Trang chủSự kiệnNgười bạn Trung Quốc coi Hà Nội là quê hương thứ hai

Người bạn Trung Quốc coi Hà Nội là quê hương thứ hai

Cuộc trò chuyện giữa bà Vương Phong và phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Trung Quốc.

Cha bà Vương Phong là nhà báo Vương Duy Chân, nguyên Trưởng phân xã của Tân Hoa Xã kiêm nhiệm phóng viên thường trú của Nhân dân nhật báo tại Hà Nội, sau này giữ chức vụ quan trọng là quyền Xã trưởng (Tổng Giám đốc) Tân Hoa Xã. Là người con thứ hai, lại là con gái duy nhất trong nhà, cô bé Vương Phong khi đó mới 5 tuổi, được cha mẹ đưa đến Hà Nội trong nhiệm kỳ công tác, còn anh và em trai được gửi lại cho ông bà chăm sóc. 

Cô bé Vương Phong chụp ảnh trong khuôn viên Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội.

Nhớ lại ấn tượng đầu tiên khi mới đến Hà Nội, bà Vương Phong nói: “Tôi đi tàu hỏa đến Hà Nội, vừa đến nơi đã được nghe âm điệu của những bài hát rất quen thuộc. Lúc đó mới 5 tuổi, không nghĩ mình được đi nước ngoài. Đi ra phố, tôi thấy không giống Trung Quốc, không giống Bắc Kinh. Mẹ nói với tôi rằng con đã đến Hà Nội, thủ đô của Việt Nam. Mọi thứ đối với tôi đều trở nên mới mẻ và thú vị”.

Nhà báo Vương Duy Chân nhận nhiệm vụ tại Việt Nam, đúng vào thời điểm thủ đô Hà Nội mới được giải phóng không lâu, nên công việc rất bận rộn, cả vợ cũng phải tham gia hỗ trợ, nên cô bé Vương Phong lúc đó chỉ có thể chơi đùa trong khu nhà của phân xã hoặc khu vực phía sau Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội. Trong ký ức của bà Vương Phong, Hà Nội khi đó khắp nơi đều đang kiến thiết, đâu đâu cũng thấy những công trường xây dựng, cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, những người công nhân đội mũ rơm, những đứa trẻ đi chân đất đang vui đùa, một cảnh tượng rất náo nhiệt và rộn ràng. Cứ như thế, cô bé Trung Quốc đã nhanh chóng yêu thích thành phố xinh đẹp này.

Cô bé Vương Phong khi đó 5 tuổi, vinh dự được gặp Bác Hồ.

Trong bài viết “Ký ức tuổi thơ ở Hà Nội”, bà Vương Phong viết: “Vừa từ Bắc Kinh đến Hà Nội, điều tò mò nhất là sự thay đổi chung quanh tôi, những cây dừa cao lớn, những cây cau thanh tú, làm tôi ngước nhìn không biết chán; những trái đu đủ trĩu trịt trên cây, tôi ăn mãi không biết no; những tấm lá cọ khổng lồ, làm tôi cứ lật đi lật lại để khám phá; những bông hoa đại rụng trên mặt đất, tôi nhặt lên và ngửi mãi không thôi. Đứng ở cửa nhà nhìn những người đi đường tấp nập, tôi chìm vào tưởng tượng, rồi nhân lúc người lớn không để ý, tôi lặng lẽ lẻn ra ngoài, đi theo đoàn người đến cuối đường, để cảm nhận vẻ đẹp của chợ hoa buổi sáng và của những người dân đang nhai trầu và trò chuyện. Tôi thích nhất là trang phục của người Hà Nội: phụ nữ mặc áo cổ tròn, bó sát gần giống như sườn xám của Trung Quốc, cùng quần ống rộng. Khi cơn gió thổi qua, hai tà áo dài đến gối tung bay, toát lên vẻ đẹp duyên dáng tuyệt vời”.

