Trang chủVăn hóa - Xã hộiDi sảnGóp phần hoàn thiện hồ sơ ghi danh Lê Quý Đôn là...

Góp phần hoàn thiện hồ sơ ghi danh Lê Quý Đôn là danh nhân văn hóa thế giới


VHO – Ngày 30.9, tại TP. Thái Bình (tỉnh Thái Bình), Viện VHNT quốc gia Việt Nam (Bộ VHTTDL) và UBND tỉnh Thái Bình đã phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Lê Quý Đôn: Cuộc đời và sự nghiệp”.

Góp phần hoàn thiện hồ sơ ghi danh Lê Quý Đôn là danh nhân văn hóa thế giới - ảnh 1
Đại biểu tham dự hội thảo tại Khu tưởng niệm danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn ở thôn Đồng Phú, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

Hội thảo khoa học quốc tế “Lê Quý Đôn: Cuộc đời và sự nghiệp” là hoạt động ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 300 năm ngày sinh của danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn (1726 – 2026), góp phần hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO ghi danh ông là Danh nhân Văn hóa Thế giới.

Gần 90 tham luận của các nhà khoa học trong nước và quốc tế từ nhiều góc cạnh đã làm sáng rõ thêm vai trò của danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn trong sự nghiệp khai sáng.

Đại biểu tham dự hội thảo tại Khu tưởng niệm danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn ở thôn Đồng Phú, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

Dự hội thảo có GS.TS Nguyễn Văn Kim, Phó Chủ tịch Hội đồng di sản văn hóa quốc gia, thành viên Ủy ban UNESCO thế giới; ông Đào Quyền Trưởng, Phó Vụ trưởng Vụ Ngoại giao Văn hóa và UNESCO, Bộ Ngoại giao; PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện VHNT quốc gia Việt Nam

Cùng tham dự hội thảo còn có đại diện các ban, ngành Trung ương và địa phương, các nhà khoa học,  đại diện dòng họ Lê toàn quốc, họ Lê tỉnh Thái Bình, dòng họ Lê huyện Hưng Hà và gia tộc họ Lê, thôn Phú Hiếu, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, đại diện dòng họ bên nội, bên ngoại của danh nhân Lê Quý Đôn ở tỉnh Hà Nam, tỉnh Hưng Yên.

Hội thảo cũng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học quốc tế đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Áo, Pháp…

Góp phần hoàn thiện hồ sơ ghi danh Lê Quý Đôn là danh nhân văn hóa thế giới - ảnh 2
Ông Phạm Văn Nghiêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình

Phát biểu chào mừng hội thảo, ông Phạm Văn Nghiêm (Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình) nhấn mạnh, Thái Bình là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, nổi tiếng với truyền thống hiếu học.

Trải qua gần một nghìn năm khoa cử dưới thời phong kiến, các làng xã nay thuộc địa phận tỉnh Thái Bình đã có hơn 120 trí thức Nho học thi đỗ đại khoa, với các học vị từ Phó bảng đến Trạng nguyên, trong đó có Tam nguyên Bảng nhãn Lê Quý Đôn, người được coi là một biểu tượng ngời sáng về tinh thần, trí tuệ Việt Nam.

“Việc hoàn thiện hồ sơ ghi danh Lê Quý Đôn là Danh nhân Văn hóa Thế giới không chỉ là sự tôn vinh những đóng góp của cá nhân ông mà còn khẳng định vị thế của văn hóa Việt Nam, trí tuệ Việt Nam trên trường quốc tế. Đây là niềm tự hào lớn của dân tộc Việt Nam”, ông Phạm Văn Nghiêm khẳng định.

Gần 90 tham luận từ nhiều góc độ thể hiện sự quan tâm của các nhà khoa học trong nước và quốc tế, chia sẻ những ý kiến tâm huyết, khách quan cùng nhiều tư liệu phong phú về cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn.

