Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiSông Hương chào đón tân SV được tiếp sức đến trường: Mẹ...

Sông Hương chào đón tân SV được tiếp sức đến trường: Mẹ nghèo thức trắng đêm chờ sáng


Sông Hương chào đón tân SV được tiếp sức đến trường: Mẹ nghèo thức trắng đêm chờ sáng - Ảnh 1.

5 sinh viên từ Quảng Ngãi ra Huế nhận học bổng Tiếp sức đến trường. Lần này, có 9 tân sinh viên Quảng Ngãi tham dự lễ trao học bổng, trong đó có 5 bạn từ Quảng Ngãi ra Huế, 1 bạn từ Đà Nẵng và 3 bạn đang học ở Huế – Ảnh: TRẦN MAI

video-thumbs.tuoitre.vn/tuoitre/471584752817336320/2024/10/9/09-10-24-tsdt-trao-hoc-bong-hue-1728458623510395855909_thumb5.jpg" data-contentid="" data-namespace="tuoitre" data-originalid="" videoid="768374065954000896" ims-video-id="168833">

Tân sinh viên nhận học bổng tiếp sức đến trường tại Huế – Thực hiện: THANH NGUYÊN – NHÃ CHÂN – DIỄM HƯỜNG

Vượt 300 cây số về TP Huế trong niềm vui được chọn trao học bổng

Sông Hương chào đón tân SV được tiếp sức đến trường: Mẹ nghèo thức trắng đêm chờ sáng - Ảnh 2.

Hai bạn tân sinh viên đến nhận học bổng Tiếp sức đến trường tại Thừa Thiên Huế chiều 9-10 – Ảnh: NHẬT LINH

7h sáng, tại TP Quảng Ngãi những tân sinh viên ở Quảng Ngãi nhận học bổng Tiếp sức đến trường bắt đầu hành trình 300 km ra TP Huế dự và nhận học bổng.

Các tân sinh viên Nguyễn Thị Kim Ngân, Dương Thị Kim Duyên, Bùi Thị Minh Thư, Nguyễn Thị Trang, Nguyễn Thị Quỳnh Thư có những cuộc đời khác nhau nhưng chung cảnh khốn khó. Bạn nào cũng đã nỗ lực tột cùng mới có thể bước vào giảng đường. Khoảng 1 tuần trước, các sinh viên khó khăn ở Quảng Ngãi nghe tin mình được nhận học bổng, bạn nào cũng vui.

Kim Ngân trên đường đi đã say xe nhưng vẫn vui. Ngân kể sinh ra 18 tháng tuổi thì mẹ mất vì bệnh tim, đến khi 3 tuổi, ba cũng qua đời vì bướu cổ biến chứng. Ngân ở cùng ông bà nội và cô ruột. Rồi ông bà cũng rời khỏi cuộc đời này.

“Mình bắt đầu ở với cô ruột từ năm học lớp 7. Mỗi lần xin tiền mua tập vở hay học thêm, dù làm nông vất vả nhưng cô luôn dành những gì tốt nhất cho mình. Điều đó khiến mình nỗ lực nhiều hơn”, Ngân tâm sự.

Ngân chọn ngành Sư phạm Ngữ văn – Trường đại học Phạm Văn Đồng một phần vì thấy hoàn cảnh khó trụ lại ở các thành phố lớn, phần khác vì ở gần nhà có thể đỡ đần, giúp đỡ cô.

Sông Hương chào đón tân SV được tiếp sức đến trường: Mẹ nghèo thức trắng đêm chờ sáng - Ảnh 3.

Trương Quốc Bảo (trái) và Võ Long Vũ (đều là tân sinh viên Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế) đến nhận học bổng- Anh: NHẬT LINH

Còn Nguyễn Thị Trang vào lớp 1 thì mẹ qua đời, ba cũng tai biến. Sau cuộc “đổi thay” ấy, Trang về ở cùng ông bà ngoại, em trai về ở cùng bà nội. Mãi đến năm lớp 9, Trang mới qua về nhà ở cùng bà nội, bà và em trai. Cuộc sống cực kỳ khó khăn, ba không thể đi làm, cuộc sống của gia đình dựa vào nguồn trợ cấp xã hội.

