Trang chủChính trịNgoại giaoBị trừng phạt bao vây, Nga tăng mua NDT, Trung Quốc khó...

Bị trừng phạt bao vây, Nga tăng mua NDT, Trung Quốc khó “theo chân”, USD thực sự không có đối thủ?

Các lệnh trừng phạt sâu rộng của phương Tây đã cô lập nền kinh tế của Nga, khiến đất nước phải bổ sung thêm đồng NDT của Trung Quốc vào kho dự trữ tiền tệ. Việc Nga bị trừng phạt cũng khiến Trung Quốc lo ngại về vấn đề phụ thuộc vào hệ thống tài chính được thống trị bởi đồng USD.

Nga-Trung
Các quốc gia trên thế giới, trong đó có Trung Quốc, không thể giải quyết bất kỳ giao dịch nào với Nga bằng USD – đồng tiền được chấp nhận rộng rãi cũng như được dự trữ hàng đầu thế giới.. (Nguồn: AFP)

Tháng 2/2022, khi Nga bắt đầu tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, đất nước này đã hứng “cơn mưa” trừng phạt từ Mỹ và phương Tây.

Các biện pháp trừng phạt đã cắt Moscow khỏi hệ thống tin nhắn thanh toán toàn cầu SWIFT. Vì vậy, các quốc gia trên thế giới không thể giải quyết bất kỳ giao dịch nào với Nga bằng USD – đồng tiền được chấp nhận rộng rãi cũng như được dự trữ hàng đầu thế giới.

Để vượt qua rào cản, các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ đã bắt đầu sử dụng đồng nội tệ của họ để thanh toán thương mại với Nga. Một số quốc gia khác cũng tham gia vào làn sóng “xa lánh” đồng bạc xanh như: Brazil, Indonesia, Malaysia…

Trung Quốc nỗ lực giảm phụ thuộc vào USD

Việc Nga bị trừng phạt khiến Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ hai thế giới lo ngại về vấn đề phụ thuộc vào hệ thống tài chính được thống trị bởi đồng USD. Điều này đang làm dấy lên nhiều ý kiến trong nước cho rằng, quốc gia này nên giảm mức độ tiếp xúc với đồng bạc xanh.

Tuy nhiên, theo ông Robert Greene, một học giả tại Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế (Mỹ), không giống như Moscow, Bắc Kinh lại có ít lựa chọn thay thế hơn.

Ông nhận định: “Thời gian qua, khi bị bao vây bởi các lệnh trừng phạt, Nga đã đa dạng hoá kho dự trữ ngoại hối bằng cách tăng tài sản bằng đồng NDT. Nhưng với Trung Quốc, đất nước tỷ dân khó có thể đưa ra lựa chọn tương tự”.

Không thể phủ nhận, Trung Quốc đã cố gắng giảm sự phụ thuộc vào đồng USD.

Đầu năm nay, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết, nước này hiện đã ký kết hơn 40 thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương với các ngân hàng trung ương hoặc cơ quan quản lý tiền tệ của các quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, có 31 thỏa thuận đang có hiệu lực, với tổng quy mô khoảng 4,16 nghìn tỷ NDT(khoảng 585 tỷ USD).

Thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương là các thỏa thuận tài chính, trong đó ngân hàng trung ương của một quốc gia có thể dùng đồng tiền của mình để đổi lấy đồng tiền khác.

Lượng tiền hoán đổi này có thể được sử dụng cho hoạt động thương mại và đầu tư song phương, giúp tiết kiệm chi phí chuyển đổi ngoại tệ và giảm thiểu rủi ro biến động tỷ giá.

Đáng chú ý là họ đã thiết lập Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới (CIPS) dựa trên đồng NDT để xử lý các giao dịch.

Dù vậy, nhiều bên tham gia CIPS vẫn có mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống tài chính dựa trên đồng USD và khó từ bỏ đồng tiền này.

Trong khi đó, khoảng một nửa dự trữ ngoại hối của Trung Quốc được nắm giữ bằng đồng bạc xanh.

Ông Robert Greene thông tin, tài sản lưu trữ bằng USD của quốc gia này vào năm 2023 cao gấp 15 lần giá trị của Nga vào năm 2019.

Ngân hàng trung ương Nga đã giảm đáng kể tài sản dự trữ ngoại hối bằng đồng USD kể từ năm 2020. Điều này có nghĩa là dự trữ USD của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể cao hơn nhiều so với Nga, nếu tính ở thời điểm năm 2023.

Ngoài dự trữ ngoại hối, các tổ chức tài chính nhà nước lớn nhất của Trung Quốc đều có mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống tài chính Mỹ.

USD vẫn là “vua”

Tóm lại, theo ông Robert Greene, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới không thể theo bước Nga, chống lại USD. Nhiều khả năng, đất nước của Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ tiếp tục xoay quanh hệ thống tài chính bằng đồng USD trong thời gian tới.

