Trang chủNewsChính trịThủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ các định hướng quan trọng...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ các định hướng quan trọng cho ASEAN


Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại Phiên toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại Phiên toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN).

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 9/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự lễ khai mạc và có bài phát biểu quan trọng tại Phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44-45, nhấn mạnh ASEAN cần tiếp tục phát huy đoàn kết, lấy tự cường làm nền tảng; bước vào giai đoạn phát triển mới với tư duy mới, tầm nhìn mới, động lực mới và tâm thế mới.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ cảm kích trước những lời chia sẻ và sự ủng hộ của các nước ASEAN trong việc khắc phục hậu quả siêu bão Yagi gây ra ở các nước, trong đó có Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tình đoàn kết và tương thân tương ái, “một người vì mọi người, mọi người vì một người” tiếp tục là giá trị cốt lõi và cội nguồn sức mạnh của ASEAN.

Trong bối cảnh thế giới ngày càng biến động, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định về tổng thể thì hòa bình, nhưng cục bộ có chiến tranh; về tổng thể thì hòa hoãn, nhưng cục bộ có căng thẳng; về tổng thể thì ổn định, nhưng cục bộ có xung đột.

Trong cục diện nhiều thử thách đó, ASEAN tiếp tục là điểm sáng kinh tế toàn cầu, là cầu nối của đối thoại, hợp tác, và là tâm điểm của các tiến trình hội nhập, liên kết ở khu vực. Các khuôn khổ về kinh tế số, kinh tế biển xanh, kinh tế tuần hoàn… đang từng bước định hình nội hàm hợp tác mới ở khu vực.

ttxvn_thu tuong hoi nghi ASEAN (11).jpg
Phiên toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, tại Vientiane, Lào. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN).

Bày tỏ nhất trí với chủ đề ASEAN 2024 về “Thúc đẩy Kết nối và Tự cường”, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hơn lúc nào hết, ASEAN cần lấy tự cường làm nền tảng để vươn tầm, lấy kết nối làm trọng tâm để bứt phá, và lấy đổi mới sáng tạo làm động lực để tiên phong dẫn dắt. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chia sẻ các định hướng quan trọng cho ASEAN trong thời gian tới.

Một là, tự cường và tự chủ chiến lược là nền tảng để ASEAN vững vàng trước mọi biến động, vượt qua mọi thách thức. Theo đó, ASEAN cần củng cố đoàn kết, thống nhất trong đa dạng, kiên định các chuẩn mực ứng xử và kiên trì lập trường nguyên tắc của ASEAN trong các vấn đề quốc tế, khu vực. ASEAN cần nâng cao năng lực tự cường, phát huy nguồn lực nội sinh để giữ vững ổn định chiến lược bên trong và phản ứng chiến lược kịp thời trước các rủi ro bên ngoài.

Hai là, thúc đẩy kết nối bên trong kết hợp với kết nối bên ngoài, kết nối công-tư, kết nối đa lĩnh vực, trong đó trọng tâm là kết nối hạ tầng, thể chế và con người là đột phá chiến lược cho ASEAN. ASEAN cần thúc đẩy đầu tư cho các công trình hạ tầng chất lượng cao, nhất là hạ tầng chiến lược “cứng” và “mềm,” khuyến khích sự tham gia hợp tác của bên thứ ba, các đối tác bên ngoài. ASEAN cần thúc đẩy hài hòa hóa thể chế, tạo thuận lợi cho thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư. ASEAN cần thúc đẩy kết nối con người, giao lưu nhân dân, tạo thuận lợi hơn nữa cho đi lại của người dân, doanh nhân, và người lao động.

Ba là, đổi mới sáng tạo là sức bật và động lực chính cho ASEAN bắt kịp, tiến cùng và vượt lên với khu vực và thế giới. ASEAN cần đẩy mạnh hợp tác phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, phát triển các khung hợp tác số khu vực, song hành với phát triển các tiêu chí quản trị đối với các công nghệ mới nổi, trong đó có trí tuệ nhân tạo.

