Trang chủDestinationsThanh HóaLễ hội Lê Hoàn 2023

Lễ hội Lê Hoàn 2023


Đến hẹn lại lên, vào ngày 8-3 âm lịch hàng năm, người dân xứ Thanh và du khách thập phương lại nô nức về dự lễ hội Lê Hoàn, dâng hương tưởng nhớ công ơn vua Lê Đại Hành – người đã lãnh đạo Nhân dân ta đánh tan quân xâm lược nhà Tống năm 981. Đây là lễ hội văn hóa mang đậm chất truyền thống, là tiếng gọi âm vang từ cội nguồn dân tộc.

Lễ hội Lê Hoàn 2023 - Tiếng gọi cội nguồn

Một sinh hoạt cộng đồng dưới triều vua Lê Đại Hành được tái hiện tại lễ hội.

Trong lịch sử Việt Nam, Lê Đại Hành Hoàng đế không chỉ có công lớn trong các cuộc chiến chống quân Tống phương Bắc, quân Chiêm phương Nam và giữ nền độc lập cho dân tộc mà còn có nhiều đóng góp trong sự nghiệp ngoại giao xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt.

Hoàng đế Lê Đại Hành (941-1005) húy là Lê Hoàn, sinh ra tại làng Trung Lập, xã Xuân Lập (Thọ Xuân). Khi Lê Hoàn lên 7 tuổi, cha mẹ lần lượt qua đời. Có viên quan án Châu Ái – Thanh Hóa đưa ông về làm con nuôi. Đến năm 16 tuổi, Lê Hoàn xin gia nhập đội quân của Đinh Bộ Lĩnh. Lê Hoàn tỏ rõ là người có tài được Đinh Bộ Lĩnh giao chỉ huy 2.000 binh sĩ, rồi cầm quân đi đánh các sứ quân. Đến năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập nên nhà Đinh. Nhờ tài năng quân sự, dũng cảm lại có chí khí nên ông được Đinh Bộ Lĩnh tin dùng. Năm 971, Lê Hoàn có công lao trong cuộc đánh dẹp và được phong chức Thập đạo tướng quân (tướng chỉ huy mười đạo quân), Điện tiền chỉ huy sứ (tức chức vụ tổng chỉ huy quân đội cả nước Đại Cồ Việt), trực tiếp chỉ huy đội quân cấm vệ của triều đình Hoa Lư (lúc đó ông mới 30 tuổi).

Sử sách còn ghi lại, tháng 10 năm 979, cha con Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị Đỗ Thích giết hại. Bấy giờ, Vệ vương Đinh Toàn lên ngôi khi mới 6 tuổi, Lê Hoàn trở thành Nhiếp chính. Thế nhưng, những nghi ngờ, hiềm khích cũng từ đây mà ra, khi Quốc công Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền và Vệ úy Phạm Hạp nghi ngờ Lê Hoàn lộng quyền, muốn cướp ngôi vua, bèn dấy binh muốn diệt. Trong lúc nội bộ lục đục, thì phía Nam quân Chiêm Thành lăm le xâm nhập bờ cõi; phía Bắc nhà Tống gấp rút chuẩn bị quân lương tràn sang xâm lược. Giữa bối cảnh ấy, Thập đạo tướng quân Lê Hoàn được các tướng sĩ suy tôn lên ngôi thiên tử để vỗ về trăm họ, chỉnh đốn binh lương, diệt họa ngoại xâm. Đó âu cũng là việc “thuận theo lẽ trời, hợp với muôn dân” như lời Thái hậu Dương Vân Nga, khi bà khoác áo long bào, giao cơ nghiệp nhà Đinh vào tay Lê Hoàn. Điều này càng được khẳng định khi trên văn bia tại đền thờ Lê Hoàn (làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân ngày nay), do Lễ bộ Thượng thư Nguyễn Thực soạn, có đoạn nhấn mạnh: “Thường nghe các bậc đế vương thánh hiền nổi lên, ắt là do trời đất chung đúc nên phần ưu tú, núi sông tỏ rõ sự thiêng liêng, hòa khí tụ hội ứng kỳ mà sinh ra vậy”!.

