Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTránh rủi ro vào giờ ăn cho trẻ mầm non

Tránh rủi ro vào giờ ăn cho trẻ mầm non


CHO TRẺ ĂN TẬP TRUNG

Bà Lương Thị Hồng Điệp, Trưởng phòng Giáo dục mầm non, Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết giờ ăn, giờ ngủ vô cùng quan trọng với trẻ mầm non. “Thời gian qua một số đơn vị đã tổ chức rất tốt giờ ăn rồi, nhưng thời gian tới một số trường có quy mô sẽ cho trẻ ăn tập trung”, bà Điệp nói và cho biết thêm bà đã tham quan mô hình trên tại Hàn Quốc, giờ ăn tập trung của trường mầm non được tổ chức sạch sẽ, an toàn, hiệu quả.

Tránh rủi ro vào giờ ăn cho trẻ mầm non- Ảnh 1.

Trẻ các lớp tập trung ăn ở sảnh, hành lang Trường mầm non Sơn Ca 14, Q.Phú Nhuận, TP.HCM trong hè 2024

Bà Điệp dẫn ra những ưu điểm khi tổ chức giờ ăn tập trung cho trẻ mầm non: Thứ nhất, khi tập trung ăn ở các sảnh lớn, không ăn trong phòng – cũng là nơi học tập, vui chơi của trẻ – thì giáo viên (GV) tiết kiệm được công sức, thời gian lau dọn. Thứ hai, trẻ có thời gian di chuyển giữa lớp học và nơi ăn, tăng cường vận động, giúp tiêu hóa thức ăn tốt, an toàn.

Thứ ba, giờ ăn là lúc GV mầm non luôn tay luôn chân, một cô phải đút cho nhiều trẻ, không phải trẻ nào cũng dễ ăn, do đó sẽ có GV dễ nóng nảy. Nhưng khi trẻ được ăn tập trung, trong môi trường tập thể, còn có nhiều GV xung quanh, mọi người đều nhìn nhau, ai có nóng cũng sẽ tự kiềm chế. Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ của các GV xung quanh, cùng chăm sóc những bé ăn chậm, giúp giảm áp lực cho GV.

Thứ tư, trong giờ ăn của trẻ, nhân viên nhà bếp không phải tản đi các lớp mà chỉ tập trung ở khu vực ăn để quan sát. Họ sẽ nhìn xem hôm nay trẻ có ăn hết suất không, món nào hết nhanh, món nào còn thừa nhiều… từ đó sẽ điều chỉnh cách cắt thái, nêm gia vị cho ổn.

Và ưu điểm thứ năm là khi trẻ ăn tập trung thì có sự giám sát của ban giám hiệu nhà trường, người tiếp phẩm, người chế biến, nhân viên y tế trường học để kịp thời xử lý vấn đề phát sinh, khi đó giờ ăn phát huy hiệu quả, đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non.

CẦN SỰ THAM GIA, GIÁM SÁT CỦA ĐẦY ĐỦ CÁC BÊN

Theo tìm hiểu thực tế của PV Báo Thanh Niên, hiện nay tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập, ngoài công lập ở TP.HCM, một số nơi có phòng ăn riêng, tới giờ, trẻ sẽ di chuyển đến phòng ăn, sau đó về phòng học, nơi đây có không gian để trải nệm, túi ngủ để bé ngủ.

Tuy nhiên, phần lớn trường mầm non, nhóm lớp mầm non độc lập, tư thục tổ chức giờ ăn sáng, ăn trưa, ăn xế cho trẻ ngay trong phòng học. Các GV sẽ kê bàn ghế lại để thành khu vực ăn, sau khi trẻ ăn xong lại dọn bàn ghế ra, lau dọn sàn nhà để trẻ nghỉ ngơi, học tập. Cũng có một số trường mầm non có không gian rộng, thoáng, phần hành lang và sảnh ở tầng trệt rộng, các cô cho trẻ ăn ở hành lang này. Bà Lương Thị Hồng Điệp cho biết trước đây một số trường đã làm cách này nhưng khi đó chưa có chỉ đạo chung, các trường tùy ý tổ chức. Bây giờ sẽ làm quy củ hơn, trong giờ ăn cần sự tham gia, giám sát của đầy đủ các bên như ban giám hiệu, y tế, bộ phận nhà bếp… Các trường sẽ được đến tham quan mô hình mẫu tại một trường để học hỏi cách tổ chức.

