Trang chủKinh tếNông nghiệpTrợ lực ân tình của người nghèo (Bài 3)

Trợ lực ân tình của người nghèo (Bài 3)


Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được người dân ví là “cứu cánh”, là “bà đỡ”, là trợ lực ân tình của người nghèo. Quả vậy, riêng tỉnh Nghệ An, bình quân hàng năm có 80.000 hộ, trong đó 10.500 hộ người nghèo được vay vốn NHCSXH tỉnh. Từ số liệu này, chúng tôi đi tìm mô hình một hộ gia đình đến mô hình một bản và mô hình một xã của đồng bào dân tộc thiểu số nghèo khó nhất, “đặc thù” nhất để hiểu thêm vốn vay NHCSXH tác động như thế nào đến sự thay đổi cuộc sống của những người nghèo.

Trợ lực ân tình của người nghèo (Bài 1) Trợ lực ân tình của người nghèo (Bài 2)

Bài 3: Xã “xuất khẩu lao động”

Đó là xã Chiêu Lưu, huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Sở dĩ xuất hiện tên gọi này bởi trong 20 xã, thị trấn của Kỳ Sơn, việc xuất khẩu lao động (XKLĐ) ở Chiêu Lưu trở thành phong trào, nổi nhất huyện. Đi sâu tìm hiểu, mới hay Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Kỳ Sơn là nguồn trợ lực chính giúp đồng bào thiểu số Thái, Mông…vùng biên giới mở hướng thoát nghèo.

Một người vay vốn, cả xã được nhờ

Ông Lô Văn Cáng, Chủ tịch UBND xã Chiêu Lưu nhấn mạnh câu “một người vay vốn, cả xã được nhờ” không phải nói cho vui, cho sướng miệng. Bởi lẽ đơn giản ai cũng cảm nhận được kể cả du khách nước bạn Lào qua đây. Đó là, một nhân lực trong một hộ nghèo XKLĐ thì gia đình họ có một ngôi nhà mới – ngôi nhà xoá nghèo. Nhà này nối nhà kia thành dãy nhà đẹp cho bản, cho xã cửa ngõ của huyện.

Chúng tôi được dịp kiểm chứng “lẽ đơn giản” đó tại 11 bản của Chiêu Lưu từ bản Cù, bản Khe Nằn đến bản Lăn, bản Tạt Thoong… tất cả 11 bản này đều có người XKLĐ. Tại bản Khe Nằn, chúng tôi ngạc nhiên trước ngôi nhà sáng trắng màu sơn của anh Vi Văn Mây, nổi lên giữa núi rừng. Trong nhà, hai bà cháu đang ngồi xem ti vi. Bà là Nguyễn Thị Tha, mẹ anh Mây. Cháu nhỏ là con của vợ chồng anh Mây.

Bà Tha cho biết: “Mây XKLĐ tại Đài Loan năm 2021. Đầu năm 2023 nó về trả vốn cũ cho NHCSXH huyện Kỳ Sơn, vay vốn mới đưa vợ là Moong Thị Liên cùng đi. Cháu đích tôn gửi ông bà. Lần này, hai vợ chồng được vay 300 triệu đồng. Ngôi nhà mới nhờ tiền của vợ chồng gửi về. Hơn 1 tỉ đồng đấy”.

1.	Bà Nguyễn Thị Tha và cháu nội trong ngôi nhà mới
Bà Nguyễn Thị Tha và cháu nội trong ngôi nhà mới

Bà Tha chỉ tay sang căn thấp bé bên cạnh, cho hay khi Mây XKLĐ, cả gia đình ở trong căn nhà tạm như thế này. Đó là căn nhà cột kê, vách thưng phên, mái lợp fibro xi măng. Theo bà Tha, căn nhà tạm của con gái. Hiện con gái cũng đang XKLĐ. Ít năm nữa về trả hết vốn vay, làm nhà mới để thoát nghèo như anh trai.

