Trang chủMultimediaẢnhThủ đô Hà Nội: Nơi kết tinh sức mạnh văn hóa, tinh...

Thủ đô Hà Nội: Nơi kết tinh sức mạnh văn hóa, tinh thần Việt Nam

Giáo sư, Tiến sỹ, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, nguyên Giám đốc Trung tâm Hà Nội học và Phát triển Thủ đô đã có nhiều đề tài nghiên cứu về Hà Nội, chủ biên, đồng chủ biên và tác giả hơn chục đầu sách và hàng chục bài báo khoa học về Hà Nội, xây dựng thành công ngành học Hà Nội học phục vụ cho các chiến lược phát triển Thủ đô. Ông cũng là người trực tiếp tham gia xây dựng hồ sơ khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long thành Di sản Văn hóa Thế giới. Năm 2020, Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc được tặng danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú.

Nhân kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc dành cho phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus cuộc trò chuyện thú vị về lịch sử hào hùng của Thủ đô cũng như những giá trị cốt lõi để gìn giữ, phát triển một Hà Nội-thành phố vì hòa bình.

title1.png

– Trong ký ức của nhiều người dân Việt Nam, sự kiến Giải phóng thủ đô ngày 10/10/1954 là một mốc son trong trang sử đầy hào hùng của dân tộc ta khi đoàn quân cách mạng tiến vào giải phóng thủ đô, mở ra một chương mới trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Vậy xin Giáo sư cho biết bối cảnh lịch sử về dấu mốc quan trọng này?

Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc: Ngày 7/5/1954, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta. Chúng ta trở lại bàn đàm phán Geneva với vị thế của người chiến thắng và đi đến ký kết Hiệp định vào ngày 21/7/1954. Theo Hiệp định Geneva, Pháp và các bên liên quan cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia. Do tình hình tương quan lực lượng, các bên lấy Vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời. Pháp và các lực lượng thân Pháp phải di chuyển về phía Nam. Từ Vĩ tuyến 17 về phía Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội đã hoàn toàn được giải phóng.

Về phía Việt Nam, Đảng và Chính phủ chủ trương tiếp quản toàn bộ khu vực phía Bắc, trọng điểm là thành phố Hà Nội. Trong khi đó, quân Pháp từng bước rút khỏi thành phố Hà Nội. Từ tháng 9/1954 cho đến ngày 9/10/1954, những người lính Pháp cuối cùng đã rút khỏi Hà Nội qua cầu Long Biên, có nghĩa rằng Thủ đô Hà Nội đã được giải phóng.

vna_potal_ky_niem_66_nam_ngay_giai_phong_thu_do_10101954_-_10102020_ha_noi_ngay_tro_ve_-_thu_do_buoc_sang_trang_su_moi_075534552_5050326.jpg
vna_potal_ky_niem_66_nam_ngay_giai_phong_thu_do_10101954_-_10102020_ha_noi_ngay_tro_ve_-_thu_do_buoc_sang_trang_su_moi_075539426_5050331.jpg
 

Ngày 19/9/1954, Bác Hồ và Đại đoàn quân tiên phong (Sư đoàn 308) đã về đến Phú Thọ và dừng chân ở Đền Giếng trong khu di tích Đền Hùng, Bác Hồ nói chuyện với Đại đoàn quân tiên phong và Bác khẳng định: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.” Bác căn dặn cán bộ, chiến sỹ vào tiếp quản Thủ đô phải giữ nghiêm kỷ luật, giữ gìn trật tự an ninh, bảo vệ tính mạng tài sản của nhân dân, chống mọi hành động phá hoại của kẻ thù; phải bảo vệ công thương nghiệp, kể cả công thương nghiệp của ngoại kiều. Bộ đội phải giúp đỡ nhân dân, tuyên truyền giải thích cho nhân dân, không được làm điều gì phiền nhiễu nhân dân, sao cho từ cụ già đến em bé đều quý mến, tin tưởng. Đây là một mệnh lệnh thiêng liêng, là chiến lược tiếp quản Thủ đô, không chỉ bằng các lực lượng quân sự, mà còn bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân, sức mạnh vật chất, sức mạnh tinh thần, sức mạnh từ chiều sâu, từ cội nguồn của lịch sử-văn hóa dân tộc.

