Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTăng cường sự chủ động của sinh viên

Tăng cường sự chủ động của sinh viên


bai tren
Thí sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh, cơ hội việc làm các ngành học của các trường đại học. Ảnh: Hồng Hạnh.

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) mới nhất trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bỏ quy định về giới hạn số giờ làm thêm của học sinh, sinh viên. Theo đó, người lao động là học sinh, sinh viên đang theo học các chương trình giáo dục chính quy đủ độ tuổi lao động theo quy định dự luật này, được làm việc theo quy định của pháp luật về lao động. Người lao động là học sinh, sinh viên khi làm việc không trọn thời gian có trách nhiệm thông báo cho cơ sở giáo dục.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm sử dụng lao động là học sinh, sinh viên theo quy định pháp luật về lao động. Cơ sở giáo dục, gia đình có trách nhiệm theo dõi, hỗ trợ người lao động là học sinh, sinh viên trong quá trình làm việc.

Trước đó, trong đợt lấy ý kiến từ tháng 6 đến tháng 7, dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã đề xuất cho phép sinh viên được làm việc tối đa 24 giờ mỗi tuần, tăng thêm 4 giờ so với quy định trong dự thảo hồi tháng 3. Tuy nhiên, vẫn nhiều ý kiến cho rằng việc quy định cụ thể về số giờ làm thêm của sinh viên là không hợp lý và cũng khó kiểm soát.

Nhìn ra thế giới, nhiều nước cũng quy định học sinh được làm thêm từ 20 – 24 giờ mỗi tuần như Anh, Australia, Mỹ, Phần Lan. Ở châu Á, sinh viên tại Nhật Bản và Hàn Quốc được phép làm thêm nhưng không quá 28 giờ và 25 giờ mỗi tuần. Tuy nhiên, quy định này chỉ áp dụng với sinh viên quốc tế và không có giới hạn với sinh viên là công dân nước sở tại, nhằm mục đích cư trú lẫn bảo vệ lao động nội địa. Việc bỏ quy định thời gian tối đa làm thêm của sinh viên trong dự thảo luật mới nhất được đánh giá là phù hợp với thực tế, cũng như tăng tính chủ động cho sinh viên trong việc sắp xếp thời gian để tham gia làm thêm nhưng không ảnh hưởng tới việc học trên lớp.

Liên quan đến vấn đề này, ông Vũ Phạm Dũng Hà – Trưởng phòng chính sách việc làm, Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho biết: “Trong dự thảo luật chúng tôi có đưa ra quy định các trường quản lý sinh viên. Hàm ý của quy định này là chúng tôi mong cơ sở giáo dục biết được sinh viên của mình có hay không đi làm thêm. Theo tôi, hiện nay có 2 cách để quản lý sinh viên đi làm thêm, bao gồm doanh nghiệp phải thông báo đến cho cơ sở giáo dục nơi sinh viên đang theo học hoặc sinh viên muốn đi làm phải xin giấy xác nhận của trường”.

Dẫu vậy, nhìn từ thực tế các phương án này đều khó đảm bảo tính khả thi. Bởi hiện nay các công việc làm thêm của sinh viên rất đa dạng từ gia sư, shiper, chạy bàn, bán hàng… Không phải sinh viên nào cũng tìm việc làm thêm tại các doanh nghiệp, cơ sở có đăng ký kinh doanh… mà có thể là cá nhân, hộ gia đình nên việc yêu cầu các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động này thông báo tới nhà trường là rất khó, nhất là với công việc của sinh viên thường không trọn thời gian, không đóng bảo hiểm xã hội. Từ phía sinh viên với tâm lý ngại phiền, ngại các thủ tục hành chính nên việc phải xin giấy xác nhận của trường mới đi làm thêm là rất khó. Chưa kể, nhiều công việc thời vụ, thay đổi liên tục nên việc xin giấy xác nhận của trường càng thêm phức tạp, sinh viên sẽ có tâm lý e dè.