Trong thời gian ở Hà Nội, cô bé Vương Phong được bố mẹ cho đi học ở một trường mẫu giáo ở phố Hàng Buồm. Trong trí nhớ của bà, ngôi trường là một căn nhà với những cây cột lớn, giống như một ngôi chùa. Đến trường, cô bé Vương Phong đã chơi đùa rất vui vẻ với các bạn cùng trang lứa, còn học được đi bằng xe đạp. Tuy ở Hà Nội chưa đầy hai năm thì phải về nước học tiểu học, nhưng thời gian đó cũng đủ để bồi đắp nên những sở thích và thói quen rất Việt Nam ở bà Vương Phong, như thích ăn cùi dừa, chuối tây, nước mắm; đặc biệt là những câu “ăn cơm chưa”, “ăn cơm rồi”, “chào đồng chí”… học được khi đó vẫn được bà thuộc lòng dù trải qua mấy chục năm không có môi trường giao tiếp tiếng Việt. 

Ảnh trái: Cô bé Vương Phong được bố mẹ đưa đến tham quan một công trường lao động. Ảnh phải: Cô bé Vương Phong cùng bố mẹ chụp ảnh chung tại sân bay Gia Lâm, trước khi lên đường về nước.

Sinh sống ở Hà Nội chưa đầy hai năm, bà Vương Phong được bố mẹ đưa về Trung Quốc để đi học. Trong suốt quá trình học tập, trưởng thành, tham gia quân đội và công tác ở các cương vị khác nhau sau này, bà Vương Phong vẫn đong đầy tình cảm và canh cánh một mong ước được quay trở lại quê hương thứ hai.

Trong tác phẩm “Ở đất nước Việt Nam tươi đẹp”, bà Vương Phong viết: “Trở lại Hà Nội là niềm mong nước của tôi trong nhiều năm. Nó bắt nguồn từ thời kỳ tôi sinh sống ở Việt Nam cũng là những năm tháng hai nước kề vai sát cánh, đồng cam cộng khổ trong những năm 50 của thế kỷ trước; bắt nguồn từ những ký ức tươi đẹp của tôi khi được tiếp xúc với Bác Hồ… Qua thông tin đại chúng, tôi dần được biết, miền nam Việt Nam đã giải phóng, đất nước thống nhất, đổi mới và hội nhập, mục tiêu mà Bác Hồ dành tâm huyết cả cuộc đời để lãnh đạo nhân dân Việt Nam nỗ lực phấn đấu đã thành hiện thực! Đến với đất nước xinh đẹp này, nguyện vọng tha thiết nhất của tôi là được vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, noi theo tinh thần của bậc vĩ nhân, bày tỏ nỗi nhớ và sự kính trọng đối với Bác”.

Năm 2000, sau 43 năm xa cách, bà Vương Phong cuối cùng cũng có cơ hội trở lại Hà Nội, khi tham gia một chương trình du lịch nhân chuyển giao giữa hai thiên niên kỷ. Trong ký ức của bà, Hà Nội lúc đó đang ở thời điểm phát triển năng động khi Việt Nam đẩy mạnh đổi mới và hội nhập. Khác với Hà Nội của 43 năm về trước, khắp nơi là công trường thi công, thì Hà Nội khi đó đã biến thành những tòa nhà cao tầng, những tuyến đường nhộn nhịp, với những nụ cười của người dân và những biển hoa trên phố, điều này gây ấn tượng mạnh với bà.

Bà Vương Phong chụp ảnh bên Lăng Bác.

Bà Vương Phong gặp lại những người bạn từng công tác tại Đại sứ quán Trung Quốc, trong chuyến thăm Hà Nội.

Bà Vương Phong thăm lại Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội.

Bà Vương Phong chụp ảnh bên tác phẩm mình yêu thích trong một triển lãm ở Hà Nội.

Để tìm lại những ký ức xưa, bà Vương Phong đã tìm đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, tham quan Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Quảng trường Ba Đình, còn thăm lại ngôi trường mẫu giáo năm xưa. Bà cũng đã tới các di tích lịch sử và thắng cảnh, đi sâu tìm hiểu lịch sử-văn hóa của mảnh đất, con người Hà Nội.