Trang đậu Trường đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng, học được 2 tuần thì quyết định về học tại trường Cao Đẳng y tế Đặng Thùy Trâm. Trang bảo rằng cô muốn theo đuổi ngành tâm lý học, nhưng tính đủ đường thấy về quê học gần nhà để chăm ba và em trai vẫn là điều quan trọng nhất.

Quỳnh Thư, tân sinh viên Trường đại học Phạm Văn Đồng, có một câu chuyện buồn, trước thi tốt nghiệp THPT một tuần thì mẹ mất.

“Mẹ đã trải qua giai đoạn điều trị ung thư dài, ba làm nông nhưng phải nghiỉ việc để theo mẹ chữa bệnh. Mẹ mất thì nhà chẳng còn gì ngoài nợ nần. Tôi rất vui khi nhận học bổng để botws khó khăn trược mắt. Lâu dài, sẽ tìm việc làm thêm”

Sông Hương chào đón tân SV được tiếp sức đến trường: Mẹ nghèo thức trắng đêm chờ sáng - Ảnh 4.

Tân sinh viên Lê Thị Thu Lài (ngành thiết kế đồ họa, Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế) đến rất sớm để chờ nhận học bổng Tiếp sức đến trường ở Huế – Ảnh: NHẬT LINH

Người mẹ nuôi con và nuôi chồng tâm thần thức trắng đêm qua

Lặn lội hơn 30km từ miệt biển xã Vinh Thái, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đến TP Huế để cùng con chờ nhận học bổng, bà Lê Thị Vân (mẹ của tân sinh viên Lê Thị Thu Lài) nói rằng mình gần như thức trắng đêm qua.

Bà Lài có chồng đang điều trị bệnh tâm thần, một mình bà vất vả với 5 sào lúa để vừa lo thuốc men cho chồng, vừa nuôi Lài ăn học. Đôi lúc bệnh tình của chồng trở nặng, kinh tế trong nhà gần như khánh kiệt.

“Hay tin con được chương trình Tiếp sức đến trường trao học bổng, tui vui không ngủ được. Đêm qua tui gần như thức trắng, chỉ chờ đến chiều để cùng con đến nơi nhận học bổng”, bà Vân nói.

Với gia đình bà Vân, số tiền 15 triệu đồng là một khoản tiền rất lớn. Học bổng đến với Lài và gia đình bà Vân như một món quà sưởi ấm gia đình nghèo miền biển ấy.

Cô gái 4 lần đeo tang Lê Thảo Duyên: Tất tả đi nhận học bổng từ chỗ làm thêm 

Sông Hương chào đón tân SV được tiếp sức đến trường: Mẹ nghèo thức trắng đêm chờ sáng - Ảnh 5.

Lê Thảo Duyên đến dự lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường cho tân sinh viên Huế và Quảng Ngãi diễn ra ở TP Huế – Ảnh: TRẦN MAI

Trưa 9-10, TP Huế đổ mưa, Lê Thảo Duyên – tân sinh viên Khoa Báo chí, Trường đại học Khoa học Huế – đội mưa vào điểm trao học bổng. 

“Vì đây là ngày làm thêm đầu tiên, tôi không thể xin chủ quán cho về sớm được. Vừa tan ca, tôi chạy đến điểm trao học bổng luôn. May là kịp lúc”, Duyên nói.

Thảo Duyên có cuộc đời rất buồn và đầy nghị lực phi thường mà nhiều bạn đọc đã biết qua bài viết “Một cuộc đời đau như phim, “nhân vật chính” hôm nay trúng tuyển ba trường đại học”. Cô đã 4 lần đeo tang đưa tiễn người thân yêu. 