Vậy là chúng ta đã thấy ngày 10/10/1954, Đại đoàn quân tiên phong đã tiếp quản Thủ đô trong một không khí hòa bình, hân hoan, không tiếng súng và không đổ máu.

– Thưa Giáo sư, việc Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng chủ trương cử thanh niên trí thức từ chiến khu về Thủ đô từ những ngày đầu tháng 10 để chuẩn bị công tác tiếp quản có ý nghĩa như thế nào trong những ngày đầu của công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô sau này?

img_9029.jpg
Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc: Chúng ta vừa mới giành chính quyền ở Thủ đô Hà Nội trong cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, thì đã phải bước ngay vào cuộc kháng chiến chống Pháp. Các trí thức của Thủ đô phần lớn đã đi lên căn cứ địa Việt Bắc phục vụ kháng chiến. Số còn lại làm việc tại trường Đại học Đông Dương. Đến năm 1951, Đại học Đông Dương chuyển vào Sài Gòn, Hà Nội hầu như không còn trí thức làm việc trực tiếp. Cũng bắt đầu từ lúc này, Đảng và Chính phủ trong chủ trương kháng chiến kiến quốc đã chăm lo xây dựng đội ngũ trí thức mới cho Thủ đô Hà Nội. Đây chính là lực lượng quan trọng tham gia tiếp quan Thủ đô, thực hiện đúng như lời dạy của Bác Hồ là “làm cho Hà Nội thành một Thủ đô yên ổn, tươi vui và phồn thịnh.”

Chúng ta tiếp quản và giữ được Thủ đô còn tương đối nguyên vẹn là một kỳ tích. Đành rằng với cơ sở hạ tầng hết sức lạc hậu và đây đó vẫn còn các mưu đồ phá hoại của kẻ thù, nhưng cuối cùng chúng ta đã vượt lên tất cả, tiếp quản nhanh gọn và an toàn Thủ đô, giữ vững nền hòa bình và nhanh chống tái thiết Thủ đô ngàn năm văn hiến theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, làm hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn miền Nam. Trí thức mới của Thủ đô Hà Nội luôn luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng của công cuộc kiến tạo kỳ vĩ này.

title2.png

– Thưa Giáo sư, là người đã có nhiều những công trình nghiên cứu về Thủ đô Hà Nội, ông có đánh giá như thế nào về quá trình 70 năm Hà Nội đổi mới và phát triển?

Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc: Điều đầu tiên, tôi cho rằng Hà Nội đã thực hiện được đầy đủ sứ mệnh là một hậu phương lớn cho cả tiền tuyến lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đặc biệt, sứ mệnh đó được kết tinh bằng Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không vào cuối năm 1972. Sự kiện này kết tinh tất cả giá trị lịch sử, văn hóa, làm nên một kỳ tích, góp phần to lớn trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Với vai trò là Thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội đã đi tiên phong trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước.

Ngày đầu tiếp quản, Hà Nội chỉ có 36 khu phố nội thành và 4 quận (46 xã) ngoại thành, với khoảng hơn 40 vạn dân, trong đó tuyệt đại đa số là thị dân buôn bán nhỏ và nông dân nghèo khổ. Thủ đô Hà Nội ngày hôm nay đã thay đổi hoàn toàn so với Thủ đô Hà Nội 70 năm trước. Đây thật sự là một bước tiến thần kỳ.

– Là một Thủ đô có bề dày lịch sử nghìn năm, theo Giáo sư, Hà Nội cần phải làm gì để giữ gìn được những giá trị văn hóa làm nên hồn cốt của mình?

Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc: Một nguyên tắc xây dựng Thủ đô của chúng ta là phát triển trên nền tảng di sản. Phải nói rằng Hà Nội sở hữu khối lượng lớn di sản lịch sử-văn hóa và thiên nhiên vô cùng phong phú, đa dạng. Nếu chỉ tính riêng di sản văn hóa vật thể, theo thống kê, Hà Nội có gần 6.000 di tích, chiếm gần một phần ba tổng số di tích của cả nước, trong khi diện tích Hà Nội chỉ chiếm 1% diện tích tự nhiên cả nước. Đó là một nguồn lực rất lớn để Hà Nội phát triển toàn diện, bền vững, song cũng là thách thức lớn đối với những người lãnh đạo và quản lý Thủ đô, bởi khai thác nguồn tài nguyên này đòi hỏi phải có tâm và có tầm tương xứng.

Thành phố đã thể hiện quyết tâm xây dựng Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại trên nền tảng của các di sản với các chủ trương, đường lối, quyết sách đều dựa trên cơ sở đề cao giá trị lịch sử-văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, đi đầu trong phát triển công nghiệp văn hóa, đẩy mạnh du lịch văn hóa, nâng tầm kinh tế di sản thành ngành kinh tế mạnh của Thủ đô. Tôi cho rằng đó là hướng phát triển bền vững, toàn diện, có tính đột phá rất cao của Hà Nội hiện nay.

quote.png

– Hà Nội đã được thế giới ghi nhận là “Thành phố Sáng tạo,” “Thành phố vì hòa bình,” “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”…, vậy chúng ta phải làm gì để phát huy được những danh hiệu đó mà không ‘lạc’ ra khỏi dòng chảy của văn minh đô thị?

Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc: Ngày 16/7/1999, Hà Nội được UNESCO vinh danh “Thành phố vì hòa bình,” nhưng chúng ta cần hiểu rằng đó là sự ghi nhận của thế giới đối với toàn bộ tiến trình lịch sử – văn hóa của thành phố, chứ không phải chỉ riêng năm cuối của thế kỷ XX. Nói đến Thăng Long-Hà Nội – Thành phố vì Hòa bình, không thể không nói đến “Đại cáo bình Ngô” của Lê Lợi-Nguyễn Trãi với tuyên ngôn bất hủ: “Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy chí nhân để thay cường bạo” và bày tỏ mong ước “Kiền khôn bĩ rồi lại thái/ Nhật nguyệt hối rồi lại minh/ Muôn thuở nền thái bình vững chắc.”

Ông cha ta thời xưa đã khẳng định tầm quan trọng của hòa bình, ổn định. Yêu chuộng độc lập, tự do, khát vọng cháy bỏng về một nền hòa bình đích thực từ ngàn đời đã là nguồn sức mạnh để vượt qua mọi thử thách hiểm nghèo.

Ngày nay, chúng ta cần tiếp nối truyền thống và nâng tầm giá trị truyền thống. Đây thật sự là một cuộc chấn hưng văn hóa lớn, một thời kỳ “đại phục hưng” văn hóa dân tộc để nâng tầm phát triển toàn diện và bền vững Thủ đô.

Văn hóa đã trở thành ngọn đuốc dẫn dắt đồng bào ta vượt qua hai cuộc kháng chiến, tạo ra những kỳ tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Từ Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần đầu tiên năm 1946, Bác Hồ đã nhấn mạnh: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi” và quả thực, văn hóa đã trở thành ngọn đuốc dẫn dắt đồng bào ta vượt qua hai cuộc kháng chiến, tạo ra những kỳ tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mặc dù văn hóa đã chứng minh được vai trò của mình như vậy, nhưng đến nay cũng vẫn còn những ý kiến cho rằng văn hóa chỉ là để tô điểm cho cuộc sống, là ngành “ăn theo,” chỉ biết “tiêu tiền” mà không tạo ra của cải cho xã hội… Đó là lối tư duy không thực tế và hết sức ấu trĩ. Chúng ta đang sống trong thời đại kinh tế và văn hóa kết quyện lại với nhau thành một thể thống nhất và văn hóa đang trở thành nguồn lực lớn nhất và quan trọng nhất cho phát triển ở bất cứ một quốc gia nào.

