Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcChoáng vì con vừa vào lớp 1, ban phụ huynh muốn trích...

Choáng vì con vừa vào lớp 1, ban phụ huynh muốn trích quỹ lớp để “có lời trước nhận cô giáo lớp 2”


Trích quỹ lớp để chọn giáo viên dạy lớp 2

Mới đây, một phụ huynh có con học lớp 1 bất ngờ và hoang mang chia sẻ trong một hội nhóm đông thành viên là cha mẹ học sinh về chuyện sử dụng quỹ lớp. Theo đó, phụ huynh này đăng một bức ảnh chụp màn hình tin nhắn của lớp kèm theo nội dung: “Con mình mới vào lớp 1 mà đã lo tiền nhận cô lớp 2. Xin các mẹ cao kiến trường hợp này ạ”.

Choáng vì con vừa vào lớp 1, ban phụ huynh muốn trích quỹ lớp để

Tin nhắn gây bất ngờ cho phụ huynh về việc chọn cô giáo lớp 2. Ảnh: CMH

Cụ thể, tin nhắn của một thành viên trong ban phụ huynh lớp thông báo: “Các con đã bước vào năm học 2024-2025 được tròn 1 tháng. “Công nghệ chỉ là công cụ. Còn trong việc giúp những đứa trẻ làm việc với nhau và động viên chúng, giáo viên là quan trọng nhất – Bill Gates”.

Những năm học đầu tiên của cấp 1 đối với các con rất quan trọng, là hành trang cho các con có thể học tốt những năm về sau nên người chỉ đường dẫn lối, người kèm cặp cho các con rất quan trọng. Để xuyên suốt quá trình học tập có được sự chỉ bảo và chăm sóc của các cô giáo tốt nhất, sau khi đưa ra thảo luận và bàn bạc, an phụ huynh lớp xin phép trích 1 phần quỹ lớp để có lời trước và nhận cô giáo lớp 2 cho các con. 

Ban phụ huynh lớp xin phép tạo bình chọn trong 1 ngày để các bác phụ huynh lựa chọn có cần phải tìm 1 người cầm đuốc để thắp cho những cánh én tuổi thơ của các con không ạ! Ban phụ huynh lớp sẽ làm việc theo số đông. Bác nào chưa hiểu hoặc không đồng tình xin phép nhắn tin hoặc gọi trực tiếp cho ban phụ huynh lớp để được giải thích tránh làm ảnh hưởng tới các bác phụ huynh khác”.

Có nên trích quỹ lớp để “có lời trước nhận cô giáo lớp 2”?

Trao đổi với PV báo Dân Việt, cô Nguyễn Thị Ngân Hà, giáo viên Trường Tiểu học Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội, cho hay: “Tôi cho rằng phụ huynh đang bị áp lực chạy đua theo thành tích quá. Do phụ huynh cứ nghe thông tin xong đặt nặng tầm quan trọng, tự tạo áp lực cho mình và các con. 

Thực tế thầy cô nào cũng đều dạy tốt cả, họ luôn nhiệt huyết và tận tâm. Nhưng đôi khi các thầy cô chưa được khéo và chưa được lòng ban phụ huynh và cha mẹ học sinh nên sẽ bị thiệt thòi hơn. Vì vậy phụ huynh không cần lo lắng đến mức mới lớp 1 đã phải đi tìm cô giáo lớp 2 cho các con. Ở tuổi này các con cần luyện được biết đọc, biết viết, biết làm toán và quan trọng nhất là rèn ý thức cũng như phương pháp học để làm tiền đề cho các lớp lớn.

Phụ huynh làm như vậy cũng tạo áp lực chính giáo viên. Vậy những cô giáo không được phụ huynh xin học thì họ dạy không tốt sao? Mọi người xin hết vào lớp cô này thì cô khác dạy ai? Làm như vậy chính phụ huynh đang tạo hiệu ứng đám đông và đang có sự phân biệt với giáo viên”.

Cô giáo Lương Ngọc Anh, giáo viên tại một trường tiểu học ở Hà Nội nêu quan điểm: “Chắc chắn trong trường sẽ có những thông tin nhận xét cô giáo này tốt hơn, cô giáo kia có tiếng hơn… nên phụ huynh nào cũng luôn muốn con được học lớp cô giáo tốt nhất.

Người nhắn tin trong nhóm mà phụ huynh đang phản ánh chắc là đại diện ban phụ huynh. Tuy nhiên tôi thấy tư duy có phần hơi thái quá và tiêu cực trong giáo dục. Theo tôi, việc chạy để chọn cô giáo là không cần thiết vì phụ huynh cần tôn trọng sự phân công giáo viên của nhà trường. 