Trong suốt 24 năm trị vì, với nhiều kế sách tiến bộ, khoan thư sức dân, thu hút hiền tài, khuyến khích phát triển nông nghiệp, vua Lê Đại Hành đã xây dựng Đại Cồ Việt trở thành quốc gia phát triển vững mạnh. Ngay từ thời điểm đó, ông đã rất coi trọng vấn đề phát triển thủy lợi và xác định đây là nền tảng để sản xuất nông nghiệp bền vững. Lê Hoàn được xem là một trong những vị vua “trọng nông” trong các triều đại phong kiến, đích thân ông đã nhiều lần xuống đồng cày cấy cùng bà con; ông còn khuyến khích Nhân dân mở rộng sản xuất tiểu – thủ công nghiệp, chủ yếu là nghề rèn đúc và gốm. Đặc biệt, ông đã cho đúc tiền Thiên Phúc là đồng tiền riêng của Việt Nam để không phải lệ thuộc vào tiền nhà Tống (Trung Quốc). Mặc dù đánh thắng quân Tống, giữ yên bờ cõi, nhưng ông vẫn giữ được mối hòa khí với nước Tống nhờ chính sách ngoại giao mềm dẻo. Với những thành quả to lớn trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước, vua Lê Đại Hành đã trở thành một trong những vị vua đầu tiên đặt nền móng cho nền quân chủ phong kiến tập quyền Việt Nam cuối thế kỷ X.

Năm Ất Tỵ 1005 Đại Hành hoàng đế băng hà, thọ 64 tuổi, ghi ơn những công lao to lớn của ông, người dân làng Trung Lập đã lập đền thờ vua. Theo một số tài liệu còn lưu lại, ban đầu đền chỉ là một ngôi miếu nhỏ. Đến đầu thời Lý, đền được dựng lại theo hình chữ Công, gồm tiền đường 5 gian, trung đường 3 gian và hậu cung 5 gian. Đến khoảng thế kỷ XVII, đền được trùng tu để có được dáng dấp hoàn chỉnh, gồm nghinh môn, sân rồng, tả vu, hữu vu, tiền đường và hậu cung. Đền thờ Lê Hoàn với lối kiến trúc truyền thống và nghệ thuật trang trí đặc sắc, được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là một trong những di tích lịch sử, văn hóa – kiến trúc nghệ thuật cổ, đẹp và độc đáo bậc nhất xứ Thanh hiện nay. Đặc biệt, đền thờ còn lưu giữ nhiều hiện vật quý, nổi bật là 2 tấm bia đá có niên đại từ thế kỷ XVII, ghi lại thân thế, sự nghiệp nhà vua và ruộng thờ cúng; 14 đạo sắc phong của các triều đại nhà Lê và nhà Nguyễn; 6 đạo lệnh chỉ của các chúa Trịnh. Với các giá trị to lớn ấy, đền thờ Lê Hoàn đã được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt (năm 2018).

Gắn liền với khu di tích, trong những năm qua, lễ hội đền thờ Lê Hoàn được tổ chức trang trọng với một ý nghĩa xuyên suốt là đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Lễ hội được tiến hành trong không khí trang nghiêm, thành kính, với các nghi thức như dâng hương, khởi chỉnh cổ, đọc chúc văn, lễ tế cáo. Trong lễ hội nhiều sinh hoạt thời bấy giờ được tái hiện. Trong đó có diễn tích cày ruộng, để ghi nhớ công ơn của vua Lê Đại Hành – người đã từng đích thân cày ruộng vào một ngày đầu xuân năm Đinh Hợi 987. Cùng với đó là nhiều trò chơi, trò diễn dân gian, tục lệ độc đáo như thi làm bánh lá răng bừa (gắn với việc Lê Hoàn đích thân cày ruộng), tục tiến cốm, xôi nén, tục chạp lăng, chạp mộ… cũng sẽ được tái hiện.

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn được tổ chức hàng năm thu hút đông đảo Nhân dân và du khách thập phương về với cội nguồn, tổ tiên để chiêm bái và ngưỡng vọng. Phát huy truyền thống vùng đất địa linh nhân kiệt, những năm gần đây, các giá trị di sản văn hóa truyền thống được người dân làng Trung Lập, xã Xuân Lập nói riêng, huyện Thọ Xuân nói chung chú trọng bảo tồn, phát huy. Cứ mỗi dịp lễ hội lại thêm một lần người dân Xuân Lập thêm phần tự hào, hướng về cội nguồn của dân tộc. Đây cũng là dịp để giáo dục truyền thống, lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc, đồng thời giới thiệu, quảng bá đến du khách thập phương hiểu thêm về giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất này. Trong hành trình về với xứ Thanh, đền thờ Lê Hoàn đã, đang trở thành điểm đến hấp dẫn trong hành trình khám phá văn hóa.

