Trang chủNewsThế giớiGiải Nobel – Di sản của một thiên tài

Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Nobel – Giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới được công bố hàng năm kể từ 1901 để vinh danh các cá nhân và tổ chức đạt được những thành tựu lớn lao trong lĩnh vực: y học, vật lý, hóa học, kinh tế, văn học và hòa bình – theo ý nguyện của nhà phát minh lừng danh Alfred Nobel.

Giải Nobel – Di sản của một thiên tài
Hình Alfred Bernhard Nobel được in nổi trên huy chương trao cho những cá nhân và tổ chức đoạt giải Nobel. ( Nguồn: Getty Images)

Một trong những giá trị cốt lõi của Giải Nobel là tôn vinh những nỗ lực cải thiện cuộc sống và mang lại lợi ích to lớn cho nhân loại. Tuần lễ Nobel năm nay được bắt đầu với giải Nobel Y học/Sinh học được công bố ngày 7/10 và tiếp sau đó là các Giải Nobel Vật lý (8/10), Giải Nobel Hóa học (9/10), Giải Nobel Văn học (10/10), Giải Nobel Hòa bình (11/10) và cuối cùng là Giải Nobel Kinh tế (14/10).

Nhà phát minh cô đơn

Alfred Bernhard Nobel sinh ngày 21/10/1833 tại Stockholm, Thụy Điển trong một gia đình có cha là kỹ sư kiêm nhà sáng chế nổi tiếng và mẹ xuất thân từ một gia đình trí thức, giầu có. Alfred Nobel đạt tới đỉnh cao của vinh quang và giàu có, nhưng lại bất hạnh về đời tư và ra đi trong cô độc.

Ông là chủ nhân của 355 bằng sáng chế, trong đó đáng chú ý nhất là phát minh về thuốc nổ. Từ năm 1863, khi 30 tuổi, Alfred Nobel bắt đầu phát triển chất nổ nitroglycerine. Trong quá trình thí nghiệm, một vài tai nạn đã xảy ra, trong đó có vụ nổ năm 1864 làm em trai của ông là Emil Nobel và một vài người khác trong nhóm thiệt mạng. Vụ việc khiến quan chức thành phố Stockholm cho rằng chế tạo chất nổ này là quá nguy hiểm và ra lệnh cấm tất cả các thí nghiệm về nitroglycerine. Lệnh cấm của chính quyền Stockholm đã khiến Alfred phải đưa phòng thí nghiệm xuống “làm chui” trên một chiếc xuồng ở hồ Malaren để tiếp tục thử nghiệm.

Năm 1866, Nobel chế tạo thành công chất nổ. Sau khi công bố phát minh và đăng ký bản quyền cho vật liệu nổ này dưới tên dynamite, Nobel được cấp bằng sáng chế tại Anh ngày 7/5/1867 và tại Thụy Điển ngày 19/10/1867. Đến năm 1868, Nobel đã cải tiến thuốc nổ dynamite, làm cho nó ổn định, an toàn hơn và để có thể kích hoạt từ xa, ông đã tạo ra ngòi nổ cho chúng.

Thị trường dynamite và ngòi nổ tăng rất nhanh những năm sau đó do nhu cầu sử dụng trong xây dựng và khai thác hầm mỏ. Nắm bắt được nhu cầu, “doanh nhân” Alfred Nobel mở hàng loạt phòng thí nghiệm và nhà máy ở 20 nước và xuất khẩu thuốc nổ tới châu Âu, châu Mỹ và châu Á. Nobel đồng thời tiếp tục nghiên cứu phát triển các chất nổ mới, bao gồm cả loại thuốc nổ không khói và phát minh ra nhiều vật liệu hoá học khác, trong đó có cao su, da tổng hợp, tơ nhân tạo…

Công việc triền miên khiến Alfred Nobel hầu như không còn thời gian cho cuộc sống riêng. Ở tuổi 43 ông mới đăng quảng cáo tìm bạn đời trên một tờ báo với nội dung: “Một người đàn ông trung niên, giàu có, học vấn cao, tìm một phụ nữ trưởng thành, giỏi ngôn ngữ, làm thư ký và quản gia”. Lọt vào mắt xanh Nobel là một phụ nữ người Áo – cô Countess Bertha Kinsky.

Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn, hai người chia tay và Bertha Kinsky quay về Áo và lấy chồng nhưng hai người vẫn liên lạc với nhau. Bà Bertha vốn căm ghét chiến tranh và đã viết cuốn sách nổi tiếng Lay Down Your Arms (Đả đảo vũ khí) và là người nổi tiếng trong các phong trào vì hoà bình thời đó. Chính điều này đã ảnh hưởng đến Alfred Nobel khi ông viết di chúc dành hẳn một giải thưởng cho các cá nhân và tổ chức có công thúc đẩy hoà bình. Năm 1905, Quốc hội Na Uy đã tặng giải Nobel Hoà bình cho bà Bertha.