Góp phần hoàn thiện hồ sơ ghi danh Lê Quý Đôn là danh nhân văn hóa thế giới - ảnh 3
PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

Những tham luận, ý kiến thêm một lần nữa khẳng định công lao, tài năng và tôn vinh những đóng góp đặc biệt xuất sắc của nhà bác học Lê Quý Đôn đối với nền văn hóa Việt Nam, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa khu vực và quốc tế.

 Theo PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện VHNT Quốc gia Việt Nam, trong lịch sử 300 năm qua, tài năng, tầm vóc của danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn được khẳng định và nhận sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong nước, nước ngoài, đồng thời cho thấy sự cần thiết giới thiệu rộng rãi hơn nữa di sản Lê Quý Đôn đến với thế giới.

Sinh ra tại làng Diên Hà, huyện Diên Hà, trấn Sơn Nam (nay là xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), Lê Quý Đôn ngay từ nhỏ đã nổi danh Thần đồng, đứng đầu ở cả 3 kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình và trở thành một trí thức tài năng, không chỉ giỏi trong các lĩnh vực triết học, lịch sử, địa lý và thiên văn mà còn là nhà văn, nhà ngoại giao xuất sắc. Ông là hiện thân của tinh thần học hỏi không ngừng, của sự sáng tạo và trí tuệ.

Lê Quý Đôn đã để lại khối lượng công trình đồ sộ với những tác phẩm có giá trị và được học giả trong nước và quốc tế đánh giá cao.

Với 4 tiểu ban, các tham luận tại hội thảo tiếp tục khẳng định những đóng góp to lớn của danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn ở nhiều phương diện: tư tưởng, vǎn hoá, giáo dục và khoa học.

Góp phần hoàn thiện hồ sơ ghi danh Lê Quý Đôn là danh nhân văn hóa thế giới - ảnh 4
Toàn cảnh Hội thảo

Đồng thời, khẳng định sự cần thiết của việc bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa gắn với cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân Lê Quý Đôn trong bối cảnh hiện nay.

Ông Đinh Bá Khải, Phó Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình với tham luận về “Quê hương và gia tộc danh nhân Lê Quý Đôn” đã nhấn mạnh vai trò của quê hương Hưng Hà trong việc nuôi dưỡng và phát triển tài năng của danh nhân Lê Quý Đôn.

Vùng đất Hưng Hà có bề dày văn hóa, lịch sử, là nơi sản sinh nhiều danh nhân kiệt xuất qua các thời kỳ lịch sử. Gia tộc Lê Quý Đôn, với nhiều người đỗ đạt và giữ chức vụ cao, đã góp phần lớn vào di sản văn hóa, giáo dục của vùng. 

Ông Khải cũng nhấn mạnh những thành tựu nổi bật của Lê Quý Đôn trong sự nghiệp học vấn và chính trị, khẳng định danh nhân là một nhà bác học kiệt xuất với các tác phẩm đồ sộ, có giá trị lịch sử và đương đại. Công trình Khu lưu niệm Lê Quý Đôn cũng được đề cập như một biểu tượng tri ân và giáo dục truyền thống cho thế hệ tương lai. 

PGS.TS Nina V.Grigoreva, Đại học HSE, St. Petersburg, Liên bang Nga nhận định, với những cống hiến và qua những trước tác của nhà bác học Lê Quý Đôn cho thấy ông là nhà khai sáng hàng đầu của Việt Nam.

“Lê Quý Đôn là vị quan, nhà trí thức và nhà bác học lớn thời Lê Trung hưng. Ông sống, hoạt động và sáng tác trong những thập niên giữa thế kỷ XVIII mà trong lịch sử thế giới được gọi là thế kỷ Khai sáng. Ông là người đương thời với những nhân vật văn hóa và khoa học vĩ đại như Montesquieu (Pháp), Voltaire (Pháp), Hume (Anh), Lomonosov (Nga), Rousseau (Thụy Sĩ- Pháp), Diderot (Pháp)…”. Bà Nina V.Grigoreva phân tích.