Trong một bài viết về chuyến thăm lại Hà Nội sau 43 năm, bà Vương Phong cho biết: “Nơi đây có rất nhiều di tích, hiện vật hàng nghìn năm lịch sử được bảo tồn rất tốt …, có những bảo tàng lịch sử, mỹ thuật, dân tộc, lưu giữ và giới thiệu về lịch sử-văn hóa riêng có của Việt Nam; trung tâm thành phố có hồ Hoàn Kiếm đẹp như tranh vẽ, là điểm lý tưởng để gặp gỡ, ngắm cảnh; chung quanh hồ có 36 phố phường đan xem lẫn nhau, từ xưa đến nay, mỗi con phố đều có nét đặc sắc riêng. Tản bộ trên phố, có thể nghe thấy những âm thanh leng keng từ phố Hàng Thiếc, ngửi thấy mùi thơm của các vị thuốc từ phố Thuốc Bắc, mua những tấm vải lụa mềm mại trên phố Hàng Đào. Những dãy nhà cổ kéo dài, những ngôi đền chùa thơm mùi hoa cỏ, đã tạo nên diện mạo rất riêng của Hà Nội, một sự kết hợp tuyệt vời giữa cổ kính và hiện đại”.

Trong con mắt của bà Vương Phong, mấy chục năm đã qua, Hà Nội đổi thay rất nhiều, nhưng có một thứ không thay đổi, đó là thanh âm từ những bài hát về Hà Nội và giọng nói lên xuống trầm bổng của người Hà Nội. Nó giống như tiếng gọi của cố hương, mà mỗi lần nghĩ đến, đều đong đầy cảm xúc.

Bà Vương Phong giới thiệu tác phẩm nghệ thuật về Hà Nội được trưng bày trong nhà.

Mỗi người đều có một cách riêng để biểu đạt tình yêu của mình. Đối với Hà Nội, quê hương thứ hai, ngoài nỗi nhớ, niềm thương, những chuyến đi thăm lại những địa chỉ xưa, viết nhiều bài báo, bài văn để bày tỏ tình cảm sâu nặng, bà Vương Phong còn có tình yêu đặc biệt với âm nhạc Việt Nam, nhất là những ca khúc về Hà Nội.

Dưới sự ảnh hưởng của cha mẹ, bà Vương Phong từ nhỏ đã yêu thích âm nhạc và thường xuyên ca hát. Khi đến Việt Nam, bà nhận thấy ngôn ngữ, phát âm của tiếng Việt rất du dương trầm bổng, với 6 thanh điệu, chỉ cần nghe phát âm thôi đã thấy có vẻ đẹp như là đang hát; đặc biệt, khi nghe các bài hát Việt Nam, lại có cảm nhận trái tim có cùng nhịp đập với điệu nhạc lên xuống trầm bổng.

“Sau 43 năm, quay trở lại mảnh đất tươi đẹp này, khi âm nhạc vang lên, tôi có cảm giác như được quay trở về thời thơ ấu, mọi cảm xúc dồn về. Vì thế, tôi cứ nỗ lực kiếm tìm những bài hát khác nhau trên mảnh đất tươi đẹp này” – bà Vương Phong cho biết.

Khi quay trở về Trung Quốc, những người bạn ở Đại sứ quán và các cơ quan báo chí Việt Nam tại Trung Quốc đã tặng nhiều đĩa nhạc cho Vương Phong khi biết được tình yêu của bà đối với âm nhạc Việt Nam, trong đó có cả nhạc kháng chiến, nhạc hiện đại, dân ca… Ngay lúc đó, bà nảy ra suy nghĩ là làm sao có thể học thuộc, rồi hát được những ca khúc này, để người dân Trung Quốc biết đến Việt Nam.

Một lần, một người bạn Việt Nam là phóng viên thường trú tại Bắc Kinh dịch lời bài hát “Em ơi, Hà Nội phố” sang tiếng Trung Quốc và gửi cho Vương Phong, khiến bà rất ấn tượng về tinh thần dựng xây quê hương tươi đẹp trên đống tro tàn dưới bom đạn của địch, để hướng tới tương lai tốt đẹp, cổ vũ người dân Việt Nam. “Khi tôi đưa cho cha mẹ xem, họ nói nhất định phải dùng tiếng Trung để hát những bài hát như thế này cho người Trung Quốc nghe” – bà Vương Phong kể lại.

