Trang chủNewsThời sựĐường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, sức bật cho kinh...

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, sức bật cho kinh tế Việt Nam

Nếu được Quốc hội thông qua vào kỳ họp tháng 10 này, đến năm 2035, VN sẽ có tuyến đường sắt cao tốc nối liền một dải Bắc – Nam. Đây không chỉ là bước ngoặt lịch sử của ngành đường sắt sau nhiều thập niên trì trệ, lạc hậu mà còn tạo sức bật cực mạnh cho kinh tế VN.

Tương lai giao thông hiện đại, bền vững

Những ngày qua, người dân khắp các tỉnh thành hào hứng chia sẻ thông tin về tuyến đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) Bắc – Nam với trào lưu: “Sáng cơm tấm Sài Gòn, chiều cà phê trứng Hà Nội”; “Sáng cơm tấm Sài Gòn, chiều bánh đậu xanh Hải Dương”… Theo báo cáo đang được Bộ GTVT hoàn thiện, nếu được thông qua tốc độ thiết kế 350 km/giờ thì thời gian tàu cao tốc từ TP.HCM đi Hà Nội trên quãng đường dài 1.730 km chỉ mất khoảng 5 – 7 giờ.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, sức bật cho kinh tế Việt Nam- Ảnh 1.

Giấc mơ đường sắt cao tốc Bắc – Nam sắp thành hiện thực

Ảnh đồ họa: Bộ GTVT

Với đất nước trải dài như VN, tuyến ĐSTĐC dọc đất nước là một trong những nền tảng để hình thành trục vận tải khối lượng lớn trên đất liền, dễ dàng kết nối các trung tâm kinh tế, tạo thành trục động lực phát triển KT-XH của đất nước.

PGS-TS Chu Công Minh, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM

Việc Chính phủ liên tiếp có những hành động quyết liệt thể hiện cam kết về tiến độ và chất lượng của dự án mang theo niềm hy vọng rất lớn cho người dân, những người làm ngành đường sắt nói riêng cũng như ngành GTVT nói chung. Bởi với một đất nước trải dài từ Nam tới Bắc gần 2.000 km, đường sắt vẫn đóng một vai trò quan trọng, là huyết mạch giao thông quốc gia. Sau khi hoàn thành, dự án ĐSTĐC Bắc – Nam không chỉ tạo ra một phương tiện giao thông hiện đại, mà còn mang lại nhiều lợi ích KT-XH rộng lớn. Việc giảm thời gian di chuyển giữa các TP sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế và giao thương giữa các khu vực. Đồng thời, ĐSTĐC còn giúp giảm ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trường và đạt được mục tiêu bảo vệ môi trường của VN.

ĐSTĐC Bắc – Nam cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các vùng miền của VN. Việc di chuyển nhanh chóng và thuận tiện giữa các TP lớn sẽ thúc đẩy sự phát triển du lịch trong nước. Du khách có thể dễ dàng khám phá những điểm đến độc đáo và đa dạng văn hóa trên khắp đất nước mà không gặp rào cản về giao thông.

PGS-TS Chu Công Minh, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho rằng nhu cầu vận tải hàng hóa và con người ngày càng tăng cao, việc tăng cường giao thông kết nối bằng các phương thức vận tải khác là điều tất yếu phải làm. Làm đường bộ cao tốc, mở cửa ngõ bằng cảng biển là cần thiết, nhưng làm đến bao nhiêu cũng sẽ quá tải. Để đẩy mạnh kinh tế, vấn đề lưu thông hàng hóa phải được đặt lên hàng đầu. Muốn phát triển hàng hóa thì đường sắt phải đi đầu, bởi đây là phương thức vận chuyển khối lượng lớn, chi phí cũng rẻ hơn rất nhiều so với đường bộ và hàng không. Đầu tư cho đường sắt sẽ góp phần giải tỏa giao thông, khơi thông hàng hóa để kích hoạt kinh tế. Chưa kể, do hiệu suất phát thải khí carbon thấp, đường sắt là phương tiện di chuyển có tính bền vững, thân thiện môi trường, phù hợp với xu hướng phát triển xanh, bền vững.

