Trang chủNewsChính trịChủ tịch Quốc hội làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy...

Chủ tịch Quốc hội làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh


Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)
Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)

Sáng 5/10, tại trụ sở Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về kết quả triển khai Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh và Nghị quyết 57/2022/QH15 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh.

Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên.

Các Phó Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Khắc Định, Nguyễn Đức Hải, Trần Quang Phương, Nguyễn Thị Thanh; lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; các ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy và lãnh đạo các sở, ban ngành của Thành phố Hồ Chí Minh… tham dự cuộc làm việc.

Khơi thông nguồn lực, khai thác tiềm năng, thế mạnh

Báo cáo tại cuộc làm việc, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho biết về tình hình kinh tế, xã hội, kết quả quý III/2024 tiếp tục đà tăng trưởng của quý 2, quý sau tích cực hơn quý trước nhưng chưa có đột phá. Phần lớn các chỉ số quan trọng đều tăng so với cùng kỳ, cụ thể: GRDP quý 3 đạt 7,33%, tính chung 9 tháng đầu năm đạt 6,85%.

Doanh thu hàng hóa và dịch vụ tăng 10,5%; xuất khẩu đạt 33,82 tỷ USD (tăng 10,2%); nhập khẩu đạt 44,1 tỷ USD (tăng 6,4%). Tỷ lệ giải quyết việc làm tăng 2,85%, tỷ lệ tạo việc làm mới tăng 5,17%.

Đối với kết quả thực hiện Nghị quyết số 98, ông Phan Văn Mãi nêu rõ Nghị quyết đã đem lại cơ hội lớn, có tính đột phá để thành phố tháo gỡ khó khăn, khơi thông nguồn lực, tạo đà phát triển, khai thác tiềm năng, thế mạnh, đồng thời phân cấp, tạo sự linh hoạt, chủ động, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động hành chính; tạo cơ chế hoạt động thuận lợi, phát triển cho thành phố Thủ Đức vận hành mô hình thành phố trong thành phố đầu tiên của cả nước.

Về lĩnh vực quản lý đầu tư, thành phố đã bố trí vốn đầu tư công và giải ngân 2.796 tỷ đồng (năm 2023) và 998 tỷ đồng (năm 2024) hỗ trợ giảm nghèo, giải quyết việc làm. Thành phố đã thông qua danh mục 7 vị trí phát triển TOD dọc tuyến Metro số 1, Metro số 2, tuyến Vành đai 3; ban hành danh mục 41 dự án đầu tư trong lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa theo phương thức đối tác công tư; 5 dự án BOT nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa đường bộ hiện hữu để thực hiện đến năm 2028.

Về tài chính, ngân sách nhà nước, thành phố đã đưa vào cân đối từ nguồn cải cách tiền lương ngân sách để chi thu nhập tăng thêm là 11.287 tỷ đồng.

Đối với kết quả thực hiện Nghị quyết số 57, thành phố đã hoàn thành phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi của các dự án thành phần với tổng mức đầu tư là 68.660 tỷ đồng; đảm bảo tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán theo kế hoạch.

Về bồi thường, giải phóng mặt bằng, tổng thể dự án đạt khoảng 95% (575/603 ha), riêng đoạn qua Thành phố Hồ Chí Minh đạt 99,9%. Tiến độ khởi công, thi công các dự án thành phần cơ bản đáp ứng yêu cầu.

Thành phố cũng kiến nghị một số đề xuất liên quan đến việc thực hiện Nghị quyết 98, Dự án đường Vành đai 3…; các nội dung cần báo cáo Quốc hội trong thời gian tới như: Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4, Đề án đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh và Đề án xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh…

ttxvn_thanh uy tphcm 2.jpg
Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)

Các đại biểu đã tập trung trao đổi, đi thẳng vào những vấn đề đặt ra một cách thực chất với tinh thần phải giải quyết được kiến nghị, đề xuất của Thành phố Hồ Chí Minh; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện Nghị quyết 57, các việc đã làm, đang làm và chưa làm được trong thực hiện Nghị quyết 98 của Quốc hội.

