Trang chủChính trịChủ quyềnTăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế về biển vì hoà...

Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế về biển vì hoà bình, ổn định và phát triển bền vững ở Biển Đông

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Nguyễn Minh Vũ trả lời phỏng vấn Báo TG&VN nhân dịp Hội thảo quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo hoà bình và phát triển”, tại Hà Nội ngày 8/10.

Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế về biển vì hoà bình, ổn định và phát triển bền vững ở Biển Đông
Lá cờ Tổ quốc tung bay tại khu vực đảo Sinh Tồn Đông, quần đảo Trường Sa, tháng 4/2023. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Thứ trưởng có thể thông tin về sự cần thiết hợp tác quốc tế về biển trong bối cảnh hiện nay?

Nhu cầu hợp tác quốc tế về biển xuất phát trước hết từ thực tiễn tại khu vực. Như chúng ta đều biết, Biển Đông là nơi án ngữ nhiều tuyến đường hàng hải có vai trò quan trọng về mặt chiến lược và kinh tế bậc nhất trên thế giới, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và là nguồn sống của hàng triệu người trong khu vực.

Tuy nhiên, một thực tiễn không thể phủ nhận là Biển Đông hiện nay đang đối mặt với rất nhiều thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống gây quan ngại cho các nước trong khu vực nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung. Biển Đông là khu vực tồn tại nhiều bất đồng, tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ và biển rất đa dạng, phức tạp, khó giải quyết và đã kéo dài trong nhiều thập kỷ qua.

Biển Đông cũng đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức về an ninh biển phi truyền thống như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường biển, đánh cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, các hoạt động tội phạm trên biển như nhập cư trái phép, nạn buôn người trên biển, khủng bố và cướp biển… đe dọa đến trật tự và an ninh khu vực, ảnh hưởng nghiêm trọng tới phát triển bền vững và lợi ích của các nước trong và ngoài khu vực.

Việc đối phó triệt để và hiệu quả các thách thức đó đặt ra nhu cầu phối hợp hành động của các quốc gia ở các cấp độ khác nhau, song phương, khu vực và toàn cầu thông qua việc hài hòa hóa các hoạt động trên biển và giải quyết những vấn đề xuyên biên giới của biển và đại dương.

Việc Việt Nam thúc đẩy hợp tác quốc tế về biển xuất phát từ nghĩa vụ của Việt Nam theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Xuất phát từ nhận thức “các vấn đề của không gian biển có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và cần được xem xét một cách tổng thể”, UNCLOS quy định minh định hoặc ngầm định về nghĩa vụ hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau, từ bảo tồn và quản lý tài nguyên sinh vật biển, bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học biển, đến đối phó với tội phạm trên biển, hay trong việc xử lý các vùng biển chưa phân định…

Sau 42 năm thông qua và 30 năm có hiệu lực, vai trò UNCLOS ngày càng được khẳng định và đề cao với tư cách là khuôn khổ pháp lý cho tất cả các hoạt động trên biển và đại dương, và là cơ sở pháp lý cho mọi hành động và hợp tác ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu. Điều này được khẳng định trong các Nghị quyết thường niên về Đại dương và Luật Biển của Liên hợp quốc.

Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế về biển vì hoà bình, ổn định và phát triển bền vững ở Biển Đông
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Nguyễn Minh Vũ.

Nhiệm vụ hợp tác quốc tế về biển được Đảng và Nhà nước ta coi trọng như thế nào, thưa Thứ trưởng?

Là một trong những nước bỏ phiếu thông qua UNCLOS và ký Công ước trong ngày mở ký, ngay từ trước khi Công ước có hiệu lực ngày 16/11/1994, trong Nghị quyết phê chuẩn UNCLOS ngày 23/6/1994, Việt Nam đã khẳng định quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển. Như hầu hết các quốc gia ven biển khác, Việt Nam ngày càng đề cao hợp tác quốc tế về biển, đặt vấn đề này trong tổng thể chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế và khu vực.

Điều 6, Luật Biển Việt Nam 2012 khẳng định Nhà nước đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở pháp luật quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, các bên cùng có lợi, đồng thời quy định cụ thể các nội dung hợp tác quốc tế về biển.

Trên cơ sở kế thừa và phát triển những thành quả từ thực tiễn đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển thời gian qua, với phương châm “chủ động tăng cường và mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển”, Nghị quyết số 36-NQ/TW về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Nghị quyết 36) do Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tháng 10/2018 ban hành đã đề ra các giải pháp triển khai phù hợp với hoàn cảnh đất nước và xu thế thời đại.

