Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcThầy cô "từ chối nhận" và có mong muốn khác

Thầy cô “từ chối nhận” và có mong muốn khác


Miễn học phí cho con giáo viên: “Đề xuất tốt nhưng nghề giáo không nên có đặc quyền”

Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 8/10 họp cho ý kiến lần 2 về dự thảo Luật nhà giáo. Bộ GDĐT – cơ quan chủ trì soạn thảo, đề xuất miễn học phí với con đẻ và con nuôi hợp pháp của nhà giáo đang công tác. Căn cứ độ tuổi của giáo viên và dự tính độ tuổi con cái họ, mức chi dự kiến khoảng 9.200 tỷ đồng mỗi năm.

Hiện, cả nước có hơn 1,05 triệu nhà giáo hưởng lương từ ngân sách. Từ 1/7, giáo viên nhận lương từ 4,9 đến gần 15,9 triệu đồng một tháng, tùy cấp học và ngạch bậc. Ngoài ra, họ có thể nhận một hoặc một số khoản phụ cấp: phụ cấp thâm niên (5% sau 5 năm công tác, mỗi năm cộng thêm 1%), ưu đãi nghề (25-50%), phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp đặc thù với nhà giáo là nghệ nhân, giáo viên dạy người khuyết tật, giáo viên công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

Đề xuất chi 9.200 tỷ đồng miễn học phí cho con giáo viên đang nhận nhiều ý kiến trái chiều từ cộng đồng thầy cô giáo.

Tranh cãi đề xuất miễn học phí cho con giáo viên: Thầy cô

Giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Văn Khê, quận Hà Đông, Hà Nội trong ngày khai giảng. Ảnh: Tào Nga

Thầy Lê Đình Hiển, giáo viên dạy Lịch sử tại Trường Tiểu học, THCS & THPT Đông Bắc Ga, Thanh Hóa, nêu ý kiến: “Dự thảo Luật nhà giáo đề xuất miễn học phí cho con em giáo viên từ bậc mầm non đến đại học là một đề xuất ý nghĩa, nhân văn và thể hiện sự quan tâm sâu sắc của xã hội đến nhà giáo.

Tuy nhiên, nghề giáo không nên có đặc quyền, đặc lợi mà hãy bình đẳng như các nghề khác, không nên đưa quy định này thành thực tế. Nếu có hãy nêu quy định “miễn học phí cho con nhà giáo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, công tác ở vùng đặc biệt khó khăn”.

Ngân sách nhà nước nên ưu tiên miễn giảm học phí cho con em các dân tộc thiểu số, người có hoàn cảnh khó khăn, các trẻ em mồ côi, bệnh hiểm nghèo, khuyết tật… rồi sau đó có thể mở rộng dần đối tượng miễn giảm học phí. Làm sao để toàn dân được đi học mà không phải đóng học phí, học phí càng thấp càng tốt chứ không phải miễn cho đối tượng này đối tượng khác nữa.

Là một giáo viên và có các con đang bắt đầu đi học, tôi không đồng tình với đề xuất trên dù đó là một đề xuất rất tốt. Nếu miễn học phí nên để dành tiền đó tăng lương cho giáo viên”.

Đề xuất miễn học phí và phát sách giáo khoa miễn phí

Diễn giả Nguyễn Quốc Vương, từng tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, chuyên ngành Lịch sử, có 8 năm du học và làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Nhật Bản, nêu ý kiến: “Tôi không tán thành đề xuất này dù nếu được thông qua nhà tôi được hưởng lợi vì các con tôi là con của giáo viên.

Nghề nào lương thiện cũng có giá trị và sứ mệnh riêng. Giáo viên là một nghề như bao nhiêu nghề khác. Cái cần nhất đối với giáo viên là lương tốt, ổn định đủ để sống mức sống trung bình và một môi trường làm việc an toàn, dân chủ, nâng đỡ sự sáng tạo.

Ngoài ra xét về mặt kỹ thuật khi xét miễn học phí cho con giáo viên sẽ có nhiều chuyện nhạy cảm rắc rối. Ví dụ: Miễn học phí cho con giáo viên vậy thế nào là “giáo viên”, có phân biệt giáo viên hợp đồng ngắn hạn, dài hạn, giáo viên biên chế, giáo viên trường công, giáo viên trường tư, giáo viên độc lập không?

Đối với bậc tiểu học, THCS là giáo dục nghĩa vụ thì theo đúng tinh thần luật giáo dục đã là miễn học phí rồi thì đề nghị trên có phải là… thừa không?

Trên thực tế “học phí” chỉ là một phần chi phí trong tổng thể chi phí phụ huynh phải chi khi có con học phổ thông, nhất là ở trường công. Liệu có xảy ra tình trạng “tên lửa đẩy thì 10kg giảm xuống 5 hoặc 0kg nhưng các bình ắc quy khởi động tên lửa thì tăng thêm 20-25kg không?”.

Khi giáo viên nghỉ việc, bị kỷ luật, chuyển đổi công tác giữa chừng thì học phí có còn được miễn không, thủ tục thế nào…? Vô vàn vấn đề khác cần xem xét.

