Trang chủSự kiệnCác địa điểm lịch sử trong ngày Giải phóng Thủ đô đã...

Các địa điểm lịch sử trong ngày Giải phóng Thủ đô đã thay đổi như thế nào?

vna_potal_67_nam_ngay_giai_phong_thu_do_10101954_-_10102021_ha_noi_-_ngay_ve_chien_thang_5706405.jpg

dieu-hanh.png

Sau chín năm kháng chiến trường kỳ, với đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 lịch sử, thực dân Pháp buộc phải ký Hiệp định Geneve ngày 21/7/1954.

Theo các điều khoản của Hiệp định, Hà Nội nằm trong khu vực tập kết 80 ngày của quân đội Pháp. Trong 80 ngày đó, Hà Nội chưa có hòa bình, quân và dân Thủ đô phải tiếp tục cuộc đấu tranh để tiến tới tiếp quản, trong bối cảnh thực dân Pháp vẫn ra sức phá hoại các cơ sở kinh tế, văn hóa, đồng thời vận động người dân di cư vào Nam…

10.1-1-.jpg

Phố Hàng Đào vắng lặng trước giờ giới nghiêm, chuẩn bị cho buổi bàn giao giữa hai bên. (Ảnh tư liệu TTXVN)

10-1-.jpg

Phố Hàng Đào ngày nay là một trong những con phố thương mại nhộn nhịp nhất Thủ đô (Ảnh: Lê Minh Sơn/Vietnam+)
11.1.jpg
Thực dân Pháp tuyên truyền “Đức Mẹ vào Nam” để lôi kéo đồng bào Công giáo Di cư.
Hình ảnh Nhà thờ Lớn tháng 10/1954.11.jpg
Nhà thờ Lớn ngày nay (tháng 10/2024) (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
 

Sau quá trình đấu tranh trên mặt trận ngoại giao yêu cầu thực dân Pháp rút khỏi Hà Nội đúng thời hạn, ngày 30/9/1954, hai bên đã ký Hiệp định chuyển giao Hà Nội về quân sự; ngày 2/10, ký tiếp Hiệp định chuyển giao Hà Nội về hành chính. Ngày 17/9/1954, theo quyết nghị của Chính phủ, Ủy ban Quân chính thành phố Hà Nội được thành lập để làm nhiệm vụ tiếp quản thành phố, do Thiếu tướng Vương Thừa Vũ làm Chủ tịch, bác sỹ Trần Duy Hưng làm Phó Chủ tịch.

Ngày 6/10/1954, quân Pháp rút khỏi quận lỵ Văn Điển. Đây là quận lỵ đầu tiên ở ngoại thành được giải phóng. Cùng ngày, Pháp rút khỏi thị xã Hà Đông và ở phía Bắc về Dốc Lã, cách Yên Viên 3 km.

7.1-1-.jpg

Đông đảo quần chúng nhân dân đã tới cầu Long Biên chứng kiến lễ bàn giao giữa hai bên (Ảnh tư liệu)
 
7-1-.jpg
Ở vị trí gần cầu Long Biên hiện mọc lên rất nhiều công trình cao tầng, hiện đại (Ảnh: Lê Minh Sơn/Vietnam+)
 
5.1-2-.jpg
Binh lính Pháp bắt đầu rút khỏi cầu Long Biên để đi Hải Phòng (Ảnh tư liệu)
 
5-2-.jpg
Cầu Long Biên nay vẫn còn đó như một chứng nhân lịch sử (Ảnh: Lê Minh Sơn/Vietnam+)
 

Theo kế hoạch đã định, sáng ngày 8/10/1954, các đơn vị quân đội của ta tham gia tiếp quản Thủ đô, theo nhiều đường tiến về Hà Nội. Chiều 8/10, một số đơn vị tiến sát vành đai Đê La Thành, Nhật Tân, Cầu Giấy, Ngã Tư Sở, Bạch Mai và Vĩnh Tuy, trong khi đó, quân Pháp rút khỏi Yên Viên.

Sáng 9/10/1954, ta tiếp quản 4 quận Quảng Bá, Cầu Giấy, Ngã Tư Sở và Quỳnh Lôi. Quân đội ta theo nhiều đường, từ ngoại thành tiến vào tiếp quản Hà Nội, chia làm nhiều cánh quân tiến vào năm cửa ô chính rồi tỏa ra các khu. Lần lượt, bộ đội ta tiếp quản nhà ga Hà Nội, phủ Toàn quyền cũ, khu Đồn Thủy, khu Bờ Hồ, Bắc Bộ phủ.