Theo đó, đối ngoại và hợp tác quốc tế về biển gắn bó chặt chẽ, trở thành một trong năm chủ trương lớn và một trong giải pháp chủ yếu trong Nghị quyết 36 nhằm xây dựng và duy trì môi trường hoà bình, ổn định và trật tự pháp lý trên biển, tạo cơ sở khai thác và sử dụng biển an toàn, hiệu quả; tăng cường, mở rộng quan hệ và chủ động tham gia, đóng góp tích cực vào nỗ lực chung của nhân loại trong việc bảo tồn và sử dụng bền vững biển, đại dương; đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn lực, sự hỗ trợ quốc tế để nâng cao năng lực quản lý và khai thác biển.

Sự coi trọng vấn đề hợp tác biển cũng được thể hiện trong rất nhiều các văn bản pháp lý và chính sách quan trọng khác của Việt Nam ban hành thời gian qua như Luật Tài nguyên, Môi trường biển và hải đảo 2015, Luật Thuỷ sản 2017; Luật Dầu khí 2022, Đề án hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, hay Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050…

Kết tinh từ các văn bản này là quan điểm nhất quán của Việt Nam về hợp tác quốc tế về biển, theo đó Việt Nam đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS. Việt Nam đề cao vai trò của UNCLOS với tư cách là khuôn khổ pháp lý cho tất cả các hoạt động trên biển và đại dương, và là cơ sở pháp lý cho mọi hành động và hợp tác ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu.

Việt Nam cam kết cùng các nước nỗ lực hợp tác duy trì hoà bình, ổn định, an ninh trật tự trên biển, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông; hợp tác giải quyết tranh chấp tại Biển Đông bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS; đánh giá cao vai trò của các nước cũng như hoan nghênh các sáng kiến hợp tác về biển trên tất cả các lĩnh vực với mục đích cùng có lợi và phát triển bền vững ở Biển Đông.

Thứ trưởng có thể cho biết về những thành tựu nổi bật trong hợp tác quốc tế về biển của Việt Nam là gì?

Quan điểm đúng đắn về hợp tác quốc tế biển để cùng phát triển của Việt Nam nhận được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế, và do vậy việc triển khai trong thời gian qua đã đem lại những thành tựu nhất định.

Trong việc giải quyết và quản lý tranh chấp, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS, Việt Nam đã lần lượt giải quyết được vấn đề phân định biển tại Vịnh Thái Lan với Thái Lan năm 1997, tại Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc năm 2000 và phân định thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế với Indonesia năm 2003 và 2022. Hiện Việt Nam đang nỗ lực cùng các bên giải quyết các vấn đề tranh chấp còn tồn đọng, như đàm phán với Trung Quốc về phân định biển ở khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, thúc đẩy đàm phán với Malaysia về vùng biển chồng lấn giữa hai bên.

Đồng thời, căn cứ chế định các vùng biển như thể hiện trong UNCLOS và thực tiễn quốc tế, Việt Nam có những giải pháp linh hoạt, sáng tạo trong quá trình giải quyết, xử lý tranh chấp như thỏa thuận tiến hành khai thác chung dầu khí với Malaysia tại thềm lục địa chồng lấn giữa hai nước trước khi phân định năm 1992, cùng Malaysia đệ trình Báo cáo chung về Ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hải lý năm 2009.

Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế về biển vì hoà bình, ổn định và phát triển bền vững ở Biển Đông
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ phát biểu tại Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (SPLOS) lần thứ 34 tại trụ sở Liên hợp quốc, New York từ ngày 10-14/6.

Với Trung Quốc, ta đã đạt thỏa thuận về hợp tác nghề cá với Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ cùng với việc ký hiệp định phân định năm 2000 và hợp tác triển khai các dự án về các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển với Trung Quốc như Dự án “Hợp tác nghiên cứu so sánh tiến hoá trầm tích thời kỳ Holocen khu vực châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Trường Giang”; “Triển khai hợp tác thả giống và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trong Vịnh Bắc Bộ”; “Hợp tác nghiên cứu quản lý môi trường biển và hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ”…

Việt Nam cũng đã cùng các nước ASEAN ký với Trung Quốc Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) năm 2002 nhằm mục đích duy trì hòa bình, ổn định, bảo đảm tự do hàng hải và hàng không tại khu vực, tạo điều kiện cho việc giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông. Hiện nay, Việt Nam cùng các nước ASEAN và Trung Quốc nỗ lực đàm phán một Bộ quy tắc ứng xử (COC) hiệu lực, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.

