Trang chủNewsNhân quyềnTừ chính sách đến kết quả tích cực giảm thiểu lao động...

Từ chính sách đến kết quả tích cực giảm thiểu lao động trẻ em

Thời gian qua, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, chính sách hài hòa với luật pháp quốc tế nhằm phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em.

Bài 1: Từ chính sách đến kết quả tích cực giảm thiểu lao động trẻ em
Tại Việt Nam có hơn 1 triệu lao động trẻ em trong độ tuổi 5-17, chiếm 5.4% tổng số trẻ em trong độ tuổi này. (Nguồn: UNICEF)

“Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan” là câu thơ chứa chan tình yêu thương trẻ em của Bác Hồ, đồng thời cũng là lời nhắc nhở phải thường xuyên quan tâm, chăm lo đến thế hệ măng non của đất nước. Thực hiện tư tưởng của Người, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật

Nỗ lực phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam được thể hiện trước hết ở từng bước đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Hiến pháp năm 2013 quy định: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”.

Luật Trẻ em năm 2016 nghiêm cấm các hành vi bóc lột trẻ em, bao gồm bắt trẻ em lao động trái quy định của pháp luật về lao động; cụ thể hóa các quyền của trẻ em, trong đó có “quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động”, quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện quyền trẻ em.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 841/QĐ-TTg ngày 14/7/2023 về việc ban hành lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030; phê duyệt Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó có mục tiêu: “Thực hiện kịp thời và hiệu quả các biện pháp để xóa bỏ lao động ép buộc, chấm dứt nạn buôn người và nô lệ hiện đại; ngăn chặn và xóa bỏ lao động trẻ em dưới mọi hình thức”.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên từ 5 đến 17 tuổi xuống 4,9% và định hướng đến năm 2030 phấn đấu giảm tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên từ 5 đến 17 tuổi xuống 4,5%; giảm tối đa tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong số lao động trẻ em và người chưa thành niên.

Bài 1: Từ chính sách đến kết quả tích cực giảm thiểu lao động trẻ em
Luật trẻ em 2016 quy định trẻ em có quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động.

Hài hòa với luật pháp quốc tế

Những thay đổi, chính sách mới đều in dấu nỗ lực của Việt Nam nhằm hài hòa với luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước quốc tế về Quyền Trẻ em và Công ước về Độ tuổi tối thiểu (Công ước 138, 1973) ; Công ước về các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất (Công ước 182, 1999).

Luật Trẻ em năm 2016 và Nghị định số 56/ 2017/ NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em đã quy định: Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động; kế hoạch can thiệp hỗ trợ trẻ em; can thiệp khẩn cấp; Trách nhiệm thông báo tố giác các trường hợp vi phạm quyền trẻ em của các tổ chức, cá nhân.

Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 có các quy định liên quan đến người chưa thành niên được cập nhật, bổ sung, điều chỉnh phù hợp hơn với các tiêu chuẩn lao động quốc tế về lao động trẻ em, bao gồm các điều khoản cụ thể về độ tuổi lao động tối thiểu, giờ làm việc, điều kiện làm việc, công việc và nơi làm việc được phép sử dụng và cấm sử dụng người chưa thành niên. Bên cạnh đó, Bộ Luật Lao động năm 2019 đã được mở rộng phạm vi cả khu vực phi chính thức là khu vực tiềm ẩn nguy cơ lao động trẻ em.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cũng đã ban hành Thông tư số 09/2020/ TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động chưa thành niên, trong đó có những quy định cụ thể về việc sử dụng người chưa đủ 13 tuổi và chưa đủ 15 tuổi làm việc; cụ thể các danh mục nghề, cồng việc, nơi làm việc áp dụng đối với lao động chưa thành niên.

Ngoài ra, Thông tư số 21/ 2004/TTLT-BLĐTBXH-BYT giữa Bộ LĐTBXH và Bộ Y tế hướng dẫn, quy định danh mục chỗ làm việc, công việc không được sử dụng lao động dưới 18 tuổi trong các cơ sở kinh doanh dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm.

Về chế tài xử phạt, Bộ Luật Hình sự sửa đổi năm 2015 quy định người nào sử dụng người dưới 16 tuổi làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định thì bị phạt tiền hoặc phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù. Đồng thời, Việt Nam cũng đã ban hành các nghị định xử phạt vi phạm hành chính các hành vi sử dụng người chưa thành niên lao động trái quy định của pháp luật.

Trong khi đó, Luật Thống kê đưa chỉ số liên quan đến người từ 5-17 tuổi tham gia lao động vào các chỉ số thống kê quốc gia; Bộ LĐTBXH cũng ban hành Thông tư 13/2021/TT-BLĐTBXH quy định Bộ tiêu chí thống kê về tình hình trẻ em và tình hình xâm hại trẻ em, xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm hại trẻ em, trong đó có thu thập chỉ tiêu về sử dụng trẻ em lao động trái quy định của pháp luật và các biện pháp hỗ trợ, can thiệp trẻ em.