16 giờ, quân đội Pháp rời khỏi thành phố Hà Nội, lặng lẽ rút sang phía Bắc cầu Long Biên. 16 giờ 30, quân đội ta hoàn toàn kiểm soát Hà Nội, tiếp quản thành phố an toàn và trật tự.

final.png

Những người lính Pháp cuối cùng lục tục rút khỏi nội thành qua cầu Long Biên
 
6-1-.jpg
Hiện cầu Long Biên vẫn là cây cầu quan trọng, dành cho xe lửa, xe máy và xe thô sơ (Ảnh: Lê Minh Sơn/Vietnam+)
 
8.1-1-.jpg
Các sĩ quan Pháp giám sát đoàn quân viễn chinh cuốn cờ rút khỏi Hà Nội (Ảnh tư liệu)
 
8-1-.jpg
Những kèo sắt là “chứng nhân” của một thời kỳ lịch sử (Ảnh: Lê Minh Sơn/Vietnam+)
 

Quân Pháp rút đến đâu, bộ đội ta tiếp quản đến đó. Dưới sự chứng kiến của Ủy ban quốc tế thi hành Hiệp định Geneva và quan sát viên nước ngoài, bộ đội ta tiến qua cầu Long Biên vào nội thành ở chiều bên này thì cùng lúc quân Pháp rút khỏi Hà Nội qua cây cầu này phía chiều bên kia.

Đúng 16h30 ngày 9/10/1954, quân Pháp rút hết qua cầu Long Biên, quân ta hoàn toàn kiểm soát thành phố.

9.1.jpg

Phía bên này cầu, quân ta cũng tiến vào nội đô, giặc rút đến đâu ta tiếp quản đến đó. (Ảnh tư liệu)
 
9-1-.jpg
Cầu Long Biên hướng từ Long Biên sang Hoàn Kiếm. Đây là cây cầu độc nhất vô nhị ở Hà Nội mà người tham gia giao thông đi theo làn bên trái (Ảnh: Lê Minh Sơn/Vietnam)
 

Sáng ngày 10/10/1954, Ủy ban Quân chính thành phố và các đơn vị quân đội gồm có bộ binh, pháo binh, cao xạ, cơ giới… chia làm nhiều cánh lớn đã mở cuộc hành quân lịch sử tiến vào Hà Nội.

Hà Nội tràn ngập cờ hoa. Hàng vạn người dân từ các khu phố Hàng Bài, Hàng Đào, Tràng Tiền đến khu vực Hồ Gươm đã đổ ra đường chào đón các đoàn quân tiến vào thành phố.

Đúng 8 giờ sáng, cánh quân phía Tây gồm những chiến sĩ bộ binh của Trung đoàn Thủ đô, mang trên ngực huy hiệu “Chiến sỹ Điện Biên Phủ,” xuất phát từ Quần Ngựa (nay là Cung Thể thao Hà Nội, phố Quần Ngựa) đi qua các phố Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Hàng Đẫy, Cửa Nam, Hàng Bông, Hàng Đào, Hàng Ngang… đến 9 giờ 45 phút tiến vào Cửa Đông.

13.1.jpg

Đoàn xe chở các chiến sĩ Đại đoàn 308 tiến qua phố Hàng Đào, sáng 10/10/1954
trong niềm hân hoan chào đón của hàng vạn người dân. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)13.jpg

Phố Hàng Đào hiện nay với dáng vẻ cổ kính với hiện đại xen lẫn nhau. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
 
15.1.jpg
Hàng trăm người tập trung ở Ngã Tư Sở để hát vang những khúc ca yêu nước
trong ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954. (Ảnh: Life)
 
15.jpg
Hình chụp từ trên cao Ngã Tư Sở ngày nay cho thấy một Thủ đô tươi mới,
năng động, với hệ thống giao thông hiện đại, các khu đô thị mới mọc lên. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)16.1.jpg
Cánh bộ binh của Trung đoàn Thủ đô, Đại đoàn 308 tiến vào khu vực Cửa Nam, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
 
16.jpg
Khu vực Cửa Nam hiện vẫn là trục giao thông quan trọng của Thủ đô. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
 

Cánh quân phía Nam xuất phát từ Việt Nam học xá tiến qua Bạch Mai, phố Huế, vòng quanh hồ Gươm rồi vòng lại chiếm lĩnh toàn bộ khu vực Đồn Thủy và Đấu Xảo.