Nhập học xong, Duyên vội đi kiếm việc làm thêm ở Huế. Cô kể đã tìm được một lớp dạy thêm với 10 học sinh và hai lớp dạy gia sư với 4 học sinh nữa. Cô dạy Văn, Tiếng Việt và luyện chữ cho các cháu. 

“Sau khi sắp xếp việc học và dạy thêm, tôi thấy còn thời gian rảnh nên trao đổi với một bạn làm gia sư khác và xin thêm việc làm phục vụ quán cà phê. Hai tụi em đảm trực một ca ở quán cà phê và chia tiền của ca đó. Dù mỗi giờ chủ quán trả 15.000 đồng, nhưng cũng ổn, có thêm tiền vẫn hơn”, Duyên nói.

Dù đến muộn, Duyên cũng kịp trò chuyện với các bạn tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn khác. Nghe chuyện của các bạn, Duyên bảo rằng ai cũng khổ cả, giờ ai cũng mong nỗ lực để thoát cuộc sống khó khăn đã trải qua.”

Tôi rất vui khi nhận học bổng, ở đây tôi nhìn thấy những cuộc đời giống mình. Biết học bổng Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ đã lâu, lần đầu tôi dự trực tiếp và thấy thật ý nghĩa”.

Phụ huynh Huế đội mưa đi 30 km đến lễ nhận học bổng cùng con 

Thừa Thiên – Huế chiều 9-10 mưa lớn, nhiều phụ huynh đã đội mưa tới tham dự lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường. 

Chạy xe hơn 30km từ huyện Phú Lộc về với chương trình, ông Phan Văn Dảnh và con gái Phan Thị Mỹ Linh háo hức chờ đến giờ nhận học bổng thay con là tân sinh viên Phan Thị Mỹ Tâm. Tâm cấn lịch học quân sự nên chiều 9-10 không thể đến. 

Ngồi ở hàng ghế cuối quan sát bạn bè của con, ông Dảnh nói: “Nếu biết đến học bổng sớm hơn thì 4 năm trước tôi bớt chạy vạy trong mùa con nhập học”. 

4 năm trước người cha gà trống nuôi con này cũng lo lắng khi con gái Phan Thị Mỹ Linh bước vào cánh cổng đại học. “Nghe báo tin nhận học bổng, 3 cha con tôi vui lắm, nên dù con gái không dự được, tôi và chị nó cũng nhất định phải đến tham dự cho biết” – ông Dảnh nói.

Sông Hương chào đón tân SV được tiếp sức đến trường: Mẹ nghèo thức trắng đêm chờ sáng - Ảnh 7.

Bà Lê Thị Kim Thương xúc động thay con đến nhận học bổng – Ảnh: THANH NGUYÊN

Một người mẹ cũng đi hơn 30km bằng xe buýt từ xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc về chương trình là chị Lê Thị Kim Thương. Chị Thương là phụ huynh tân sinh viên Học viện Ngoại giao Phạm Thị Thanh Cẩm. Một tháng trước, chồng chị Thương qua đời sau thời gian dài chống chọi bệnh ung thư bỏ lại vợ cùng 3 đứa con đang tuổi ăn học. Dồn dập gánh nặng trên một thời gian ngắn, chị phập phồng nỗi lo tài chính. 

Khi Tiếp sức đến trường gọi điện đến thông báo về suất học bổng của con gái, cả nhà rất mừng. “Con gái điện thoại về nói mẹ nhất định phải đi dự thay con. Sáng nay cháu cũng điện về nhắc”, chị cho hay.

Tiếp sức đến trường cho tân sinh viên Huế và Quảng Ngãi – Thực hiện: NHÃ CHÂN – MAI HUYỀN – TRINH TRÀ

21 năm bền bỉ giúp đỡ tân sinh viên Huế khó khăn

Sông Hương chào đón tân SV được tiếp sức đến trường: Mẹ nghèo thức trắng đêm chờ sáng - Ảnh 7.