Cho đến nay, lễ hội đền thờ Lê Hoàn không chỉ là hoạt động kỷ niệm nhân ngày mất Anh hùng dân tộc – vua Lê Đại Hành, để hậu thế bày tỏ lòng thành kính, biết ơn tiền nhân mà còn là dịp con dân đất Việt hướng về nguồn cội để tri ân, tự hào. Đặc biệt lễ hội còn góp phần khơi dậy tinh thần trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc chung tay góp sức bảo vệ, dựng xây quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Hoài Anh



Nguồn

Cùng chủ đề

Đau mắt đỏ lây như thế nào? Hướng dẫn phòng tránh lây nhiễm

Đau mắt đỏ không quá nguy hiểm. Nếu chăm sóc mắt đúng cách, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, bệnh đau mắt đỏ có nguy cơ lây lan và dễ bùng phát thành dịch. Vậy đau mắt đỏ lây như thế nào? Phải làm sao để phòng tránh lây nhiễm...

Suntory PepsiCo – 30 năm song hành phát triển bền vững cùng Việt Nam Xanh

Gian hàng Suntory PepsiCo Việt Nam tại ngày hội Việt Nam xanh do báo Tuổi Trẻ tổ chức thu hút với hành trình phát triển bền vững khởi nguồn từ rất sớm và liên tục tiên phong trong những sáng kiến vì môi trường ...

Trường ĐH Duy Tân chính thức chuyển thành ĐH Duy Tân

(NLĐO) - Ngày 10-11, ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập và công bố quyết định của Thủ tướng, chuyển Trường ĐH Duy Tân thành ĐH Duy Tân. ...

Hải Phòng chi gần 1,4 tỷ đồng khen thưởng học sinh, sinh viên xuất sắc

TPO - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã tặng bằng khen, chi 1,39 tỷ đồng ngân sách địa phương khen thưởng 139 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm học 2023-2024. TPO - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã tặng bằng khen, chi 1,39 tỷ đồng ngân sách địa phương khen thưởng 139 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm học 2023-2024. Tối 9/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức...

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát cần triển khai như ngày hội của toàn dân

(ĐCSVN) - Sáng 10/11, chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo cho rằng, Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là chương trình nhân văn sâu sắc, phải được triển khai với tinh thần trách nhiệm cao, cảm xúc mạnh mẽ, với tư duy đổi mới;...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thưởng thức gì trong đêm pháo hoa thứ hai của DIFF 2024 vào 15/6 này?

Với chủ đề “Made of Nature Wisdom - Tuyệt tác thiên nhiên”, đêm thi đấu thứ hai của Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF 2024 hứa hẹn một trận đấu ánh sáng nghẹt thở giữa tân binh Mỹ và cựu vương Ý vào 20h tối 15/6. DIFF 2024 thắp sáng màn trời Đà Nẵng bằng đêm khai mạc đầy cảm xúc. Màn đối đầu giữa cựu vương và tân binh Sau đêm khai mạc vỡ òa cảm xúc, hàng...
10:45:23

Pù luông, Bá Thước – Điểm đến yêu thích của du khách quốc tế

Nằm cách thành phố Thanh Hóa khoảng 130 km, khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông, huyện Bá Thước đang trở thành điểm đến yêu thích của khách quốc tế. Nguyên nhân không chỉ bởi nơi đây có khí hậu trong lành, thiên nhiên kỳ vĩ, mà còn sở hữu những điểm khác biệt không phải nơi nào cũng có được. Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa Nguồn:https://www.youtube.com/watch?v=1tgQtDszr-w

 David Beckham đã mở đường cho các “viện dưỡng lão” bóng đá như thế nào?