Đi cùng với các quy định pháp luật, để phòng ngừa lao động trẻ em từ sớm từ xa, Việt Nam đã ban hành nhiều chương trình giảm nghèo bền vững, tạo sinh kế nâng cao chất lượng cuộc sống cho vùng nông thôn, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi như Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi… Qua đó, trẻ em được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ cơ bản, tăng cơ hội cho trẻ em đến trường đúng độ tuổi, cấp bậc giảm thiểu tình trạng trẻ em bỏ học, lao động trái với quy định của pháp luật.

Bài 1: Từ chính sách đến kết quả tích cực giảm thiểu lao động trẻ em
Tỷ lệ đi học của trẻ em tham gia lao động vào năm 2018 tăng hơn 20% so với năm 2012. (Nguồn: Vietnamnet)

Những chuyển biến tích cực

Những nỗ lực hoàn thiện chính sách pháp luật đã đem lại hiệu quả khả quan trên thực tế. Theo ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, kết quả khảo sát lao động trẻ em 2018 do Bộ LĐTBXH phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Tổng cục Thống kê thực hiện cho thấy nhiều chuyển biến tích cực về tình hình trẻ em tham gia lao động ở Việt Nam so với kết quả cuộc điều tra quốc gia lao động trẻ em năm 2012.

Quy mô và xu hướng trẻ em tham gia lao động đã giảm hơn 6%, đồng thời tỷ lệ đi học của trẻ em tham gia lao động vào năm 2018 tăng hơn 20% so với năm 2012.

Trong tổng số trẻ em tham gia lao động, có 1.031.944 em được xác định là lao động trẻ em, chiếm 5,4% tổng số trẻ em 5-17 tuổi (năm 2012 tỷ lệ này là 9,6 %) và chiếm 58,8 % trẻ em tham gia lao động.

Trong số lao động trẻ em, có 519.805 em được xác định là lao động trẻ em làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, chiếm 2,7% tổng số trẻ em 5-17 tuổi, chiếm 29,6% số trẻ em hoạt động kinh tế và chiếm gần 50,4% tổng số lao động trẻ em.

Tỷ lệ lao động trẻ em từ 5-17 tuổi giảm hơn 4 % (9,6% giảm xuống còn 5,4%). Kết quả điều tra năm 2018 cũng cho thấy, tỷ lệ lao động trẻ em của Việt Nam ở mức trung bình thấp so với khu vực và thế giới. (Năm 2016, tỷ lệ lao động trẻ em trên thế giới là 9,6% và của khu vực châu Á-Thái Bình Dương là 7,4%).

Những kết quả tích cực này có được là nhờ sự hoàn thiện luật pháp, chính sách về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em. Tuy nhiên những con số lao động trẻ em còn đó đồng thời là động lực để Nhà nước và các bộ, ban, ngành tiếp tục nỗ lực đưa ra những biện pháp mới để trẻ em sống trọn vẹn với tuổi thơ mà không phải lo lắng về kinh tế hay bươn chải lao động.

Mời đọc Bài 2: Chung sức hành động phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em





Nguồn: https://baoquocte.vn/bai-1-tu-chinh-sach-den-ket-qua-tich-cuc-giam-thieu-lao-dong-tre-em-289373.html

Cùng chủ đề

Cách tính lương hưu nhân viên Nhà nước tham gia BHXH từ năm 2025

(Dân trí) - Người lao động khu vực Nhà nước tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) từ năm 2025 sẽ có cách tính lương hưu tương tự như người lao động khu vực tư nhân. Theo Luật BHXH hiện hành (năm 2014) cũng như Luật BHXH sửa đổi (năm 2024), lương hưu hằng tháng của người lao động tham gia BHXH bắt buộc được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu nhân với mức bình quân tiền lương tháng...

Công nhân sốt ruột khi nhà cách nơi làm 300km sắp sập, công đoàn hỗ trợ ngay

Làm công nhân ở Bắc Giang, cách nhà hơn 300km, chị Vàng Thị Dung mừng rỡ khi nhận được tiền hỗ trợ xây nhà mới từ tổ chức công đoàn. Hôm trước, chị lo mất ăn mất ngủ vì các vết nứt lớn trên tường, từng mảng xi măng rơi xuống. ...

Nhiều người được hưởng lợi từ cách tính lương hưu mới

Luật BHXH 2024, có hiệu lực từ 1/7/2025, quy định cách tính lương hưu mới, qua đó mở ra cơ hội cho nhiều người lao động được hưởng lợi. Đại diện BHXH Việt Nam cho biết, cách tính lương hưu hiện hành được thực hiện theo Luật BHXH 2014. Theo đó, mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện tuổi về hưu có thời gian đóng BHXH ít nhất 20 năm (quy định tại Điều 54...

