Trang chủKinh tếNông nghiệpMột huyện của Thanh Hóa được Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang...

Một huyện của Thanh Hóa được Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký công nhận nông thôn mới


Khởi đầu huyện nông thôn mới

Huyện Hà Trung nằm ở phía bắc của tỉnh Thanh Hóa, bên sườn núi Tam Điệp với tổng số đơn vị hành chính trên địa bàn gồm 19 xã, 1 thị trấn. Trong đó, có 19 xã xây dựng quy hoạch xã nông thôn mới, 1 thị trấn thực hiện tiêu chí đô thị văn minh.

Một huyện của Thanh Hóa được Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký công nhận nông thôn mới- Ảnh 1.

Huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa vừa được Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Ảnh: VT

Năm 2011, khi bắt đầu triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới, toàn huyện có 7 xã miền núi với điều kiện kinh tế, xã hội nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện Hà Trung mới đạt 12,41 triệu đồng/người/năm.

Một huyện của Thanh Hóa được Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký công nhận nông thôn mới- Ảnh 2.

Một tuyến đường tại xã Hà Châu (huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa), hai bên trồng toàn cây dừa xanh mát. Ảnh: VT

Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ nghèo cao chiếm 20,78%, bình quân toàn huyện mới đạt 4,63 tiêu chí/xã…Tuy nhiên, sau hơn 12 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn đã có nhiều đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên.

Cụ thể, hiện huyện Hà Trung có 16 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Ngoài ra, 3 xã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao như: Xã Hà Sơn đạt chuẩn năm 2020, xã Hà Lĩnh, Hà Lai đạt chuẩn năm 2021.

Huyện không còn nhà tạm, nhà dột nát

Đến nay, 19/19 xã đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chung xây dựng xã hoặc quy hoạch đô thị. Trong đó, 8/19 xã được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị; 11/19 xã có quy hoạch chung xây dựng xã đến năm 2030, được UBND huyện Hà Trung phê duyệt, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội của các xã giai đoạn 2021-2030.

Một huyện của Thanh Hóa được Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký công nhận nông thôn mới- Ảnh 3.

Huyện Hà Trung của tỉnh Thanh Hóa hôm nay, hệ thống giao thông kiên cố, người dân thuận lợi đi lại. Ảnh: VT

Nhắc đến Hà Trung, huyện nông thôn mới của tỉnh Thanh Hóa về đường xã, liên xã với tổng chiều dài 116,68km, trong đó 116,68/116,68km đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện.

Về đường thôn, đường liên thôn có tổng chiều dài 172,88km đã bê tông hoá 172,88km. Riêng đường trục chính nội đồng với tổng chiều dài 133,69km đã cứng hoá được 133,69km đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm.

Một huyện của Thanh Hóa được Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký công nhận nông thôn mới- Ảnh 4.

Xây dựng nông thôn mới, diện mạo làng quê ngày càng khang trang, giàu đẹp. Ảnh: VT

Sau 12 năm xây dựng nông thôn mới, hệ thống công trình thuỷ lợi của huyện Hà Trung (tỉnh Thanh Hóa) đã được đầu tư khá hoàn chỉnh và đồng bộ. Cũng như được nâng cấp, sửa chữa, nạo vét thường xuyên đảm bảo chủ động trong công tác tưới tiêu phục vụ sản xuất và dân sinh trên địa bàn huyện.

Đối với hệ thống điện trên địa bàn các xã có tổng 168 trạm biến áp, với tổng công suất 42.545kVA; 130,83km đường dây trung áp; 467,78km đường dây hạ áp. Các đơn vị cung cấp điện trên địa bàn huyện Hà Trung thường xuyên triển khai đầu tư các nâng cấp, cải tạo, làm mới các công trình lưới điện trung, hạ áp đảm bảo nhu cầu sử dụng điện toàn huyện.

Một huyện của Thanh Hóa được Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký công nhận nông thôn mới- Ảnh 5.

Trường học trên địa bàn huyện Hà Trung được quan tâm, đầu tư xây mới. Ảnh: VT

Ngoài ra, tại khu vực nông thôn của huyện Hà Trung có 63 trường học thuộc 3 cấp học, với 100% số trường đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất theo quy định. Trong đó, có 53/63 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 trở lên.