Lionel Messi cùng hàng loạt các ngôi sao khác đã, đang và sẽ chuyển đến các giải đấu như MLS, giải VĐQG Ả Rập Saudi hay thậm chí là Australia. Vậy, có bao giờ chúng ta tự hỏi tự bao giờ và làm thế nào các giải đấu này trở thành các "viện dưỡng lão" của bóng đá Châu Âu? Liệu đây có phải là những phương án duy nhất để "dưỡng già" với các cầu thủ ở...

“Chất thép” người chiến sĩ cảnh sát cơ động

Dũng cảm, kiên cường, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại, lực lượng cảnh sát cơ động (CSCĐ) luôn là mũi nhọn trong giải quyết có hiệu quả các điểm nóng về an ninh - trật tự, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nhân 78 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân Việt Nam (19/8/1945- 19/8/2023), Báo Thanh Hóa xin giới thiệu chùm ảnh chiến sỹ CSCĐ hăng say...

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Uống nước nhớ nguồn”

Hướng tới kỷ niệm 78 năm ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19-8-1945 - 19-8-2023) và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2-9-1945 - 2-9-2023), tối 16-8, Đoàn Nghệ thuật 19-5 thuộc Trung ương Hội Người Cao tuổi Việt Nam phối hợp với Nhà hát Ca múa kịch Lam Sơn tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề “Uống nước nhớ nguồn”.Chương trình được bắt đầu với ca khúc “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó”.Đông đảo...

Bài đọc nhiều

Phụ nữ uống đông trùng hạ thảo có tốt không? Khi nào không nên dùng?

Trước đây nhiều người nghĩ rằng đông trùng hạ thảo chỉ tốt cho đàn ông, không tốt cho phụ nữ, nhưng sự thật là đông trùng hạ thảo cũng rất tốt cho phụ nữ. Thế nhưng không phải mọi phụ nữ đều dùng được đông trùng hạ thảo. Vậy đông trùng hạ thảo mang lại những tác dụng gì đối với phụ nữ, cách sử dụng thế nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất, mời...

Massage cho nam chuyên nghiệp chỉ có tại Bống Spa

Massage nam đang trở thành xu hướng chăm sóc sức khỏe đem lại hiệu quả vượt trội được phái mạnh rất quan tâm. Bởi lẽ đó mà các anh đang tìm kiếm một địa chỉ massage dành riêng cho nam thật sự chất lượng? Nếu cánh mày râu vẫn chưa biết nhiều thông tin về massage nam thì đừng lo lắng. Ngay thời điểm này, địa điểm massage nổi bật phải kể đến Bống Spa - Địa chỉ...

Việt Nam vào top 20 nước giàu nhất châu Á

Việt Nam đứng thứ 16 trong top 20 nền kinh tế giàu nhất châu Á theo tính toán của website tài chính Insider Monkey. Trong bảng xếp hạng 20 quốc gia giàu nhất châu Á, 3 vị trí đầu bảng là Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ.Việt Nam xếp hạng thứ 16 trong top 20 quốc gia giàu nhất châu Á - Ảnh: QUORAInsider Monkey hôm 4/6 có bài viết về 20 nước giàu nhất châu Á. Trang...

Hướng dẫn cách cài đặt tần số bộ đàm Motorola chính xác nhất

Máy bộ đàm Motorola là thiết bị được sử dụng rộng rãi hiện nay với nhiều tính năng tuyệt vời. Để vận hành bộ đàm Motorola trong các ứng dụng có yêu cầu truyền thông tin và liên lạc cao, tần số bộ đàm phải được điều chỉnh. Tuy nhiên, không phải thương hiệu bộ đàm nào cũng có thể cài đặt tần số dễ dàng, bởi vì họ phải được trang bị các công cụ và hệ...

7 lưu ý quan trọng khi gửi CV qua email

Hiện nay, hầu hết các nhà tuyển dụng đều yêu cầu ứng viên gửi CV qua email. Vậy bạn đã biết cách để quá trình này đạt hiệu quả cao nhất? Nếu chưa thì 7 lưu ý quan trọng sau đây sẽ giúp bạn, nếu áp dụng đúng bạn sẽ nâng cao cơ hội trúng tuyển của mình.Tiêu đề email liên quan đến công việc ứng tuyểnĐiều đầu tiên mà bạn cần nhớ chính là phải đảm bảo...