Góp phần hoàn thiện hồ sơ ghi danh Lê Quý Đôn là danh nhân văn hóa thế giới - ảnh 5
Các đại biểu cùng gia tộc họ Lê tại từ đường họ Lê (thôn Đồng Phú, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình)

 GS.TS Shimizu Masaaki, Đại học Osaka, Nhật Bản lại so sánh rất thú vị giữa nhà bác học Lê Quý Đôn với nhà ngôn ngữ học nổi tiếng của Nhật Bản thế kỷ XVIII, nhà Quốc học tên là Motoori Norinaga (1730-1801). 

“So sánh với phương pháp nghiên cứu của một nhà Quốc học Nhật Bản là Motoori Norinaga để quy ra các điểm chung và khác biệt giữa hai học giả cùng thời ở Việt Nam và Nhật Bản, Lê Quý Đôn là người Việt Nam đầu tiên đã coi ngôn ngữ, văn tự là đối tượng để suy nghĩ, nhận thức, ông là người đề xuất phương pháp nghiên cứu tiếng Việt đầu tiên trong lịch sử khoa học Việt Nam”, theo GS.TS Shimizu Masaaki.

Hội thảo cũng là dịp để tăng cường hơn nữa công tác bảo tồn và phát huy những giá trị di sản mà danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn để lại, nhằm góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước nói chung và của tỉnh Thái Bình nói riêng. Qua tấm gương danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn để truyền cảm hứng về tinh thần hiếu học, về sự sáng tạo để giáo dục cho các thế hệ tương lai.

GT.TS Từ Thị Loan (Viện VHNT quốc gia Việt Nam) từ góc độ “Di sản của nhà bác học Lê Quý Đôn và việc bảo vệ, phát huy trong đời sống đương đại” đã đánh giá về những đóng góp to lớn của Lê Quý Đôn, một nhà bác học vĩ đại của Việt Nam, trong nhiều lĩnh vực như triết học, sử học, văn học, và giáo dục.

GS. Từ Thị Loan đặc biệt  nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ và phát huy di sản đồ sộ mà danh nhân Lê Quý Đôn để lại nhằm truyền tải giá trị văn hóa, tri thức cho thế hệ sau.

Bên cạnh việc ghi nhận những nỗ lực trong việc bảo tồn và quảng bá di sản của Lê Quý Đôn, bà Loan cũng chỉ ra những hạn chế, khó khăn, đồng thời đưa ra cơ sở đề xuất các biện pháp cần thiết để tiếp tục khai thác và phát huy hiệu quả di sản của ông trong bối cảnh hiện đại.

Trước đó, vào chiều 29.9, tại Khu tưởng niệm danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn và từ đường họ Lê tại thôn Đồng Phú, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, các đại biểu tham dự hội thảo đã làm lễ dâng hương và viếng lăng mộ Hà Quận Công – TS. Lê Trọng Thứ, thân sinh nhà bác học Lê Quý Đôn và tham quan Thư viện tỉnh Thái Bình.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/gop-phan-hoan-thien-ho-so-ghi-danh-le-quy-don-la-danh-nhan-van-hoa-the-gioi-106880.html

Cùng chủ đề

Giao lưu văn hóa Việt Nam-Thụy Điển, tôn vinh sức mạnh của văn chương

Tối 9/10, trước thềm công bố giải thưởng Nobel Văn học 2024, Hội thảo Văn học Thụy Điển đã được Đại sứ quán Thụy Điển tổ chức tại Viện Goethe Hà Nội, thu hút sự tham dự đông đảo tác giả, nhà văn, nhà báo và độc giả yêu văn chương.

Tạp chí Ngân hàng tổ chức hội thảo giải pháp thúc đẩy ‘Tam nông’ phát triển bền vững

Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Nguyễn Thị Thanh Bình - Phó Tổng biên tập phụ trách Tạp chí Ngân hàng nhận định, tại Việt Nam, nông nghiệp, nông dân, nông thôn (Tam nông) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định, phát triển kinh...