Nhiều năm sau khi ông qua đời, người ta vẫn còn tranh cãi về công dụng của thuốc nổ cũng như sức tàn phá của nó trong chiến tranh. Nhưng một điều không thể phủ nhận rằng thuốc nổ do Nobel phát minh đã giải phóng sức lao động cho con người, tạo ra bước tiến vượt bậc trong xây dựng đường xá, khai thác hầm mỏ và nhiều ứng dụng khác.

Alfred Nobel mất tại San Remo, Italia, vào ngày 10/12/1896 ở độ tuổi 63. Ông để lại bản di chúc “gây kinh ngạc” cho nghiều người khi chỉ dành một phần nhỏ gia tài cho bạn bè và người thân còn phần lớn tài sản (khoảng 94%) được bán lấy tiền gửi ngân hàng. Số tiền lãi hàng năm được trích ra, chia làm 5 giải thưởng tặng “cho những người có đóng góp lớn nhất cho nhân loại” trên các lĩnh vực: vật lý, hóa học, y học, văn chương và hòa bình. Năm 1968, nhân kỷ niệm 300 năm ngày thành lập Ngân hàng Thụy Điển và để tưởng nhớ Alfred Nobel, Ngân hàng Thụy Điển đã góp thêm vào quỹ Nobel và đưa thêm vào hệ thống giải một giải thưởng trong lĩnh vực kinh tế. Từ năm 1969, Giải Nobel Kinh tế bắt đầu được trao cùng với các giải Nobel khác.

Trong hệ thống giải thưởng Nobel, các giải Vật lý, Hóa học, Văn học và Kinh tế do Viện hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển quyết định. Giải Y/Sinh học do Ủy ban Nobel của Viện Karolinska, Thụy Điển quyết định và Giải Hòa bình do Ủy ban Nobel thuộc Quốc hội Na Uy quyết định.

Hai nhà khoa học đoạt giải Nobel Y học 2024 xuất hiện trên màn hình trong lễ công bố. Ảnh: Gettyimages
Hai nhà khoa học người Mỹ đoạt giải Nobel Y học 2024 xuất hiện trên màn hình trong lễ công bố tại Stockholm, ngày 7/10. (Nguồn: Getty Images)

Lựa chọn khắt khe

Quy trình bầu chọn các giải Nobel trải qua rất nhiều vòng. Bắt đầu vào tháng 9 của năm trước năm trao giải, Ủy ban Nobel bí mật gửi mẫu đề cử cho 3.000 chuyên gia là những người từng được nhận giải Nobel, thành viên của đơn vị trao thưởng, các chuyên gia trong lĩnh vực vật lý, hóa học, sinh học hoặc y học, các giáo sư đầu ngành của nhiều trường đại học và các viện nghiên cứu.

Tháng 2 của năm trao giải là thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ. Ủy ban Nobel sẽ sàng lọc và lựa ra các ứng cử viên. Sau đó, hội đồng chọn ra khoảng từ 250-350 người lọt vào vòng tiếp. Từ tháng 3 đến tháng 5, các chuyên gia đánh giá công trình của các ứng cử viên, sau đó Ủy ban Nobel tiến cử người đạt giải để Viện Hàn lâm chọn trên cơ sở đa số phiếu bầu.

Từ tháng 6 đến tháng 8, Ủy ban Nobel tập hợp các báo cáo có kèm theo danh sách tiến cử và chữ ký của các thành viên hội đồng gửi cho Viện Hàn lâm. Từ tháng 9 đến đầu tháng 10, Ủy ban Nobel đệ trình ý kiến lựa chọn của họ lên Viện hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển và các tổ chức trao thưởng khác.

Vào đầu tháng 10, Viện hàn lâm chọn ra người đạt giải dựa trên đa số phiếu bầu, sau đó chính thức công bố người đoạt giải. Việc bỏ phiếu để chọn ra người đoạt giải Nobel được giữ bí mật đến giờ chót. Theo quy định của Ủy ban Nobel, những thông tin liên quan đến quá trình xét tặng Giải được giữ kín trong 50 năm.

