Trang chủNewsThời sựCú hích phát triển kinh tế

Cú hích phát triển kinh tế


Kỳ 1: Giải “cơn khát” nguồn cung vận tải khách

Kỳ 2: Hơn 67 tỷ USD huy động thế nào?

Kỳ 3: Cú hích phát triển kinh tế

Mở không gian phát triển mới

Cho rằng nên triển khai xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam càng nhanh càng tốt, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Thịnh (Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội) dẫn chứng: lợi thế của đường sắt tốc độ cao đã được minh chứng ở nhiều nước trên thế giới.

Làm đường sắt tốc độ cao: Cú hích phát triển kinh tế- Ảnh 1.

Nhật Bản đặt mục tiêu khi đầu tư hệ thống tàu cao tốc Shinkansen là: “Niềm tự hào dân tộc”.

“Như ở Trung Quốc, nhiều địa phương trước khi có đường sắt tốc độ cao rất nghèo, nhưng chỉ sau hơn chục năm đã vươn mình phát triển thần tốc. Hay tại Nhật Bản, kinh tế của nhiều địa phương thực sự thăng hoa kể từ khi các tuyến tàu tốc độ cao Shinkansen chạy qua”, ông Thịnh nói.

Khẳng định việc đầu tư đường sắt tốc độ cao sẽ là cú hích cho phát triển kinh tế, ông Thịnh phân tích: dự án không chỉ mở ra không gian phát triển kinh tế mới, nguồn lực mới thông qua khai thác hiệu quả quỹ đất, phát triển công nghiệp xây dựng mà còn phát triển du lịch, dịch vụ, đô thị, giảm ô nhiễm môi trường và tai nạn giao thông, tạo ra hàng triệu việc làm.

“Nếu huy động trí tuệ, tài lực, vật lực ở trong nước, Việt Nam hoàn toàn làm chủ xây dựng, vận hành, bảo trì và sửa chữa. Khi đã làm chủ được thì quá trình thực hiện dự án sẽ rất nhanh chóng.

Cần có cơ chế đặc thù về giải phóng mặt bằng cũng như các vấn đề liên quan khác, không để dự án chờ thủ tục”, ông Thịnh nhìn nhận.

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội) cũng cho biết: “Tôi đi tiếp xúc cử tri, ghi nhận nhiều ý kiến người dân đều đồng thuận thời điểm này cần nhanh chóng triển khai dự án.

Hội nghị Trung ương lần thứ 10 vừa qua thống nhất khẳng định, Việt Nam sẽ bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tôi cho rằng, tuyến đường sắt tốc độ cao sẽ là một trong những yếu tố để chúng ta thực hiện điều đó.

Chúng ta đã có những cơ chế đặc thù cho dự án Vành đai 3 TP.HCM, Vành đai 4 – Vùng Thủ đô hay đường bộ cao tốc Bắc – Nam và đã giúp những dự án này triển khai thần tốc. Ở dự án mang tính biểu tượng như thế này, cần những cơ chế mạnh và táo bạo hơn”.

Vì sao nên làm toàn tuyến, khai thác sớm?

Theo ông Trần Thiện Cảnh, Cục trưởng Cục Đường sắt VN, tổng hợp kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đầu tư xây dựng đường sắt có đặc thù riêng. Đường bộ có thể đầu tư xây dựng từng đoạn và khai thác được luôn, rồi nối thông toàn tuyến. Với đường sắt, có thể đầu tư từng chặng, ví dụ Hà Nội – Vinh, Vinh – Đà Nẵng, Đà Nẵng – Nha Trang, Nha Trang – TP.HCM, xong chặng nào khai thác chặng đó. Tuy nhiên, để nối thông, khai thác toàn tuyến thì cần phải tích hợp hệ thống, đồng bộ công nghệ.

Theo nghiên cứu của tư vấn, việc đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao tạo ra thị trường xây dựng với giá trị khoảng 33,5 tỷ USD; tính cả hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị sẽ tạo ra thị trường về xây dựng khoảng 75,6 tỷ USD; phương tiện, thiết bị khoảng hơn 34 tỷ USD và hàng triệu việc làm.