Để đối phó với các thách thức an ninh biển phi truyền thống, ta cũng triển khai cơ chế tuần tra chung với Campuchia trong Vịnh Thái Lan, với Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ, hợp tác về ngăn chặn các vụ cướp biển và cướp có vũ trang ở châu Á với các nước trong khuôn khổ Hiệp định liên Chính phủ về chống cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền tại châu Á ReCAAP…

Trong các lĩnh vực chuyên ngành về biển, Việt Nam đã thiết lập được mạng lưới hợp tác quốc tế về biển rộng mở với các nước có tiềm lực kinh tế, khoa học, công nghệ mạnh về biển như Nga, Nhật Bản, Mỹ, Australia, Trung Quốc…

Việt Nam cũng đã nâng cao vị thế và vai trò trên trường quốc tế thông qua việc chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các diễn đàn quốc tế và khu vực như Liên hợp quốc, ASEAN. Cụ thể, ta đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020, thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc 2020-2021, là một trong các quốc gia thuộc Nhóm nòng cốt xây dựng dự thảo Nghị quyết xin ý kiến tư vấn của Toà án Công lý quốc tế về trách nhiệm của các quốc gia đối với biến đổi khí hậu, là thành viên sáng lập Nhóm bạn bè của UNCLOS cam kết thúc đẩy việc thực hiện và tuân thủ công ước, tham gia đàm phán và ký kết Hiệp định trong khuôn khổ UNCLOS về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học nằm ngoài vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia 2023, là thành viên tích cực của Uỷ ban Pháp lý và kỹ thuật, Cơ quan quyền lực đáy đại dương…

Có thể thấy, nội dung và hình thức hợp tác quốc tế về biển giữa Việt Nam với các nước và các tổ chức quốc tế ngày càng đi vào chiều sâu và phong phú, giúp ta tranh thủ tối đa các nguồn lực, sự hỗ trợ quốc tế để nâng cao năng lực quản lý và khai thác biển.

Trên cơ sở quán triệt nguyên tắc, phương châm trong Chiến lược biển 2018, phát huy những thành tựu, bài học kinh nghiệm đã đạt được thời gian qua và với tinh thần sáng tạo trong các biện pháp, giải pháp phù hợp với tình hình quốc tế và khu vực và trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS, hoạt động hợp tác quốc tế về biển đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần quan trọng vào việc tăng cường tin cậy chính trị, quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa ta với các nước; từng bước giải quyết các tranh chấp trên biển; bảo đảm Biển Đông là một vùng biển hoà bình, ổn định và phát triển bền vững.





Nguồn: https://baoquocte.vn/tang-cuong-mo-rong-hop-tac-quoc-te-ve-bien-vi-hoa-binh-on-dinh-va-phat-trien-ben-vung-o-bien-dong-288606.html

Cùng chủ đề

Hezbollah nã tên lửa vào căn cứ không quân Israel, Tel Aviv lệnh sơ tán ở miền Trung Gaza, chuyển hướng vào Hamas

Hezbollah ngày 5/10 tuyên bố đã phóng tên lửa Fadi-1 vào căn cứ không quân Ramat David ở miền Bắc Israel trong khi Tel Aviv bất ngờ ra lệnh sơ tán ở miền Trung Gaza để chuẩn bị cho hành động mới với Hamas.

Ukraine tuyển quân tại Ba Lan, Anh từ bỏ chủ quyền đảo Chagos, tàu sân bay Trung Quốc xuất hiện ở vùng biển Philippines

Nhật Bản cáo buộc Trung Quốc, Nga “vi phạm không phận”, Italy cảnh báo nguy cơ khủng bố gia tăng, Triều Tiên tiếp tục thả bóng bay chứa rác sang Hàn Quốc, lãnh đạo an ninh nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye bị ám sát, FBI truy tố 5 sinh viên Trung Quốc với cáo buộc gián điệp…....là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Phiên bản cổ điển vẫn giữ giá cao nhất

Giá xe Vision 2024 mới nhất ngày 21/8/2024: Vision phiên bản Cổ điển có giá cao nhất hiện nay Giá xe Honda Vision mới nhất ngày 5/9/2024: Vision 2025 sắp ra mắt? Giá xe bán thực tế của các mẫu Honda Vision trong tháng này có sự giảm nhẹ. Trong khi đó, giá đề xuất từ Honda Việt Nam thì không có gì...