Một huyện của Thanh Hóa được Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký công nhận nông thôn mới- Ảnh 6.

Người dân hài lòng với kết quả nông thôn mới của huyện nhà đạt được. Ảnh: VT

Một huyện của Thanh Hóa được Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký công nhận nông thôn mới- Ảnh 7.

Một Nhà văn hóa tại huyện Hà Trung (tỉnh Thanh Hóa), nơi sinh hoạt cộng đồng của người dân. Ảnh: VT

Năm 2023, huyện Hà Trung có 130/133 thôn đạt tiêu chuẩn văn hoá theo quy định, đạt 97,7%. Trong đó, 19 xã đều đạt tỷ lệ thôn văn hóa từ 75% trở lên; có 133 thôn/133 thôn có kế hoạch và triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, trên địa bàn huyện không còn nhà tạm, nhà dột nát, số hộ có nhà ở kiên cố, bán kiên cố là 31.130.

Nâng cao thu nhập ở huyện nông thôn mới

Đang chú ý trong việc phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người dân luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Hà Trung (tỉnh Thanh Hóa) xác định là nhiệm vụ quan trọng, trong nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội.

Một huyện của Thanh Hóa được Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký công nhận nông thôn mới- Ảnh 8.

Huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa phấn đấu thu nhập bình quân đầu người năm 2025 đạt 70 triệu đồng trở lên. Ảnh: VT

Qua đó, huyện Hà Trung đã tập trung sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, còn phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ có tiềm năng, thế mạnh và công nghệ hiện đại, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế du lịch

Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt đạt 53,31 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 4,39 lần so với năm 2011 (cao nhất là xã Hà Sơn đạt 65,61 triệu đồng/người/năm, thấp nhất là xã Hoạt Giang đạt 49,31 triệu đồng/người/năm).

Một huyện của Thanh Hóa được Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký công nhận nông thôn mới- Ảnh 9.

Huyện Hà Trung không còn nhà tạm, nhà dột nát khi bắt tay xây dựng nông thôn mới. Ảnh: VT

Theo số liệu năm 2023, khu vực nông thôn của huyện Hà Trung có 957 hộ nghèo, tỷ lệ 3,07%; 1.341 hộ cận nghèo. Đồng thời, nghèo đa chiều năm 2023 khu vực nông thôn là 4,22% (thấp nhất là xã Hà Sơn 1,4%, cao nhất là xã Hà Hải 6,15%).

Ông Nguyễn Văn Thịnh-Trưởng Phòng NNPTNT huyện Hà Trung cho biết: “Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Hà Trung của tỉnh Thanh Hóa đạt chuẩn nông thôn mới. Theo dự kiến trong tháng 10/2024, sẽ tổ chức Lễ đón bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Kế hoạch đến năm 2025, huyện Hà Trung phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hằng năm 16% trở lên. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025, đạt 70 triệu đồng trở lên.





Nguồn: https://danviet.vn/mot-huyen-cua-thanh-hoa-duoc-pho-thu-tuong-tran-luu-quang-ky-cong-nhan-nong-thon-moi-20241005103443673.htm

Cùng chủ đề

Tỉnh Quảng Nam khai thác tiềm năng của “viên ngọc quý” về du lịch nông thôn như thế nào?

Tỉnh Quảng Nam có một nguồn tài nguyên có thể đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của du khách, nhất là vùng nông thôn. Để đưa ngành du lịch nông thôn và khai thác hết thế mạnh của vùng nông thôn ở Quảng Nam một cách...

Lực đẩy mạnh mẽ từ phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới bền vững ở Bắc Giang

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Bắc Giang đã và đang thể hiện vai trò không thể thiếu. Sức mạnh từ cộng đồng phụ nữ nông thônTừ khi Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM...

Tại sao một Cục trưởng của Bộ KHCN lại khẳng định vai trò của công nghệ, đổi mới sáng tạo trong…

Diễn đàn Công nghệ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã diễn ra tại Hà Nội ngày 1/10. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ sự kiện "Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024" (Techconnect and Innovation...

Tây Sơn đủ điều kiện phát triển công nghiệp công nghệ cao nhờ gần sân bay

Tại buổi lễ, lãnh đạo UBND huyện Tây Sơn cho biết, sau gần 13...