Báo cáo thêm về thu chi ngân sách, Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận cho biết đến thời điểm này, thành phố đã thu đạt 77% dự toán. So với số thu và nhiệm vụ chi, thành phố đảm bảo tình hình chi ngân sách đến nay.

Lý giải số thu ngân sách Nhà nước ở Hà Nội cao hơn Thành phố Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Lê Tấn Cận cho rằng có 2 nguồn chính ảnh hưởng đến số thu, trong đó, có nguồn thu liên quan đến lĩnh vực đất đai. Việc triển khai đấu giá, giao đất thuận lợi nên nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tăng cao, đồng thời, tạo ra các khoản liên quan từ hoạt động kinh doanh bất động sản (trước bạ nhà đất, thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuế giá trị gia tăng từ kinh doanh bất động sản); từ hoạt động xây dựng và sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu xây dựng tăng cao, từ đó góp phần đưa số thu ở phố Hà Nội đạt yêu cầu dự toán.

Một nguyên nhân quan trọng khiến số thu ở Thành phố Hồ Chí Minh chưa đạt được kỳ vọng, đó là mức độ tổn thương sau dịch COVID-19 của các doanh nghiệp rất nặng nề và phục hồi chậm hơn so với Hà Nội cũng như các địa phương khác.

Tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách

Phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa, khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục-đào tạo của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, cửa ngõ quan trọng kết nối với khu vực và thế giới. Địa phương có vai trò đầu tàu, đóng góp lớn cho cả nước, tỷ trọng GRDP của Thành phố chiếm khoảng 18% GDP cả nước, thu ngân sách chiếm trên 27%.

Vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc và có nhiều chỉ đạo cụ thể với Thành phố Hồ Chí Minh về tình hình kinh tế-xã hội và định hướng phát triển của địa phương cũng như nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Hôm nay, Đảng đoàn Quốc hội làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Điều này cho thấy Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến sự phát triển về kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, xây dựng hệ thống chính trị của thành phố.

ttxvn_ong tran thanh man 1.jpg
Ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội phát biểu khai mạc buổi làm việc. (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)

Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao cách làm mới, quyết tâm mới của thành phố; ghi nhận sự phát triển của thành phố theo hướng tích cực, quý sau cao hơn quý trước. Trong 9 tháng qua, kinh tế-xã hội thành phố vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng, song chưa đột phá. Tăng trưởng 9 tháng chỉ đạt 6,8%; nếu muốn năm 2024 đạt được 7,5% thì trong quý 4, thành phố phải tăng trưởng trên 9%.

Đề cập đến vấn đề thu ngân sách, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ nếu thu ngân sách của thành phố đạt chỉ tiêu năm 2024 sẽ góp phần bảo đảm cân đối chi của cả nước. Điều này đòi hỏi quyết tâm lớn của thành phố.

Về những vấn đề thành phố cần quan tâm, Chủ tịch Quốc hội cho rằng tăng trưởng chưa tương xứng với vị trí, tiềm năng, lợi thế. Kết cấu hạ tầng đầu tư chưa đồng bộ…

Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách cho Thành phố Hồ Chí Minh theo phương châm “tắc đâu thông đó, khó đâu tháo đó,” thực hiện theo chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương lần thứ 10 là “tập trung cao nhất cho đột phá về thể chế và phát triển, đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, hoàn thiện đồng bộ và đột phá mạnh mẽ trong xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội.”

Chủ tịch Quốc hội cho biết Quốc hội tiếp tục đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, cách làm luật, nghị quyết. Quốc hội chỉ quyết định những vấn đề, phạm vi theo Hiến pháp, theo vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội. Quan điểm, tư tưởng mới hiện nay là địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm; Đảng lãnh đạo, Quốc hội ban hành cơ chế giám sát, Chính phủ triển khai thực hiện quyết liệt, quá trình vừa làm, vừa học, vừa rút kinh nghiệm, thiếu cái gì thì bổ sung cái đó.

Vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15; đồng ý điều chỉnh thời gian thực hiện các luật này có hiệu lực từ ngày 1/8/2024. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Thành phố Hồ Chí Minh rà soát xem đã ban hành những văn bản gì để thực hiện các luật này.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị thành phố quan tâm đến năng lực cạnh tranh quốc tế; năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV, bầu cử Quốc hội khóa XVI và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031.

Liên quan đến tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, Chủ tịch Quốc hội lưu ý thành phố phải “mổ xẻ” nguyên nhân 9 tháng qua mới đạt 20,2%, làm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, từ đó tính toán để giải ngân, xem hệ thống có quyết liệt, quyết tâm, quyết làm hay không.

Đánh giá cao 3 đề xuất của thành phố về Trung tâm tài chính quốc tế, đường sắt đô thị, đường vành đai 4, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị với Ban Cán sự Đảng Chính phủ báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Nhấn mạnh đây là vấn đề cấp bách, yêu cầu khách quan, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẵn sàng phối hợp khẩn trương, thường xuyên với thành phố để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Cơ bản ủng hộ định hướng, chủ trương của các đề án, Chủ tịch Quốc hội lưu ý hồ sơ phải đầy đủ theo quy định; làm rõ căn cứ pháp lý; đánh giá kỹ, đầy đủ tác động; thực hiện theo quy trình, thủ tục.

Thay mặt Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội chúc Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội của Đảng bộ Thành phố, trước mắt là hoàn thành tất cả các chỉ tiêu kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị trong năm 2024./.



Nguồn: https://daidoanket.vn/chu-tich-quoc-hoi-lam-viec-voi-ban-thuong-vu-thanh-uy-thanh-pho-ho-chi-minh-10291724.html

Cùng chủ đề

Chủ tịch Quốc hội làm việc với TP.HCM: Đã giao quyền phải để TP.HCM giảm hội họp khi làm

Phát biểu mở đầu buổi làm việc với TP.HCM, Chủ tịch Quốc hội cho hay hiện nay dù có nghị quyết về cơ chế đặc thù, đặc biệt nhưng khi làm TP.HCM cũng phải xin ý kiến. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Ảnh: PHẠM THẮNG Sáng 5-10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Đảng đoàn Quốc hội - chủ trì buổi làm việc Đảng đoàn Quốc hội với Ban Thường vụ...

Tâm sự của Chủ tịch Quốc hội và Bộ trưởng GD-ĐT giả định trong Quốc hội trẻ em

Tại phiên họp giả định Quốc hội trẻ em vừa qua, nhiều đại biểu trẻ em đã để lại ấn tượng sâu sắc, trong đó có Chủ tịch Quốc hội trẻ em Lê Gia Vinh và Bộ trưởng Bộ GD-ĐT giả định Trần Bình Minh. Hai em Lê Gia Vinh và Trần Bình Minh cũng đã có những bức ảnh nhiều cảm xúc nhất trong Quốc hội trẻ em, đó là bức ảnh Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn gặp...

Con đường gập ghềnh phía trước của tân Thủ tướng Nhật Bản

Quốc hội Nhật Bản đã họp phiên bất thường ngày 1/10 để chính thức bầu ông Shigeru Ishiba, Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do làm Thủ tướng thứ 102 của nước này. Nhưng con đường phía trước hứa hẹn sẽ có nhiều thác ghềnh đang chờ đón vị tân Thủ tướng của đất nước Mặt trời mọc.

[Ảnh] “Quốc hội trẻ em” chất vấn về bạo lực học đường và tác hại của thuốc lá

NDO - Sáng 29/9, tại Hội trường Diên Hồng, tòa nhà Quốc hội, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ hai năm 2024 diễn ra sôi nổi với sự tham gia của 306 đại biểu là những đội viên, thiếu nhi tiêu biểu đến từ mọi miền Tổ quốc. Phiên họp giả định lần thứ hai của “Quốc hội trẻ em” năm 2024...