Đoàn cơ giới và pháo binh xuất phát từ Bạch Mai, qua phố Bạch Mai, phố Huế, 10 giờ 5 đến Bờ Hồ, qua Hàng Đào, Hàng Ngang, chợ Đồng Xuân, rẽ sang đường Cửa Bắc tiến vào thành lúc 10 giờ 45.

vna_potal_67_nam_ngay_giai_phong_thu_do_10101954_-_10102021_ha_noi_-_ngay_ve_chien_thang_5706401.jpg

Trung đoàn Thủ đô về đến phố Hàng Gai. (Ảnh tư liệu TTXVN)
 
17.jpg
Phố Hàng Gai sau 70 năm vẫn còn giữ được nét cổ kính (Ảnh: Lê Minh Sơn/Vietnam+).
 
18.1.jpg
Đoàn quân chiến thắng đi từ phía Nam về tiếp quản Thủ đô, qua rạp Đại Nam ở phố Huế. (Ảnh: Life)
 
18.jpg
Rạp Đại Nam sau 70 năm giờ đã thuộc sự quản lý của nhà hát Chèo Hà Nội.
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
 
19.1.jpg
Đoàn quân Giải phóng bước qua bờ hồ Hoàn Kiếm trước sự chứng kiến của hàng nghìn người dân. (Ảnh: Life)
 
19.jpg
Khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm sau 70 năm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
 

20.1-2-.jpg

Các chiến sĩ đi vào Hàng Khay hướng về phía Bốt Hàng Trống (Ảnh tư liệu)
 
20-1-.jpg
Phố Hàng Khay ngày nay vẫn là con phố đẹp nhất Thủ đô (Ảnh: Lê Minh Sơn/Vietnam+)
 
final-2.png
Bốt Hàng Trống – Trung tâm chỉ huy của cảnh sát Pháp ở Hà Nội trong ngày 10/10/1954. (Ảnh tư liệu)
 
27-1-.jpg
Sau 70 năm, địa danh này đã trở thành trụ sở Công an Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
 
21.1.jpg
Hàng vạn người dân Hà Nội tràn ra đường chào đón đoàn quân
chiến thắng về giải phóng Thủ đô. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
 
21.jpg
Sau 70 năm nơi đây đã trở thành đường Đinh Tiên Hoàng
– trung tâm của Thủ đô. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
 
vna_potal_67_nam_ngay_giai_phong_thu_do_10101954_-_10102021_ha_noi_-_ngay_ve_chien_thang_5706399.jpg
Hàng vạn người dân Hà Nội tràn ra khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm
chào đón đoàn quân chiến thắng về giải phóng Thủ đô. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
 
22.jpg
Hiện nay khu vực này trở thành Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.
Toà nhà trong ảnh đã trở thành tòa nhà Hàm Cá Mập
có tầm nhìn bao quát trọn vẹn hồ Hoàn Kiếm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
 
23.1.jpg
Cánh bộ binh của Trung đoàn Thủ đô, Đại đoàn 308 đi qua khu vực
Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.
Bên cạnh là cửa hàng kem máy Hồng Vân nổi tiếng của Hà Nội. (Ảnh tư liệu)
 
23.jpg
Khu vực cửa hàng kem máy Hồng Vân trải qua nhiều thay đổi
đã nhường chỗ cho nhiều cửa hàng mới to đẹp và hiện đại hơn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
 
25.1.jpg
Hai chiến sĩ Việt Minh đạp xe ngang qua Phủ Toàn quyền Đông Dương,
lúc này đã nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng cách mạng. (Ảnh: Life)
 
25.jpg
Hiện tại nơi đây là Phủ Chủ tịch. Đây là nơi ở và làm việc của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
đồng thời là trụ sở của Văn phòng Chủ tịch nước. Tòa nhà nằm trong khuôn viên của khu Phủ chủ tịch,
gần lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và quảng trường Ba Đình, Hà Nội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
 
26.1-1-.jpg
Phủ Toàn quyền Đông Dương thời điểm lực lượng Việt Minh tiếp quản. Các chiến sĩ ta và sĩ quan Pháp đang đứng ở trước sảnh chính tòa nhà. (Ảnh: Life)
 