Tân sinh viên nhận học bổng Tiếp sức đến trường tại Huế có mặt từ khá sớm để làm các thủ tục trước giờ trao – Ảnh: PHAN THÀNH

Tổng kinh phí lễ trao học bổng là hơn 1,5 tỉ đồng, do Câu lạc bộ “Tiếp sức đến trường” Thừa Thiên Huế, Công ty cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt, Công ty cổ phần ô tô Đô Thành tài trợ (mỗi suất học bổng trị giá 15 triệu đồng tiền mặt).

Công ty TNHH Nestlé Việt Nam tài trợ quà tặng cho tân sinh viên, Quỹ Khuyến học Vinacam – Công ty cổ phần tập đoàn Vinacam tài trợ 2 laptop cho tân sinh viên đặc biệt khó khăn còn thiếu thiết bị học tập.

Năm 2024, Công ty cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt, Công ty cổ phần ô tô Đô Thành tài trợ 26 suất học bổng cho tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của Quảng Ngãi với tổng kinh phí 400 triệu đồng, trong đó có 9 tân sinh viên đang theo học tại Huế, Đà Nẵng.

Hôm nay có 82 tân sinh viên dự lễ trao học bổng. Còn 17 tân sinh viên Thừa Thiên Huế và Quảng Ngãi khác sẽ được trao tại TP.HCM.

Thừa Thiên Huế là điểm trao thứ tư trong chương trình học bổng “Tiếp sức đến trường” năm 2024 dành cho tân sinh viên thuộc chương trình “Vì ngày mai phát triển” lần thứ 593 của báo Tuổi Trẻ.

Tham dự và trao học bổng cho các tân sinh viên có bà Nguyễn Thị Hương, ủy viên Ban biên tập báo Tuổi Trẻ. Về phía chính quyền địa phương có ông Nguyễn Tân – giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế, anh Nguyễn Thanh Hoài, bí thư Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế.

Về phía nhà tài trợ có PGS.TS Nguyễn Thiện Tống – chủ nhiệm CLB Tiếp sức đến trường Thừa Thiên Huế, cùng các thành viên trong câu lập bộ. Ông Quách Đạo Quang – quản lý cơ sở Anh Văn Hội Việt Mỹ tại Huế.

Học bổng “Tiếp sức đến trường” năm 2024 của báo Tuổi Trẻ dành cho hơn 1.100 suất học bổng tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước, với tổng kinh phí hơn 20 tỉ đồng.

PGS.TS Nguyễn Thiện Tống 20 năm đi tìm ‘tiền’ hỗ trợ sinh viên: Mong các em sẽ ‘trả nợ’ ân tình cho tương lai chính mình

Sông Hương chào đón tân SV Huế, Quảng Ngãi được trao tặng học bổng tiếp sức đến trường - Ảnh 6.

PGS.TS Nguyễn Thiện Tống – chủ nhiệm CLB Tiếp sức đến trường Thừa Thiên Huế (trái) nở nụ cười tươi khi vừa đến chương trình trao học bổng. Ảnh: PHAN THÀNH

Từ năm 2008 đến nay, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống điều hành Câu lạc bộ Tiếp sức đến trường Thừa Thiên Huế, và đi “gom” từng phần học bổng cho sinh viên nghèo.

Ông kể, mỗi năm nhận lo kinh phí học bổng là một lần lo. Trong thư kêu gọi và email gởi các học trò của mình và nhà hảo tâm, thầy Tống rất lo lắng sẽ không đạt được số học bổng như năm ngoái vì kinh tế khó khăn, bão lũ ảnh hưởng.

“Gom được 83 suất học bổng cho tân sinh viên của tỉnh Thừa Thiên Huế năm nay tôi nhẹ nhõm đi rất nhiều. Tôi phải rà đi rà lại hồ sơ sinh viên, phần vì sợ sót lọt trường hợp khó khăn nhất để hỗ trợ các em” – thầy Tống nói.