“Làm được tuyến ĐSTĐC sẽ giải quyết được áp lực hạ tầng giao thông, vừa nhanh, lại hiệu quả kinh tế. Với đất nước trải dài như VN, tuyến ĐSTĐC dọc đất nước là một trong những nền tảng để hình thành trục vận tải khối lượng lớn trên đất liền, dễ dàng kết nối các trung tâm kinh tế, tạo thành trục động lực phát triển KT-XH của đất nước và các địa phương trên hành lang kinh tế Bắc – Nam”, PGS-TS Chu Công Minh khẳng định.

Nhiều nước phát triển vượt bậc nhờ đường sắt cao tốc

TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu GTVT Việt Đức, nhấn mạnh: Ngoài tác động trực tiếp về mặt giao thông, các nghiên cứu trên thế giới như ở Nhật, Pháp, Đức và một số nước cho thấy các tuyến đường sắt cao tốc còn có ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển KT-XH. Tại các TP nơi tuyến ĐSTĐC đi qua và dừng lại, nhà ga sẽ trở thành một trong những trung tâm thương mại, giao dịch chính, giúp thay đổi bộ mặt đô thị. Bên cạnh đó, hệ thống ĐSTĐC sẽ giúp tăng cường giao lưu, phân phối lại các nguồn nhân lực, tạo đà phát triển cân bằng giữa các vùng miền.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, sức bật cho kinh tế Việt Nam- Ảnh 2.

Giấc mơ đường sắt cao tốc Bắc – Nam sắp thành hiện thực

Ảnh: Đồ họa VGP

TS Vũ Anh Tuấn dẫn chứng: Sau kết thúc chiến tranh năm 1945, nền kinh tế của Nhật Bản phát triển một cách thần kỳ. Chỉ trong vòng 15 năm (1965 – 1980), GDP của Nhật tăng chóng mặt từ 91 tỉ USD lên 1.065 tỉ USD. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, nước Nhật đã phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng, đó là mất cân bằng vùng miền. Ngoài vùng Tokyo, Osaka và Nagoya, ở các địa phương khác công nghiệp và thương nghiệp rất kém phát triển, thiếu việc làm, thu nhập thấp. Vì vậy, người dân từ các địa phương này đổ về 3 vùng siêu đô thị, gây áp lực rất lớn về cơ sở hạ tầng và đe dọa phát triển bền vững. Đầu những năm 1960, mỗi năm Tokyo, Osaka và Nagoya lần lượt phải tiếp nhận khoảng 400.000, 200.000 và 100.000 người, trong khi tổng số dân di cư khỏi các địa phương mỗi năm lên tới 600.000 – 700.000 người. Để giải quyết tận gốc rễ vấn đề này, chính phủ Nhật Bản đã đề ra kế hoạch tổng thể phát triển quốc gia, nỗ lực thực hiện các chương trình phát triển hạ tầng đô thị, khu công nghiệp và thương mại ở các vùng, địa phương, đồng thời xây dựng các tuyến giao thông có sức vận chuyển lớn, tốc độ cao để kết nối với trung tâm kinh tế như Tokyo, Osaka.

Sau 10 năm, kể từ khi tuyến ĐSTĐC đầu tiên được mở (chuyến tàu cao tốc Shinkansen khánh thành năm 1964), về cơ bản dòng người di cư từ các tỉnh lẻ về trung tâm lớn đã được khống chế, thậm chí một số dân ở Osaka và Nagoya còn di cư ngược về tỉnh lẻ vì điều kiện sống ở đấy đã được cải thiện rõ rệt. Tàu lửa cao tốc Shinkansen cũng đã tác động tích cực đến kinh tế, sự hình thành nhà ga và khu đô thị tại nhiều địa phương.

Thực tế cũng cho thấy: TP.Saku ở tỉnh Nagano, phía tây của Tokyo đã “lột xác” sau khi có Shinkansen vào năm 1997. 15 năm sau, dân số của TP này tăng thêm 7,2%, còn doanh thu thuế tăng đến 123 lần. Tỉnh Kagoshima ở phía nam Nhật Bản chỉ chưa đầy 2 năm sau khi có Shinkansen, số thu thuế đã tăng thêm 460 triệu USD, còn số lượng khách du lịch tăng liên tục hơn 20%/năm. Các chuyên gia đã gọi Shinkansen là “kỳ quan công nghệ của thập niên 60”, góp phần đưa Nhật Bản trở lại bảng xếp hạng những cường quốc hàng đầu thế giới.