26-1-.jpg
Hiện tại Phủ Chủ tịch cũng là nơi đón rất nhiều đoàn ngoại giao, chính khách lớn nước ngoài. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
 
28.1-1-.jpg
Bức ảnh Hồ Chủ tịch đã được treo trước Nhà hát Lớn ngày 10/10/1954. (Ảnh tư liệu)
 
28-1-.jpg
Nhà hát lớn sau 70 năm trở thành một điểm đến ưa thích của du khách trong và ngoài nước. Nơi đây hàng năm tổ chức rất nhiều sự kiện lớn của quốc gia. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
 
4.1-1-.jpg
Người dân kéo về Cột cờ Hà Nội trong ngày 10/10/1954 (Ảnh tư liệu TTXVN)
 
4-1-.jpg
Cột cờ Hà Nội ngày hôm nay (Ảnh: Lê Minh Sơn/Vietnam+)
 
vna_potal_67_nam_ngay_giai_phong_thu_do_10101954_-_10102021_ha_noi_-_ngay_ve_chien_thang_5706412.jpg
Thiếu tướng Vương Thừa Vũ (hàng đầu – bên phải) Tư lệnh Đại đoàn 308 Chủ tịch Ủy ban Quân chính thành phố và bác sỹ Trần Duy Hưng (hàng đầu – bên trái) tại buổi lễ chào cờ đầu tiên
khi tiếp quản Thủ đô 10/10/1954 tại Hoàng thành Thăng Long. (Ảnh tư liệu TTXVN)
 
final-3.png
Khu vực trước Cổng Đoan Môn ngày nay là nơi tổ chức nhiều sự kiện của Thành phố Hà Nội (Ảnh: Lê Minh Sơn/Vietnam+)
 
vna_potal_67_nam_ngay_giai_phong_thu_do_10101954_-_10102021_ha_noi_-_ngay_ve_chien_thang_5706417.jpg
Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Tư lệnh Đại đoàn 308 đọc Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh
 
1-1-.jpg
Quang cảnh Cột cờ nhìn từ sân Đoan môn sau 70 năm. (Ảnh: Lê Minh Sơn/Vietnam+)
 
Vietnamplus.vn
Nguồn:https://mega.vietnamplus.vn/ngay-giai-phong-thu-do-qua-bo-anh-ngay-ay-bay-gio-6630.html
 

Cùng chủ đề

Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thường Tín năm 2024

Với quy mô 60 gian hàng, Festival làng nghề kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng huyện Thường Tín (28/8/1954-28/8/2024) và 70 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024); Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thường Tín năm 2024 được Sở Công Thương phối hợp với UBND huyện Thường Tín tổ chức nhằm hỗ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, nghệ nhân trên...

Kiến trúc Pháp tuyệt đẹp của Nhà hát Lớn Hà Nội hơn 100 tuổi

11/10/2024 | 11:42 TPO - Được khởi công xây dựng từ năm 1901, đến nay, Nhà hát Lớn Hà Nội đã trải qua hai lần trùng tu, cải tạo mà vẫn giữ nguyên được những giá trị cơ bản về kiến trúc, mỹ thuật trang trí của...

Nhật Bản mong muốn tăng cường các hoạt động giao lưu nhân dân tại Hà Nội

Phía Nhật Bản mong muốn có thể đưa các hoạt động của Lễ hội Việt - Nhật tới Thủ đô Hà Nội trong thời gian tới, qua đó nhằm thúc đẩy giao lưu nhân dân, đóng góp và nâng tầm mối quan hệ song phương Việt Nam - Nhật Bản. Chiều 10/10, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp và làm việc với đoàn Cố vấn đặc biệt Liên minh...

Hà Nội tiếp tục cấm đường, phân luồng giao thông quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm đến hết ngày 13/10

UBND thành phố Hà Nội đồng ý với đề xuất của UBND quận Hoàn Kiếm về việc cấm đường xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm phục vụ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tới hết ngày 13/10. Chiều 10/10, Văn phòng UBND Thành phố vừa có Công văn số 12434/VP-ĐT ngày 10/10/2024, thông báo chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố về việc cấm đường xung quanh khu vực hồ...