Hỏi nguyên nhân con trai của bà có chuyến xuất ngoại đầu tiên, bà Tha trải lòng: “Vợ chồng tôi nghèo nên con cái cũng nghèo theo. Nhưng lớp trẻ bây giờ không cam chịu nghèo khó như bố mẹ nó ngày xưa nên khi huyện, xã phổ biến chủ trương XKLĐ để làm kinh tế, lại được NHCSXH huyện cho vay vốn, vợ chồng tôi giục con đăng kí ngay. Bởi bố mẹ hai bàn tay trắng, lấy gì giúp con”. Nói đoạn, bà Tha nói trải lòng về sự biết ơn: “Cái nhà này có thể xem Nhà nước “tặng” cho mẹ con tôi hơn nửa”.

Cách nhà bà Tha khoảng cây số là nhà ông Kha Văn Nam, Bí thư Chi bộ bản Hồng Tiến. Ông Nam có con Kha Văn Thu XKLĐ tại Đài Loan. Khi chúng tôi đến, vợ chồng ông Nam đang đứng nhìn đàn gà 50 con ăn cám. Ông Nam bảo, đàn gà chất lượng này ít hôm nữa bán cho khách buôn. Tiền bán gà cộng với tiền lãi từ 4 con trâu và tiền con gửi về sẽ trả hết vốn vay cho ngân hàng trong năm nay.

Con trai ông Nam vay 67 triệu động từ NHCSXH huyện Kỳ Sơn, XKLĐ hồi tháng 7-2022. Trước đây, hai cha con làm nghề thợ mộc nhưng khi được vận động XKLĐ, ông Nam khuyên con nên đi vì đây là cơ hội được ra nước ngoài lại kiếm được tiền để phát triển kinh tế, giúp gia đình thoát nghèo. Hồi ấy, gia đình ông Nam cũng ở nhà tạm như bà Tha. Năm 2023, ngôi nhà mới xây xong, gia đình ông Nam thoát nghèo.

2.	Ông Lương Văn Hoan với đàn bò trên khu vực C5
Ông Lương Văn Hoan với đàn bò trên khu vực C5

Rời bản Hồng Tiến, chúng tôi khi ngồi xe ôm, khi “cuốc” bộ theo ông chủ tịch xã suốt hai giờ dưới mưa rừng, lên C5 (khu vực trang trại của người dân Chiêu Lưu) tìm gặp ông Lương Văn Hoan đang chăn đàn bò, dê ở khu vực rừng Sa Năm Pu Hạnh.

Chúng tôi lên đến nơi, thấy ông Nam đang rắc muối cho bò ăn. Ông là dân lành nhưng trông vóc người dỏng cao, da ngăm đen, mái tóc sương gió, ánh mắt sắc lẹm, hông đeo dao mẹo giống hệt “dân rừng” đi tìm trầm. Biết chúng tôi là nhà báo tìm hiểu chuyện vay vốn XKLĐ, ông bảo: “Tiền của thằng Biên XKLĐ bên Đài Loan gửi về cho bố chăn nuôi đây. 15 con bò, 23 con dê, 6 con lợn. Nhìn thế thôi chứ quy ra tiền là 150 triệu đồng đấy. Lúc mới mua chỉ 60 triệu đồng thôi. Lãi to rồi”.

Chúng tôi hỏi vui: “Chỉ riêng khoản tiền này thì khi trả hết vốn vay cho NHCSXH huyện, gia đình ông còn “ẵm” nhiều lắm”. Ông Hoan cười khà khà: “Năm 2022, thằng Biên vay NHCSXH huyện Kỳ Sơn 80 triệu đồng đi XKLĐ. Nay bố con tôi trả gần hết rồi, chỉ còn 10 triệu đồng. Kỳ hạn vay 3 năm nhưng bố con trả nợ trước hạn. NHCSXH huyện trợ lực hay thế, tử tế thế ai nỡ “om” tiền trong túi mần chi”.