ASEAN cần phát huy nhân tố con người là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, nguồn lực và động lực của đổi mới sáng tạo, quan tâm tăng cường hợp tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thời đại mới.

ttxvn_thu tuong hoi nghi ASEAN (10).jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Trưởng đoàn tham dự Phiên toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN).

Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ tin tưởng rằng việc Timor Leste sớm trở thành thành viên sẽ tiếp thêm sức mạnh tự cường cho ASEAN và khu vực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh ASEAN cần giữ vững vai trò trung tâm, độc lập, cân bằng và ứng xử có nguyên tắc trong triển khai quan hệ đối ngoại, mở rộng và đa dạng hóa quan hệ với các đối tác trên cơ sở bảo đảm hiệu quả, thực chất và cùng có lợi.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh ASEAN đang chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới với tư duy mới, tầm nhìn mới, động lực mới và tâm thế mới. Với mong muốn đóng góp nhiều hơn nữa cho hợp tác khu vực, Thủ tướng Phạm Minh Chính thông báo Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN năm 2025 và trông đợi các nước sẽ tiếp tục quan tâm và ủng hộ Việt Nam tổ chức thành công sự kiện này.

Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam ủng hộ và phối hợp chặt chẽ cùng Malaysia trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2025 tiếp tục đạt thành quả mới, đánh dấu 10 năm hình thành Cộng đồng ASEAN.

Cũng phát biểu tại Hội nghị, Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho rằng hợp tác ASEAN trong năm qua tiếp tục đạt nhiều bước tiến quan trọng, bất chấp khó khăn, thách thức cả ở trong và ngoài khu vực. Các Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng 2025 bước vào chặng triển khai cuối, ghi nhận tỷ lệ thực hiện cao trên cả 3 trụ cột, đặc biệt là chính trị-an ninh đạt 99,6%.

ASEAN duy trì đà tăng trưởng tích cực, tiếp tục là điểm đến đầu tư hấp dẫn với tổng vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp năm 2023 là 230 tỷ USD, đứng thứ hai sau Mỹ.

Các khuôn khổ như Hiệp định Khung Kinh tế số ASEAN, Khung kinh tế biển xanh, Khung kinh tế tuần hoàn… là cơ sở để ASEAN nhanh chóng bắt kịp các xu hướng phát triển mới, tạo động lực cho tăng trưởng chất lượng và bền vững trong tương lai.

Lãnh đạo các nước đã chúc mừng Lào với vai trò Chủ tịch ASEAN về những kết quả tích cực đã đạt được trong năm 2024 với chủ đề “ASEAN: Thúc đẩy kết nối và tự cường,” đánh giá cao các sáng kiến, ưu tiên được triển khai trên cả 3 trụ cột Cộng đồng. Trong số đó, nổi bật là việc xây dựng các Chiến lược triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045, hợp tác tăng cường kết nối chuỗi cung ứng, tái cơ cấu chiến lược thu hẹp khoảng cách phát triển, nâng cao tự cường y tế, tự cường khí hậu, tăng cường vai trò và sự tham gia của phụ nữ và trẻ em…

Các nước nhất trí cần cụ thể hóa và làm sâu sắc hơn nữa nội hàm của kết nối và tự cường trong các chiến lược hợp tác cho giai đoạn mới, nâng cao khả năng thích ứng của ASEAN trước những chuyển động sâu rộng, phức tạp hiện nay.

Hoan nghênh những tiến triển mới trong hợp tác giữa ASEAN với các đối tác, các nước nhất trí cần giữ vững cân bằng chiến lược của ASEAN trong triển khai quan hệ đối ngoại, tiếp tục đề nghị các đối tác tôn trọng vai trò trung tâm của ASEAN, cùng ASEAN thúc đẩy các giá trị đối thoại, hợp tác và tin cậy, đề cao thượng tôn pháp luật, đóng góp xây dựng và trách nhiệm cho hòa bình, an ninh và ổn định.