Thu nhập của người dân tăng gần 300%, ở mức 47 triệu đồng

Ngày 1/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc dự và trao bằng công nhận huyện Tây Sơn (tỉnh Bình Định) đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.Theo ông Phan Chí Hùng, Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn, khi mới bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Tây Sơn có xuất phát điểm tương đối thấp.Để tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vùng Thiên Cấm Sơn An Giang có loại đặc sản giàu canxi, là con động vật hoang dã 2 càng

Ốc núi có thể chế biến nhiều món, nhưng ngon nhất là luộc sả, luộc cơm mẻ, luộc lá chúc, xào tỏi, xào sa tế… bởi ốc giữ được hương vị thơm ngon tự nhiên.Người dân trên núi Cấm cũng bật mí, ốc núi nơi đây...

Clip Top 21 trình diễn bikini quyến rũ, Bùi Thị Xuân Hạnh nổi bật nhất?

Theo BTC Miss Cosmo, Top 21 thí sinh tranh tài tại phần thi trang phục bikini trên sân khấu chung kết Miss Cosmo 2024 gồm các đại diện: Netherlands; Philippines; Indonesia; South Africa; United States of America; Cambodia; Bangladesh; Việt Nam; Brazil; Puerto Rico; Zimbabwe; Chile; New...

Kết quả chung kết Miss Cosmo 2024

Tối 5/10, chung kết Miss Cosmo 2024 diễn ra tại TP.HCM thu hút sự quan tâm của cộng đồng yêu nhan sắc. Trong đêm thi quan trọng này, Hoa hậu Bùi Thị Xuân Hạnh - Đại diện Việt Nam có màn so tài với gần 60...

VinUni nhận chứng chỉ QS 5 sao trong Lễ Khai giảng khóa thứ 5

Sự kiện đánh dấu năm thứ 5 VinUni chính thức đi vào hoạt động và trở thành trường đại học trẻ tuổi nhất với tốc độ nhanh nhất thế giới đạt được danh hiệu danh giá trong lịch sử của QS.Lễ khai giảng năm học 2024...

Bài đọc nhiều

Bất ngờ một loại lá cực quen ở Kon Tum thơm ngon bổ dưỡng, vị dân dã gói trọn tình quê: Lá sắn

Tay thoăn thoắt vò lá sắn, chị Y Út hướng dẫn chúng tôi trải nghiệm và thưởng thức món ăn thú vị này. Chị cho biết, lá sắn sau khi rửa sạch thì phải vò nhuyễn. Gạo ngâm tầm 10 phút, đem giã cùng lá giao. Bắc nồi lá sắn lên bếp đến khi nước trong nồi sôi kỹ, cho từ từ gạo và lá giao đã giã nhỏ vào.Chị Y Út cẩn thận nhắc, trong khi cho...

10 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị, các công ty lâm nghiệp hoạt động ra sao?

Nhiều công ty lâm nghiệp là đầu tàu liên kếtLà một trong những địa phương có số lượng các công ty lâm nghiệp thuộc diện sắp xếp, đổi mới khá lớn, đến nay, sau gần 10 năm thực hiện Phương án tổng thể về sắp xếp,...

Huyện đầu tiên của Đắk Lắk “sân khấu hóa” công tác giảm nghèo cuốn hút người xem

UBND huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức Hội thi "Tìm hiểu Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025" trên địa bàn huyện Krông Bông năm 2024. Huyện vùng sâu Krông Bông là địa phương đầu tiên của...

kinh tế tập thể phát triển chưa tương xứng với tiềm năng

Tăng về số lượng Theo số liệu của Liên minh hợp tác xã (HTX) tỉnh, tính đến tháng 9 năm 2024 toàn tỉnh Đắk Nông có 304 HTX, tăng 26 HTX so với cùng kỳ năm 2023. Tổng vốn điều lệ của các HTX là hơn 338 tỷ đồng và hơn 19 nghìn thành viên. Mặc dù tăng về số lượng, nhưng các HTX trên địa bàn tỉnh phát triển chưa đa dạng, chủ yếu vẫn là loại hình thuộc...

