Trang chủKinh tếNông nghiệpCà Mau cần hơn 35.000 tỷ đồng ứng phó với tình trạng...

Cà Mau cần hơn 35.000 tỷ đồng ứng phó với tình trạng mất rừng phòng hộ do sạt lở


Báo động tình trạng sạt lở

Số liệu báo cáo điều tra của Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam cho biết, tính đến hết năm 2023, tại các tỉnh thành vùng ĐBSCL đã xuất hiện tổng số 985 vị trí sạt lở bờ sông, bờ biển, với tổng chiều dài 1.130,5 km (trong đó sạt lở bờ sông có 924 điểm, với chiều dài 900,7 km; bờ biển xuất hiện 61 điểm, chiều dài 229,8 km).

Đặc biệt trong tổng số các điểm sạt lở ở khu vực ĐBSCL, ngành chức năng xác định có 244 điểm, với chiều dài 409 km thuộc nhóm sạt lở đặc biệt nguy hiểm, cần thiết phải xây dựng các công trình để bảo vệ.

Sạt lở mất hơn 5.200ha đất rừng phòng hộ trong vòng 10 năm: Cà Mau cần hơn 35 nghìn tỷ đồng ứng phó- Ảnh 1.

Dọc theo các tuyến bờ biển Tây và Đông của tỉnh Cà Mau, trong vòng 10 năm (từ năm 2011 đến 2021) đã có hơn 5.200ha đất rừng phòng hộ bị cuốn trôi ra biển do sạt lở. Ảnh: An An

Tỉnh Cà Mau được đánh giá là tỉnh có mức độ sạt lở lớn nhất ĐBSCL, với 99 điểm, với tổng chiều dài là 175,5 km thuộc nhóm sạt lở đặc biệt nguy hiểm (chiếm 43% tổng sạt lở đặc biệt nguy hiểm của đồng bằng). Trong đó sạt lở bờ biển có 18 điểm, với chiều dài là 97,45 km, chiếm 46% sạt lở bờ biển của toàn ĐBSCL.

Ông Phan Hoàng Vũ – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau cho biết, Cà Mau là địa phương có hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc bật nhất cả nước. Cà Mau có 87 của biển, cửa sông thông ra biển, và có bờ biển dài 254 km/774 km chiều dài bờ biển ĐBSCL (chiếm 34% chiều dài đường bờ biển).

“Hơn 10 năm qua, dưới tác động của biến đổi khí hậu làm nước biển dâng, cùng với tình trạng sụt lún đất, cùng với các hình thái thời tiết cực đoan khác đã làm cho bờ sông, bờ biển của tỉnh Cà Mau bị sạt lở ngày càng nghiêm trọng”, ông Vũ nói và cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, Cà Mau có tổng chiều dài các đoạn bờ biển bị sạt lở khoảng 187/254 km chiều dài bờ biển của tỉnh.

Sạt lở mất hơn 5.200ha đất rừng phòng hộ trong vòng 10 năm: Cà Mau cần hơn 35 nghìn tỷ đồng ứng phó- Ảnh 2.

Ngoài rừng cánh rừng phòng hộ, sạt lở bờ biển còn làm nhiều công trình nhà dân sinh sống ven các tuyến đê ở Cà Mau bị hư hại, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sản xuất của bà con. Ảnh: An An

Ngoài ra, theo khảo sát của Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, đối với bờ biển Tây của tỉnh Cà Mau, từ năm 1997 – 2017, ngoại trừ đoạn từ Đất Mũi đến Kênh Bảy Háp, còn lại tất cả đê và bờ biển Tây đều bị sạt lở, với 1.447ha đất rừng đã mất. Các đoạn sạt lở bờ biển đang ở mức độ nguy hiểm, cần có các giải pháp, công trình bảo vệ trong thời gian tới là 22 km.

Riêng đối với bờ biển Đông, theo tính toán của các nhà khoa học, do tuyến đê biển Đông chưa được đầu tư, với tốc độ sạt lở bờ biển như hiện tại (từ 45m đến 100m/năm) thì trong vài năm tiếp theo, nếu chúng ta không có giải pháp bảo vệ, sạt lở sẽ tiến sâu vào đất liền, uy hiếp các công trình hạ tầng bên trong.

Sạt lở mất hơn 5.200ha đất rừng phòng hộ trong vòng 10 năm: Cà Mau cần hơn 35 nghìn tỷ đồng ứng phó- Ảnh 3.