Bà Điệp cũng dẫn chứng khi cho trẻ ăn sáng, trưa, xế ngay trong phòng học thì một ngày các GV phải khiêng bàn ghế để sắp xếp chỗ ăn ít nhất 6 lượt. Riêng chuyện này đã khiến GV tốn rất nhiều thời gian, sức lực. Chưa kể thức ăn rơi vãi xuống sàn, các cô phải lau chùi rất cực, rồi khi sàn lau trơn ướt mà trẻ chạy nhảy thì lại dẫn tới nguy cơ té ngã. Do đó, tập trung ăn tại một số khu vực rộng ở trường mang lại nhiều lợi ích.

Vậy ở những trường diện tích nhỏ hẹp, không có sảnh, khoảng sân lớn thì có thể tổ chức cho trẻ ăn ở đâu? Trả lời vấn đề này, bà Điệp cho biết có thể tổ chức ở các hành lang, hoặc không phải cả trường cùng ăn một nơi mà có thể mỗi khối ăn ở một khu vực… Như vậy cũng có thể phối hợp kiểm soát dễ hơn, giúp trẻ có giờ ăn an toàn, hiệu quả.

TỔ CHỨC MẪU TẠI Trường mầm non Nam Sài Gòn

Từ tuần thứ hai của tháng 9.2024, trẻ học tại Trường mầm non Nam Sài Gòn (trường công lập trực thuộc Sở GD-ĐT TP.HCM) được cho ăn tập trung ở khu vực sảnh tầng trệt, áp dụng cho cả 3 bữa sáng, trưa và xế. Giờ ăn được tổ chức cuốn chiếu, lớp nhà trẻ ăn trưa lúc 10 giờ, sau đó 10 phút là tới lớp mầm, rồi lần lượt tới lớp chồi, lá… Hiện nay khu vực đã có hệ thống quạt làm mát, trường đang nghiên cứu phương án lắp thêm cửa lùa di động để có thể lắp máy lạnh tại đây. Việc tổ chức đang được hoàn thiện dần, khi nào hoàn chỉnh sẽ mời các trường trong TP tới tham quan và học tập.

Tránh rủi ro vào giờ ăn cho trẻ mầm non- Ảnh 2.

Trẻ em trong giờ ăn tập trung tại Trường mầm non Nam Sài Gòn

“Trước đây trẻ ăn tại lớp. Giờ các bé được di chuyển từ lớp xuống khu vực ăn tập trung, gặp bạn bè, cùng kết nối trong giờ ăn, chúng tôi nhận thấy bé nào cũng hứng thú hơn. Buổi sáng bé cũng ăn ở đây, phụ huynh đưa con vào lớp, khi đứng ở hành lang lầu 1 có thể quan sát giờ ăn của các bé và đều ủng hộ cách làm này. Trẻ ăn xong thì di chuyển lên lớp, vận động nhiều hơn, thức ăn tiêu hóa tốt hơn, tránh kiểu vừa ăn no xong đã nằm ngủ”, bà Lê Thị Xuân Thương, Hiệu trưởng Trường mầm non Nam Sài Gòn, chia sẻ.

Bà Thương cho biết thêm trong giờ ăn, ban giám hiệu, GV, đội ngũ y tế, nhà bếp đều quan sát các bé, từ đó phòng ngừa được nhiều nguy cơ mất an toàn với trẻ.

Tuyệt đối không lơ là trong giờ ăn, giờ ngủ của trẻ

Bà Lê Thị Xuân Thương, Hiệu trưởng Trường mầm non Nam Sài Gòn, cho biết nhà trường mời báo cáo viên tổ chức các buổi bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ GV, nhân viên về phòng ngừa nguy cơ hóc, sặc đồ ăn, kỹ năng sơ cứu, xử lý tình huống.