Đỗ Long (K69 Kỹ thuật điều khiển – Tự động hóa, Đại học Bách khoa Hà Nội) chia sẻ, em vừa trở thành sinh viên năm nhất và đang có dự định xin đi làm thêm để có thêm kinh nghiệm. “Xin vào doanh nghiệp thì em chưa có chuyên môn, còn nếu xin làm bán hàng, em không thấy có mối liên hệ với ngành học hiện nay. Trước mắt, em đang dạy gia sư cho một em học sinh lớp 10, mỗi tuần 3 tiếng buổi tối nên không ảnh hưởng đến việc học trên lớp. Bố mẹ em cũng ủng hộ làm thêm có chừng mực, còn nhà trường, em chưa thấy có quy định phải xin giấy xác nhận” – Đỗ Long cho biết.

Vấn đề có quản lý hay không quản lý sinh viên đi làm thêm lâu nay vẫn nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội. TS Bùi Sĩ Lợi – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban xã hội của Quốc hội cho rằng, cần thiết phải có sự quản lý của nhà trường đối với việc làm thêm của sinh viên. Việc này giúp các em tránh tình trạng làm những ngành nghề bị cấm hoặc làm việc trong điều kiện không có lợi cho học sinh, sinh viên. Đặc biệt, việc quy định rõ phải trả lương cho các em không được thấp hơn mức lương tối thiểu theo giờ là hợp lý. Điều này thể hiện sự bình đẳng và bảo đảm quyền lợi của sinh viên khi việc chi trả tiền lương phù hợp với sức lao động của các em.

TS Hoàng Ngọc Vinh – nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo) nhìn nhận, sinh viên làm thêm với mục đích rút ngắn khoảng cách giữa thực tế và lý thuyết, những va đập ngoài cuộc sống giúp các em trưởng thành hơn rất cần khuyến khích. Nhưng ở khía cạnh khác, nếu các em chọn những công việc như bán quần áo, rửa bát, bưng phở… không gắn gì với chuyên môn đang học ở bậc đại học thì cần cân nhắc cẩn trọng. Bởi rõ ràng, những lợi ích mà công việc này mang lại ngoài giá trị vật chất thì kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức… tích lũy được sẽ ít có ứng dụng để phát triển công việc tương lai.



Nguồn: https://daidoanket.vn/bo-quy-dinh-lam-them-khong-qua-24-gio-tuan-tang-cuong-su-chu-dong-cua-sinh-vien-10291849.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tăng tốc để đạt tăng trưởng kinh tế cả năm trên 7%

Tại phiên họp, Chính phủ cho ý kiến đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2024, đề ra nhiệm vụ công tác tháng 10 và Quý IV/2024; tình hình phân...

Người dân sống khổ vì dự án treo

Ông Phan Vĩnh Tiến - Chủ tịch UBND xã Tam Quang cho biết, năm 2003, dự án Khu hành chính cảng Kỳ Hà (tên gọi Khu phi thuế quan giai đoạn I) có 50 hộ dân tổ 1,...

Hỗ trợ, đồng hành để người khuyết tật được bồi đắp thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống

Nguồn: https://daidoanket.vn/ho-tro-dong-hanh-de-nguoi-khuyet-tat-duoc-boi-dap-them-nghi-luc-vuon-len-trong-cuoc-song-10291835.html

Đảm bảo nguồn lực hỗ trợ được sử dụng đúng địa chỉ, đúng mục đích

Cùng tham dự có ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam. ...

Tạo sinh kế bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian qua, công tác chăm lo đời sống, phát triển kinh tế, đồng bào DTTS tỉnh Bạc Liêu, nhất là các hộ có hoàn cảnh khó khăn luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm...

Bài đọc nhiều

Thành phố Sơn La đẩy mạnh vai trò của giáo dục mầm non trong lĩnh vực học tập suốt đời

Trong khuôn khổ Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 đang diễn ra trên khắp cả nước, sáng ngày 7/10, thành phố học tập toàn cầu Sơn La tổ chức Hội thảo Vai trò của giáo dục mầm non trong học tập suốt đời.

Choáng vì con vừa vào lớp 1, ban phụ huynh muốn trích quỹ lớp để “có lời trước nhận cô giáo lớp 2”

Trích quỹ lớp để chọn giáo viên dạy lớp 2Mới đây, một phụ huynh có con học lớp 1 bất ngờ và hoang mang chia sẻ trong một hội nhóm đông thành viên là cha mẹ học sinh về chuyện sử dụng quỹ lớp. Theo đó,...