Tôi rất vui mừng được biết Hà Nội là địa phương đầu tiên của cả nước có một nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hóa (Nghị quyết số 09-NQ/TƯ). Hà Nội cũng vừa mới hoàn thành Luật Thủ đô (sửa đổi) và Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050… tất cả đều đặc biệt đề cao vai trò của văn hóa. Điều này cho thấy quyết tâm lớn của cả hệ thống chính trị thành phố nhằm sớm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô Hà Nội Văn hiến-Văn minh-Hiện đại.

– Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư!

vna_potal_phong_canh_thanh_pho_ha_noi_525972.jpg
Thủ đô Hà Nội Văn hiến-Văn minh-Hiện đại ngày nay. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
credit.png

Vietnamplus.vn

Nguồn:https://mega.vietnamplus.vn/bai-4-thu-do-ha-noi-noi-ket-tinh-suc-manh-van-hoa-tinh-than-viet-nam-6627.html

Cùng chủ đề

Không khí hào hùng tái hiện đoàn quân tiến về tiếp quản Thủ đô năm 1954

(Dân trí) - Sáng nay, tại không gian phố đi bộ hồ Gươm, sự kiện "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" đã tái hiện hào hùng thời khắc lịch sử của Hà Nội và đất nước 70 năm trước (10/10/1954) với nhiều hình ảnh ấn tượng. Người dân xúc động trước hình ảnh tái hiện đoàn quân về tiếp quản Thủ đô (Video: Minh Quang) Sáng nay, tại không gian phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, UBND TP Hà Nội...

Tái hiện thời khắc Hà Nội rợp cờ hoa đón đoàn quân giải phóng 70 năm trước

Sáng 6-10, tại tượng đài Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Thành ủy Hà Nội đã tổ chức lễ diễu hành "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thủ đô, kỷ niệm 25 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu "Thành phố Vì hòa bình". Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Hà Nội dự "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình"...

Hơn 8.000 người diễn thực cảnh Ngày Giải phóng Thủ đô bên hồ Gươm

Lễ khai mạc “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được vinh danh Thành phố vì hòa bình diễn ra tại Công viên Lý Thái Tổ, sáng 6/10. Tham dự ngày hội có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường và nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội. Chương trình khai mạc lúc 7h sáng 6/10 với...

Tái hiện các lễ hội truyền thống đặc sắc của Thủ đô tại hồ Hoàn Kiếm

Nhiều lễ hội truyền thống của Thủ đô Hà Nội được tái hiện tại chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” diễn ra tại khu vực hồ Hoàn Kiếm sáng 6-10, đem đến cho người xem trải nghiệm thú vị về nét văn hóa độc đáo của địa phương, qua đó góp phần gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống của dân tộc. Múa trống bồng là điệu múa cổ đặc sắc, biểu diễn trong mỗi tuần...

Tái hiện thời khắc lịch sử Hà Nội trong ‘Ngày về chiến thắng’

(VTC News) - Thời khắc lịch của Hà Nội và đất nước ngày 10/10/1954 mang tên “Ngày về chiến thắng” được tái hiện hào hùng trong chương trình "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình". Sáng 6/10, tại không gian phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, UBND TP Hà Nội tổ chức chương trình "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" - đây là sự kiện trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại phiên họp về chủ nghĩa đa phương

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tham dự các phiên họp chính thức và có bài phát biểu quan trọng tại phiên họp “Vì một chủ nghĩa đa phương đổi mới” của Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ. Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ, ngày 5/10 (giờ địa phương) tại Paris (Pháp), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tham dự các phiên họp chính thức và có bài phát biểu quan...

