai đoạn 1 với số vốn hàng trăm tỉ đồng, dự án Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An xây dang dở chưa đưa vào sử dụng, có dấu hiệu xuống cấp. ...

Cử tri đồng loạt kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh lên 15-18 triệu đồng/tháng

Đồng loạt cử tri các tỉnh thành Hà Nội, TP.HCM, Vĩnh Long và Trà Vinh cùng có văn bản kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế cá nhân. Mức cao nhất được đề nghị là 18 triệu đồng/tháng. Giá...

Bài đọc nhiều

Chặn hết Facebook cha mẹ, họ hàng: Khỏi bình luận qua lại, lộ hết chuyện riêng tư!

'Họ hàng bình luận ngoài lề, vô thưởng vô phạt hoặc lộ ra việc riêng gia đình. Tôi đặt giới hạn người xem để nhóm gia đình không đọc cho đỡ phiền hà'. "Những nhóm tin nhắn của gia đình, chủ yếu người lớn...

Chính thức đăng quang Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024, Dương Trà Giang tỏa sáng với sự kiên trì và nỗ lực không...

Xuất sắc vượt qua 26 thí sinh trong đêm chung kết Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024 vừa diễn ra vào tối ngày 15/12/2024 tại Quảng trường Biển Marina Bay, TP Hạ Long, Quảng Ninh, Dương Trà Giang, người đẹp đến từ Trường Quản trị và Kinh doanh - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã lộng lẫy đăng quang, trở thành tân Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024 với chiếc vương miện danh giá.

Công ty Luật SALA: Tư vấn pháp lý miễn phí, đồng hành cùng người yếu thế

Trong cuộc sống, không ít người gặp phải những vướng mắc pháp lý nhưng không đủ điều kiện tài chính để thuê luật sư. Thấu hiểu khó khăn đó, Công ty Luật SALA cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại và email, giúp mọi người, đặc biệt là những người yếu thế, vượt qua rào cản pháp lý một cách nhanh chóng và hiệu quả. DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN...

Du lịch Đà Lạt sẽ bùng nổ với đêm nhạc của huyền thoại Disco Boney M

(CLO) Âm nhạc đang dần trở thành một công cụ quan trọng để Đà Lạt thu hút du khách, mở ra triển vọng 'kích hoạt' toàn bộ thị trường biểu diễn và đem lại lợi ích kinh tế to lớn. ...

Cùng chuyên mục

Phi công tiêm kích Su30-MK2 kể về màn khoan, thả đạn nhiễu

Tập trung cao độ, phi công điều khiển chiếc tiêm kích Su30-MK2 mang số hiệu 8591 tiến về phía khu vực lễ đài, bật tăng lực bay thẳng đứng thả 96 quả đạn nhiễu, đồng thời làm động tác khoan xoay nhiều vòng. ...

Xúc động xem lá đơn xin nhập ngũ viết bằng máu

(Tổ Quốc) - Triển lãm “Ký ức và niềm tin” khai mạc ngày 19/12 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam giới thiệu 200 hiện vật, hình ảnh về một thời tuổi trẻ nhiệt huyết, cống hiến hết mình cho cách mạng, đồng thời truyền động lực cho lớp trẻ ngày...

Tập huấn miễn phí sử dụng công cụ AI trong dạy học cho giáo viên Việt Nam

Hai tháng cuối năm 2024, dự án ‘Ứng dụng các công cụ AI trong dạy và học’ đã tập huấn cho hơn 1.400 giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục trên cả nước. Dự án sẽ triển khai tiếp các hoạt động trong năm 2025. Dự án và chương trình tập huấn ‘Ứng dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo - AI trong dạy và học’ do nhóm nghiên cứu thuộc Khoa Khoa học, Kỹ thuật...

Cặp song sinh kỳ lạ chị cao 1m74, em chỉ 1m34

Sienna và Sierra Bernal (Mỹ) đang nắm giữ kỷ lục thế giới "Cặp sinh đôi chênh lệch chiều cao nhiều nhất", người chị cao hơn người em tới 40cm. ...

Cá kho làng Vũ Đại

Kha Ninh 20:10 | 19/12/2024 Xuất phát từ vùng quê dân dã, qua công đoạn chế biến cầu kỳ, cá kho làng Vũ Đại mang hương vị đặc trưng, thơm mà không tanh, ngậy mà không béo. Nổi tiếng trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, làng Vũ Đại cũng chính là quê hương của tác giả. Hiện nay, làng Vũ Đại...

Mới nhất

Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Để hiện thực 'giấc mơ' taxi bay, nhiều ý kiến cho rằng, cần đưa ra một chiến lược đầu tư cụ thể, bài bản, phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam. Mới đây Ủy ban nhân dân Bình Định đề xuất đề án thí điểm taxi bay trên địa bàn tỉnh đã thu hút sự...

Phê chuẩn kết quả bầu chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1616/QĐ-TTg ngày 19/12/2024 phê chuẩn kết quả bầu chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2021-2026. Theo Quyết định, phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ...

Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản 2021 – 2030

Kế hoạch được ban hành nhằm định hướng cho các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện Quy hoạch. Cùng với đó, xây dựng lộ trình, tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm các mục...

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại huyện Bác Ái

Ngày 19/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719) tại UBND huyện Bác Ái. Bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ...

Phi công tiêm kích Su30-MK2 kể về màn khoan, thả đạn nhiễu

Tập trung cao độ, phi công điều khiển chiếc tiêm kích Su30-MK2 mang số hiệu 8591 tiến về phía khu vực lễ đài, bật tăng lực bay thẳng đứng thả 96 quả đạn nhiễu, đồng thời làm động tác khoan xoay nhiều vòng. ...

Mới nhất