Theo tôi, giải pháp hay nhất, hợp lòng dân lúc này là miễn học phí cho toàn bộ học sinh từ Tiểu học đến THPT (Nếu học sinh học trường tư thì được trả số tiền đúng bằng số tiền đã miễn khi học trường công).

Nhà nước mua và cấp phát sách giáo khoa miễn phí cho học sinh phổ thông từ lớp 1-12 (dựa trên việc lựa chọn sách của các trường)”.

Cô Lê Hồng Hạnh, một giáo viên Tiểu học ở Hà Nội cũng bày tỏ quan điểm: “Tôi thấy vui vì được Đảng, Nhà nước quan tâm đến giáo viên và đây là nguồn động viên để chúng tôi tiếp tục cống hiến với nghề. Tuy nhiên, nghề giáo cũng như bao nghề khác trong xã hội, cũng đi làm để kiếm tiền nuôi bản thân và nuôi gia đình. Nghề nào cũng cần cống hiến và đam mê. Giáo viên không đi dạy miễn phí, công việc không mang tính đặc biệt nên không có lý do gì lại ưu tiên con cái được miễn học phí.

Nói thật, nếu con tôi được miễn học phí phí, còn các bạn trong lớp mất phí tôi cũng ko thấy vui và tự hào gì. Trong khi đó, nhiều gia đình khác còn hoàn cảnh khó khăn hơn, nghèo khổ, vất vả hơn nghề giáo chúng tôi rất nhiều lần. Có khi con tôi còn tự thấy mình tách biệt ra khỏi các bạn nếu nhận chính sách này. Tôi đồng ý miễn học phí cho con giáo viên, nhưng là giáo viên ở vùng cao, vùng khó khăn. Chúng tôi ở thành phố vẫn đủ sức nuôi được các con mà không cần đặc quyền nào”.

Nhận định chính sách miễn học phí cho con đẻ hoặc con nuôi hợp pháp của nhà giáo trong dự thảo Luật là chính sách nhân văn, song Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, quy định này khó áp dụng cho cơ sở giáo dục tư thục và thậm chí trong cả cơ sở giáo dục công lập. Chính vì vậy, cần quy định chính sách theo hướng cho đối tượng nhà giáo có hoàn cảnh khó khăn cụ thể.

Phó Chủ tịch Quốc hội ý kiến: Không nên quy định nội dung này vào dự thảo Luật. Ưu đãi, chính sách đặc thù thì được nhưng quy định “đặc quyền, đặc lợi” là không nên.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng đề nghị, dự thảo Luật cần được hoàn thiện theo hướng đánh giá tác động tới đâu thì quy định phạm vi, đối tượng điều chỉnh tới đó, đưa Luật thực sự đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.

Dẫn số liệu từ Báo cáo tiếp thu, giải trình của Chính phủ để thực hiện chính sách miễn học phí cho con giáo viên, giảng viên cần khoảng hơn 9.200 tỷ đồng/năm, Chủ tịch Quốc hội cho rằng nguồn lực này là tương đối lớn.

“Nguồn này ở đâu, lấy từ chỗ nào để chúng ta bố trí chi hàng năm? Các đồng chí phải đánh giá kỹ lưỡng hơn để đảm bảo tính khả thi, đảm bảo tính công bằng trong mối tương quan với các đối tượng ưu tiên khác”, Chủ tịch Quốc hội lưu ý.





Nguồn: https://danviet.vn/tranh-cai-de-xuat-mien-hoc-phi-cho-con-giao-vien-thay-co-tu-choi-nhan-va-co-mong-muon-khac-20241009163441509.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hiến đất trị giá tiền tỷ xây nghĩa trang liệt sĩ, một nông dân Hải Dương được tôn vinh

Nghĩa cử cao đẹp của lão nông hiến hơn 1000 m2 đất để xây Nghĩa trang Liệt sĩPhóng viên Dân Việt đã tìm về thôn Thanh Tảo, xã Lê Lợi, TP. Chí Linh, tỉnh Hải Dương tìm gặp ông Nguyễn Văn Tuyệt.Ông Nguyễn Văn Tuyệt là...

Nữ ứng viên Phó giáo sư 2024 trẻ nhất Trường Đại học Ngoại thương sinh năm 1990: Hồ sơ có gì?

Chân dung nữ ứng viên Phó giáo sư 2024 trẻ nhất Trường Đại học Ngoại thươngNgày 8/10, Hội đồng giáo sư Nhà nước công bố danh sách ứng viên được Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức...

Giá cau cao nhất Việt Nam thương lái từng thu mua là bao nhiêu, vùng nào giá cau đang hot nhất?

Giá cau tăng cao chưa từng thấyKhoảng 1 tuần trở lại đây, tại các địa phương ở tỉnh Đắk L ắ k, thay cho hình ảnh các thương lái đi thu gom sầu riêng là hình ảnh đội ngũ thương lái đi thu mua cau tươi.Giá...