Tương tự, dịch vụ đường sắt cao tốc ở Hàn Quốc được khởi đầu với việc xây dựng tuyến ĐSTĐC từ Seoul đến Busan vào năm 1992, lấy cảm hứng từ tàu cao tốc Shinkansen của Nhật Bản, đã trở thành biểu tượng của một nền giao thông hiện đại và hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển KT-XH toàn diện đối với quốc gia này. Theo một báo cáo từ Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI), giai đoạn 2004 – 2014, tổng đầu tư vào các khu vực xung quanh nhà ga ĐSTĐC đã tăng khoảng 50%, với các lĩnh vực nổi bật như bất động sản, dịch vụ du lịch và bán lẻ. Các khu vực như Daejeon và Gwangmyeong đã phát triển mạnh mẽ nhờ vào sự tiếp cận giao thông thuận tiện, từ đó trở thành các trung tâm kinh tế và công nghiệp mới của Hàn Quốc.

Ở khu vực Đông Nam Á, Indonesia là nước đầu tiên có ĐSTĐC. Chỉ sau gần 1 năm, tuyến ĐSTĐC Jakarta – Bandung đã có tới 4 triệu lượt khách đi lại. Chính phủ Indonesia cũng công bố nghiên cứu cho thấy, ĐSTĐC Jakarta – Bandung từ quá trình xây dựng đến khi vận hành đã đóng góp khoảng 5,3 tỉ USD vào kinh tế các địa phương có đường sắt đi qua, góp phần giảm đáng kể lượng CO2 thải ra môi trường.

Theo đánh giá nghiên cứu của Liên danh tư vấn VN – Nhật Bản (VJC), sự xuất hiện của tuyến ĐSTĐC Bắc – Nam sẽ là giải pháp hữu hiệu góp phần tiết kiệm thời gian đi lại của hành khách với giá trị khoảng 2 tỉ USD. Chi phí đi lại của xã hội cũng được giảm đi đáng kể, ước tính khoảng 6,5 tỉ USD vào năm 2050.

Tăng tổng cầu, tạo sức bật cực mạnh cho kinh tế

Theo Bộ KH-ĐT, dự án ĐSTĐC Bắc – Nam dự kiến sẽ đóng góp khoảng 0,97 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP mỗi năm trong quá trình xây dựng. Nguồn thu từ khai thác quỹ đất và hoạt động thương mại có thể mang về khoảng 22 tỉ USD, chưa kể doanh thu từ bán vé. ĐSTĐC còn là yếu tố quan trọng thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp sẽ nhìn thấy lợi thế khi đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dịch vụ gần các nhà ga, tận dụng sự thuận tiện trong vận chuyển và logistics. Sự hiện diện của tuyến đường sắt này còn góp phần gia tăng giá trị bất động sản xung quanh các nhà ga, tạo cơ hội phát triển đô thị và kinh tế địa phương.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, sức bật cho kinh tế Việt Nam- Ảnh 3.

Đường sắt hơn 140 năm tuổi, trì trệ lạc hậu của VN đang đứng trước cơ hội đổi thay hạ tầng lớn nhất

ẢNH: NGỌC THẮNG

Việc đi lại nhanh giữa các TP cũng giúp mở rộng thị trường lao động, cho phép người dân ở các tỉnh xa có thể làm việc tại các trung tâm kinh tế lớn mà vẫn dễ dàng về quê, góp phần giảm áp lực dân số cho các đô thị.

Đặc biệt, đây là dự án đầu tư công lớn nhất của VN khi thực hiện. Trong quá trình phát triển kinh tế của VN, đầu tư công là một trong những hoạt động quan trọng bên cạnh tiêu dùng cuối cùng và xuất khẩu. Chuyên gia kinh tế, TS Bùi Trinh cho biết ông ủng hộ chủ trương đầu tư ĐSTĐC Bắc – Nam. Ông đã đi lại bằng tàu cao tốc ở nhiều nơi như Nhật Bản, châu Âu… “Những tiện ích cho người sử dụng như giảm thời gian đi lại, chi phí thấp hơn di chuyển bằng máy bay là điều ai cũng thấy rõ. Cá nhân tôi rất ủng hộ vì nếu có ĐSTĐC Bắc – Nam thì sẽ dễ dàng từ Hà Nội vào thăm con ở TP.HCM”, TS Bùi Trinh nhấn mạnh.