Bác sĩ chuyên khoa II Phan Thị Thanh Hà, Trưởng khoa Nhi – Nhiễm, Bệnh viện Q.8, TP.HCM, cho biết trong giờ ăn, GV mầm non gặp nhiều áp lực khi lớp đông, không phải trẻ nào cũng dễ ăn, do đó GV càng phải chú ý đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Các GV, nhân viên nuôi dưỡng phải được đi học, tập huấn, thực hành kỹ năng sơ cứu khi thấy trẻ có các biểu hiện như nghẹn, hóc, sặc đồ ăn…

“Để tránh nguy cơ hít sặc đồ ăn, tuyệt đối không cho trẻ vừa ăn vừa chạy nhảy, đùa giỡn. Không được ép trẻ ăn. Đút lượng thức ăn vừa phải trong một lần. Trẻ đang khóc thì tuyệt đối không đút ăn. Trẻ ăn xong cần phải đi lại, vận động nhẹ nhàng, không được đi nằm ngay lập tức vì nguy cơ trào ngược, hít sặc thức ăn cao. Không nên cho trẻ nằm ngửa rồi ôm bình sữa bú vì dễ bị hít sặc, nguy hiểm tính mạng. Giờ trẻ ngủ cũng không được lơ là, phải có người trực để phòng tránh nguy cơ trào ngược, ói, hít sặc”, bác sĩ Hà tư vấn.




Nguồn: https://thanhnien.vn/tranh-rui-ro-vao-gio-an-cho-tre-mam-non-185241006214229942.htm

Cùng chủ đề

Trường mầm non tự chủ tài chính nhận bằng kiểm định chất lượng giáo dục

Sáng 4-10, Trường Mầm non Nam Sài Gòn (quận 7, TPHCM) tổ chức Lễ đón nhận bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 và kiểm định chất lượng cấp độ 3. Đây là trường mầm non công lập thực hiện mô hình tự chủ tài chính duy nhất tại TPHCM. Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM Lê Thụy Mỵ Châu cho biết, việc Trường Mầm non Nam Sài Gòn được công nhận...

Trường học ở Bắc Kạn loay hoay tổ chức ăn bán trú cho học sinh

  Năm học 2024-2025, tỉnh Bắc Kạn có 280 trường học các bậc từ Mầm non đến THPT. Trong đó có 44 trường nội trú, bán trú và 106 trường Mầm non công lập tổ chức nấu bữa ăn cho học sinh từ kinh phí hỗ trợ của Nhà nước; 141 trường Mầm non, Tiểu học tổ chức nấu ăn cho học sinh từ kinh phí thỏa thuận với phụ huynh học sinh và tất cả đều phải triển...

Lắp camera giám sát sẽ quản lý tốt hơn bữa ăn bán trú

Cần thiết lắp camera giám sát? Chia sẻ tại đợt tập huấn đảm bảo công tác an toàn thực phẩm trong trường học trên địa bàn TPHCM năm học 2024...

Học sinh mầm non ăn cơm với gừng chấm muối, huyện Mù Cang Chải nói gì?

Tối 26-9, trong bản tin Chuyển động 24h trên VTV1 đã phát phóng sự "Bữa cơm trắng với gừng ở điểm trường Màng Mủ, Yên Bái" khiến nhiều người không khỏi xót xa khi thấy học sinh mầm non phải ăn cơm với gừng chấm muối, cơm đường...Phóng sự được ghi nhận tại điểm trường Màng Mủ, xã Mồ Dề, huyện Mù...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Lắp camera giám sát để quản lý tốt hơn bữa ăn bán trú

An toàn phải được đặt lên hàng đầuTại các địa phương, việc thực hiện bữa ăn bán trú đã được triển khai từ nhiều năm nay, đem lại sự tiện lợi cho nhiều gia đình vì buổi trưa...

Hai tỉnh nào ở nước ta từng được sáp nhập rồi lại chia tách?

1. Tỉnh Nghĩa Bình được chia...

Quốc gia thất bại trong chính sách song ngữ dù từng là thuộc địa của Anh

Thực tiễn cho thấy, các quốc gia từng là thuộc địa của Anh thường có trình độ tiếng Anh cao hơn do tiếp xúc lịch sử và hệ thống giáo dục được thiết lập trong thời kỳ cai trị của thực dân, minh chứng là Ấn Độ, Singapore và Nigeria. Tuy nhiên, điều này không đúng ở mọi trường hợp. Các yếu tố như quản trị hậu thuộc địa, đầu tư vào giáo dục và động lực chính trị...

Bộ GD&ĐT dự kiến bốc thăm môn thi lớp 10, phụ huynh như ‘ngồi trên đống lửa’

Có con đang học lớp 9 tại Hà Nội, chị Hoàng Thảo Phương (38 tuổi, quận Thanh Xuân) cho hay "cảm giác như ngồi trên đống lửa" khi xem thông tin về việc Bộ GD&ĐT dự kiến bốc thăm môn thi thứ 3 vào 10."Lướt mạng, tôi thấy các hội nhóm chia sẻ nhiều nhưng sợ là tin đồn nên gọi ngay cho hội trưởng phụ huynh lớp con tôi để hỏi, thêm vào đó là đọc hết...