Riêng giải Nobel Hòa bình, theo di chúc của Nobel, giải thưởng này được trao cho người trong năm trước đó “đã làm nhiều nhất hoặc tốt nhất cho tình anh em giữa các quốc gia, cho việc bãi bỏ hoặc giảm quân đội thường trực và cho việc duy trì và thúc đẩy hội nghị hòa bình”. Di chúc của Alfred Nobel cũng nêu rõ rằng một ủy ban gồm 5 người do Quốc hội Na Uy lựa chọn sẽ là bên trao giải thưởng này. Cho đến nay, lý do tại sao ông chọn Na Uy là nơi chọn và trao giải Nobel Hòa Bình vẫn chưa rõ ràng.

Giá trị truyền cảm hứng

Một giải Nobel thường được trao cho tối đa 3 người và nếu giải thưởng đó bị từ chối hoặc không được chấp nhận, số tiền thưởng sẽ được trả vào quỹ. Sau khi công bố, lễ trao giải Nobel Y học (hoặc Sinh học), Vật lý, Hóa học, Văn học và Kinh tế được trao vào tháng 12 cùng năm tại Stockholm còn lễ trao giải Nobel Hòa bình diễn ra tại Oslo, Na Uy. Chủ nhân Giải Nobel được trao giấy chứng nhận, huy chương vàng cùng số tiền mặt phụ thuộc vào thu nhập của Ủy ban Nobel và có thể thay đổi theo từng năm.

Năm 2017, Quỹ Nobel quyết định tăng tiền thưởng cho các hạng mục giải Nobel thêm 1 triệu krona Thụy Điển (khoảng 120.000 USD) lên 9 triệu krona (khoảng 1,1 triệu USD). Năm 2020, Ủy ban Nobel quyết định tăng thêm 1 triệu krona (khoảng 110.000 USD) so với năm trước đó, đưa con số tiền thưởng của giải lên 10 triệu krona. Ngày 15/9/2023, Quỹ Nobel thông báo tiếp tục tăng 1 triệu krona. Như vậy, phần thưởng bằng tiền mặt cho người đoạt giải Nobel hiện nay là khoảng 11 triệu krona (hơn 1 triệu USD).

Đến nay, sau hơn 120 năm kể từ lần trao giải đầu tiên năm 1901, đã có trên 1000 cá nhân và tổ chức được nhận giải thưởng danh giá này. Giải Nobel đã trở thành tấm gương phản chiếu lịch sử tiến bộ của loài người trong những lĩnh vực quan trọng nhất của đời sống xã hội, thể hiện lòng cao thượng và nhân đạo của người sáng lập ra nó cũng như sự ghi nhận đối với nỗ lực, cống hiến và truyền cảm hứng của những người đoạt giải cho nhân loại.

Ngày 7/10 tại thủ đô Stockholm (Thụy Điển), Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska đã công bố giải Nobel Y sinh 2024 thuộc về 2 nhà khoa học người Mỹ là Victor Ambros và Gary Ruvkun với việc phát hiện ra microRNA và vai trò của nó trong việc điều hòa hoạt động gen.

Ông Victor Ambros (sinh năm 1953) là nhà sinh học, giáo sư Trường Y khoa, Đại học Massachusetts.

Ông Gary Ruvkun (sinh năm 1952) là nhà sinh học phân tử làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts và là giáo sư di truyền học tại Trường Y Harvard ở Boston.





Nguồn: https://baoquocte.vn/giai-nobel-di-san-cua-mot-thien-tai-289225.html

Cùng chủ đề

Giải Nobel Y sinh 2024 được trao cho hai nhà khoa học Mỹ vì phát hiện ra microRNA

Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska, đơn vị trao giải thưởng, cho biết khám phá của hai nhà khoa học này "có tầm quan trọng cơ bản đối với cách thức phát triển và hoạt động của các sinh vật". "Khám phá mang tính đột phá của họ đã...

Tính toán thâm sâu của Tổng thống Nga với “thời đại của anh hùng”; Hamas tấn công Tel Aviv; Trung Đông 365 ngày máu...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 7-13/10

Hội nghị cấp cao ASEAN 44 và 45, lãnh đạo các nước SNG họp ở Nga, công bố giải Nobel... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khai mạc Hội thảo quốc tế về hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển

Sáng ngày 8/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế ‘Hợp tác vì biên giới, biển, đào, hòa bình và phát triển’.

Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 10 năm thành lập Trường Đại học Việt Nhật

Ngày 12/10, chương trình kỷ niệm 10 năm thành lập Trường Đại học Việt Nhật (VJU) - Đại học Quốc gia Hà Nội, sẽ phát động quyên góp hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão Yagi với chủ đề "Vì tương lại thế hệ trẻ Việt Nam".

Ukraine “thẳng tay” cắt thỏa thuận thương mại cuối cùng với Nga, châu Âu “chịu trận”

Ngày 7/10, Thủ tướng Ukraine Denis Shmygal tuyên bố, nước này sẽ không gia hạn thỏa thuận vận chuyển khí đốt với Nga khi hết hạn vào cuối năm 2024.