Nắm chắc từng phần đóng góp, thầy Tống vừa biết hoàn cảnh của từng sinh viên mà cũng nắm tình hình của từng nhà hảo tâm. Thậm chí đóng góp của từng học trò cũ ông đều ghi chú rõ. Bởi đó là nguồn lực dự phòng cho ngọn chương trình Tiếp sức đến trường “cháy” dài lâu.

Nhiều năm đi trao học bổng, thầy Tống kể có người hỏi ông “sao không làm suất học bổng cho vay?”.

“Tôi cũng trăn trở, nhưng khi nghĩ lại tôi cho rằng việc cho vay để học tập đã có Nhà nước lo. Học bổng tôi đi xin là sự cho đi. Tôi mong muốn các em không nợ tôi gì hết, mà hãy trả lại cho tương lai. Nợ ân tình không phải là tiền. Ân tình này tôi mong muốn các em trả lại cho thế hệ mai sau” – thầy Tống nói.

Câu lạc bộ “Tiếp sức đến trường” Thừa Thiên Huế là nơi tập hợp những người con xa quê, những người bạn yêu mến quê hương xứ Huế… mong muốn được trở về tiếp sức, đồng hành thắp lửa cho các bạn trẻ có hoàn cảnh khó khăn tại quê nhà.

Chương trình “Tiếp sức đến trường” ở Huế đã trải qua 21 năm với tinh thần người đi trước nâng bước người đi sau đã tạo nên những giá trị nhân văn hết sức sâu sắc cho chương trình “Tiếp sức đến trường” tại Thừa Thiên Huế.

Cách đây 20 năm, từ 6 tân sinh viên của Thừa Thiên Huế có hoàn cảnh khó khăn đầu tiên được tiếp sức, đến nay Câu lạc bộ “Tiếp sức đến trường” Thừa Thiên Huế đã tiếp sức cho 1.524 cho tân sinh viên với tổng kinh phí học bổng hơn 15 tỉ đồng.

Bên cạnh hỗ trợ suất học bổng nhiều thành viên của Câu lạc bộ còn nhận nuôi, hỗ trợ kinh phí sinh hoạt, phương tiện đi lại, việc làm… cho tân sinh viên xa nhà.

Cũng trong năm 2024 này, chương trình “Tiếp sức đến trường” của báo Tuổi Trẻ dành cho tân sinh viên còn được tổ chức trao theo các khu vực: miền Trung, Tây nguyên, Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long; các tỉnh, thành phía Bắc và Bắc Trung bộ.

* Tuổi Trẻ Online đang cập nhật

Sông Hương chào đón tân SV được tiếp sức đến trường: Mẹ nghèo thức trắng đêm chờ sáng - Ảnh 8.



Nguồn: https://tuoitre.vn/song-huong-chao-don-tan-sv-duoc-tiep-suc-den-truong-me-ngheo-thuc-trang-dem-cho-sang-20241008123420685.htm

Cùng chủ đề

Lớn lên nhờ tình thương của xã hội, nay Đức thành sinh viên ĐH Nông lâm Huế

Đến năm 14 tuổi, Đức được dì ruột xin về quê ở với dì cho đỡ cảnh côi cút, rau cháo nuôi nhau.Đức được người dì hết mực yêu thương, nhưng gia cảnh dì quá nghèo, thu nhập chính trong gia đình chỉ trong chờ vào vài cọng rau ở góc vườn. Thương dì vất vả, học hết lớp 10, Đức quyết...

Làm thiện nguyện là hạnh phúc và cơ duyên trong cuộc đời của tôi

Sau cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra thiệt hại nặng nề tại Hà Nội và các tỉnh miền núi phía Bắc vào tháng 9/2024, nhiều gia đình đã phải gánh chịu những mất mát không thể kể hết. Tuy nhiên, trong hoạn nạn, sự chung tay, góp sức của đồng bào cả nước đã phần nào xoa dịu nỗi đau của những mảnh đời không may. Nhà báo Vũ...

