Trang chủKinh tếNông nghiệpCấp ngựa bạch tạo sinh kế cho đồng bào DTTS

Cấp ngựa bạch tạo sinh kế cho đồng bào DTTS


Người dân chăn thả ngựa trên cánh đồng cỏ xã Phòng Vân, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang).
Người dân chăn thả ngựa trên cánh đồng cỏ xã Phòng Vân, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang)

Trước đây, người dân ở các xã Biên Sơn, Phong Vân, Tân Sơn của huyện Lục Ngạn chủ yếu phát triển chăn nuôi trâu, bò… Khi đó nuôi ngựa chỉ để có sức kéo và làm phương tiện vận chuyển hàng hóa. Lúc đầu, chỉ có một vài hộ chuyển sang chăn nuôi ngựa bạch và nhận thấy nuôi ngựa bạch khá đơn giản, ít bị dịch bệnh hơn so với nuôi trâu bò, đầu ra lại ổn định.

Vài năm trở lại đây, người dân bắt đầu mở rộng, phát triển và hình thành mô hình chăn nuôi ngựa theo hướng hàng hóa, mở ra hướng mới phát triển kinh tế cho vùng miền núi này.

Xã Phong Vân (huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) là một trong những điểm nuôi ngựa bạch điển hình. Chỉ trong 2 năm gần đây, chính quyền địa phương đã cấp khoảng 200 con ngựa giống cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn để chăn nuôi, tạo sinh kế mới.

Chị Hà học cách chăm sóc, chăn nuôi từ UBND và bà con xung quanh nhân giống, nuôi lớn rồi bán ra thị trường
Chị Hứa Thị Hà học cách chăm sóc, chăn nuôi ngựa bạch để nhân giống, nuôi lớn rồi bán ra thị trường

Chị Hứa Thị Hà (dân tộc Nùng) được cấp một con ngựa bạch làm giống. Gia đình làm nông, hằng ngày chị đưa ngựa ra bãi cỏ chăn thả, đến tối đưa về nhà. “Nhờ thuận lợi vì có nhiều đồng cỏ rộng lớn, khi nhận ngựa hỗ trợ từ chính quyền chúng tôi rất mừng. Trước kia kinh tế gia đình rất khó khăn, nhờ nhân giống ngựa, đến nay tôi đã có của để dành”, chị Hà nói.

“Việc chăn nuôi ngựa tương đối là nhàn, không đòi hỏi quá cao về kỹ thuật, vừa tận dụng được diện tích chăn thả và nguồn thức ăn tự nhiên, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn”, chị Hà chia sẻ thêm.

Theo các hộ chăn nuôi ngựa nhiều năm tại đây, do ngựa bạch cho giá trị kinh tế cao nên hiện nay nhiều hộ dân chuyển sang đầu tư nuôi loài động vật này. Ngựa bạch con khi được trên 5 tháng tuổi người dân sẽ cho xuất bán với giá khoảng 20 đến 65 triệu đồng/con (tùy theo chất lượng ngựa). Đối với ngựa bạch trưởng thành, giá bán từ 80 đến 120 triệu đồng/con.

Phía UBND xã cũng hướng dẫn, hỗ trợ trong công tác phòng, trị bệnh cho đàn ngựa như: kỹ thuật vệ sinh, tiêu độc, sát trùng chuồng trại, cách ly, tiêm vắc xin phòng bệnh… bởi vậy việc chăn nuôi rất thuận lợi.

Ông Trần Văn Trường, Chủ tịch UBND xã Phong Vân, huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) cho biết: Để tăng tính kết nối, sản xuất tiêu thụ sản phẩm, mới đây, chính quyền xã Phong Vân đã vận động một số hộ chăn nuôi ngựa bạch ở địa phương thành lập HTX dịch vụ nông, lâm nghiệp xã Phong Vân.

Đồng thời chỉ đạo cán bộ thú ý cơ sở tăng cường công tác phối hợp, chuyển giao khoa học kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho người dân.

Cùng với sự quan tâm hỗ trợ của huyện và các ngành chuyên môn, xã đã xây dựng chương trình phát triển đại gia súc, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng đàn ngựa, tiến đến mục tiêu xây dựng các sản phẩm từ ngựa trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương.