Vẹn nguyên cảm xúc của những người trong đoàn quân trở về Thủ đô từ 70 năm trước

Nhân dân Thủ đô hân hoan chào đón các đơn vị quân đội ta vào tiếp quản Thủ đô. (Ảnh: TTXVN - Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1) Tôi sinh ra ở Hà Nội năm 1936, trước đây gia đình ở phố Mã Mây, Hoàn Kiếm. Năm 1946, cha mẹ tôi theo lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ, dẫn 7 anh em lên Việt Bắc tản cư. Anh cả tôi năm đó mới 16 tuổi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm Chile, Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chuyến thăm chính thức Chile, Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường trên cương vị mới, có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt. Tối 8/11, Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Cộng hòa Chile theo lời mời của...

Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Trung Quốc

Thủ tướng có chương trình công tác hết sức phong phú, đa dạng, toàn diện, thực chất, hiệu quả, cả đa phương và song phương bao gồm dự và phát biểu tại các hội nghị GMS 8, ACMECS 10, CLMV 11. Theo đặc phái viên TTXVN, tối 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp...

Lai Châu: 20 trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột ở Tam Đường đã xuất viện

Sau 3 ngày điều trị tại Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu, nhóm trẻ nghi ngộ độc do ăn nhầm thuốc diệt chuột đã ra viện trong điều kiện sức khỏe bình thường. Ngày 8/11, thông tin tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu cho biết 20 trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột ở huyện Tam Đường đã xuất viện. Sau 3 ngày điều trị tại...

Họp Quốc hội: Bảo đảm tính khả thi của các chỉ tiêu phòng, chống ma túy

Đại biểu Trần Thị Nhị Hà cho rằng mục tiêu có ít nhất 80% số trạm y tế xã có đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện ma túy khó đạt được vì khả năng tổ chức thực hiện ở tuyến cơ sở còn hạn chế. Đại biểu Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội) cho rằng mục tiêu có ít nhất 80% số trạm y tế xã có đủ điều kiện...

Cầu nối giúp tăng cường tình hữu nghị giữa hai dân tộc Đức-Việt

Đại sứ Vũ Quang Minh đánh giá cao nỗ lực của Hội Đức - Việt tại Cộng hòa Liên bàng Đức trong việc duy trì và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước. Về định hướng hoạt động của Hội trong thời gian tới, Chủ tịch Rolf Schulze cho biết trải qua 33 năm hình thành và phát triển, Hội đã có những hoạt động phong phú, đa dạng,...

Bài đọc nhiều

01:26:54

Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Quốc khánh 2/9

TPO - Chào mừng 79 năm Quốc khánh 2/9, các tuyến phố ở trung tâm Hà Nội trang hoàng rực rỡ màu cờ hoa, pano, áp phích, biểu ngữ gắn liền với hình ảnh lịch sử. VIDEO: Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Quốc Khánh 2/9 Những ngày cuối tháng 8, các tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Nội được trang hoàng rực rỡ với cờ Tổ quốc, các bảng áp phích, pano, khẩu hiệu chào mừng...

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

Triết lý ‘chơi để thắng’ của Elon Musk và ván cược lịch sử vào Donald Trump

Chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 có thể mở ra kỷ nguyên mới với Elon Musk - tỷ phú giàu nhất thế giới với khối tài sản 260 tỷ USD. Trong bài phát biểu chiến thắng, ông Trump đã dành một lời tri ân dài đối với người ủng hộ lớn nhất, “một ngôi sao đã xuất hiện trên bầu trời: Elon”. Nếu mọi việc diễn ra theo kế hoạch, Elon Musk sẽ trở...

Ông Trump phát biểu mừng chiến thắng: ‘Chúng ta đã làm nên lịch sử’

Ông Donald Trump đang có bài phát biểu trước những người ủng hộ ở Florida với tuyên bố chiến thắng và khẳng định đã làm nên lịch sử.   14:15 ngày 06/11/2024 Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson: "Donald Trump giờ là tổng thống đắc cử của chúng ta" Ông Johnson nói đảng Cộng hòa tại Hạ viện sẵn sàng và đã chuẩn bị hành động ngay lập tức theo chương trình "Nước Mỹ trước tiên" của ông Trump. "Nước Mỹ lại tràn ngập...