Gần 3.000 vận động viên tham gia Hội khỏe ngành Y tế Hà Nội năm 2024

Tham dự khai mạc Hội khỏe có lãnh đạo Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội, Công đoàn Y tế Việt Nam, Sở Y tế Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn các đơn vị trực thuộc và đông đảo các vận động viên, cổ động viên trong toàn ngành Y tế Hà Nội và người dân trên địa bàn. Phát biểu ý kiến tại lễ khai mạc Hội khỏe, Phó Giám đốc Sở Y tế Trần...

Tham vấn ý kiến về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) tại Cần Thơ

Ngày 30/9, tại TP. Cần Thơ, Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức hội thảo “Tham vấn ý kiến đại biểu Quốc hội và chuyên gia về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)”. Sự kiện có sự tham dự của nhiều đại biểu Quốc hội, đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành trung ương và địa phương, chuyên gia năng lượng, lãnh đạo Cục Điều tiết Điện...

Việt Nam đặt mục tiêu kinh tế số chiếm tỷ trọng 30% GDP vào 2030

DNVN - Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025 và 2030, kinh tế số sẽ đóng góp tương ứng 20%, 30% GDP. Việt Nam sẽ nằm trong số 30 quốc gia dẫn đầu về công nghệ thông tin, chỉ số cạnh tranh và đổi mới sáng tạo vào cuối thập kỷ này. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án phát huy giá trị di tích nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng

VHO - UBND tỉnh Quảng Nam vừa có tờ trình HĐND tỉnh khóa X quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Phát huy giá trị di tích nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng (xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước) Theo đó, tổng mức đầu tư sau điều chỉnh hơn 49,1 tỉ đồng, cơ cấu nguồn vốn sau điều chỉnh từ ngân sách Trung ương hơn 2,22 tỉ đồng, ngân sách tỉnh hơn 46,9 tỉ đồng....

Vì sao thu hẹp di tích thắng cảnh quốc gia Gành Ráng?

VHO - UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản số 7168/UBND-VX về việc điều chỉnh khoanh vùng khu vực bảo vệ di tích thắng cảnh quốc gia Gành Ráng (Ghềnh Ráng). Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định giao Sở VHTT chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan hoàn thiện phương án điều chỉnh khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích thắng cảnh Gành Ráng, thuộc phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn theo...

Tăng cường quản lý, phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa

VHO - UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường quản lý hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh. Sở Tài chính, Sở VHTTDL, UBND các huyện, thị xã, thành phố, cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với tiền công đức,...

Hang Đụn chứa đựng những giá trị kép về di sản thiên nhiên và văn hóa

VHO - Để có cơ sở quan trọng tham mưu cho UBND tỉnh Thanh Hoá triển khai thực hiện công tác quy hoạch, bảo vệ, bảo tồn địa điểm núi Đụn, từng bước khai thác có hiệu quả tiềm năng cảnh quan thiên nhiên, văn hoá lịch sử của núi Đụn gắn với phát triển du lịch, mới đây, Sở VHTTDL Thanh Hoá phối hợp với UBND huyện Hà Trung tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá...

Bảo tồn ngôi biệt thự cổ và quyết đoán của chính quyền

VHO - Sau hơn một tuần dư luận, báo chí phản ánh, Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai đã họp bàn và ra chủ trương giữ lại biệt thự cổ “Đốc phủ Võ Hà Thanh” để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc. Đây là “cái kết có hậu” nếu không nó sẽ “tan vỡ” bởi dự án làm đường ven sông Đồng Nai. Nhưng qua đây để lại nhiều suy ngẫm.  Những năm...

Bài đọc nhiều

Lịch Sử Ngã Ba Đồng Lộc: Tượng Đài Thanh Niên Xung Phong Qua Các Thế Hệ

Ngã Ba Đồng Lộc không chỉ là một địa danh, mà còn là biểu tượng bất diệt về lòng yêu nước, sự hy sinh và tinh thần quật khởi của những người con đất Việt. Nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh, Ngã Ba Đồng Lộc thuộc xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, từng là điểm nóng trong những ngày tháng chiến tranh khốc liệt, nơi những trận bom dồn dập của không quân Mỹ nhằm...