Để chủ động ứng phó với tình trạng sạt lở, trong những năm qua tỉnh Cà Mau đã đầu tư xây dựng 78 km kè biển cả Tây và Đông, với tổng vốn đầu tư 2.779 tỷ đồng; và 9,2 km kè bờ sông, tổng vốn đầu tư 391 tỷ đồng. Ảnh: An An

“Khu vực biển Đông có các đoạn bờ biển đang bị sạt lở ở mức đặc biệt nguy hiểm (tốc độ sạt lở bình quân từ 45m đến 50m/năm – PV), nên rất cần sớm có các giải pháp công trình bảo vệ phòng, chống sạt lở trong thời gian tới, với chiều dài là 61,85 km”, Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau Phan Hoàng Vũ cho biết.

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau, điều quan ngại nhất hiện nay là quá trình sạt lở xảy ra mạnh và thường xuyên, làm cho đường bờ biển bị dịch vào phía đất liền nhanh chóng, rừng ngập mặn và các công trình hạ tầng khác bị phá hủy; sự vận động tự nhiên của địa chất, địa mạo ven sông, ven biển đã gây ra tình trạng sạt lở rất nghiêm trọng. Đáng nói là sạt lở không chỉ diễn ra vào mùa mưa, mà còn xuất hiện ngay cả vào mùa khô trong thời điểm hiện tại.

Cần hơn 35 nghìn tỷ đồng thực hiện các giải pháp phòng, chống sạt lở

Ông Trần Thanh Út – Giám Đốc Ban Quản lý dự án công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, tình trạng sạt lở bờ biển ở Cà Mau diễn ra ngày càng phức tạp và nghiêm trọng. Đối với bờ biển Tây, nhiều đoạn sạt lở mất hết rừng, do đó đê biển phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió bão.

“Nước biển nhiều lần tràn qua đê, xâm nhập vào vùng sản xuất ngọt và các công trình nhà ở của bà con sống ven đê, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của người dân”, ông Út nói.

Ngoài ra, theo người đứng đầu Ban Quản lý dự án công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, đối với bờ biển Đông, tốc độ sạt lở còn nghiêm trọng hơn, gần như toàn bộ bờ biển đều bị sạt lở. Có những đoạn sạt lở đặc biệt nguy hiểm như Vàng Lũng, Kiến Vàng, Hố Gùi…

Sạt lở mất hơn 5.200ha đất rừng phòng hộ trong vòng 10 năm: Cà Mau cần hơn 35 nghìn tỷ đồng ứng phó- Ảnh 4.

Nhiều công trình kè biển đã phát huy tác dụng chống được sạt lở, khôi phục lại rừng phòng hộ phía trong kè. Song, Cà Mau cho rằng, việc xây dựng công trình chống sạt lở ở địa phương là còn rất bị động, manh mún. Do đó, Cà Mau đã xây dựng “Đề án phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh”, với nguồn kinh phí thực hiện hơn 35 nghìn tỷ đồng. Ảnh: An An

Theo thống kê, trong 13 tỉnh vùng ĐBSCL, Cà Mau là tỉnh có số điểm cũng như chiều dài sạt lở lớn nhất, kể cả bờ sông lẫn bờ biển. Đặc biệt, đối với bờ biển Cà Mau chiếm 35% chiều dài sạt lở so với toàn Đồng bằng, từ năm 2011 đến năm 2021, Cà Mau đã mất rừng phòng hộ với diện tích khoảng 5.250ha.

Để chủ động ứng phó với tình trạng sạt lở, trong những năm qua tỉnh Cà Mau đã đầu tư xây dựng 78 km kè biển, với tổng vốn đầu tư 2.779 tỷ đồng; và 9,2 km kè bờ sông, tổng vốn đầu tư 391 tỷ đồng từ nhiều nguồn vốn.

Tuy nhiên, ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau cho rằng, việc xây dựng công trình chống sạt lở ở địa phương là còn rất bị động, manh mún, chưa huy động hết các nguồn lực của xã hội. Do đó, Cà Mau đã xây dựng “Đề án phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh”.

Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau Phan Hoàng Vũ cho biết, Đề án trên của tỉnh đã lấy xong ý kiến của các bộ, ngành Trung ương, và đang hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

“Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện đề án này hơn 35 nghìn tỷ đồng”, ông Vũ nói và cho biết, đề án là hết sức cần thiết, nhằm chủ động quản lý, phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông nhằm tạo điều kiện ổn định để phát triển KT – XH khu vực ven biển, ven sông; góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, an toàn tính mạng, tài sản và sản xuất của nhân dân…





Nguồn: https://danviet.vn/ca-mau-can-hon-35000-ty-dong-ung-pho-voi-tinh-trang-mat-rung-phong-ho-do-sat-lo-20241004160139203.htm

Cùng chủ đề

Cà Mau sắp tổ chức cho đoàn doanh nghiệp quốc tế vào khảo sát thị trường, kết nối giao thương

Hoạt động này nhằm xúc tiến, quảng bá, giới thiệu hình ảnh vùng đất, con người và tiềm năng phát triển tỉnh Cà Mau đến các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.Thông qua đó nhằm làm tăng cường kết nối giao thương,...