Mỗi lớp sẽ có một đặc thù riêng và ban giám hiệu sẽ nắm rõ nhất cô giáo nào phù hợp với lớp nào. Sẽ có những lớp học sinh phần lớn là hiếu động, có lớp phần lớn lại trầm tính,… Cô giáo dạy tốt nhưng còn cần phải có những phẩm chất phù hợp với đặc thù học sinh lớp đó, mới rèn được nền nếp cho các con”.

Cũng theo cô Ngọc Anh, quỹ lớp cần chi cho những việc thực sự cần thiết, theo nguyện vọng chung của tất cả phụ huynh. Ban phụ huynh không phải là lấy danh nghĩa làm theo số đông để đạt được mục đích của một số thành viên. Vì chưa chắc ai cũng muốn chọn giáo viên cho con như vậy.

Cuối cùng cô Ngọc Anh nhấn mạnh: “Giáo viên và nhà trường chỉ đóng vai trò 50% trong việc giáo dục học sinh. 50% còn lại thuộc về trách nhiệm bố mẹ, gia đình. Thay vì tư duy mất tiền chọn cô cho các con, phụ huynh nên dành thời gian thực sự quan tâm sát sao tới con mình, đồng hành cùng con trong suốt cả năm học chứ không phải bỏ tiền ra chọn cô, rồi phó mặc cho cô, cho nhà trường.

Bản thân tôi là phụ huynh có con đang học tiểu học, tôi cũng không đồng tình. Không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện chạy theo những thứ phù phiếm này. Đừng biến tướng giáo dục theo tư duy nặng về tiền của cá nhân ai đó”.





Nguồn: https://danviet.vn/choang-vi-con-vua-vao-lop-1-ban-phu-huynh-muon-trich-quy-lop-de-co-loi-truoc-nhan-co-giao-lop-2-20241007063444495.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Một làng ở Vĩnh Phúc dân ngồi nhà làm bánh quê mà nhận lương ngon, bánh đặc sản lạ tên ngõa

Cơ sở làm bánh cuốn của ông Đào Văn Hiển, thôn Hòa Loan hiện cung ứng ra thị trường gần 7 tạ bánh cuốn mỗi ngày. Là nghề truyền thống của địa phương, song để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, trong những...

Một huyện của Sóc Trăng dân trồng hẹ bẻ bông làm rau đặc sản, hễ hái là thương lái tranh nhau mua

Điểm đặc biệt của loại rau hẹ này là cho thu hoạch bông (nụ, hoa) quanh năm và thu hoạch được cả lá lẫn bông từ đó tạo thêm nguồn nông sản dồi dào và đa dạng cung ứng cho thị trường.Những năm gần đây hẹ...

Nhan sắc đời thường xinh đẹp đầy mê hoặc của tân Hoa hậu, Á hậu Miss Cosmo 2024

. if (!isNotAllow3rd) { loadJsDefer('https://apis.google.com/js/platform.js?onload=onLoadGapi'); ...

Chọn ngẫu nhiên môn thi thứ 3 vào lớp 10 để tránh học lệch

Hiện nay, nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT Bộ GD&ĐT gửi xin ý kiến góp ý các sở GDĐT nhận được nhiều...

Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa cấp cứu ngư dân Phú Yên bị đột quỵ

Ngày 6/10, nguồn tin từ Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân cho biết, Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) đang điều trị cho 1 ngư dân tỉnh Phú Yên đột quỵ.Ngay lập tức, đội ngũ y bác...

Bài đọc nhiều

Hai tỉnh nào ở nước ta từng được sáp nhập rồi lại chia tách?

1. Tỉnh Nghĩa Bình được chia...

Quốc gia thất bại trong chính sách song ngữ dù từng là thuộc địa của Anh

Thực tiễn cho thấy, các quốc gia từng là thuộc địa của Anh thường có trình độ tiếng Anh cao hơn do tiếp xúc lịch sử và hệ thống giáo dục được thiết lập trong thời kỳ cai trị của thực dân, minh chứng là Ấn Độ, Singapore và Nigeria. Tuy nhiên, điều này không đúng ở mọi trường hợp. Các yếu tố như quản trị hậu thuộc địa, đầu tư vào giáo dục và động lực chính trị...