Hơn 12,7 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 9 tháng

Chương trình đã giới thiệu, quảng bá điểm đến du lịch, tiềm năng bối cảnh quay phim, thu hút các hãng phim Hollywood đến Việt Nam quay các bộ phim có sức hút lớn, có khả năng tạo hiệu ứng truyền thông quốc tế, thúc đẩy quảng bá và thu hút khách du lịch đến Việt Nam. Ngành du lịch sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến và tổ chức...

Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác điện ảnh tại Liên hoan phim quốc tế Busan

Liên hoan phim quốc tế (LHP) Busan lần thứ 29 (BIFF-29) được tổ chức từ ngày 2-11/10 tại thành phố cảng Busan, phía Nam Hàn Quốc. Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, tham dự Liên hoan phim quốc tế Busan năm nay, phía Việt Nam có bà Ngô Phương Lan, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam (VFDA), nguyên Cục trưởng Cục Điện ảnh-Trưởng đoàn; Cục...

Tứ tấu Bond trình diễn nhạc phẩm Victory huyền thoại trên sân khấu Hà Nội

Trong đêm diễn tại Hà Nội tối 6/10, tứ tấu đàn dây lừng danh Bond đã trình diễn nhạc phẩm nổi tiếng của nhóm là Victory, bản nhạc rất hay được phát trong các buổi lễ trao thưởng tại Việt Nam. Vietnamplus.vn

Hàng ngàn người diễu hành tái hiện hình ảnh tiếp quản Thủ đô Hà Nội 10/10/1954

(Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/hang-ngan-nguoi-dieu-hanh-tai-hien-hinh-anh-tiep-quan-thu-do-ha-noi-10101954-post981472.vnp

Bài đọc nhiều

Bộ Công an bỏ quy định về giám sát CSGT bằng thiết bị ghi âm, ghi hình

Bộ Công an bãi bỏ quy định về việc giám sát CSGT bằng thiết bị ghi âm, ghi hình; đồng thời bãi bỏ nội dung công khai 'chuyên đề' tuần tra, kiểm soát. Bộ Công an mới ban hành Thông tư 46/2024, nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 67/2019, quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Thông tư mới có hiệu lực thi hành kể từ 15.11...

Cận cảnh bệnh viện nhi đầu tiên của Hà Nội được đầu tư gần 800 tỷ đồng

(Dân trí) - Đây là bệnh viện nhi đầu tiên trực thuộc Hà Nội, kỳ vọng mang đến dịch vụ y tế chất lượng cao, cũng như giảm tải cho các cơ sở y tế nội đô. Qua hơn 2 năm, dự án xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội (Nguyễn Trãi - Yên Nghĩa) giai đoạn một trên diện tích 67.000m² đã hoàn thành, sẵn sàng đi vào hoạt động vào ngày 9/10 tới đây. Cận cảnh bệnh viện nhi...

GDP quý III ước tăng 7,4%, công nghiệp hồi phục mạnh mẽ

(Dân trí) - Tốc độ tăng trưởng GDP trong quý III ước tăng 7,4% so với cùng kỳ, trong đó, đóng góp phân nửa là khu vực công nghiệp và xây dựng với mức tăng 9,11%. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III ước tính tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,58%, chỉ cao hơn tốc độ tăng của...

Thăng Long-Hà Nội: Từ lịch sử hào hùng đến tương lai thịnh vượng

Hà Nội là nơi lưu giữ hồn thiêng sông núi và những trang sử hào hùng của dân tộc. Trải qua nhiều thăng trầm, mảnh đất kinh kỳ “ngàn năm văn hiến” đã luôn giữ vững tinh thần kiên cường, bất khuất, xứng danh là “Thủ đô anh hùng.” Ngày nay, không chỉ kế thừa những di sản quý báu, Hà Nội đang vươn mình mạnh mẽ, trở thành trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế quan trọng của...