“Vì vậy, kinh nghiệm các nước như: Đức, Nhật Bản, Pháp và Trung Quốc, khi đầu tư tuyến, tất cả đều triển khai đồng thời, chỉ khi xây lắp sẽ triển khai từng đoạn”, ông Cảnh nói.

Theo Bộ GTVT, phương án đầu tư toàn tuyến có ưu điểm là phát huy hiệu quả và thu hút hành khách đi lại trên tất cả các cung đoạn ngay khi đưa vào khai thác. Cùng đó, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế cho thấy phương án này cao hơn phương án phân kỳ đầu tư. Nhược điểm của phương án này là áp lực về vốn và tổ chức thực hiện cao hơn.

Với phương án phân kỳ đầu tư, trong giai đoạn phân kỳ, chỉ đảm nhận được hành khách đi lại với cung đoạn ngắn (Hà Nội – Vinh và TP.HCM – Nha Trang), không đảm nhận được lượng hành khách đi lại với hành trình dài.

Phương án này có ưu điểm là áp lực về vốn và tổ chức thực hiện không quá lớn. Nhược điểm là giai đoạn đầu chưa khai thác toàn tuyến sẽ làm giảm hiệu quả tổng thể đầu tư dự án. Do đó, Bộ GTVT đã kiến nghị phương án đầu tư toàn tuyến.

Phương án đầu tư toàn tuyến sẽ thu hút lượng khách di chuyển lớn hơn, doanh thu khai thác cao hơn, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải giữa các phương thức.

Đặc biệt, đầu tư đưa vào khai thác toàn tuyến sớm 5 năm sẽ giảm chi phí đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD do giảm dự phòng và lãi vay, có hiệu quả cao hơn so với phương án phân kỳ đầu tư.

Cần đề xuất cơ chế đặc thù

Để khai thác quỹ đất xung quanh ga đường sắt, phát triển mô hình TOD, theo ông Trần Thiện Cảnh, cần đề xuất cơ chế đặc thù. Ví dụ, tại các khu ga sẽ dùng ngân sách Nhà nước để giải phóng mặt bằng đất trong phạm vi ga đường sắt. Địa phương sẽ cập nhật các quy hoạch quốc gia vào quy hoạch địa phương, trình Thủ tướng duyệt.

Khi ga đường sắt tốc độ cao đã xác định được vị trí, địa phương được phép phát triển quỹ đất xung quanh bằng nguồn ngân sách của địa phương, chi giải phóng mặt bằng; sau đó địa phương tổ chức đấu giá để thu tiền từ phát triển quỹ đất đó, giữ lại 50% và nộp Trung ương 50%.

Với các địa phương đã được Thủ tướng duyệt quy hoạch địa phương, Bộ GTVT đề xuất thêm cơ chế giao địa phương tự điều chỉnh quy hoạch để thực hiện phát triển quỹ đất xung quanh ga đường sắt được nhanh chóng, thuận lợi.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu đề án, nguồn thu từ quỹ đất sẽ không sử dụng để quay lại đầu tư cho dự án mà sử dụng cho các dự án khác.

Theo kinh nghiệm quốc tế, khi lập dự án đường sắt tốc độ cao, quỹ đất dọc tuyến chưa hình thành mô hình khai thác trên thực tế, nên không thể xác định được phần khai thác được quỹ đất là bao nhiêu để bù vào phần ngân sách chi cho đầu tư tuyến.

“Các nước tính toán, sau khi tuyến đường sắt tốc độ cao xây dựng, sẽ có tính hấp dẫn, nên phát triển TOD để khai thác, số tiền thu được phân ra tỷ lệ đưa vào ngân sách Trung ương và tỷ lệ giữ lại của địa phương. Sau đó, từ nguồn thu này Trung ương sẽ đầu tư cho dự án đường sắt khác, hoặc trả các khoản vay khi phát hành Trái phiếu Chính phủ, còn địa phương sẽ bù đắp kinh phí đã ứng trước đó cho giải phóng mặt bằng”, ông Cảnh cho biết.