Từ sự gợi ý và động viên của cha mẹ, bà Vương Phong đã đi tìm và kết nối rất nhiều người như các đồng nghiệp ở Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc (CRI) hay những người bạn Việt Nam để cùng nhau phiên dịch những bài hát về Hà Nội, về Việt Nam ra tiếng Trung, sau đó bà gieo vần, chuyển thể thành ca từ, ghép với nhạc Việt để hát. Không những thế, bà Vương Phong còn thu âm nhiều ca khúc Việt Nam để đăng tải, truyền bá với cộng đồng mạng, được sự đón nhận nồng nhiệt của người dân Trung Quốc thể hiện qua lượng nghe và tải về khá lớn.

Chia sẻ với chúng tôi, bà Vương Phong cho rằng, chính nhờ sự chung tay đoàn kết và hợp tác của người dân hai nước, những ca khúc Việt Nam mới được hát lên bằng một hình thức mới, để giới thiệu và quảng bá với công chúng Trung Quốc. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, bà Vương Phong muốn gửi gắm tình yêu và sự kỳ vọng vào sự phát triển và tương lai tươi đẹp của thành phố Hà Nội, thủ đô của đất nước Việt Nam; đồng thời mong muốn, hai mảnh đất mà bà đều coi là quê hương – Trung Quốc và Việt Nam tiếp tục chung tay hợp tác, đoàn kết, cùng tiến lên phía trước, xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Tổ chức thực hiện: TRƯỜNG SƠN – QUANG THIỀU
Nội dung, hình ảnh: HỮU HƯNG – HỒ QUÂN
Trình bày: HOÀNG HÀ

Nhandan.vn

Nguồn:https://special.nhandan.vn/nguoi-ban-trung-quoc-coi-ha-noi-la-que-huong-thu-hai/index.html

Cùng chủ đề

Ngắm nhìn những Cửa ô của Hà Nội xưa và nay

Hà Nội - Nhiều hình ảnh, tư liệu quý hiếm về các Cửa ô ở Hà Nội đã được trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long để phục vụ du khách tham quan. Buổi trưng bày với chủ đề “Hà Nội và những Cửa ô” được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô 10.10. Đây là sự kiện nhằm tái hiện những khoảnh khắc hào hùng lịch sử khi Thủ đô chính thức được...

Các địa điểm lịch sử trong ngày Giải phóng Thủ đô đã thay đổi như thế nào?

Sau chín năm kháng chiến trường kỳ, với đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 lịch sử, thực dân Pháp buộc phải ký Hiệp định Geneve ngày 21/7/1954. Theo các điều khoản của Hiệp định, Hà Nội nằm trong khu vực tập kết 80 ngày của quân đội Pháp. Trong 80 ngày đó, Hà Nội chưa có hòa bình, quân và dân Thủ đô phải tiếp tục cuộc đấu tranh để tiến tới tiếp quản, trong bối...

Hà Nội đến để yêu

Chinhphu.vn Nguồn:https://media.chinhphu.vn/video/ha-noi-den-de-yeu-19664.htm

Hà Nội ngày tiếp quản thủ đô trong ký ức nữ sinh kháng chiến

Năm 1950, khi bị bắt giam vào nhà tù Hỏa Lò, để bảo toàn khí tiết của mình và không muốn liên lụy đến bất cứ ai, nữ sinh Đỗ Hồng Phấn đã đập vỡ chiếc bát ăn cơm, viết lên tường xà lim bốn khẩu hiệu: Cách mạng vô sản thế giới thành công muôn năm! Kháng chiến thành công muôn năm! Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm! Hồ Chủ tịch muôn năm! Rồi sau đó tự cắt mạch...

Hồi ức ngày Giải phóng Thủ đô của những người từng trải

Hà Nội - Thời khắc lịch sử Giải phóng Thủ đô luôn in đậm trong ký ức của những người sống trong thời bom đạn. Laodong.vn Nguồn:https://laodong.vn/video/hoi-uc-ngay-giai-phong-thu-do-cua-nhung-nguoi-tung-trai-1404857.ldo

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ cán bộ các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Lào

NDO - Tối 8/10, tại thủ đô Vientiane, trong chương trình tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ cán bộ các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Lào.   Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại buổi gặp gỡ cán bộ các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Lào. (Ảnh: NHẬT BẮC-VGP) Tại cuộc gặp gỡ, báo cáo tình hình...