Nguồn: https://daidoanket.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-chia-se-cac-dinh-huong-quan-trong-cho-asean-10291947.html

Cùng chủ đề

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vientiane, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN

Tham dự tất cả khoảng 20 hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị cấp cao liên quan, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ có các bài phát biểu quan trọng, chia sẻ quan điểm của Việt Nam...

Thi đua ái quốc, đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình

Tạo sức lôi cuốn, lan tỏa mạnh mẽ trong triển khai phong trào thi đua ái quốcTheo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cách đây 76 năm (ngày 11-6-1948), Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu...

Việt Nam tự tin, bản lĩnh bước vào kỷ nguyên thông minh

Thủ tướng đề nghị Giáo sư Klaus Schwab và WEF sẽ có thêm nhiều sáng kiến hỗ trợ, tạo điều kiện cho các bạn sinh viên, thanh niên tại các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, có thêm cơ hội tiếp cận...

tạo mọi điều kiện để nữ trí thức phát huy năng lực, tâm huyết

Cùng tham dự có GS.TS Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, Chủ tịch danh dự Hội Nữ trí thức Việt Nam; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga; GS.TS Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam; bà Sarah Matilde Catherine Peers, Chủ tịch Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ quốc tế (INWES). Theo các báo cáo, sau...

kiến tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, bình đẳng

Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Nguyễn Hòa Bình, Trần Hồng Hà, Lê Thành Long; lãnh đạo các bộ, ngành và 200 doanh nhân tiêu biểu đại diện cho các thành phần, lĩnh vực của nền kinh tế, đại diện các hiệp hội doanh nghiệp. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay, chúng ta có hơn 930.000 doanh nghiệp đang hoạt động, khoảng 14.400 hợp tác xã và hơn 5 triệu hộ kinh doanh....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

8 khó khăn kinh tế xã hội Việt Nam đối diện trong năm 2024

Ngày 9/10, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển...

Sai phạm tiền tỷ tại Dự án Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn

Dự án Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Lạng Sơn được Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn phê duyệt tại quyết định số 2122 ngày 20/10/2009, sau đó nhiều lần được điều chỉnh bổ sung với tổng mức...

‘Đòn bẩy’ giúp vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển bền vững

Tại huyện Yên Lập, từ các nguồn lực được phân bổ cho các dự án thuộc Chương trình MTQG 1719, địa phương đã tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, giải quyết nhu...

Đặt mục tiêu hết năm 2025, Việt Nam xếp hạng 31-33 thế giới về quy mô GDP

Ngày 9/10, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển...

Giữ chuẩn mực để nêu gương

Những hành vi không nên có Vừa qua, một cô giáo tiểu học ở Ninh Bình đã tạm đình chỉ công tác để làm rõ sự việc phụ huynh phản ánh việc cô giáo này có những lời...

Bài đọc nhiều

Hỗ trợ các doanh nghiệp phụ trợ để hình thành hệ sinh thái công nghiệp công nghệ số

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số gồm 8 Chương, 73 Điều. Dự thảo Luật đã quy định một số nội dung về ưu tiên...

Đất nước còn nghèo, đầu tư phải tính phương án khả thi

Báo cáo tại phiên họp, bà Trịnh Thị Thủy, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, tổng các nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình giai đoạn 2025-2030 dự kiến là...

Chủ động, tích cực đóng góp thúc đẩy ASEAN gắn kết và tự cường

Nhận lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch ASEAN 2024 Sonexay Siphandone, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Ðoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị cấp cao liên quan tại thủ đô Viêng Chăn của Lào, từ ngày 8-11/10/2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Chuyến công tác nhằm thể hiện mạnh mẽ thông điệp về một...