Rau đắng đất là rau dại có hoạt chất saponin của nhân sâm, dân Tây Ninh đi hái bán đắt như tôm tươi

Mỗi năm, vào giữa tháng 11 trở đi, người dân một số địa phương tỉnh Tây Ninh bắt đầu xuống giống mía, giống mì. Trên các cánh đồng trồng lúa, trồng mì, trồng mía ở huyện Châu Thành (tỉnh Tây Ninh), trẻ em cũng có thể nhận...

Cùng chuyên mục

Vùng Thiên Cấm Sơn An Giang có loại đặc sản giàu canxi, là con động vật hoang dã 2 càng

Ốc núi có thể chế biến nhiều món, nhưng ngon nhất là luộc sả, luộc cơm mẻ, luộc lá chúc, xào tỏi, xào sa tế… bởi ốc giữ được hương vị thơm ngon tự nhiên.Người dân trên núi Cấm cũng bật mí, ốc núi nơi đây...

Đây là loại gạo đặc sản ở Điện Biên, hễ ai nhìn thấy là muốn mua về nấu cơm ngon

Xây dựng thương hiệu gạo Tâm ThiệnRời quê lúa Thái Bình, chị Trần Thị Hương Quế lên mảnh đất Điện Biên lập nghiệp. Thời gian đầu mới lên, chị Quế còn phải đi làm thuê đủ nghề để kiếm sống. Sau nhiều năm vất vả với...

Lộ diện 2 đặc sản lừng danh của Quảng Ngãi sẽ được nâng tầm lên OCOP 5 sao

Chiều 5/10, đại diện Sở NNPTNT tỉnh Quảng Ngãi xác nhận, đã có văn bản chỉ đạo về việc phối hợp hỗ trợ các sản phẩm có tiềm năng đạt OCOP 5 sao cấp T.Ư, thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024...

Hết hồn, phát hiện con cá sấu trong bể cá Koi của nhà một người dân ở Lào Cai

Thông tin ban đầu, vào khoảng 6h ngày 5/10, anh Nguyễn Văn Hùng (SN 1985, trú tại số nhà 009, đường Nguyễn Quý Đức, phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai, Lào Cai) bất ngờ phát hiện một con cá sấu bơi vào bể cá Koi...

Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Theo tổng hợp báo cáo của Bộ Tài chính, việc chậm trễ tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm nay, vẫn do những khó khăn, vướng mắc cũ chưa được giải quyết dứt điểm, như: Vướng mắc về cơ chế chính sách, thủ tục đầu tư; vướng mắc về giải phóng mặt bằng, khó khăn về nguồn cung ứng nguyên vật liệu. Nhưng trong những khó khăn vướng mắc chung này, vẫn có những bộ ngành...

Mới nhất

Việt Nam luôn nỗ lực cùng cộng đồng quốc tế hành động vì các mục tiêu phát triển bền vững

Nhân dịp này, phóng viên TTXVN tại Berlin đã có cuộc phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại CHLB Đức Vũ Quang Minh xung quanh chuyến công tác của Phó Thủ tướng. ...

Clip Top 21 trình diễn bikini quyến rũ, Bùi Thị Xuân Hạnh nổi bật nhất?

Theo BTC Miss Cosmo, Top 21 thí sinh tranh tài tại phần thi trang phục bikini trên sân khấu chung kết Miss Cosmo 2024 gồm các đại...

Thủ tướng: “Tăng tốc xóa nhà dột nát để không ai bị bỏ lại phía sau”

Hiệu quả của tình dân tộc, nghĩa đồng bàoPhát biểu tại sự kiện phát động phong trào hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước tối 5/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, năm 2025 Việt Nam sẽ tổ chức kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng, 50 năm ngày...

Báo Anh tiết lộ số đạn pháo Triều Tiên cấp cho Nga hàng năm, dự báo mục tiêu tiếp theo của Nga tại Ukraine

Một tờ báo lớn của Anh đưa tin, hàng năm Triều Tiên chuyển khoảng 3 triệu quả đạn pháo cho Nga, chiếm một nửa tổng số đạn pháo mà Các Lực lượng vũ trang LB Nga (VS RF) sử dụng. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Anh đưa ra dự đoán về mục tiêu tiếp theo của Nga tại Ukraine.

Mới nhất