Chuyên gia Bùi Trinh khẳng định, dự án sẽ tác động thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế như vật liệu xây dựng, xây dựng. Tổng quan, dự án sẽ tác động tích cực đến sự phát triển trong dài hạn của VN. Theo tính toán từ mô hình cân bằng tổng thể đầu tư lan tỏa đến giá trị gia tăng cao nhất so với tiêu dùng cuối cùng và xuất khẩu, cụ thể, cứ 1 tỉ đồng đầu tư tăng lên sẽ lan tỏa đến giá trị gia tăng là 0,54 tỉ đồng (tổng giá trị gia tăng theo giá sản xuất là bằng GDP). Tuy nhiên, ông Bùi Trinh cũng cho rằng cần phải có báo cáo nghiên cứu đánh giá chi tiết hơn, nhất là tác động của việc triển khai nguồn vốn đầu tư lớn lan tỏa đến các ngành hay các khu vực lân cận như thế nào để có phương án hiệu quả nhất khi bỏ ra nguồn lực lớn thực hiện đại dự án này.

Đồng tình, TS Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (Trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội), cũng cho rằng làm ĐSTĐC Bắc – Nam sẽ góp phần tăng tổng cầu khi gia tăng chi tiêu của nhà nước, kích thích các ngành sản xuất. Đây là cơ sở hạ tầng quan trọng để phát triển kinh tế nhiều địa phương nói riêng, lan tỏa cho nhiều ngành kinh tế và từ đó thúc đẩy cho cả nền kinh tế.

“Với đặc điểm của kinh tế VN, trong nhiều năm tới vẫn cần chú trọng trước hết là đầu tư công, phải đảm bảo chi đúng, trúng và đủ cho các dự án trọng điểm. Việc giải ngân các nguồn vốn chi tiêu công, đầu tư công đúng tiến độ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thậm chí quyết định hiệu quả động lực đầu tư công cho tăng trưởng GDP”, ông Việt nói.

Mặc dù vậy, TS Nguyễn Quốc Việt lưu ý dự án cần có sự phòng ngừa những rủi ro khi thực hiện. Đó là không để chậm tiến độ, kéo dài sẽ làm tăng vốn đầu tư so với dự toán. Vì vậy ông đề nghị nên làm theo kiểu cuốn chiếu, thực hiện từng phần và có thể đưa vào sử dụng ngay để tạo ra tác động lan tỏa. Đặc biệt, việc phân kỳ đầu tư hợp lý cũng đảm bảo tính khả thi khi triển khai và thu xếp nguồn lực cần thiết, phù hợp với tình hình kinh tế của VN nói chung. Điều này cũng giúp Chính phủ vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách đầu tư phát triển hằng năm không kém phần ưu tiên như phát triển hạ tầng, chống biến đổi khí hậu hay chi đầu tư cho y tế, giáo dục

Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về chủ trương đầu tư dự án ĐSTĐC trên trục Bắc – Nam ngày 5.10, ngoài việc tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực đường sắt. Chính phủ đặt ra mục tiêu rõ ràng, không chỉ xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại mà còn phát triển một đội ngũ nhân lực dày dạn kinh nghiệm, có khả năng đáp ứng các yêu cầu khắt khe của việc vận hành và bảo trì hệ thống đường sắt trong tương lai. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo và chuyển giao công nghệ sẽ được xem là một yếu tố then chốt, giúp nước ta tiếp cận những tiến bộ kỹ thuật mới nhất.

Hệ thống ĐSTĐC sẽ giúp tăng cường giao lưu, phân phối lại các nguồn nhân lực, tạo đà phát triển cân bằng giữa các vùng miền. Tuy nhiên, đây mới chỉ là điều kiện cần. Các tỉnh có phát triển được hay không thì đòi hỏi phải có điều kiện đủ là tập trung nguồn lực đầu tư thích đáng cho việc phát triển KT-XH ở tỉnh, đặc biệt đối với các tỉnh miền Trung. Bên cạnh đó, cần phải có quy hoạch và kế hoạch phát triển đô thị và giao thông địa phương kết nối với khu vực đặt nhà ga đường sắt cao tốc để tạo cho nơi đây trở thành các trung tâm kinh tế, thương mại chính của vùng, TP.