Đổi mật khẩu WiFi VNPT trên máy tính, điện thoại nhanh chóng

Đổi mật khẩu WiFi VNPT giúp bảo mật và ngăn truy cập trái phép tốt. Thao tác nhanh, dưới 5 phút. Dưới đây là cách đổi mật khẩu trên điện thoại và máy tính!

Triều Tiên có động thái đặc biệt quan trọng, có thể hủy bỏ các thỏa thuận liên Triều

Ngày 7/10, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên dường như đã tổ chức một cuộc họp quốc hội quan trọng theo đúng lịch trình để sửa đổi hiến pháp của quốc gia này.

Bài đọc nhiều

Hezbollah nã hàng trăm tên lửa vào Israel, Iran tuyên bố chẳng sợ chiến tranh nhưng không muốn một điều

Trung Đông tiếp tục đứng trên "bờ vực của một cuộc xung đột toàn diện" bất chấp nỗ lực quốc tế hạ nhiệt tình hình giao tranh đang leo thang giữa các bên.

Lào tự tin đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2024 với sự đồng hành của Việt Nam

Nhận lời mời của Thủ tướng Lào, Chủ tịch ASEAN 2024 Sonexay Siphandone, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan tại thủ đô Vientiane, Lào, từ ngày 8-10/10. Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào tại Việt Nam, bà Khamphao Ernthavanh đã có...

IRI tấn công tên lửa hành trình nhằm vào Israel

Trong một tuyên bố vào ngày 5 tháng 10, Lực lượng Kháng chiến Hồi giáo ở Iraq (IRI) thông tin, họ đã tấn công năm mục tiêu ở Israel để hỗ trợ Dải Gaza và Lebanon.Trong hai tuyên bố riêng biệt, Lực lượng Kháng chiến Hồi...

Cùng chuyên mục

Triều Tiên có động thái đặc biệt quan trọng, có thể hủy bỏ các thỏa thuận liên Triều

Ngày 7/10, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên dường như đã tổ chức một cuộc họp quốc hội quan trọng theo đúng lịch trình để sửa đổi hiến pháp của quốc gia này.

Hezbollah nã hàng trăm tên lửa vào Israel, Iran tuyên bố chẳng sợ chiến tranh nhưng không muốn một điều

Trung Đông tiếp tục đứng trên "bờ vực của một cuộc xung đột toàn diện" bất chấp nỗ lực quốc tế hạ nhiệt tình hình giao tranh đang leo thang giữa các bên.

Thay đổi về tài sản của Nga bị đóng băng ở Hà Lan

Tài sản của Nga bị đóng băng do các ngân hàng Hà Lan và các tổ chức tài chính khác nắm giữ chỉ còn dưới 100 triệu Euro thay vì 660 triệu Euro như đã đưa tin vào tháng 1, nhật báo De Telegraaf của Hà...

Mới nhất

Giá ngoại tệ ngày 8/10/2024: Tỷ giá USD trong nước tăng nhẹ

DNVN - Ngày 8/10/2024, tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam so với USD tăng 20 đồng, lên mức 24.153 đồng. Trên thị trường quốc tế, đồng USD giữ ổn định gần mức...

Hành trình bán ngược loài rong nho về nơi sản xuất rong nho ngon nhất thế giới của ông chủ Khánh Hòa

"Vua rong nho biển" trăn trở với nghềĐể có được những sản phẩm chất lượng như ngày hôm nay, ông Nguyễn Quang Duy ở TP.Nha Trang...

Chủ tịch UBND TP Hà Nội phát động phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” năm 2025

Phong trào “Người tốt, việc tốt” trở thành nét đẹp truyền thống, bản sắc của Thủ đô Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, Hà Nội - trái tim của cả nước, là nơi hội tụ và lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống và trí tuệ của dân tộc. Sau gần 40...

Động lực khiến bà giáo Thương dành tiền tích lũy làm thiện nguyện – Thành phố nặng ân tình, Kỳ 13

Bà Hồ Thị Thương, 72 tuổi đã dành phần tiền tích lũy của chính mình để làm thiện nguyện. Với bà Thương, những ổ bánh mì, kí gạo được trao tận tay bà con khó khăn chính là niềm vui và động lực để bà tiếp tục hành trình trao yêu thương. Động lực khiến bà giáo Thương dành tiền...

Học phí đi cùng chất lượng

Theo đó, đối với cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao, mức thu học phí có...

Mới nhất

Đúc đồng Ngũ Xã