Nga thu 300 triệu USD của Mỹ, Israel nói sẽ không tấn công cơ sở hạt nhân Iran, Campuchia dời 10.000 hộ để làm...

Trung Quốc và Nga cam kết ủng hộ nhau về an ninh, Nga sử dụng bom lượn FAB-3000 ở tỉnh Kursk, Ukraine muốn được phương Tây "đối xử" như với Israel, CIA tuyển mộ người cung cấp thông tin từ Trung Quốc, Iran và Triều Tiên … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị cấp cao ASEAN tại Lào

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao ngày 3/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN tại Lào từ ngày 8-11/10.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

NÓNG! Nổ gần sân bay Karachi của Pakistan, không loại trừ khủng bố

Ít nhất 11 người thương vong trong vụ nổ gần sân bay quốc tế Karachi, miền Nam Pakistan, vào đêm qua 6/10.

Rò rỉ ảnh mô hình của Samsung Galaxy S25 Ultra

Mới đây, một mô hình bằng nhôm của Samsung Galaxy S25 Ultra đã bị rò rỉ trên mạng xã hội hé lộ thiết kế hoàn chỉnh của mẫu smartphone này.

Agribank tiên phong đầu tư phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu hướng tất yếu của ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay và là một trong những lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Agribank xác định cho vay nông nghiệp, nông dân, nông thôn là trọng tâm, trong đó nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là lĩnh vực được ưu tiên, với nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển bền vững.

USD có thể nối dài đà đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/10 ghi nhận USD tăng giá khi tâm lý thị trường chuyển sang lo sợ rủi ro về tình hình căng thẳng leo thang ở Trung Đông.

Tổng thống Hàn Quốc công du Đông Nam Á

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đang có chuyến công du các quốc gia Đông Nam Á, bắt đầu từ ngày 6/10, nhằm tăng cường quan hệ trong khu vực.

Bài đọc nhiều

Một ngày làm chiến sĩ tí hon

 160 em học sinh được trao Huy hiệu “Em là chiến sĩ tí hon”. ...

Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa kịp thời cấp cứu ngư dân gặp nạn

Sáng 6/10, thông tin từ Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận và cấp cứu kịp thời 1 ngư dân của tỉnh Phú Yên.

Vùng Cảnh sát biển 4 đồng hành với ngư dân

Đại tá Trần Nguyên Lai, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4...

Cùng chuyên mục

Vùng Cảnh sát biển 4 đồng hành với ngư dân

Đại tá Trần Nguyên Lai, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4...

Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa kịp thời cấp cứu ngư dân gặp nạn

Sáng 6/10, thông tin từ Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận và cấp cứu kịp thời 1 ngư dân của tỉnh Phú Yên.

Một ngày làm chiến sĩ tí hon

 160 em học sinh được trao Huy hiệu “Em là chiến sĩ tí hon”. ...

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa tiếp xúc cử tri huyện Trường Sa

Chiều 04/10, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đứng đầu là đồng chí Lê Hữu Trí, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tiến hành tiếp xúc 250 cử tri huyện Trường Sa trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Tại buổi tiếp xúc, đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã thông tin tới cử tri về kết quả kỳ họp bất thường lần thứ 8 Quốc hội khóa XV,...

Mới nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9

Ngày 7/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2024, trực tuyến với 63 địa phương. Phiên họp nhằm đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2024, đề ra nhiệm vụ công tác tháng 10 và Quý IV/2024; tình hình thực hiện Nghị...

Tái hiện khoảnh khắc hào hùng đoàn quân tiếp quản Thủ đô Hà Nội 10/10/1954

Hình ảnh đoàn quân tiến về Hà Nội trong thời khắc lịch sử ngày 10/10/1954 đã được tái hiện tại "Ngày hội văn hóa vì hòa bình," kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.   Vietnamplus.vn

Giao dịch thành công 43 nghìn vé sau 1 ngày mở bán

Từ 8h sáng ngày 06/10, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam chính thức mở bán vé rộng rãi cho tất cả khách hàng có nhu cầu mua vé tàu Tết tại các ga Đường sắt, qua website, tổng đài bán vé và các ứng dụng trên thiết bị di động. Để đảm bảo cho người dân mua vé dễ...

Thủ đô Hà Nội đã có tầm vóc, vị thế xứng đáng, tiềm lực đủ mạnh

Sáng nay, 7/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia diễn ra Hội thảo “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến – văn minh – hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu”.  Hội thảo do Ban Tuyên giáo T.Ư, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Thành ủy Hà...

Mới nhất