Cà Mau dành hơn 560 tỷ đồng phát triển giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030

Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau vừa thông qua kế hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.Theo kế hoạch, đến năm 2030, tỉnh sẽ đào tạo, bồi dưỡng nghề bình quân hàng năm cho 28.000 người (trong đó đào tạo nghề có trình độ sơ cấp trở lên khoảng 12.000 người); đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 35% lực lượng lao...

Chủ căn biệt thự “đẹp nhất Cà Mau” phải nộp hơn 8 tỷ đồng tiền sử dụng đất

Ngày 29/9, theo nguồn tin của PV Báo Giao thông, cơ quan thuế tỉnh...

Theo chân thợ săn rắn bông súng thu tiền triệu mỗi đêm ở Cà Mau

Núi nứt kéo dài cả trăm mét, nhiều hộ dân phải di dời khẩn cấp TPO - Sau khi phát hiện trên núi Pù Mèo (bản Pục, xã Nậm Giải, Quế Phong, Nghệ An) xuất hiện vết nứt lớn kéo dài, chính quyền xã đã khẩn trương di dời 4 hộ dân đến nơi an toàn. ...

Hơn 860 tỷ đồng mở rộng sân bay Cà Mau, đón 1 triệu khách/năm

Hôm nay (27/9), thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau, địa phương này sẽ dành hơn 860 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng, thực hiện dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Cà Mau. Dự kiến dự án được thực hiện trong vòng 2 năm (2024 và 2025) từ nguồn ngân sách địa phương. Quy mô đầu tư thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng với...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Một huyện của Sóc Trăng dân trồng hẹ bẻ bông làm rau đặc sản, hễ hái là thương lái tranh nhau mua

Điểm đặc biệt của loại rau hẹ này là cho thu hoạch bông (nụ, hoa) quanh năm và thu hoạch được cả lá lẫn bông từ đó tạo thêm nguồn nông sản dồi dào và đa dạng cung ứng cho thị trường.Những năm gần đây hẹ...

Nhan sắc đời thường xinh đẹp đầy mê hoặc của tân Hoa hậu, Á hậu Miss Cosmo 2024

. if (!isNotAllow3rd) { loadJsDefer('https://apis.google.com/js/platform.js?onload=onLoadGapi'); ...

Chọn ngẫu nhiên môn thi thứ 3 vào lớp 10 để tránh học lệch

Hiện nay, nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT Bộ GD&ĐT gửi xin ý kiến góp ý các sở GDĐT nhận được nhiều...

Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa cấp cứu ngư dân Phú Yên bị đột quỵ

Ngày 6/10, nguồn tin từ Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân cho biết, Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) đang điều trị cho 1 ngư dân tỉnh Phú Yên đột quỵ.Ngay lập tức, đội ngũ y bác...

Lợi nhuận năm nay sẽ vượt đáng kể

GVR ước lãi sau thuế gần 2.400 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nay...Ông Lê Thanh Hưng - Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc VRG cho biết, trong nửa đầu năm nay, do các yếu tố khách quan về biến đổi khí...

Bài đọc nhiều

Bất ngờ một loại lá cực quen ở Kon Tum thơm ngon bổ dưỡng, vị dân dã gói trọn tình quê: Lá sắn

Tay thoăn thoắt vò lá sắn, chị Y Út hướng dẫn chúng tôi trải nghiệm và thưởng thức món ăn thú vị này. Chị cho biết, lá sắn sau khi rửa sạch thì phải vò nhuyễn. Gạo ngâm tầm 10 phút, đem giã cùng lá giao. Bắc nồi lá sắn lên bếp đến khi nước trong nồi sôi kỹ, cho từ từ gạo và lá giao đã giã nhỏ vào.Chị Y Út cẩn thận nhắc, trong khi cho...

Chèo xuồng vô một khu rừng ở Tiền Giang ví như Đồng Tháp Mười thu nhỏ, la liệt chim hoang dã

Hành trình du lịch đến với huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang là hành trình với nhiều điểm đến, trong đó có Khu bảo tồn sinh thái với la liệt chim hoang dã, động vật hoang dã, giúp du khách có thể hiểu hơn về đất...