SHB dành gần 150 tỷ đồng đóng góp cho hoạt động an sinh xã hội

SHB chủ động triển khai các hoạt động hỗ trợ người chịu thiệt hại, người có hoàn cảnh khó khăn hồi phục sau thiên tai và ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ...

Tân Hiệp Phát tiếp sức tới trường cho 200 học sinh tại tỉnh Hậu Giang

"Đây là năm thứ 2 các em học sinh trên địa bàn tỉnh Hậu Giang nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của công ty Tân Hiệp Phát. Chúng tôi ghi nhận, cảm ơn công ty đã đồng hành, tài trợ 350 suất học bổng trị giá trên 500 triệu đồng trong 2 năm qua. Đây là những suất học bổng thiết thực, ý nghĩa giúp các em vượt khó, hỗ trợ 1 phần chi phí học tập...

Việt Nam có bao nhiêu tỉnh không giáp biển?

1. Cả nước có bao nhiêu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tú Quyên: Cô đào một lòng một dạ với gánh cải lương Thiên Lý

Vai cô đào cải lương trong phim Song Lang rồi mở gánh cải lương Thiên Lý phi lợi nhuận có lẽ là những điều dễ nhớ nhất khi nhắc đến Tú Quyên. Tú Quyên trong vai Thượng Dương hoàng hậu trong vở Dương hoàng hậu - Ảnh: HỒ LAM Tú Quyên kể với Tuổi Trẻ: những ngày không đi hát ở gánh Thiên Lý, cô đi dạy cải lương. Hầu như công việc toàn thời gian đều dành cho cải lương. Với Tú...

Vụ từ thủ khoa thành trượt lớp 10: Hội đồng chấm thi xin lỗi phụ huynh, thí sinh

Trưa 9-10, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Vũ Ngọc Liêm - hiệu trưởng Trường THPT Ngọc Lặc (Thanh Hóa) - chủ tịch hội đồng chấm thi vào lớp 10 Trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn - cho biết: "Sau khi sự việc ghi nhầm điểm xảy ra đối với thí sinh C.T.H., tôi cùng tổ hồi phách,...

Tập đoàn Trump đầu tư tổ hợp 1,5 tỉ USD tại Hưng Yên

Cùng ngày, cựu tổng thống Mỹ Donald Trump đã chứng kiến lễ ký kết hợp tác giữa Tập đoàn Trump và Công ty cổ phần Dịch vụ khách sạn Hưng Yên."Chúng tôi vô cùng hào hứng khi chính thức bước chân vào thị trường đầy năng động này. Việt Nam sở hữu tiềm năng vượt trội trong ngành khách sạn và giải...

Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 hội chẩn, cấp cứu trong đêm cho người dân Nam Sudan

Ngày 8-10 Chuẩn tướng William Ryarasa - chỉ huy trưởng phân khu Unity cùng đoàn công tác của phái bộ đã đến thăm và kiểm tra công tác bàn giao, triển khai hoạt động của BVDC 2.6Ông William Ryarasa tin tưởng năng lực hoạt động của các thê đội Bệnh viện dã chiến cấp 2 của Việt Nam và tin chắc BVDC...

Chuyện bình thường ở trường, ở lớp lại trở thành độc, lạ?

Kính thưa các loại thuBan đại diện cha mẹ học sinh của lớp, trường được lập ra với mục đích cầu nối giữa nhà trường và phụ huynh học sinh, giải quyết các vấn đề ngoài quyền hạn của nhà trường. Công bằng mà nói, ban đại diện cha mẹ học sinh đã có những đóng góp nhất định trong việc làm...