Bộ GD&ĐT dự kiến bốc thăm môn thi lớp 10, phụ huynh như ‘ngồi trên đống lửa’

Có con đang học lớp 9 tại Hà Nội, chị Hoàng Thảo Phương (38 tuổi, quận Thanh Xuân) cho hay "cảm giác như ngồi trên đống lửa" khi xem thông tin về việc Bộ GD&ĐT dự kiến bốc thăm môn thi thứ 3 vào 10."Lướt mạng, tôi thấy các hội nhóm chia sẻ nhiều nhưng sợ là tin đồn nên gọi ngay cho hội trưởng phụ huynh lớp con tôi để hỏi, thêm vào đó là đọc hết...

Bộ GDĐT hướng dẫn chế độ, ưu đãi cho giáo viên dạy giáo dục quốc phòng an ninh

Bộ GDĐT vừa ban hành hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục quốc phòng an ninh năm học 2024-2025, yêu cầu chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đảm bảo triển khai thực hiện chất lượng, hiệu quả môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh...

Tỉnh đầu tiên của cả nước áp dụng học 5 ngày/tuần thế nào sau 5 năm?

Số học sinh bỏ học giảm Sau 5 năm thí điểm việc cho học sinh nghỉ học thứ 7, Sở GD-ĐT Lào Cai cho biết, việc thực hiện chủ trương trên mang lại nhiều kết quả tốt. Cụ thể, việc tổ chức dạy học 5 ngày/tuần học sinh được nghỉ 2 ngày cuối tuần, giáo viên có điều kiện bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; học sinh được tham gia các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa...

Cùng chuyên mục

Ban đại diện cha mẹ học sinh đại diện cho ai?

Đầu năm tôi tham gia đủ cuộc họp phụ huynh của các con. Điểm chung của các cuộc họp này đó là trình tự thực hiện. Sau khi giáo viên chủ nhiệm thông báo kế hoạch giáo dục, các quy định liên quan của trường lớp, ban đại diện cha mẹ học sinh là người trình bày cuối cùng và cũng chỉ...

Tỉnh đầu tiên của cả nước áp dụng học 5 ngày/tuần thế nào sau 5 năm?

Số học sinh bỏ học giảm Sau 5 năm thí điểm việc cho học sinh nghỉ học thứ 7, Sở GD-ĐT Lào Cai cho biết, việc thực hiện chủ trương trên mang lại nhiều kết quả tốt. Cụ thể, việc tổ chức dạy học 5 ngày/tuần học sinh được nghỉ 2 ngày cuối tuần, giáo viên có điều kiện bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; học sinh được tham gia các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa...

Hành trình xây những điểm trường “chạm mây”

Ðến nay, anh Nam đã vận động, kêu gọi tài trợ xây dựng được 18 điểm trường, vận động hỗ trợ học phí đến hết lớp 12 cho 360 em học sinh mồ côi, đặc biệt khó khăn ở vùng núi… 18 điểm trường tặng học trò vùng cao Ðầu năm học mới 2024-2025, điểm trường ông Phụng, thuộc Trường phổ thông dân tộc bán trú xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam...

Mới nhất

Tuyệt đối không làm thay, không buông lỏng sự lãnh đạo

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh: “Thống nhất nhận thức và thực hiện cho nghiêm phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, tuyệt đối không để xảy ra bao biện, làm thay hoặc buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng”. LỜI TÒA SOẠN - DIỄN ĐÀN KỶ NGUYÊN MỚI Sau khi được bầu giữ chức Tổng...

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 7-13/10

Hội nghị cấp cao ASEAN 44 và 45, lãnh đạo các nước SNG họp ở Nga, công bố giải Nobel... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.

Có nên áp lực trước mốc 1.300 điểm?

Thị trường chứng khoán tuần qua đã hứng chịu 4/5 phiên giảm điểm, thổi bay mọi nỗ lực tăng điểm của tuần trước đó. Áp lực...

Cuộc tấn công vào Israel hé lộ năng lực tên lửa tầm ngắn đáng gờm của Iran

Đối với các chuyên gia đang tìm hiểu sâu hơn về năng lực quân sự của Iran và những thay đổi tiềm tàng trong chiến lược...

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng, nhưng người Trung, Nhật chưa ‘lấy lại phong độ’

Theo Tổng cục Thống kê, Việt Nam đón gần 1,3 triệu lượt khách quốc tế trong tháng 9/2024, tăng 20,9% so với tháng 9/2023. Tính chung 9 tháng đầu năm 2024, tổng số khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 12,7 triệu lượt, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước. Dẫn đầu về lượng khách đến Việt Nam...

Mới nhất