Việt Nam luôn lấy người dân làm trung tâm của mọi chính sách và hành động

NDO - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, Việt Nam luôn lấy người dân làm trung tâm của mọi chính sách và hành động, nỗ lực phấn đấu để những thành tựu kinh tế mang lại những chuyển biến tích cực cho phát triển và công bằng xã hội, cải thiện cuộc sống của người dân và phát triển theo hướng xanh hơn và bền vững hơn.   Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc (đứng giữa, phía trên Thủ tướng...

Nobel Vật lý tôn vinh phát minh học máy sử dụng mạng lưới thần kinh nhân tạo

Chiều 8/10 (theo giờ Hà Nội), hai nhà khoa học John Joseph Hopfield - người Mỹ và Geoffrey Everest Hinton - người Canada gốc Anh đã được công bố là chủ nhân Giải Nobel Vật lý 2024 nhờ những khám phá và phát minh cơ bản cho phép học máy sử dụng mạng lưới thần kinh nhân tạo. Theo Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển tại Stockholm, học máy từ lâu đã đóng...

Đề xuất các nguyên tắc quản lý, phát triển và sử dụng trí tuệ nhân tạo

Tiếp tục Phiên họp thứ 38, chiều 8/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Quản lý dựa trên rủi ro trong suốt vòng đời của trí tuệ nhân tạo Tờ trình của Chính phủ nêu rõ, việc xây dựng Luật nhằm đề xuất chính sách khả thi, quy định cụ thể, tạo...

VN-Index tăng nhẹ, khối ngoại vẫn bán ròng

Thanh khoản toàn thị trường tăng mạnh so phiên trước, tổng khối lượng giao dịch 3 sàn đạt hơn 783,17 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị giao dịch đạt hơn 17.661,78 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài quay lại bán ròng phiên thứ ba liên tiếp trên 3 sàn hơn 334,83 tỷ đồng, tập trung vào các mã MWG (hơn 120 tỷ đồng), STB (hơn 64 tỷ đồng), BMP (hơn 62 tỷ đồng), VPB...

Bài đọc nhiều

Pháp sẽ trở thành nước đầu tiên trong EU có quan hệ toàn diện với Việt Nam

Thông qua quyết định nâng cấp quan hệ Việt Nam - Pháp lên tầm cao mới, Pháp sẽ trở thành nước đầu tiên trong Liên minh châu Âu có quan hệ mới, toàn diện với Việt Nam. Theo Đặc phái viên TTXVN, chiều 7/10 (theo giờ địa phương), tại Điện Elysee, thủ đô Paris của Pháp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gặp gỡ báo chí chung trước hội đàm. Tổng thống...

Thủ tướng: ‘Xây dựng thủ đô xứng đáng là trái tim của cả nước’

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, TP.Hà Nội cần tranh thủ mọi thời cơ, vượt qua mọi khó khăn thách thức, chung sức, đồng lòng, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, trong đó có phong trào 'Người tốt, việc tốt', xây dựng thủ đô xứng đáng là trái tim của cả nước. Sáng 8.10, TP.Hà Nội tổ chức hội nghị biểu dương...

70 năm Giải phóng Thủ đô: Du lịch xanh thân thiện và cuốn hút

Hội tụ các yếu tố phát triển du lịch xanh Nhiều năm qua, phát triển du lịch xanh, bền vững luôn được Chính phủ quan tâm, tạo điều kiện để các địa phương, nhất là những tỉnh, thành trọng điểm du lịch thực hiện. Thành phố Hà Nội cũng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, tích cực triển khai. Có thể kể đến như: Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về “Phát triển văn...

Hội thảo khoa học Quốc gia nhân kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

Sáng 7/10, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu”. Hội thảo do Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Thành ủy Hà Nội tổ chức nhân dịp kỷ niệm 70 năm...