Về tổ chức thực hiện đầu tư, Bộ GTVT dẫn kinh nghiệm từ nhiều nước cho thấy, họ đều đặt ra mục tiêu khi đầu tư. Như với Nhật Bản là “niềm tự hào dân tộc”; Đức là “Nhanh bằng một nửa máy bay, gấp 2 lần ô tô”; Pháp là “Thu nhỏ nước Pháp trong bán kính 3-4 giờ đi lại”; Tây Ban Nha là “Kết nối thủ đô Madrid với tất cả các trung tâm khác dưới 4 giờ”; Hàn Quốc là “Du lịch toàn quốc trong 1 ngày”.

Các nước triển khai thực hiện mục tiêu này với quyết tâm chính trị mạnh mẽ ở cấp cao nhất, từ thể chế hóa quy định pháp luật, huy động nguồn vốn, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển công nghiệp đường sắt và các quyết định đưa ra đều có tầm nhìn lên đến hàng trăm năm.

Huy động tối đa nguồn lực, rút gọn thủ tục

Chiều 7/10, trong khuôn khổ phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Dân nguyện Dương Thanh Bình đã báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Cùng với nhiều vấn đề quan trọng, báo cáo cho biết, cử tri và nhân dân đồng tình, ủng hộ chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương Đảng trong việc đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.

Cùng ngày, Thường trực Chính phủ ban hành kết luận tại cuộc họp về dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Thường trực Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT quyết tâm, nỗ lực, huy động cán bộ có kinh nghiệm, tâm huyết, trách nhiệm, tập trung hơn nữa để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ.

Về các cơ chế, chính sách đặc thù, Thường trực Chính phủ yêu cầu cần rà soát bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù cần thiết nhằm huy động tối đa nguồn lực và cắt giảm, rút gọn các thủ tục đầu tư dự án.

Thường trực Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương thu ý kiến, hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ KH&ĐT, Hội đồng thẩm định Nhà nước trước ngày 10/10/2024.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/lam-duong-sat-toc-do-cao-cu-hich-phat-trien-kinh-te-192241007222028472.htm

Cùng chủ đề

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, sức bật cho kinh tế Việt Nam

Nếu được Quốc hội thông qua vào kỳ họp tháng 10 này, đến năm 2035, VN sẽ có tuyến đường sắt cao tốc nối liền một dải Bắc - Nam. Đây không chỉ là bước ngoặt lịch sử của ngành đường sắt sau nhiều thập niên trì trệ, lạc hậu mà còn tạo sức bật cực mạnh cho kinh tế VN. Tương lai giao thông hiện đại, bền vững Những ngày qua, người dân khắp các tỉnh thành hào hứng chia...

Cách nào phòng bệnh gút?

Hỏi: Bạn bè tôi nhiều người mắc bệnh gút, gây ảnh hưởng chất lượng...

Diễn biến mới vụ căn biệt thự “đẹp nhất Cà Mau” xây dựng trái phép

Ngày 7/10, theo nguồn tin của PV Báo Giao thông, UBND tỉnh Cà Mau...

Thường trực Chính phủ: Tránh tình trạng đội vốn khi làm đường sắt tốc độ cao Bắc

TPO - Thường trực Chính phủ yêu cầu tính toán sơ bộ tổng vốn đầu tư chính xác nhất có thể, đủ tin cậy và thuyết phục; hạn chế việc vượt tổng mức đầu tư do yếu tố chủ quan và tránh tình trạng đội vốn khi triển khai đầu tư, thi công công trình. Hướng tuyến thẳng nhất để giảm chi phí Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo kết luận của...