“Thằng Biên” mà ông Hoan nhắc là Lương Văn Biên, con thứ ba. Trước khi XKLĐ, Biên theo bố làm rẫy. Quanh năm mưa nắng trên rẫy cũng chỉ đủ ăn, chưa sắm được ti vi, tủ lạnh…như bây giờ. Chúng tôi lại thăm dò vui: “Con đi XKLĐ, gia đình có đỡ hơn so với nghề làm rẫy?”. Ông Nam lại cười khà khà: “Con trai XKLĐ được một năm là cả nhà thoát nghèo thì biết đỡ hay không”.

Xã điểm về vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội

“Xã Chiêu Lưu là xã “đặc thù” bởi xã nghèo “nhiễm độc” ma tuý. Nhưng đây là xã có nhiều XKLĐ. Họ vay vốn và trả vốn sòng phẳng, tốt nhất huyện Kỳ Sơn. Từ khi vay vốn XHLĐ đến nay, nợ xấu của người lao động Chiêu Lưu là “không đồng”. Vốn vay được phát huy thấy rõ. Chủ trương XKLĐ đang tiếp tục triển khai sâu rộng hơn để chứng tỏ-đồng vốn vay nhân văn và ưu việt của Nhà nước được thực hiện đúng ý Đảng, lòng Dân như chức năng cốt lõi của NHCSXH”.

Ông Vi Hoè – Bí thư huyện ủy Kỳ Sơn

Mũi nhọn kinh tế của xã cửa ngõ.

Cũng như ông Lô Văn Cáng, ông La Văn Táy, Bí thư Đảng ủy xã đều là cán bộ mới của xã Chiêu Lưu nhưng cả hai vị đều rất “mê”, rất “thạo” việc XKLĐ. Ví như, nắm chắc số người XKLĐ tại từng bản; từng nước; số người đã đi, đã về và đang ở lại.

Ông Táy nói: “Chiêu Lưu từng là điểm “nóng” nhất Kỳ Sơn về ma tuý. “Nóng” đến mức, hễ trên cầu Khe Nằn có lá cây xanh rải rác là ám hiệu cho biết trên rừng có ma tuý. Khi Công an chính quy về xã là cơ hội cho cơ quan chức năng dẹp bỏ 100% tệ nạn này trong năm 2020. Xã nghèo lại vừa nhiễm độc ma tuý thì càng nghèo hơn”. Ông Táy dẫn chuyện này để nhấn mạnh rằng, Đảng ủy Chiêu Lưu xác định, đối với xã biên giới chỉ có XKLĐ mới xoá được nghèo. XKLĐ là “mũi nhọn” kinh tế giúp xã nghèo biên giới vững chắc mọi mặt, nhất là an ninh, quốc phòng. “Chúng tôi đặc biệt quan tâm nên khi thực hiện chủ trương, cả hệ thống chính trị vào cuộc nhịp nhàng. Vì ý Đảng đã rõ. Còn lại là ở lòng dân”, ông Táy nhận định.

Bàn về “lòng dân”, ông Cáng cho hay, lúc đầu khó khăn nhất là tìm cách truyên truyền như thế nào để vận động được dân bản đi XKLĐ. Khó là bởi trong cả 11 bản rất ít người tốt nghiệp THPT; ít người đi ra khỏi địa bàn xã, huyện; nhận thức hạn chế; lo sợ ra nước ngoài lao động nặng nhọc, lương thấp. Nhận biết đây là trở ngại chính, lãnh đạo địa phương kết hợp Phòng LĐ-TB&XH huyện cùng các Công ty tuyển dụng XKLĐ và NHCSXH huyện mở Hội nghị bàn thảo về lợi ích XKLĐ với những lao động chính của 11 bản. Các đơn hàng, đi nước nào, làm gì, mức lương cụ thể lần lượt được công bố tại đây.