Nhưng nhìn xa hơn, không chỉ Nga hay Trung Quốc mới thấy cần phải chia tay với đồng tiền vua – USD.

Những cuộc thảo luận về phi USD hóa đã trở nên sôi nổi từ những năm 1970. Dù vậy, đồng tiền này vẫn thống trị nhờ vào vị thế là tài sản trú ẩn an toàn.

Ông Michael Zezas, Trưởng bộ phận Nghiên cứu chính sách công của Mỹ tại Morgan Stanley khẳng định chắc nịch: “Về cơ bản, đồng USD thực sự không có đối thủ cạnh tranh nào”.





Nguồn: https://baoquocte.vn/bi-trung-phat-bao-vay-nga-tang-mua-ndt-trung-quoc-kho-theo-chan-usd-thuc-su-khong-co-doi-thu-289238.html

Cùng chủ đề

Giá USD ngân hàng tăng mạnh, vượt 25.000 đồng/USD

Tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam với đồng USD được Ngân hàng Nhà nước công bố hôm nay ở mức 24.153 đồng một USD, tăng 20 đồng so với phiên trước. Với biên độ 5%, các ngân hàng thương mại được phép giao dịch USD trong ngày hôm nay với tỷ giá trần là 25.361 đồng/USD và tỷ giá sàn là 22.945 đồng/USD. Tỷ giá bán USD tham khảo được Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước tăng...

tăng giá do hy vọng nhu cầu phục hồi

Giá đồng tương lai ba tháng trên sàn giao dịch kim loại Luân Đôn (LME) đã vượt mức 10.000 USD/tấn vào thứ năm tuần trước lần đầu tiên kể từ đầu tháng 7. Giá đồng đạt 10.158 USD/tấn, đánh dấu mức cao nhất trong khoảng bốn tháng. Trước đó, kim loại này tăng 6% vào tháng 9. Với nhiều ứng dụng từ ô tô điện đến cơ sở hạ tầng, đồng được coi là chỉ báo hàng đầu về...

Cơn sốt vàng thế giới “nguội”, đồng USD mạnh lên, hết hy vọng Fed cắt giảm mạnh lãi suất vào tháng 11

Khoảng 0 giờ 57 phút sáng 5/10 theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới giao ngay giảm 0,2% xuống 2.649,69 USD/ounce, sau khi chạm mức cao kỷ lục 2.685,42 USD/ounce trong tuần trước. Giá vàng kỳ hạn của Mỹ giảm 0,4% xuống 2.667,80 USD/ounce.

Nga tuyên bố đang “nghiền nát” vũ khí Mỹ, phương Tây sẽ chỉ giáng “đòn chí mạng” vào an ninh quốc tế

Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cho rằng, Moscow sẽ giành chiến thắng từ "kế hoạch vô vọng" của phương Tây đối với Ukraine.

Mối đe dọa với đồng USD là có thật, BRICS mới là thế lực nắm quyền quyết định trật tự tài chính toàn cầu?

Các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) có thể nắm quyền quyết định trong trật tự tài chính toàn cầu, khiến Mỹ và phương Tây phải ngồi ghế sau?

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hà Nội rực rỡ trong biển cờ hoa đón mừng kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô

Những ngày này, Hà Nội rực rỡ hơn bao giờ hết khi cả thành phố ngập tràn sắc màu với cờ hoa, băng rôn, biểu ngữ và tranh cổ động, đánh dấu cột mốc trọng đại - 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).

Quan hệ đồng minh với Nga là “bất khả chiến bại”, sẽ “tăng cường vô hạn” răn đe hạt nhân

Mới đây, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đã gửi thông điệp chúc mừng sinh nhật lần thứ 72 tới Tổng thống Nga Valdimir Putin và tới thăm một trường đại học quốc phòng ở thủ đô Bình Nhưỡng.

Xung đột đang biến Dải Gaza thành nghĩa địa; hàng trăm nghìn trẻ em mất cơ hội học tập, bị chấn thương tâm lý

Các cơ quan Liên hợp quốc bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình trạng vi phạm luật nhân quyền và nhân đạo quốc tế nghiêm trọng tại Gaza.

Khai mạc Hội thảo quốc tế về hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển

Sáng ngày 8/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế ‘Hợp tác vì biên giới, biển, đào, hòa bình và phát triển’.

Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Nobel - Giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới được công bố hàng năm kể từ 1901 để vinh danh các cá nhân và tổ chức đạt được những thành tựu lớn lao trong lĩnh vực: y học, vật lý, hóa học, kinh tế, văn học và hòa bình - theo ý nguyện của nhà phát minh lừng danh Alfred Nobel.