Tăng tốc để đạt tăng trưởng kinh tế cả năm trên 7%

Tại phiên họp, Chính phủ cho ý kiến đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2024, đề ra nhiệm vụ công tác tháng 10 và Quý IV/2024; tình hình phân...

Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN

Hội nghị Cấp cao ASEAN 44, 45 và các hội nghị liên quan tại Thủ đô Vientiane, Lào diễn ra từ ngày 8-11/10 là chuỗi hoạt động cấp cao quan trọng nhất của ASEAN trong năm, với sự tham dự của lãnh đạo các nước ASEAN, Timor-Leste và 10 đối tác của ASEAN, cùng nhiều khách mời là đại diện các tổ chức quốc tế và khu vực. Thủ tướng tới Thủ đô Vientiane, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân...

Cùng chuyên mục

8 khó khăn kinh tế xã hội Việt Nam đối diện trong năm 2024

Ngày 9/10, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển...

Đặt mục tiêu hết năm 2025, Việt Nam xếp hạng 31-33 thế giới về quy mô GDP

Ngày 9/10, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển...

Mốc son lịch sử hào hùng của nhân dân Thủ đô

16 giờ 30 ngày 9/10/1954, những lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên, quân dân ta hoàn toàn kiểm soát thành phố.Sáng 10/10, Ủy ban Quân chính thành phố và Đại đoàn Quân Tiên phong -...

Hỗ trợ các doanh nghiệp phụ trợ để hình thành hệ sinh thái công nghiệp công nghệ số

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số gồm 8 Chương, 73 Điều. Dự thảo Luật đã quy định một số nội dung về ưu tiên...

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình biểu dương điểm sáng du lịch tại Quảng Ninh

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã làm việc về tình hình khắc phục hậu quả mưa bão, lũ lụt; giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, sinh...

Mới nhất

Đồng Tháp thông qua nhiệm vụ quy hoạch KCN Sông Hậu 2 và KCN Cao Lãnh III

Đồng Tháp thông qua nhiệm vụ quy hoạch KCN Sông Hậu 2 và KCN Cao Lãnh IIIHĐND tỉnh Đồng Tháp khoá X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa có Nghị quyết về việc thông qua nhiệm vụ lập quy hoạch chung xây dựng KCN Sông Hậu 2 và Nghị quyết thông qua nhiệm vụ lập quy hoạch phân...

Agribank chính thức tăng vốn điều lệ lên gần 52.000 tỷ đồng

Sau khi tăng vốn, Agribank có vốn điều lệ cao thứ 7 toàn hệ thống, sau Big4 và 3 ngân hàng thương mại cổ phần là VPBank, Techcombank và MB. Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có quyết định về việc sửa đổi nội dung Giấy phép thành lập và...

Nhà phố, biệt thự sinh thái ngoại đô được giới đầu tư “săn lùng”

Nhà phố, biệt thự sinh thái ngoại đô được giới đầu tư “săn lùng”Quyết định mua một căn nhà để ở hay đầu tư, khách hàng không chỉ quan tâm yếu tố đến thiết kế, chất lượng hay tiến độ xây dựng dự án, không gian và môi trường sống cũng trở thành khẩu vị hưởng thụ...

‘Hồng Hài Nhi’ sinh năm 2001 hài hước kể chuyện ‘lái’ thành công người vợ sinh năm 1994

Bị chặn tứ phía, chàng trai 2001 vẫn quyết theo đuổi đến cùngChia sẻ với PV Gia đình...

Tăng giá trị thương hiệu nhờ làm gia công cho khối ngoại

Để tăng tốc quá trình chuyển đổi xanh, Chính phủ cần có hành động mạnh mẽ. Trong đó, hoàn thiện khung chính sách về khử carbon, định giá carbon, chứng chỉ xanh… là cấp thiết. Nhiều doanh nghiệp chọn gia công làm bước đệm...

Mới nhất