Cà Mau tập trung triển khai các dự án cảng biển, sân bay, quốc lộ

Ngày 7/10, theo nguồn tin của PV Báo Giao thông, Bí thư Tỉnh ủy...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hồi sinh cuộc sống mới cho người đàn ông vừa suy tim vừa suy gan nguy kịch

Thông tin từ BV Hữu nghị Việt Đức, cách đây 2 năm, anh H...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Pháp gặp gỡ báo chí trước hội đàm

Tổng thống Emmanuel Macron cảm ơn Việt Nam đã mời tham dự lễ kỷ...

Thủ tướng kỷ luật ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang

Quyết định nêu rõ, Thủ tướng kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối...

Quy định mới về thu hồi chứng nhận đăng kiểm viên

Thêm 1 trường hợp bị thu hồi chứng nhận đăng kiểm viênSo với trước...

Hoàn thành đường gom dân sinh cao tốc Vĩnh Hảo

Ngày 7/10, Ban điều hành cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết cho biết,...

Bài đọc nhiều

Sóng 5G xuất hiện tại nhiều khu vực trên cả nước

(Dân trí) - Nhiều người dùng cho biết điện thoại của họ bất ngờ bắt được sóng 5G dù công nghệ này chưa được chính thức triển khai. "Chiều nay, khi đi qua phố Phùng Hưng (Hà Nội), tôi rất bất ngờ khi thấy điện thoại hiển thị biểu tượng sóng 5G thay vì 4G như mọi ngày. Hiện tại, tôi không đăng ký bất cứ gói cước dịch vụ 5G nào cả", anh Trung Nam, một nhân viên văn...

Tối nay người Việt ngắm mưa sao băng ‘kỳ lạ’ đạt cực đại: Liệu có ‘bão sao băng’?

Thời điểm tốt nhất để người Việt ngắm mưa sao băng Draconids năm nay là từ tối nay 7.10 đến rạng sáng 8.10. Vì sao chúng được xem là mưa sao băng 'kỳ lạ'? Theo EarthSky, mưa sao băng Draconids diễn ra trong thời gian ngắn vào lúc chạng vạng và đầu buổi tối ngày 7.10. Dự kiến mưa sao băng đạt cực đại vào đêm nay ngày 7, rạng sáng mai ngày 8.10. Tất nhiên, người yêu thiên văn cũng...

Trao Quyết định bổ nhiệm nhà báo Khổng Thị Nhung giữ chức Phó Tổng Biên tập Tạp chí ĐT Thương hiệu và Pháp luật

Ngày 7/10/2024, tại Cung Trí thức thành phố, Trung ương Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ. Thay mặt Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Trung ương Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam, TS....

Tuyệt đối không làm thay, không buông lỏng sự lãnh đạo

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh: “Thống nhất nhận thức và thực hiện cho nghiêm phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, tuyệt đối không để xảy ra bao biện, làm thay hoặc buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng”. LỜI TÒA SOẠN - DIỄN ĐÀN KỶ NGUYÊN MỚI Sau khi được bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày...

Nghiên cứu thiết kế đường sắt tốc độ cao kết nối với đường sắt Trung – Lào – Campuchia

Thường trực Chính phủ yêu cầu khi thiết kế hướng tuyến phải ưu tiên thuận tiện để kết nối ngắn nhất đến sân bay, cảng biển lớn; bảo đảm thuận tiện liên kết hành lang Đông - Tây và kết nối với các tuyến đường sắt Trung Quốc, Lào, Campuchia. Thiết kế nối với các tuyến đường sắt Trung Quốc, Lào, Campuchia Theo kết luận tại cuộc họp về Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc...

Cùng chuyên mục

Nga phá hủy tàu chở đạn phương Tây; Ukraine thiêu rụi hệ thống phòng không Nga

Nga phá hủy tàu chở đạn dược viện trợ cho Ukraine Theo Vietnamnet, quân đội Nga cho hay, lực lượng tên lửa nước này đã thành công phá hủy một tàu chở nhiều container viện trợ đạn cho Ukraine ở tỉnh Odessa. Theo thông cáo từ Bộ Quốc phòng Nga, vụ tập kích tên lửa nhằm vào tàu chở đạn trên xảy ra tại...