TS Vũ Anh TuấnGiám đốc Trung tâm nghiên cứu GTVT Việt Đức

Thanhnien.vn

Nguồn:https://thanhnien.vn/duong-sat-toc-do-cao-bac-nam-suc-bat-cho-kinh-te-viet-nam-185241007232725418.htm

Cùng chủ đề

Thường trực Chính phủ: Tránh tình trạng đội vốn khi làm đường sắt tốc độ cao Bắc

TPO - Thường trực Chính phủ yêu cầu tính toán sơ bộ tổng vốn đầu tư chính xác nhất có thể, đủ tin cậy và thuyết phục; hạn chế việc vượt tổng mức đầu tư do yếu tố chủ quan và tránh tình trạng đội vốn khi triển khai đầu tư, thi công công trình. Hướng tuyến thẳng nhất để giảm chi phí Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo kết luận của...

Nghiên cứu thiết kế đường sắt tốc độ cao kết nối với đường sắt Trung – Lào – Campuchia

Thường trực Chính phủ yêu cầu khi thiết kế hướng tuyến phải ưu tiên thuận tiện để kết nối ngắn nhất đến sân bay, cảng biển lớn; bảo đảm thuận tiện liên kết hành lang Đông - Tây và kết nối với các tuyến đường sắt Trung Quốc, Lào, Campuchia. Thiết kế nối với các tuyến đường sắt Trung Quốc, Lào, Campuchia Theo kết luận tại cuộc họp về Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc...

Chính phủ gửi Quốc hội tờ trình dự án đường sắt tốc độ cao trước 21.10

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc. Sau khi nghe Bộ GTVT báo cáo nội dung dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và tình hình triển khai các dự án đường sắt kết nối với...

Thường trực Chính phủ: Tránh tình trạng đội vốn khi làm đường sắt tốc độ cao

Thường trực Chính phủ yêu cầu hạn chế việc vượt tổng mức đầu tư và tránh tình trạng đội vốn khi triển khai đầu tư, thi công công trình đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Ngày 7/10, Văn phòng Chính phủ có văn bản thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt kết...

Chính phủ sẽ có tờ trình về dự án đường sắt tốc độ cao gửi Quốc hội trước 21/10

VOV.VN - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.   Ảnh minh họa Sau khi nghe Bộ Giao thông vận tải báo cáo nội dung Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và tình hình triển...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Nam sinh tiết lộ về thiết kế vương miện Hoa hậu Hoàn vũ quốc tế 2024

Trần Chí Nguyên, sinh viên ngành nghệ thuật số Trường ĐH Hoa Sen, đã chiến thắng cuộc thi thiết kế vương miện Hoa hậu Hoàn vũ quốc tế 2024 (Miss Cosmo 2024). Cuộc thi năm nay diễn ra tại VN và nhận được sự chú ý của công chúng.   Trần Chí Nguyên yêu thích cái đẹp và có năng khiếu trong lĩnh vực hội họa. Chuyên ngành của nam sinh là nghệ thuật số, vì vậy thuận lợi trong việc thiết...

Pháp sẽ trở thành nước đầu tiên trong EU có quan hệ toàn diện với Việt Nam

Thông qua quyết định nâng cấp quan hệ Việt Nam - Pháp lên tầm cao mới, Pháp sẽ trở thành nước đầu tiên trong Liên minh châu Âu có quan hệ mới, toàn diện với Việt Nam. Theo Đặc phái viên TTXVN, chiều 7/10 (theo giờ địa phương), tại Điện Elysee, thủ đô Paris của Pháp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gặp gỡ báo chí chung trước hội đàm. Tổng thống...

Từ đôi bàn tay trắng, nam thanh niên xây nhà miễn phí cho người nghèo

Những năm qua, người thanh niên này đã xây dựng, sửa chữa nhiều ngôi nhà cho bà con neo đơn, hoàn cảnh khó khăn và không nhận một đồng tiền công nào trong khi bản thân chẳng giàu có. Anh ấy đã làm bằng cách gì?   Đó là câu chuyện của thanh niên tên Hiên Cuôn (30 tuổi), ngụ xã Đắc Pring, H.Nam Giang (Quảng Nam). Nỗ lực vươn lên từ nghèo khó Sinh ra và lớn lên trong một gia đình...

LPBank chung tay vì cộng đồng: Trao 100 tỷ đồng xoá nhà tạm, nhà dột nát

Không chỉ là ngân hàng có kết quả kinh doanh mạnh mẽ và ấn tượng, LPBank còn ghi dấu ấn đậm nét với những đóng góp không ngừng nghỉ cho các hoạt động an sinh xã hội trên khắp cả nước. Tối 5/10/2024, Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề “Mái...