Trường hợp người lao động được lựa chọn về hưu hoặc rút BHXH một lần

Từ 1/7/2025, sẽ có 6 trường hợp người lao động đủ điều kiện được lựa chọn hưởng lương hưu hoặc rút BHXH một lần. Căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 70 Luật BHXH 2024, những trường hợp sau đây người lao động vừa đủ điều kiện hưởng lương hưu vừa đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần sẽ được lựa chọn hưởng lương hưu hằng tháng hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần như...

Diễn đàn đối thoại doanh nghiệp Việt Nam-UAE về phát triển nguồn nhân lực

Chiều 28/10, tại Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo Ban Quản lý lao động Việt Nam tại UAE phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan của nước sở tại tổ chức Diễn đàn đối thoại doanh nghiệp hai nước về hợp tác lao động. Trước đó, trong khuôn khổ chuyến...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Trump trở lại Nhà Trắng, lộ diện “kẻ thua cuộc” lớn nhất, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị

Chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ 2024 sẽ đưa ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng - một sự trở lại có khả năng gây ra tác động to lớn với nền kinh tế toàn cầu.

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Takeda với Đổi mới y tế và Chiến lược Net Zero

Là đơn vị đã đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2020, Tập đoàn dược phẩm sinh học toàn cầu Takeda nhận thức rõ sứ mệnh bảo vệ hành tinh khi sức khỏe cộng đồng gắn liền với chất lượng môi trường. Ngoài việc chú trọng triển khai nhiều chính sách, chương trình nhằm bảo vệ con người và trái đất, Takeda còn nỗ lực mang đến các liệu pháp dự phòng cho những bệnh truyền nhiễm đang gia tăng do biến đổi khí hậu, trong đó có vaccine chủng ngừa sốt xuất huyết.

Real Madrid trao cơ hội cho trẻ em khó khăn Việt Nam trải nghiệm bóng đá chuyên nghiệp

Gần 300 trẻ em từ các trại trẻ mồ côi và gia đình khó khăn ở TP. Hồ Chí Minh sẽ có cơ hội học bóng đá chuyên nghiệp cùng các HLV đến từ Quỹ Real Madrid (RMF) trong 3 ngày.

NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

Ngày 8/11, Hàn Quốc bắn một tên lửa đạn đạo đất đối đất Hyunmoo-II ra Biển Hoàng Hải sau loạt vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên.

Bài đọc nhiều

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tặng sách cho học sinh ở xã biên giới tỉnh Nghệ An

Ngày 05/11, Đồn Biên phòng Hạnh Dịch phối hợp với Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Hạnh Dịch (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 và trao tặng cho nhà trường 100 đầu sách. Tại buổi tuyên truyền, các báo cáo viên của Đồn Biên phòng Hạnh Dịch đã tuyên...

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Cùng chuyên mục

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tặng sách cho học sinh ở xã biên giới tỉnh Nghệ An

Ngày 05/11, Đồn Biên phòng Hạnh Dịch phối hợp với Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Hạnh Dịch (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 và trao tặng cho nhà trường 100 đầu sách. Tại buổi tuyên truyền, các báo cáo viên của Đồn Biên phòng Hạnh Dịch đã tuyên...

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Mới nhất

Tặng áo dài, áo ấm cho cô, trò trường mầm non thuộc Trại giam Hồng Ca

Đoàn công tác của Cục Công tác Đảng và công tác chính trị - Bộ Công an vừa...

Rơi nước mắt những câu chuyện vượt khó trong học tập

(NLĐO) – Những người trong hội trường đã không cầm được nước mắt khi nghe những câu chuyện trải lòng về vượt khó của các tân sinh...

Vinh dự nhận Thương hiệu Quốc gia 2024, Viglacera cùng cộng đồng doanh nghiệp Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh – Tổng công...

Tối 4/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thủ đô Hà Nội diễn ra Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Vươn mình tiến vào kỷ nguyên Xanh.” https://www.youtube.com/watch?v=Lo7fRvLrBQM 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam Các sản phẩm được xét chọn thương hiệu...

Bão Yinxing giật cấp 17, chuyển hướng Tây Tây Nam

(ĐCSVN) - Hồi 10 giờ ngày 8/11, vị trí tâm bão bão số 7 (Yinxing) ở trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, với sức gió mạnh cấp 13-14, giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 15km/giờ. ...

Ca sĩ gen Z kể quá trình rèn luyện nghiêm ngặt, dùng AI thăm dò khán giả

(Dân trí) - "Tân binh" Phương Nghiêm cho biết trước khi ra mắt khán giả, cô được công ty quản lý cho tham gia nhiều lớp học và phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định để rèn luyện sức khỏe, hoàn thiện bản thân. Mới đây, ca sĩ Phương Nghiêm ra mắt dự án âm nhạc đánh dấu cột...

Mới nhất