Bài đọc nhiều

Giá heo hơi đi ngang, giá heo giống tăng ít nhất 40%

Khảo sát mới nhất cho thấy, giá heo hơi hôm nay tiếp tục lặng sóng, thị trường đi ngang trong khoảng 64.000 - 69.000 đồng/kg.

Lao dốc sau tuần tăng tốc

Giá xăng dầu hôm nay 7/10, theo Oilprice, đầu giờ sáng nay, cả dầu Brent và WTI cùng giảm xấp xỉ 1%. Tuần trước, giá dầu đã có một bước nhảy vọt với 4 phiên tăng giá liên tiếp và 1 phiên giảm nhẹ.

Hết hy vọng về tiêu dùng, kinh tế Đức có thể sẽ suy thoái trong năm thứ 2 liên tiếp

Ngày 6/10, truyền thông Đức đưa tin, chính phủ nước này đã giảm dự báo và thừa nhận nền kinh tế lớn nhất châu Âu sẽ suy thoái trong năm thứ 2 liên tiếp khi không còn hy vọng tiêu dùng sẽ thúc đẩy phục hồi kinh tế.

Giá cà phê xáo trộn vì EUDR, arabica có thể tiếp tục bị bán tháo, chuyên gia nói gì về thị trường tuần này?

Các nhà kinh doanh cà phê lớn nhất thế giới hiện đang chấp nhận một rủi ro mới - bán cà phê không liên quan đến phá rừng cho châu Âu, dù các quy định cuối cùng vẫn chưa được ban hành. Nhưng ngay cả khi EU hoãn EUDR, nỗi lo về tình trạng khan hiếm nguồn cung toàn câu vẫn chưa được xoa dịu, theo Bloomberg.

Siêu giống lúa mới có năng suất cao của Trung Quốc lai lúa nếp và lúa gạo

Siêu giống lúa mới “Gia Hòa Ưu số 5” do các viện nghiên cứu của Trung Quốc phát triển được quảng bá cho năng suất siêu cao, chất lượng gạo ưu việt.

Cùng chuyên mục

Giá vàng “nhúc nhích”, lâm thế giằng co mắc kẹt, động thái từ Trung Quốc, trong nước im lặng chờ thời

Giá vàng hôm nay 8/10/2024, giá vàng biến động khi xung đột Trung Đông leo thang đã thúc đẩy các nhà đầu tư tìm đến các tài sản trú ẩn an toàn. Trung Quốc có thể chưa dứt khoát việc dừng tích trữ do mối quan hệ nhạy cảm với phương Tây. Giá vàng trong nước ổn định.

Nâng cấp quan hệ Việt Nam

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron, nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược toàn diện, nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm (6-7/10/2024). Theo Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ, hai nước cam kết thúc đẩy quan...

Ukraine “thẳng tay” cắt thỏa thuận thương mại cuối cùng với Nga, châu Âu “chịu trận”

Ngày 7/10, Thủ tướng Ukraine Denis Shmygal tuyên bố, nước này sẽ không gia hạn thỏa thuận vận chuyển khí đốt với Nga khi hết hạn vào cuối năm 2024.

Quốc gia EU đầu tiên có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam

Nhận lời mời của Tổng thống Emmanual Macron, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiến hành thăm chính thức tới Pháp từ 06 - 07/10/2024. Sau Lễ đón trọng thể trưa ngày 7/10 (giờ địa phương) tại Điện Elysée, Paris, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm với Tổng thống Emmanuel Macron.  Tổng thống Macron nhấn mạnh đây là chuyến thăm chính thức Pháp đầu tiên của Nguyên thủ quốc gia Việt...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19, thăm chính thức Pháp; nâng tầm quan hệ...

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 30/9-7/10.

Mới nhất

Sau phiên điều chỉnh kỹ thuật, giá cà phê bất ngờ giảm sâu về mức thấp nhất trong một tháng

Giá cà phê tăng mạnh, phá vỡ mọi kỷ lục Áp lực tâm lý và nguồn cung: Giá cà phê rớt đà tăng Theo ghi nhận của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa phiên giao...

Hé lộ về khẩu súng mà ứng cử viên Tổng thống Mỹ Kamala Harris sở hữu

Đương kim Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris – người đang vận động tranh cử trong cuộc đua căng thẳng với đối thủ Đảng Cộng hòa...

Hà Nội ngày tiếp quản thủ đô trong ký ức nữ sinh kháng chiến

Năm 1950, khi bị bắt giam vào nhà tù Hỏa Lò, để bảo toàn khí tiết của mình và không muốn liên lụy đến bất cứ ai, nữ sinh Đỗ Hồng Phấn đã đập vỡ chiếc bát ăn cơm, viết lên tường xà lim bốn khẩu hiệu: Cách mạng vô sản thế giới thành công muôn năm! Kháng chiến thành...

Mới nhất

Hà Nội đến để yêu

Hà Nội đến để yêu