422429171728419988

422429171728419988

422429171728419988

422429171728419988

422429171728419988

422429171728419988

Cùng chuyên mục

Lịch Sử Ngã Ba Đồng Lộc: Tượng Đài Thanh Niên Xung Phong Qua Các Thế Hệ

Ngã Ba Đồng Lộc không chỉ là một địa danh, mà còn là biểu tượng bất diệt về lòng yêu nước, sự hy sinh và tinh thần quật khởi của những người con đất Việt. Nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh, Ngã Ba Đồng Lộc thuộc xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, từng là điểm nóng trong những ngày tháng chiến tranh khốc liệt, nơi những trận bom dồn dập của không quân Mỹ nhằm...

422429171728419988

422429171728419988

422429171728419988

422429171728419988

422429171728419988

422429171728419988

Đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án phát huy giá trị di tích nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng

VHO - UBND tỉnh Quảng Nam vừa có tờ trình HĐND tỉnh khóa X quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Phát huy giá trị di tích nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng (xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước) Theo đó, tổng mức đầu tư sau điều chỉnh hơn 49,1 tỉ đồng, cơ cấu nguồn vốn sau điều chỉnh từ ngân sách Trung ương hơn 2,22 tỉ đồng, ngân sách tỉnh hơn 46,9 tỉ đồng....

Mới nhất

Cá trích về biển Phú Quốc, dân được mùa, rộn ràng vui

Bắt đầu từ tháng 9 (âm lịch) hằng năm, cá trích từng đàn kéo về vùng biển Phú Quốc sinh sống nhiều nên người dân ở xóm chài Trần Phú (phường Dương Đông) rộn ràng chạy thúng ra khơi săn cá mưu sinh.   Ông Ngô Hoài Đưa (áo đỏ) - ở xóm chài Trần Phú, phường Dương Đông, TP Phú...

Từ điểm tựa hoà bình tiến tới tương lai

Bức ảnh được Anthony Bourdain đăng trên Twitter của mình đêm 23/5. Ảnh: Twitter/TTXVN Những hình ảnh đó ngay lập tức gây “sửng sốt” cho giới truyền thông toàn cầu vì một Hà Nội quá đỗi bình yên và gần gũi. Thế nhưng, với người Việt Nam, việc một lãnh đạo cao cấp của các quốc gia nước ngoài tới...

Vinh danh 200 người có uy tín tiêu biểu ở vùng biên giới, hải đảo 

Đảng, Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm tới công tác vận động, phát huy vai trò của người có uy tín trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đó là phát biểu của Đại tướng Lương Cường, Thường trực Ban Bí thư, tại Chương trình “Điểm tựa của bản làng” lần thứ II năm 2024, diễn...

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris uống bia trên sóng truyền hình

TPO - Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris cho biết, nếu bà giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 11 tới, bà sẽ trở thành tổng thống đầu tiên trong tám năm qua ở Mỹ thích uống bia. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris uống bia với người dẫn chương trình Stephen Colbert. (Ảnh: Facebook) Khác với ông Donald Trump hay...
08:30:12

Tiến sĩ, ca sĩ Khánh Ly nồng nàn, da diết với ‘Hà Nội ngày tháng cũ’

Với giọng hát nồng nàn, da diết, đắm say, Sao Mai Khánh Ly khiến "Hà Nội ngày tháng cũ" thêm phần tinh tế, nên thơ và đầy hoài niệm. Sao Mai Khánh Ly vừa ra mắt MV Hà Nội ngày tháng cũ, tri ân Thủ đô nhân dịp 70 năm Ngày Giải phóng Hà Nội (10/10/1954 - 10/10/2024). Ca khúc do nhạc sĩ Song Ngọc...

Mới nhất