Chính sách đột phá giúp trả “món nợ cao tốc” cho vùng trũng ĐBSCL

(Dân trí) - 6 năm trước, nhiều đại biểu Quốc hội trăn trở về món nợ với ĐBSCL khi cao tốc kết nối nơi đây 10 năm vẫn chậm tiến độ. Nhưng với quyết sách mạnh mẽ, lời hứa cao tốc cho miền Tây đã được hiện thực hóa. Muốn biết hạ tầng giao thông có phát triển không, có đột phá không, hãy nhìn về miền Tây. Bởi nhắc đến vùng ĐBSCL, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một...

Cùng chuyên mục

Công khai bí mật đời sống riêng tư, đời sống cá nhân khi nào?

(Dân trí) - Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ khái niệm bí mật đời sống riêng tư và cân nhắc quy định liên quan đến vấn đề này khi cho ý kiến về dự án Luật Dữ liệu. Thảo luận về dự án Luật Dữ liệu sáng 8/11, đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) cho biết, về công khai dữ liệu, dự Luật quy định dữ liệu được công khai có điều kiện gồm dữ liệu liên...

Ông Trump lặp lại điều chưa từng có trong 132 năm qua

(Dân trí) - Ông Donald Trump là người thứ 2 sẽ đảm nhiệm 2 nhiệm kỳ tổng thống Mỹ không liên tiếp trong vòng 132 năm trở lại đây. Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump (Ảnh: Getty). Với chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hôm 5/11, ông Donald Trump gần như chắc chắn sẽ trở thành tổng thống thứ 47 của Mỹ. Ông cũng từng là tổng thống thứ 45 với nhiệm kỳ từ năm 2017 đến 2021. Như vậy,...

Đồng thuận tăng diện tích quảng cáo báo in để báo chí tăng nguồn thu

(Dân trí) - Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội tán thành với việc tăng diện tích quảng cáo trên báo in. Sáng 8/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều...

Người Mỹ gốc Việt kỳ vọng gì vào nhiệm kỳ mới của ông Trump?

(Dân trí) - Anh Timmy P., một người Mỹ gốc Việt, hy vọng nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ giúp nền kinh tế khởi sắc. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters). Sau khi các hãng truyền thông lớn của Mỹ lần lượt xác định ứng viên Cộng hòa Donald Trump đắc cử tổng thống trong cuộc bầu cử ngày 5/11, Timmy P, 32 tuổi, công dân Mỹ gốc Việt, cho biết anh...

Thủ tướng: Việt Nam có sự vươn lên, trỗi dậy mạnh mẽ

Sáng 8/11, nhân chuyến công tác tại TP Trùng Khánh (Trung Quốc), Thủ tướng Phạm Minh Chính có cuộc gặp thân mật với lưu học sinh và cộng đồng người Việt tại Trùng Khánh. Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai cho biết, có khoảng 400 lưu học sinh và 600 người việt sống tại Trùng Khánh, chiếm 1/4 cộng đồng người Việt sống ở phía tây Trung Quốc. Dù sống xa quê hương nhưng cộng đồng...

Mới nhất

Liệu có được hưởng lợi từ đà tăng của giá cà phê thế giới?

Dự báo giá cà phê ngày 9/11/2024, giá cà phê trực tuyến, giá cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Kon Tum, cà phê nhân, giá cà phê Arabica ngày 9//11. Các chuyên gia dự báo giá cà phê ngày 9/11/2024 có thể sẽ có điều chỉnh tăng tùy thuộc vào khu vực...

20 trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột ở Lai Châu đã xuất viện

Ngày 8-11, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu cho biết 20 trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột ở huyện Tam Đường đã xuất viện. ...

Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày …

Ngày 04 tháng 9 năm 2014, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 27/2014/TT-BCT quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Sau gần 10 năm triển khai thực hiện, Bộ Công Thương đã tiến hành tổng kết đánh giá...

Chó robot tuần tra Mar-a-Lago, bảo vệ tuyệt đối cho ông Trump

Các cơ quan thực thi pháp luật Mỹ tiến hành nhiều phương án để siết chặt an ninh quanh Mar-a-Lago, bao gồm triển khai chó robot tuần tra. ...

Giá vàng giảm, vàng nhẫn từ chỗ khan hiếm lại dồi dào

Giá vàng tăng giảm loạn xạ khiến người nắm giữ vàng chọn giải pháp an toàn là bán ra. Nguồn cung vàng trên thị trường lại trở nên dồi dào. ...

Mới nhất