Việt Nam có đủ tự tin để định vị mình trong kỷ nguyên thông minh

Chiều qua (7.10), Thủ tướng Phạm Minh Chính và GS Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đã giao lưu với sinh viên một số trường ĐH trên địa bàn Hà Nội về chủ đề "Định vị VN trong kỷ nguyên thông minh - Tầm nhìn cho thế hệ trẻ". Sau phát biểu của GS Klaus Schwab, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chia sẻ với các bạn trẻ kỳ vọng mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước muốn gửi...

Người đẹp Mỹ là Hoa hậu châu Á Thái Bình Dương 2024, Việt Nam dừng chân ở top 10

Cuộc thi Hoa hậu châu Á Thái Bình Dương 2024 (Miss Asia Pacific International) khép lại với danh hiệu cao nhất thuộc về người đẹp Janelis Leyba đến từ Mỹ. Đương kim Hoa hậu châu Á Thái Bình Dương Chaiyenne Huisman (Tây Ban Nha) trao vương miện cho tân hoa hậu - Ảnh: Missosology Danh hiệu á hậu 1 thuộc về người đẹp Karen Sofia Nuñez (Mexico). Người đẹp Selena Ali (Bỉ) đoạt giải á hậu 2. Danh hiệu á hậu 3,...

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, sức bật cho kinh tế Việt Nam

Nếu được Quốc hội thông qua vào kỳ họp tháng 10 này, đến năm 2035, VN sẽ có tuyến đường sắt cao tốc nối liền một dải Bắc - Nam. Đây không chỉ là bước ngoặt lịch sử của ngành đường sắt sau nhiều thập niên trì trệ, lạc hậu mà còn tạo sức bật cực mạnh cho kinh tế VN. Tương lai giao thông hiện đại, bền vững Những ngày qua, người dân khắp các tỉnh thành hào hứng chia...

Pháp trở thành Đối tác chiến lược toàn diện thứ 8 của Việt Nam

Sau nửa thế kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Pháp đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vào ngày 7-10. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt tay Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại cuộc gặp báo chí trước hội đàm ngày 7-10 - Ảnh: NGUYỄN HỒNG Ngày 7-10, tại cuộc hội đàm quan trọng ở Điện Élysée (Pháp), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron...

Mới nhất

Pháp trở thành Đối tác chiến lược toàn diện thứ 8 của Việt Nam

Sau nửa thế kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Pháp đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vào ngày 7-10. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt tay Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại cuộc gặp báo chí trước hội đàm ngày 7-10 - Ảnh: NGUYỄN HỒNG Ngày 7-10, tại...

Chuyến thăm Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Dấu mốc quan trọng

Theo đặc phái viên TTXVN, ngày 7/10 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời sân bay Orly, thủ đô Paris lên đường về nước kết thúc tốt đẹp các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị...

10 tỷ phú USD người Việt: Cơ hội nào với ‘đại gia bí ẩn’ Hồ Xuân Năng?

Đại gia Hồ Xuân Năng từng có 750 triệu USD và lọt top 5 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt. Dự án lớn trong lĩnh vực giáo dục và ô tô tự hành, cùng ngành cốt lõi sản xuất đá nhân tạo… có thể giúp doanh nhân gốc Nam Định thành tỷ phú USD? Kín tiếng, không trả lời...

Đề xuất Hà Nội và TP Hồ Chí Minh phấn đấu cao hơn cho mục tiêu tăng trưởng

DNVN - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất 2 địa bàn trọng điểm là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh phấn đấu tăng trưởng cao hơn. Điều này sẽ tác động...

Sóng 5G xuất hiện tại nhiều khu vực trên cả nước

(Dân trí) - Nhiều người dùng cho biết điện thoại của họ bất ngờ bắt được sóng 5G dù công nghệ này chưa được chính thức triển khai. "Chiều nay, khi đi qua phố Phùng Hưng (Hà Nội), tôi rất bất ngờ khi thấy điện thoại hiển thị biểu tượng sóng 5G thay vì 4G như mọi ngày. Hiện tại,...

Mới nhất