Đối với ngựa bạch trưởng thành, giá bán từ 80 đến 120 triệu đồng/con
Đối với ngựa bạch trưởng thành, giá bán từ 80 đến 120 triệu đồng/con

Quá trình nuôi ngựa bạch hoàn toàn có thể tận dụng các loại thức ăn tự nhiên sẵn có như cỏ, lá ngô kết hợp với ngô hạt hoặc thóc xay. Mỗi hộ, chỉ cần đầu tư từ 20 – 60 triệu đồng là có thể mua được một con ngựa giống non khoảng 5 tháng tuổi. Nếu chăm sóc tốt, sau 3 năm là ngựa cái bắt đầu sinh sản, trung bình ngựa cái sẽ đẻ 1 con/năm.

So với nuôi ngựa thịt hay nuôi trâu, bò thì việc nuôi ngựa bạch thuận lợi hơn mà lại yên tâm về đầu ra của sản phẩm. Hiệu quả của mô hình chăn nuôi ngựa bạch của bà con trên địa bàn xã đã được khẳng định rõ trong thực tiễn. Chính quyền xã đã có chủ trương và trực tiếp chỉ đạo các thôn khác trong xã tổ chức tham quan để tiến tới nhân rộng mô hình này ra toàn xã. Hiện trên toàn xã có khoảng 1.600 con ngựa các loại, trong đó ngựa bạch chiếm 65 – 70% số lượng đàn.

Việc chăn nuôi ngựa đã cho những kết quả đáng khích lệ giúp đồng bào nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo góp phần tích cực trong công tác xây dựng đời sống kinh tế ở địa phương. Thời gian tới, huyện tiếp tục chỉ đạo Phòng Nông nghiệp huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang triển khai hỗ trợ các hộ gia đình chăn nuôi ngựa về con giống.

Huyện cũng hỗ trợ nông dân tiếp cận vốn vay ngân hàng, hỗ trợ về vaccin phòng dịch, tổ chức các lớp tập huấn về kĩ năng chăn nuôi, nhân giống, mở rộng đàn cho bà con nhân dân, thành lập các HTX chăn nuôi ngựa bạch để đảm bảo về đầu ra và đầu vào.

Việc chăn nuôi ngựa bạch đã góp phần hình thành được vùng sản xuất hàng hóa, thay đổi dần tập quán chăn nuôi của người dân, áp dụng tiến bộ KHKT và thực hiện quy trình chăn nuôi bền vững, khép kín. Mô hình nuôi ngựa bạch ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) còn góp phần giải quyết việc làm cho đồng bào DTTS, tăng thu nhập, góp phần đẩy mạnh chăn nuôi tập trung và nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.

Thoát nghèo từ nuôi bò thương phẩm





Nguồn: https://baodantoc.vn/cap-ngua-bach-tao-sinh-ke-cho-dong-bao-dtts-1728375032411.htm

Cùng chủ đề

Nhiều hộ đồng bào DTTS thoát nghèo nhờ chăn nuôi ngựa bạch

Quá trình nuôi ngựa bạch hoàn toàn có thể tận dụng các loại thức ăn tự nhiên sẵn có như cỏ, lá ngô kết hợp với ngô hạt hoặc thóc xay. Mỗi hộ, chỉ cần đầu tư từ 20 - 60 triệu đồng là có thể mua được một con ngựa giống non khoảng 5 tháng tuổi. Nếu chăm sóc tốt, sau 3 năm là ngựa cái bắt đầu sinh sản, trung bình ngựa cái sẽ đẻ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sơn Dương (Tuyên Quang): Chú trọng tạo môi trường thuận lợi, thu hút đầu tư

Huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) có lợi thế giáp với tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, gần Thủ đô Hà Nội. Phát huy lợi thế đó, huyện đã không ngừng nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện (DDCI), thực hiện đồng bộ các giải pháp thu hút các nhà đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.Chiều 18/12, Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Long tổ chức họp mặt biểu dương, tôn vinh điển...

Đà Bắc (Hòa Bình): Nâng cao hiệu quả công tác vận động, tuyên truyền tại vùng đồng bào DTTS

Nhằm tạo chuyển biến về nhận thức và ý thức tự giác chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời tăng cường khối Đại đoàn kết dân tộc, những năm qua, tỉnh Hòa Bình nói chung, huyện Đà Bắc nói riêng luôn chú trọng đầu tư cho công tác vận động, tuyên truyền.Chiều 18/12, Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Long tổ chức họp mặt biểu dương, tôn vinh điển hình...