Đây là loại gạo đặc sản ở Điện Biên, hễ ai nhìn thấy là muốn mua về nấu cơm ngon

Xây dựng thương hiệu gạo Tâm ThiệnRời quê lúa Thái Bình, chị Trần Thị Hương Quế lên mảnh đất Điện Biên lập nghiệp. Thời gian đầu mới lên, chị Quế còn phải đi làm thuê đủ nghề để kiếm sống. Sau nhiều năm vất vả với...

Trung Quốc phản đối mạnh việc EU tăng thuế ô tô điện

Trong một phản ứng tức thì, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 4/10 đã ra tuyên bố, “kiên quyết phản đối hành vi bảo hộ không công bằng, không phù hợp và vô lý của EU”, hối thúc các đối tác châu Âu quay trở lại con đường giải quyết va chạm thương mại thông qua tham vấn, đồng thời khẳng định “sẽ thực hiện mọi biện pháp bảo vệ vững chắc lợi ích của...

Hết hồn, phát hiện con cá sấu trong bể cá Koi của nhà một người dân ở Lào Cai

Thông tin ban đầu, vào khoảng 6h ngày 5/10, anh Nguyễn Văn Hùng (SN 1985, trú tại số nhà 009, đường Nguyễn Quý Đức, phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai, Lào Cai) bất ngờ phát hiện một con cá sấu bơi vào bể cá Koi...

Cùng chuyên mục

Một huyện của Sóc Trăng dân trồng hẹ bẻ bông làm rau đặc sản, hễ hái là thương lái tranh nhau mua

Điểm đặc biệt của loại rau hẹ này là cho thu hoạch bông (nụ, hoa) quanh năm và thu hoạch được cả lá lẫn bông từ đó tạo thêm nguồn nông sản dồi dào và đa dạng cung ứng cho thị trường.Những năm gần đây hẹ...

Bình Định: Phấn đấu đến năm 2025 có 85% xã đạt chuẩn nông thôn mới

Theo đó, tỉnh Bình Định đề ra mục tiêu đến năm 2025, có 85% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) (tương đương 96 xã); trong đó, có 40% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao (tương đương 39/96 xã đạt chuẩn) và ít nhất 10% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (tương đương 10/96 xã đạt chuẩn); không còn xã dưới 15 tiêu chí. Tiếp tục xây dựng NTM nâng cao và NTM kiểu...

Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa cấp cứu ngư dân Phú Yên bị đột quỵ

Ngày 6/10, nguồn tin từ Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân cho biết, Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) đang điều trị cho 1 ngư dân tỉnh Phú Yên đột quỵ.Ngay lập tức, đội ngũ y bác...

Lợi nhuận năm nay sẽ vượt đáng kể

GVR ước lãi sau thuế gần 2.400 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nay...Ông Lê Thanh Hưng - Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc VRG cho biết, trong nửa đầu năm nay, do các yếu tố khách quan về biến đổi khí...

Hồi hộp, hào hứng và…đầy bất ngờ

Cá len ngược dòng nước tràn lên ruộng đồng, những vùng nước nông, yên tĩnh, quy tụ thành đàn, thành cặp nên dễ dàng đánh bắt hơn. Dẫu thời gian đánh bắt cá đồng không kéo dài bao lâu, nguồn thu không lớn nhưng nhiều...

Mới nhất

Ấn tượng như… Vietnam Phở Festival tại Hàn Quốc

Chiều nay, 6/10, trong cơn mưa nhẹ, hàng ngàn người ở Seoul, Hàn Quốc vẫn nán lại để cùng chia tay Vietnam Phở Festival 2024.

Sớm hoàn thiện chính sách thích ứng già hóa dân số

Tỷ lệ người cao tuổi ở Việt Nam tăng khá nhanh. Giai đoạn 1979-1989, số dân tăng thêm 20% thì người cao tuổi tăng thêm 25%; giai đoạn 1989-1999, tỷ lệ tương ứng là 18% và 33%; giai đoạn 1999-2016, dân số tăng thêm 21,1% và người cao tuổi tăng thêm 49,4%... Ðáng chú ý, những người...

Lễ hội Áo dài Hà Nội thu hút 63.000 lượt khách

Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Nguyễn Hồng Minh cho biết, Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2024 đã diễn ra thành công, đảm bảo mục đích đã đề ra tại Kế hoạch số 207/KH-UBND của UBND TP Hà Nội. Lễ hội có sự tham gia 150 đơn vị, cá nhân, quy mô 100 gian...

Mới nhất