Sóng 5G xuất hiện tại nhiều khu vực trên cả nước

(Dân trí) - Nhiều người dùng cho biết điện thoại của họ bất ngờ bắt được sóng 5G dù công nghệ này chưa được chính thức triển khai. "Chiều nay, khi đi qua phố Phùng Hưng (Hà Nội), tôi rất bất ngờ khi thấy điện thoại hiển thị biểu tượng sóng 5G thay vì 4G như mọi ngày. Hiện tại, tôi không đăng ký bất cứ gói cước dịch vụ 5G nào cả", anh Trung Nam, một nhân viên văn...

Cùng chuyên mục

Pháp trở thành Đối tác chiến lược toàn diện thứ 8 của Việt Nam

Sau nửa thế kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Pháp đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vào ngày 7-10. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt tay Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại cuộc gặp báo chí trước hội đàm ngày 7-10 - Ảnh: NGUYỄN HỒNG Ngày 7-10, tại cuộc hội đàm quan trọng ở Điện Élysée (Pháp), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron...

10 tỷ phú USD người Việt: Cơ hội nào với ‘đại gia bí ẩn’ Hồ Xuân Năng?

Đại gia Hồ Xuân Năng từng có 750 triệu USD và lọt top 5 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt. Dự án lớn trong lĩnh vực giáo dục và ô tô tự hành, cùng ngành cốt lõi sản xuất đá nhân tạo… có thể giúp doanh nhân gốc Nam Định thành tỷ phú USD? Kín tiếng, không trả lời phỏng vấn báo chí, với quan điểm dứt khoát “Tốt nhất là làm cho tốt, nói ít thôi”, đại gia...

Sóng 5G xuất hiện tại nhiều khu vực trên cả nước

(Dân trí) - Nhiều người dùng cho biết điện thoại của họ bất ngờ bắt được sóng 5G dù công nghệ này chưa được chính thức triển khai. "Chiều nay, khi đi qua phố Phùng Hưng (Hà Nội), tôi rất bất ngờ khi thấy điện thoại hiển thị biểu tượng sóng 5G thay vì 4G như mọi ngày. Hiện tại, tôi không đăng ký bất cứ gói cước dịch vụ 5G nào cả", anh Trung Nam, một nhân viên văn...

UNESCO đánh giá cao “sự phát triển thần kỳ” của Việt Nam

Trao đổi với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay cho rằng sự phát triển thần kỳ của Việt Nam sau chiến tranh là hình mẫu cho nhiều nước khác; Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 7/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đến thăm chính thức Trụ sở UNESCO tại Paris (Pháp) và có cuộc trao đổi, làm việc với Bà Audrey Azoulay, Tổng Giám đốc UNESCO nhân dịp...

Mới nhất

Giá vàng hôm nay 8/10/2024 rơi chậm lại, chờ bùng nổ

Giá vàng trên sàn Kitco lúc 21h00 (ngày 7/10, theo giờ Việt Nam) giao dịch ở mức 2.642,4 USD/ounce, giảm 0,32% so với đầu phiên. Giá vàng tương lai giao tháng 12/2024 trên sàn Comex New York giao dịch ở mức 2.667,6 USD/ounce. Đầu phiên giao dịch ngày 7/10 (theo giờ Mỹ), giá vàng thế giới giảm nhẹ, nhưng...

Dự báo thời tiết 8/10/2024: Tây Nguyên và Nam Bộ mưa giông, khả năng có lốc, sét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm qua (7/10), ở khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa vừa, cục bộ có nơi mưa to đến rất to và rải rác có giông, ở Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa to. Lượng...

Tròn một năm xung đột Hamas – Israel: Quốc tế kêu gọi hành động khẩn cấp

Ngày 7-10, quân đội Israel thông báo đã tiến hành cuộc tấn công có mục tiêu vào một vùng ngoại ô phía Nam thủ đô Beirut, được mô tả là thành trì quan trọng của Hezbollah. Trong khi đó hãng thông tấn quốc gia chính thức của Lebanon cũng đưa tin...

Hải Phòng giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng đạt hơn 8.887 tỷ đồng

Hải Phòng giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng đạt hơn 8.887 tỷ đồngTính đến ngày 30/9/2024, Hải Phòng đã giải ngân vốn đầu tư công đạt 8.887,632 tỷ đồng, bằng 52% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (17.019,2 tỷ đồng), bằng 44% kế hoạch thành phố giao (19.972,7 tỷ đồng). ...

Mới nhất