3.	Một trong nhiều dãy nhà đẹp của những hộ gia đình có con XKLĐ dọc bản Hồng Tiến
Một trong nhiều dãy nhà đẹp của những hộ gia đình có con XKLĐ dọc bản Hồng Tiến

Thời sự nhất là khi biết NHCSXH huyện tạo điều kiện cho vay vốn thì dân bản ngỡ ngàng, bởi trước đây cần vốn kinh doanh nhưng không biết vay ai. Nay NHCSXH huyện cho mỗi người XKLĐ vay 100 triệu đồng/chu kì ba năm thì dân bản mới vỡ ra “100 triệu đồng là rất lớn, mình vừa được vay vốn vừa có việc làm là một cơ may hiếm có để xoá cảnh nghèo đeo đẳng bao đời”. Ông Cáng vui nói: “Sự vỡ ra này chứng tỏ lòng dân đã thuận. Vì vậy, họ đặt bút đăng kí XKLĐ. Tiếp đó, đại diện UBND xã cùng NHCSXH huyện và tổ vay vốn từng bản đến từng nhà có người XKLĐ xem xét, thống kê tài sản, xác định người thừa kế rồi mới kí quyết định chuyển NHCSXH huyện. NHCSXH huyện xem xét lần cuối trước khi cho vay”.

Ông Cáng đúc kết gọn: “Tại thời điểm này, Chiêu Lưu có 153 người XKLĐ. 152 người tiếp tục ở lại lao động tại các nước Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, An-giê-ri, Ba Lan và Trung Quốc. Hiện xã có 73 ngôi nhà đẹp “mọc” lên khắp 11 bản làng gần xa là nhà của 73 hộ thoát nghèo nhờ XKLĐ. Sắp tới sẽ còn nhiều ngôi nhà mới nữa”.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/tro-luc-an-tinh-cua-nguoi-ngheo-bai-3-155976.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 7/11

Tỷ giá trung tâm tăng 25 đồng, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 1,53 điểm hay giá xăng, dầu (trừ mazut) cùng tăng 350-770 đồng một lít, kg... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 7/11. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 5/11 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 6/11 ...

Nâng cao hiệu quả quản lý và thúc đẩy nâng hạng thị trường chứng khoán

Ngày 7/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia. Các đại biểu cho rằng, trong bối cảnh thị trường chứng khoán ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt...

Sắp diễn ra Diễn đàn quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II

Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II với chủ đề: "Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động". Đây là sự kiện thường niên, được...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 6/11

Tỷ giá trung tâm tăng 10 đồng, chỉ số VN-Index tăng mạnh 15,52 điểm hay CPI tháng 10/2024 tăng 0,33% so với tháng trước... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 6/11. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 4/11 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 5/11 ...

Bài đọc nhiều

Tiềm năng và triển vọng trong sản xuất nông nghiệp Bắc Giang

Những ngày đầu tháng 10, bà Trần Thị Tuyết, (xã An Hà, Lạng Giang, Bắc Giang) chăm ra thăm đồng hơn. Đánh giá về tình hình sản xuất vụ Mùa 2024, bà Tuyết cho biết, cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã gây thiệt hại không...

Trồng sắn dây trong bao xi măng ở Phú Yên, cả làng tò mò, đào củ sắn dây dễ như ăn kẹo, có tiền

Đến phường Hòa Vinh, thị xã Đông Hò, tỉnh Phú Yên gặp chị Nguyễn Thị Nga là một trong những người đầu tiên ở địa phương trồng sắn dây trong bao xi măng với quy mô nửa sào đất (250 m²). Với 1m2 trồng 04 gốc, diện tích 250 m2 chị...

Con số xuất khẩu nông sản kỷ lục chứng minh hiệu quả công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Theo Bộ NNPTNT, xuất khẩu nông lâm thủy sản 10 tháng năm 2024 đã đạt 46,28 tỷ USD, chứng minh chất lượng nhiều loại nông sản của Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu của nhiều thị trường trên thế giới. Con số này cũng chứng tỏ công tác quản...

Hình ảnh người dân Đà Nẵng phải bơi thuyền giữa phố, ngập lụt xảy ra ở nhiều nơi

Sáng 5/11, trên địa bàn TP Đà Nẵng có mưa lớn, một số nơi đã ngập sâu, cơ quan chức năng đã phải dùng thuyền để di dời dân. Người dân Đà Nẵng phải bơi thuyền giữa phố để di chuyển. ...