Bài đọc nhiều

Lớn lên nhờ tình thương của xã hội, nay Đức thành sinh viên ĐH Nông lâm Huế

Đến năm 14 tuổi, Đức được dì ruột xin về quê ở với dì cho đỡ cảnh côi cút, rau cháo nuôi nhau.Đức được người dì hết mực yêu thương, nhưng gia cảnh dì quá nghèo, thu nhập chính trong gia đình chỉ trong chờ vào vài cọng rau ở góc vườn. Thương dì vất vả, học hết lớp 10, Đức quyết...

Thủ đô Hà Nội – niềm tự hào và động lực phát triển của đất nước

Baoquocte.vn. Việc giữ gìn cốt cách văn hóa truyền thống, đồng thời hòa nhập với dòng chảy hiện đại là điều hết sức quan trọng, nhất là với thế hệ trẻ - những người sẽ kế thừa và xây dựng tương lai của Thủ đô.

Hà Nội rực rỡ trong biển cờ hoa đón mừng kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô

Những ngày này, Hà Nội rực rỡ hơn bao giờ hết khi cả thành phố ngập tràn sắc màu với cờ hoa, băng rôn, biểu ngữ và tranh cổ động, đánh dấu cột mốc trọng đại - 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).

Toạ đàm “Định hướng phát triển của nền nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam”

(NADS) - Sáng 8/10, tại TP Vinh (Nghệ An), Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Tọa đàm với chủ đề: “Định hướng phát triển của nền nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam”. Toạ đàm là một trong những nội dung...

Cùng chuyên mục

Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 hội chẩn, cấp cứu trong đêm cho người dân Nam Sudan

Ngày 8-10 Chuẩn tướng William Ryarasa - chỉ huy trưởng phân khu Unity cùng đoàn công tác của phái bộ đã đến thăm và kiểm tra công tác bàn giao, triển khai hoạt động của BVDC 2.6Ông William Ryarasa tin tưởng năng lực hoạt động của các thê đội Bệnh viện dã chiến cấp 2 của Việt Nam và tin chắc BVDC...

Hơn 500 cổ vật quý được trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội

Baoquocte.vn. Nhiều cổ vật quý từ thời kỳ đồ đồng cho đến thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn được trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội đến hết ngày 30/10.

Chở loa di động len lỏi lên nương để truyền thông đến đồng bào

Lời tòa soạn: Thông tin cơ sở là lực lượng truyền thông đặc biệt. Đây là hệ thống truyền thông tiếp cận trực tiếp đến người dân, góp phần lan tỏa năng lượng tích cực, tạo sự đồng thuận, niềm tin xã hội và sức mạnh tinh thần để Việt Nam bứt phá vươn lên. VietNamNet xin gửi tới độc giả tuyến bài viết về công việc của những người làm công tác thông tin cơ sở.  Bài 1:...

Tiền lương đóng BHXH 5,7 triệu đồng, doanh nghiệp nộp phí công đoàn ra sao?

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, qua tổng kết việc thực hiện Luật Công đoàn năm 2012 cho thấy, tỷ trọng chi tài chính công đoàn được tập trung cho công đoàn cơ sở (chiếm gần 75%) để chăm lo cho người lao động.Trong đó, tài chính chi cho phúc lợi, đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng cho đoàn viên và người lao động chiếm hơn 84% tổng số chi.Theo Phó Chủ tịch Tổng...

Mới nhất

NHÁNH HẦM CHUI KHU NAM SÀI GÒN TRƯỚC NGÀY THÔNG XE

Sau 4 năm thi công, nhánh hầm chui ở nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ cơ bản hoàn thành, dự kiến thông xe vào ngày mai (4/10). Nhánh hầm chui số 2 (HC2) tại dự án nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (quận 7) đang hoàn tất các hạng mục cuối cùng để...

Khánh thành Bệnh viện Nhi Hà Nội

Tới dự lễ có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài; các Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn - Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về trẻ...

Mới nhất