Cùng chuyên mục

Tìm hiểu quy trình làm bánh đa nướng Thiệu Châu

     Bánh đa nướng Thiệu Châu là một đặc sản nổi tiếng của Thanh Hóa, được làm từ gạo và vừng. Ngay từ khâu chọn gạo cũng được những gia đình làm bánh của làng nghề chú trọng lựa chon kỹ lưỡng: Hạt gạo phải là gạo hạt tròn ví dụ từ lúa Q5, hạt đều được xay sát kỹ đến độ trong của gạo. Gạo làm bánh được ngâm vào nước ở thời gian nhất định khoảng...

Tìm hiểu về cuộc sống ngư dân làng chài ven biển Thanh Hóa

Với 2 km đường bờ biển nằm trong dải bờ biển 12 km của Khu du lịch biển Hải Tiến, xã Hoằng Thanh vốn là nơi sinh sống lâu đời của cư dân vùng biển. Hiện nay, cuộc sống đã có nhiều đổi thay nhưng bà con nơi đây vẫn còn lưu giữ những nét bản sắc độc đáo của cư dân làng biển. Xã Hoằng Thanh có 7 thôn, trong đó có 4 thôn ven bờ biển (gồm...

Pù Luông có gì mà nếu đến sẽ khó bước chân đi?

Pù Luông đón khách bằng cái nắng dịu dàng, e ấp chạy dọc trên sườn núi, trải dài trên những thủa ruộng bậc thang, như một thiếu nữ vùng cao lần đầu hò hẹn. Từ trên đỉnh Pù Luông nhìn xuống, những ruộng bậc thang lượn vòng từng tầng, từng bậc; những ngôi nhà sàn tô điểm giữa không gian, giữa màu xanh biếc của lúa, của cây, thoang thoảng những làn khói lam chiều bay lên. Chiều về,...

Khám phá Pù Luông

Tháng 6 về, Pù Luông thơ mộng như khoác lên mình một màu áo mới - sắc vàng của mùa lúa chín, nổi bật giữa màu xanh núi rừng, cùng những ngôi nhà sàn thấp thoáng tạo nên một khung cảnh thơ mộng. vtv.vn Nguồn:

Chuyện phong thủy trong ngôi nhà cổ làng Đông Sơn

Cư dân người Việt xưa chọn mảnh đất Đông Sơn dựa theo yếu tố phong thủy hài hòa. Làng nằm trên thung lũng được coi là yếu tố âm, xung quanh là các ngọn núi là yếu tố dươn, như vậy được coi là âm dương hòa hợp, mang lại phong thủy tổt cho làng Đông Sơn. Một trong số những ngôi nhà cổ đẹp và còn tương đối nguyên vẹn đó là nhà cụ cố Vương Trọng Duệ....

Mới nhất

Bão số 7 Yinxing ảnh hưởng thế nào đến thời tiết Nam bộ?

TPO - Do hoàn lưu bão số 7 không lớn nên hiện nay chưa ảnh hưởng đến thời tiết khu vực Nam bộ. Hiện nay, mưa tại khu vực này chủ yếu do áp cao lạnh lục địa và rãnh áp thấp kết hợp nhiễu động gió đông. TPO - Do hoàn lưu bão số 7 không...

Cận cảnh 2 cây cầu xuống cấp nghiêm trọng ở khu Nam TPHCM

TPO - Trục đường Lê Văn Lương (đoạn qua huyện Nhà Bè) vẫn còn 2 cây cầu sắt xây dựng trước năm 1975 đã xuống cấp nghiêm trọng là cầu Rạch Tôm và cầu Rạch Dơi. Hiện nay, thành phố đang có kế hoạch xây cầu mới thay thế. 10/11/2024 | 13:02 ...

Chọn chiến lược đầu tư cổ phiếu khi VN-Index lình xình?

(NLĐO) - Nhà đầu tư nên duy trì chiến lược phòng thủ, cân nhắc phân bổ vốn hợp lý, tập trung vào...

Podcast là xu hướng rất phổ biến và là cơ hội để nâng cao vị thế của các đơn vị phát thanh

(CLO) Trong ngày 9,10/11, tại thành phố Đà Nẵng, VOV miền Trung phối hợp với Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông thuộc Trung tâm Nghiên cứu và...

Mới nhất