5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023

Trong các ngày 24, 25 và 29/10, Tổ khảo sát, thẩm định của tỉnh đã tiến hành khảo sát, thẩm định hồ sơ và mức độ đạt chuẩn NTM kiểu mẫu của các xã Yên Chính và Yên Khang thuộc huyện Ý Yên; các xã Nghĩa Lợi, Nghĩa Phú, Nghĩa Sơn thuộc huyện Nghĩa Hưng. Quá trình thẩm định và khảo sát, cả 5 xã đều đáp ứng 4/4 điều kiện công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu theo quy định...

Cùng chuyên mục

Những nông dân trẻ tuổi làm giàu trên đất Khánh Sơn

Những năm gần đây, chính quyền huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đã tập trung mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế. Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhiều người trẻ đã dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm để phát triển kinh tế và trở thành những tấm gương, khơi dậy ý chí tự lực vươn lên của người nghèo.Thời gian qua, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng...

Tín dụng xanh – động lực cho phát triển bền vững: Xây dựng “luật chơi” hoàn chỉnh (Bài cuối)

Chuyên gia cho rằng, để tín dụng xanh thực sự phát huy vai trò "động lực" cho nền kinh tế bền vững, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng một "luật chơi" hoàn chỉnh với các tiêu chí và quy định cụ thể, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận...

Vì sao chuyên gia khuyến cáo nông dân nên sử dụng hài hòa giữa thuốc BVTV hóa học và sinh học?

Theo ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) Việt Nam (VIPA), người dân cần cân nhắc và sử dụng hài hòa giữa thuốc BVTV hóa học và sinh học nhằm vừa phòng trừ được sinh vật gây...

Cách Hoàng Sa 480km, hướng thẳng Quảng Trị-Quảng Ngãi, bao giờ vào đất liền?

Tin bão số 7 mới nhất, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 7 - bão Yinxing đang cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 480km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17. ...

Bắc Ninh kiểm tra, lập chốt giám sát 24/24h việc vận chuyển phế liệu ra vào làng nghề xã Văn Môn

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Bắc Ninh do Đại tá Phạm Văn Lương - Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh làm Trưởng đoàn đã ra quân kiểm tra việc thực hiện các quy định về môi trường, phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn;...

Mới nhất

Một số loại trái cây có thể gây độc hại nếu ăn khi đang uống thuốc

Ăn trái cây rất tốt cho sức khỏe nhất là khi đau ốm vì nó cung cấp nhiều vitamin và các khoáng chất. Tuy nhiên, khi đang bị bệnh phải uống thuốc thì cần biết sự tương tác giữa một số loại trái cây với thuốc để...

Thuốc hoạt huyết dưỡng não DHG và những lưu ý khi sử dụng

Hoạt huyết dưỡng não DHG thuộc dòng dược phẩm hỗ trợ tuần hoàn máu não và cải thiện triệu chứng thiếu máu não. Để việc sử dụng dược phẩm này đạt được hiệu quả...

Nâng cao năng lực thích ứng, sử dụng thông thái thành tựu của công nghệ số

Mỗi người dân, doanh nghiệp cần nâng cao năng lực thích ứng, tự bảo vệ và là người tiếp cận, sử dụng và ứng dụng thông thái những thành tựu của công nghệ số.

Top 6 loại rau vừa nấu canh hằng ngày vừa làm thuốc chữa bệnh

Các loại rau nấu canh quen thuộc như rau muống, ngót, cải cúc… là dược liệu cho nhiều bài thuốc Đông y. ...

Bí quyết săn học bổng 2025 từ 8 trường đại học hàng đầu Úc (Go8)

Để có cơ hội nhận học bổng từ Go8 - nhóm 8 trường đại học hàng đầu tại Úc, việc tìm hiểu kỹ...

Mới nhất