Chiêm ngưỡng một Hà Nội xưa trong lòng phố đi bộ

Một trong những hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và kỷ niệm 25 năm Hà Nội được vinh danh Thành phố vì hòa bình chính là mô hình phục dựng các di tích Hà Nội xưa tại phố đi bộ Hồ Gươm. Vẻ đẹp cổ kính của một Hà Nội xưa trong lòng phố đi bộ khiến người dân và nhiều du khách bất ngờ. Vnews

Cùng chuyên mục

Ngắm nhìn những Cửa ô của Hà Nội xưa và nay

Hà Nội - Nhiều hình ảnh, tư liệu quý hiếm về các Cửa ô ở Hà Nội đã được trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long để phục vụ du khách tham quan. Buổi trưng bày với chủ đề “Hà Nội và những Cửa ô” được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô 10.10. Đây là sự kiện nhằm tái hiện những khoảnh khắc hào hùng lịch sử khi Thủ đô chính thức được...

Phó tổng thống Mỹ Harris tiết lộ loại súng đang sở hữu

Trong chương trình "60 phút" của Đài CBS New lên sóng tối 7.10, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris tiết lộ từ lâu sở hữu một khẩu súng ngắn hiệu Glock và đã sử dụng tại trường bắn.   Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris (thứ hai từ phải sang) thị sát vùng bị ảnh hưởng bão Helene ở bang Bắc Carolina hôm 5.10 ảnh: reuters "Tôi có một khẩu Glock, và sở hữu khẩu súng này cũng lâu. Và tôi muốn...

Chờ tháng 10 bất ngờ từ bầu cử Mỹ

Vào ngày 5-10, đúng một tháng trước ngày bầu cử, cựu tổng thống Donald Trump quay trở lại Butler, bang chiến trường Pennsylvania. Địa điểm vận động tranh cử này là nơi mà viên đạn của một sát thủ suýt lấy đi mạng sống của ông vào tháng 7 vừa rồi.   Một số mốc quan trọng của bầu cử Mỹ - Ảnh: Trong ngày 5-10, bà Kamala Harris đi thị sát công tác khắc phục hậu quả siêu bão Helene...

Các địa điểm lịch sử trong ngày Giải phóng Thủ đô đã thay đổi như thế nào?

Sau chín năm kháng chiến trường kỳ, với đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 lịch sử, thực dân Pháp buộc phải ký Hiệp định Geneve ngày 21/7/1954. Theo các điều khoản của Hiệp định, Hà Nội nằm trong khu vực tập kết 80 ngày của quân đội Pháp. Trong 80 ngày đó, Hà Nội chưa có hòa bình, quân và dân Thủ đô phải tiếp tục cuộc đấu tranh để tiến tới tiếp quản, trong bối...

Hà Nội đến để yêu

Chinhphu.vn Nguồn:https://media.chinhphu.vn/video/ha-noi-den-de-yeu-19664.htm

Mới nhất

Thầy giáo 35 tuổi tiếp tục thi đại học lần 3 để đỗ trường Y

Tối 4/10, xuất hiện trên một nền tảng mạng xã hội của Trung Quốc, nam giáo viên Lý Long tuyên bố tiếp tục thi đại học lần 3 vào năm sau. "Kết thúc kỳ nghỉ Quốc khánh (từ ngày 1/10 đến 7/10), tôi sẽ bắt đầu chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2025, mục...

Việt Nam luôn lấy người dân làm trung tâm của mọi chính sách và hành động

NDO - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, Việt Nam luôn lấy người dân làm trung tâm của mọi chính sách và hành động, nỗ lực phấn đấu để những thành tựu kinh tế mang lại những chuyển biến tích cực cho phát triển và công bằng xã hội, cải thiện cuộc sống của người dân và phát...

Khối DNNN lỗ 115.270 tỷ đồng, 2 ‘ông lớn’ âm vốn chủ sở hữu

Chính phủ vừa gửi Quốc hội báo cáo hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc năm 2023. Tại báo cáo này, Chính phủ đã báo cáo tổng hợp tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2023 của 671 doanh nghiệp...

Kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng Quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1122/QĐ-TTg ngày 8/10/2024 kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông Vận tải. Cụ thể, điều chỉnh thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước các công...

Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 9/10

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu PTB Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) nâng khuyến nghị PTB của Công ty cổ phần Phú Tài từ nắm giữ lên mua với giá mục tiêu 1 năm bằng 79.200 đồng/cổ phiếu (tăng 30% so với giá ngày 08/10/2024). BSC sử dụng mức P/E mục tiêu 9,5 lần và EPS của...

Mới nhất

422429171728419988

422429171728419988

422429171728419988