Bài đọc nhiều

Bị nhập nhầm điểm, thí sinh trượt trở thành thủ khoa lớp 10

Thông tin từ Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho biết, Thanh tra sở đã yêu cầu Hội đồng chấm thi Trường THPT Ngọc Lặc (huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa) tổ chức kiểm điểm do nhập điểm thi của một thí sinh thi vào lớp 10. Trước đó, Sở GD-ĐT Thanh Hóa nhận được phản ánh về việc học sinh C.T.H. (SN 2009), học sinh lớp 10 của Trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn đạt điểm cao bất...

Điều chỉnh, bãi bỏ nhiều quy định là “rào cản” trong lĩnh vực giáo dục

Tại quy định mới đã cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ GD&ĐT. Nghị định đã kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ những quy định không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp, là...

Nhiều điểm mới trong quy định về điều kiện đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực giáo dục

Nghị định số 125/2024/NĐ-CP có một số nội dung mới, thay đổi cơ bản so với Nghị định số 46/2017/NĐ-CP và Nghị định số 135/2018/NĐ-CP. Đơn giản hóa quy định về hoạt động kinh doanh thuộc chức năng quản lý của Bộ GD&ĐT Điểm mới thứ nhất là cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Bộ GD&ĐT...

Cùng chuyên mục

Nữ ứng viên Phó giáo sư 2024 trẻ nhất Trường Đại học Ngoại thương sinh năm 1990: Hồ sơ có gì?

Chân dung nữ ứng viên Phó giáo sư 2024 trẻ nhất Trường Đại học Ngoại thươngNgày 8/10, Hội đồng giáo sư Nhà nước công bố danh sách ứng viên được Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức...

Lần đầu tiên Trường Đại học Y Hà Nội lọt bảng xếp hạng đại học thế giới

9 đại học của Việt Nam vừa lọt vào bảng xếp hạng đại học thế giới năm 2025 của THE, trong đó có một số cái tên mới như Trường Đại học Y Hà Nội, ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM phải bồi thường cho một hiệu trưởng

UBND TP HCM vừa có quyết định 4422 về giải quyết khiếu nại lần thứ 2 của bà Nguyễn Thị Nha Trang, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Vĩnh Lộc, quận Bình Tân.  Theo quyết định của UBND thành phố, căn cứ vào kết quả giải quyết nội dung khiếu nại cho thấy, bà Nguyễn Thị Nha Trang được bổ nhiệm giữ chức hiệu trưởng Trường THPT Vĩnh Lộc từ ngày 26/6/2017, thời hạn 5 năm. Ngày 27/4/2022, Sở GD-ĐT ban...

Giáo dục sao nhiều cái phải xin – cho vậy?

Mới đây, khi đăng ký cho con học ngoại khóa sau giờ học ở trường tiểu học, trường yêu cầu tôi điền đơn xin đăng ký học ngoại khóa. Sao không là phiếu đăng ký học ngoại khóa mà phải "xin"? Việc "xin-cho" dường như ăn sâu vào thói quen trên giấy tờ của nhiều cơ sở giáo dục.Xin mới cho?Điều đáng nói...

Mới nhất

Generali Việt Nam trao tặng gần 900 triệu đồng hỗ trợ gia đình bị ảnh hưởng bão Yagi | Doanh nhân | Tài Chính

Tổng số tiền trao tặng gần 900 triệu đồng nhằm hỗ trợ đồng bào tái thiết cuộc sống.Kinh phí tài trợ này đến từ nguồn quỹ hỗ trợ cộng đồng của Generali Việt Nam; sự quyên góp ủng hộ của nhân viên; các hoạt động tương...

Toàn cảnh Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

VOV.VN - Sáng nay (10/10), tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Hà Nội đã diễn ra lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng nhất trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.   VOV.vn Nguồn: https://vov.vn/chinh-tri/toan-canh-le-ky-niem-cap-quoc-gia-70-nam-ngay-giai-phong-thu-do-post1127439.vov

Đến nay chiến dịch tranh cử của bà K.Harris gây quỹ được 1 tỷ USD

Chiến dịch tranh cử tổng thống của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và các ủy ban chính trị liên quan đã huy động được 1 tỷ USD kể từ khi bà trở thành ứng cử viên của đảng Dân chủ vào tháng 7 vừa qua. Kể từ khi bà Harris thay Tổng thống Joe Biden đại diện đảng Dân...

Hội nghị thường niên Bí thư 4 tỉnh Việt Nam và Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam (Trung Quốc) 

Ngày 12/6, tại tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã diễn ra Hội nghị thường niên lần thứ 4 giữa Bí thư Tỉnh ủy 4 tỉnh biên giới: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên (Việt Nam) và Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam (Trung Quốc), diễn ra mới đây tại Trung Quốc, đồng chí Vương Ninh - Bí...

Nếp sống mới ở bản biên giới Ché Lầu

Ché Lầu là một trong những bản biên giới khó khăn của xã biên giới Na Mèo thuộc huyện Quan Sơn (Thanh Hóa). Bản được hình thành từ năm 1989 trong những lần di cư của cộng đồng dân tộc H’Mông tại xã Nhi Sơn và xã Pù Nhi của huyện Mường Lát. Bản nằm chông chênh trên sườn những...

Mới nhất