Bộ GDĐT hướng dẫn chế độ, ưu đãi cho giáo viên dạy giáo dục quốc phòng an ninh

Bộ GDĐT vừa ban hành hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục quốc phòng an ninh năm học 2024-2025, yêu cầu chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đảm bảo triển khai thực hiện chất lượng, hiệu quả môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh...

Cùng chuyên mục

Ban đại diện cha mẹ học sinh đại diện cho ai?

Đầu năm tôi tham gia đủ cuộc họp phụ huynh của các con. Điểm chung của các cuộc họp này đó là trình tự thực hiện. Sau khi giáo viên chủ nhiệm thông báo kế hoạch giáo dục, các quy định liên quan của trường lớp, ban đại diện cha mẹ học sinh là người trình bày cuối cùng và cũng chỉ...

Tỉnh đầu tiên của cả nước áp dụng học 5 ngày/tuần thế nào sau 5 năm?

Số học sinh bỏ học giảm Sau 5 năm thí điểm việc cho học sinh nghỉ học thứ 7, Sở GD-ĐT Lào Cai cho biết, việc thực hiện chủ trương trên mang lại nhiều kết quả tốt. Cụ thể, việc tổ chức dạy học 5 ngày/tuần học sinh được nghỉ 2 ngày cuối tuần, giáo viên có điều kiện bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; học sinh được tham gia các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa...

Hành trình xây những điểm trường “chạm mây”

Ðến nay, anh Nam đã vận động, kêu gọi tài trợ xây dựng được 18 điểm trường, vận động hỗ trợ học phí đến hết lớp 12 cho 360 em học sinh mồ côi, đặc biệt khó khăn ở vùng núi… 18 điểm trường tặng học trò vùng cao Ðầu năm học mới 2024-2025, điểm trường ông Phụng, thuộc Trường phổ thông dân tộc bán trú xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam...

Giành 24 Huy chương tại Olympic Toán và Khoa học Quốc tế, Việt Nam xếp thứ 2 toàn đoàn

TPO - Chiều 6/10, tại sân bay quốc tế Nội Bài, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức đón Đoàn học sinh Hà Nội đại diện Việt Nam tham gia Kỳ thi Olympic Toán và Khoa học Quốc tế năm 2024. Năm nay, học sinh đội tuyển thắng lớn khi đoạt tới 24 huy chương.  Đội tuyển Việt Nam có 24 học sinh đến từ các trường Tiểu học và THCS của Hà Nội đã vượt qua...

Mới nhất

Khánh thành Biển kỷ niệm mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Sainte Adresse, Pháp

NDO - Trong khuôn khổ chương trình tham gia Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp, trưa 6/10, giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thành phố Sainte Adresse dự Lễ khánh thành Biển kỷ niệm...

Việt Nam ủng hộ tích cực và hiệu quả các nỗ lực của Lào trong năm Chủ tịch ASEAN

Kể từ khi Lào tiếp nhận chức Chủ tịch ASEAN 2024, Việt Nam thể hiện rõ ràng vai trò người đồng chí, người anh em, người bạn thân thiết của Lào qua việc ủng hộ và hỗ trợ Lào tích cực, hiệu quả. Nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị cấp cao Hiệp hội các...

Một làng ở Vĩnh Phúc dân ngồi nhà làm bánh quê mà nhận lương ngon, bánh đặc sản lạ tên ngõa

Cơ sở làm bánh cuốn của ông Đào Văn Hiển, thôn Hòa Loan hiện cung ứng ra thị trường gần 7 tạ bánh cuốn mỗi ngày. Là...

TSMC đưa công nghệ đóng gói chip hiện đại lên đất Mỹ

Sự kiện đánh dấu thắng lợi quan trọng trong nỗ lực tái tạo chuỗi cung ứng chip trên đất Mỹ. TSMC là xưởng đúc chip số 1 thế giới, trong khi Amkor là nhà cung cấp dịch vụ kiểm thử và đóng gói chip lớn thứ 2 toàn cầu. Theo Nikkei, hoạt động đóng gói chip hiện đại ngày...

Mới nhất