Mở lối giảm nghèo từ mô hình tái canh cây cà phê

Với lợi thế đất đỏ Bazan màu mỡ, độ cao và khí hậu thích hợp, cà phê được xem là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Tái canh và phát triển bền vững cây cà phê là một trong những hướng đi mới đang được ngành chức năng huyện Hướng Hóa định hướng cho người dân nhằm từng bước mở lối thoát nghèo.Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 8, Cục...

Những mái ấm nghĩa tình trên cao nguyên Hà Giang

Tiết trời rét buốt là đặc trưng của cùng cao Hà Giang mỗi khi Đông về. Thế nhưng, cái rét đó dường như đã được xóa tan bởi sự ấm áp từ những trái tim chia sẻ, nghĩa tình của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong phong trào “chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”, xây lên những mái ấm kiên cố hơn, bền đẹp hơn cho người có công với cách mạng,...

Sơn Dương (Tuyên Quanng): Chú trọng tạo môi trường thuận lợi, thu hút đầu tư

Huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quanng) có lợi thế giáp với tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, gần Thủ đô Hà Nội. Phát huy lợi thế đó, huyện đã không ngừng nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện (DDCI), thực hiện đồng bộ các giải pháp thu hút các nhà đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.Chiều 18/12, Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Long tổ chức họp mặt biểu dương, tôn vinh điển...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Con rùa mẹ khổng lồ tìm đến một hòn đảo của Việt Nam đẻ gần trăm quả trứng rồi quay về biển

Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo và Sixsen Côn Đảo, khoảng 7 giờ sáng ngày 14/12/2024, tại bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện một con rùa mẹ nặng khoảng 50kg bò lên bãi đẻ được 98 quả trứng, sau đó quay...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. ...

Cùng chuyên mục

Huyện thứ 2 của TP.Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1574/QĐ-TTg công nhận huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023. Tính đến thời điểm này, Gia Lâm là huyện thứ 2 của TP.Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn...

Đường hoa nông thôn mới ở một huyện của Đồng Tháp đêm điện sáng, ngày bông trang nở cản chả kịp

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự đồng lòng của người dân, phong trào xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao tại huyện Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) đã có những chuyển biến tốt, đặc biệt...

Nông dân Cần Giờ “chơi lớn” đầu tư tiền tỷ nuôi tôm công nghệ cao

Nghề nuôi tôm được TP.HCM quan tâm đẩy mạnh và được xem là sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản chủ lực. Trong đó, ở Cần Giờ người dân mạnh dạn ứng dụng công nghệ để xây dựng các mô hình nuôi tôm đạt hiệu quả cao. ...

Cần cơ chế pháp lý, giúp các tổ “danh chính ngôn thuận”

Mặc dù cả nước đã có 5.036 tổ khuyến nông cộng đồng (KNCĐ) được thành lập, song số lượng các tổ KNCĐ hoạt động có hiệu quả còn ít. Một phần do chưa hiểu rõ cách thức hoạt động, vai trò của tổ, năng lực còn hạn chế; một phần chưa...

Sử dụng hiệu quả vốn tín dụng ưu đãi trong phát triển kinh tế – xã hội địa phương

Thị xã Hồng Lĩnh nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh, có 6 đơn vị hành chính, bao gồm: Phường Bắc Hồng, phường Nam Hồng, phường Đậu Liêu, phường Đức Thuận, phường Trung Lương và xã Thuận Lộc, với tổng diện tích 5.897,3 ha, dân số trung bình năm 2023 là 40.412 người; mật độ dân số trung bình là 685 người/km2. Hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi ở Quế Phong...

Mới nhất

Đề xuất nhiều chính sách ưu đãi năng lượng tái tạo, mở vốn ngoại cho điện gió ngoài khơi

Bộ Công Thương vừa đưa ra dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về năng lượng tái tạo, năng lượng mới với loạt chính sách ưu đãi mới. ...

Tổng lãnh sự Nhật Bản thăm Báo Thanh Niên

Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TP.HCM Ono Masuo chia sẻ thân tình khi tới thăm Báo Thanh Niên và bày tỏ mong...

Tổng lãnh sự Nhật Bản thăm Báo Thanh Niên

Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TP.HCM Ono Masuo chia sẻ thân tình khi tới thăm Báo Thanh Niên và bày tỏ mong...

Huyện thứ 2 của TP.Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1574/QĐ-TTg công nhận huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023. Tính đến thời...

Mới nhất