Bộ GD&ĐT lý giải phương án bốc thăm môn thứ 3 thi vào lớp 10

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 diễn ra chiều 7/10, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng đã trả lời báo chí về vấn đề bốc thăm chọn môn thi thứ 3 vào lớp 10. Bộ GD&ĐT đang xin ý kiến để sửa đổi quy chế thi THCS và THPT, trong đó về phương thức xét tuyển, tuyển sinh lớp 10 THPT có đưa ra 2 phương thức là xét tuyển và thi tuyển. Về...

Tỉnh đầu tiên của cả nước áp dụng học 5 ngày/tuần thế nào sau 5 năm?

Số học sinh bỏ học giảm Sau 5 năm thí điểm việc cho học sinh nghỉ học thứ 7, Sở GD-ĐT Lào Cai cho biết, việc thực hiện chủ trương trên mang lại nhiều kết quả tốt. Cụ thể, việc tổ chức dạy học 5 ngày/tuần học sinh được nghỉ 2 ngày cuối tuần, giáo viên có điều kiện bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; học sinh được tham gia các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa...

Nâng cao năng lực cho giáo viên môn tiếng Anh cấp THPT với tư duy mới Linearthinking

Hội thảo "Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh bằng phương pháp Linearthinking" nhằm tăng cường năng lực cho giáo viên môn tiếng Anh cấp trung học phổ thông (THPT) trong việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 201.

Cùng chuyên mục

Sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội ăn phải cơm canh thừa, dị vật: Nhà trường nói gì

Chiều tối 7/10, thông tin từ chương trình Chuyển động 24h - VTV24 cho biết, thời gian gần đây, đường dây nóng của Chuyển động 24h liên tiếp nhận được phản ảnh của nhiều sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội về chất lượng bữa...

Sớm công bố đề thi tham khảo có tính ổn định trong nhiều năm

Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ đạo về công tác thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Chỉ thị yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và sớm công bố đề thi tham khảo...

Việt Nam có bao nhiêu tỉnh không giáp biển?

1. Cả nước có bao nhiêu...

Nữ sinh lớp 7 ở Hà Nội giành huy chương vàng Toán quốc tế

IMSO là kỳ thi về Toán và Khoa học dành cho học sinh dưới 13 tuổi trên toàn thế giới. Năm nay, Việt Nam cử 24 học sinh tham dự ở hai môn Toán và Khoa học, mỗi môn 12 em. Nguyễn Phương Thảo, học sinh lớp 7, Trường Phổ thông liên cấp Olympia là một trong 6 thí sinh Việt Nam giành huy chương vàng ở môn Toán. Đây cũng là lần thứ hai Thảo giành huy...

Mới nhất

Bác tin đồn có bệnh hô hấp mới

Thông tin từ Sở Y tế TP.HCM khẳng định, số ca bệnh hô hấp ở trẻ em gia tăng không phải do bệnh hô hấp mới. Bác tin đồn có bệnh hô hấp mới Tình hình gia tăng số ca bệnh hô hấp ở trẻ em...

Cuộc đua bầu cử Mỹ “nghẹt thở” trong những tuần cuối

VOV.VN - Càng về những tuần cuối, cuộc đua bầu cử Mỹ càng trở nên quyết liệt. Bà Kamala Harris và ông Donald Trump đều đang tất bật tới các bang chiến địa và không ngần ngại công kích lẫn nhau nhằm thu hút lá phiếu cử tri về phía mình.   Việc 2 ứng cử viên bám đuổi nhau sát...

Sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội ăn phải cơm canh thừa, dị vật: Nhà trường nói gì

Chiều tối 7/10, thông tin từ chương trình Chuyển động 24h - VTV24 cho biết, thời gian gần đây, đường dây nóng của Chuyển động 24h...

Sớm công bố đề thi tham khảo có tính ổn định trong nhiều năm

Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ đạo về công tác thi tốt nghiệp trung học phổ thông....

“Miếng bánh” ngon nhưng khó nuốt

Từ năm 2017, được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và căn cứ quy định của Luật Đầu tư, Chính phủ đã...

Mới nhất