Không khí hào hùng tái hiện đoàn quân tiến về tiếp quản Thủ đô năm 1954

(Dân trí) - Sáng nay, tại không gian phố đi bộ hồ Gươm, sự kiện "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" đã tái hiện hào hùng thời khắc lịch sử của Hà Nội và đất nước 70 năm trước (10/10/1954) với nhiều hình ảnh ấn tượng. Người dân xúc động trước hình ảnh tái hiện đoàn quân về tiếp quản Thủ đô (Video: Minh Quang) Sáng nay, tại không gian phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, UBND TP Hà Nội...

Cùng chuyên mục

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại phiên họp về chủ nghĩa đa phương

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tham dự các phiên họp chính thức và có bài phát biểu quan trọng tại phiên họp “Vì một chủ nghĩa đa phương đổi mới” của Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ. Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ, ngày 5/10 (giờ địa phương) tại Paris (Pháp), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tham dự các phiên họp chính thức và có bài phát biểu quan...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp và làm việc với cựu Thủ tướng Pháp Edouard Philippe

Trưa 6/10/2024, tại Tòa thị chính Thành phố Le Havre, Cộng hòa Pháp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp và làm việc với cựu Thủ tướng Pháp Edouard Philippe, Thị trưởng Thành phố Le Havre. TTXVN/Báo Tin tức Nguồn:https://baotintuc.vn/thoi-su/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-gap-va-lam-viec-voi-cuu-thu-tuong-phap-edouard-philippe-20241006200542349.htm

Huỳnh Như chứng tỏ đẳng cấp tại giải châu Á

06/10/2024 | 21:59 TPO - Trở lại CLB nữ TPHCM sau gần 2 năm thi đấu tại Bồ Đào Nha, tiền đạo Huỳnh Như đánh dấu đẳng cấp bằng cú đúp lập công, trong chiến thắng chung cuộc 3-1 của đội nhà trước Taichung Blue Whale...

Sôi động vòng chung kết nhảy đối kháng của sinh viên toàn miền Bắc

NDO - Là một trong những bộ môn thi đấu chủ đạo tại Giải thể thao Sinh viên Việt Nam (Vietnam University Games - VUG), nhảy đối kháng luôn mang đến không khí sôi nổi, đầy nhiệt huyết, thể hiện phong cách sống năng động, khỏe mạnh của các bạn trẻ. Ở mùa giải năm nay, các thành viên đội tuyển Trường Đại học Hà Nội đã lần đầu mang về ngôi quán...

Cô gái Pháp ‘đội nắng’ xếp hàng trải nghiệm Sóng Festival để ủng hộ từ thiện

06/10/2024 | 14:36 TPO - Nhiều bạn trẻ, kể cả người nước ngoài khi biết toàn bộ số tiền từ hoạt động trải nghiệm thanh toán, tại gian hàng NAPAS ở Ngày Thẻ Việt Nam 2024 - Sóng Festival sẽ được ủng hộ cho quỹ thiện...

Mới nhất

Xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc

Xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Mở cửa cho doanh nghiệp cơ khí ViệtCác doanh nghiệp cơ khí chế tạo, trong đó có cơ khí đường sắt trong nước, có nhiều cơ hội góp mặt một cách thực chất tại Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, với...

Huỳnh Như chứng tỏ đẳng cấp tại giải châu Á

06/10/2024 | 21:59 TPO - Trở lại CLB nữ TPHCM sau gần 2 năm thi đấu tại Bồ Đào Nha, tiền đạo Huỳnh Như đánh dấu...

Ginkgo Biloba – Công dụng và cách dùng hiệu quả, đúng cách

Ginkgo Biloba được biết đến là thực phẩm chức năng, có tác dụng hỗ trợ trí nhớ, tăng cường lưu thông máu não. Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu hơn về...

Mới nhất