Chủ tịch Quốc hội dự Phiên họp giả định ‘Quốc hội trẻ em’

Sáng 29/9/2024, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ hai. Phiên họp có sự tham dự của 306 đại biểu trẻ em đến từ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, tiếp tục với phần chất vấn và trả lời chất vấn, tập trung vào hai chủ đề quan trọng: “Phòng, chống bạo lực học đường” và “Phòng, chống tác hại của thuốc lá và...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng kêu gọi toàn dân chung sức, bứt phá hơn nữa trong việc xóa hết nhà tạm, nhà dột nát

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao và trân trọng cảm ơn những nghĩa cử cao đẹp của nhân dân, doanh nghiệp, các bộ, ngành, địa phương đã đóng góp cho...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp song phương lãnh đạo các nước

Tại cuộc gặp Tổng thống, Bộ trưởng Quốc phòng, Bảo vệ dân sự và Thể thao Thụy Sĩ Viola Amherd, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chúc mừng những thành tựu phát triển vượt bậc của...

‘Mái ấm cho đồng bào tôi’

Nguồn: https://daidoanket.vn/mai-am-cho-dong-bao-toi-10291725.html

Nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ủng hộ ‘Mái ấm cho đồng bào tôi’

Ngay trong chiều nay, tại Nhà Hát Lớn, Hà Nội, Ban Tổ chức đã tiếp nhận ủng hộ từ các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, tập thể, cá nhân ủng hộ nguồn lực để hướng tới mục...

Lắp camera giám sát để quản lý tốt hơn bữa ăn bán trú

An toàn phải được đặt lên hàng đầuTại các địa phương, việc thực hiện bữa ăn bán trú đã được triển khai từ nhiều năm nay, đem lại sự tiện lợi cho nhiều gia đình vì buổi trưa...

Bài đọc nhiều

Kiến nghị ban hành Luật Cựu Chiến Binh Việt Nam thay thế Pháp lệnh Cựu chiến binh

Ngày 4/10, ông Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 8-1-2002 của Bộ Chính trị (khóa IX)...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước bắt đầu dự Hội nghị Pháp ngữ và thăm chính thức Pháp

Theo Đặc phái viên TTXVN, đúng 21h45 ngày 3/10 giờ địa phương (2h45 ngày 4/10 theo giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam...

Thủ tướng gặp gỡ doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ khẳng định Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn trân trọng hoan nghênh, chào đón các doanh nhân Việt Nam - những người đầy tài năng, tâm huyết, có ý thức sâu sắc và đúng...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp song phương lãnh đạo các nước

Tại cuộc gặp Tổng thống, Bộ trưởng Quốc phòng, Bảo vệ dân sự và Thể thao Thụy Sĩ Viola Amherd, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chúc mừng những thành tựu phát triển vượt bậc của...

Chính thức khai mạc Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 tại Pháp

Chiều 4/10 (theo giờ địa phương), tại Lâu đài Villers-Cotterêts, Pháp, đã diễn ra phiên khai mạc trọng thể Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 với chủ đề “Sáng tạo, Đổi mới và Khởi nghiệp...

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp song phương lãnh đạo các nước

Tại cuộc gặp Tổng thống, Bộ trưởng Quốc phòng, Bảo vệ dân sự và Thể thao Thụy Sĩ Viola Amherd, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chúc mừng những thành tựu phát triển vượt bậc của...

Chính thức khai mạc Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 tại Pháp

Chiều 4/10 (theo giờ địa phương), tại Lâu đài Villers-Cotterêts, Pháp, đã diễn ra phiên khai mạc trọng thể Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 với chủ đề “Sáng tạo, Đổi mới và Khởi nghiệp...

Kiến nghị ban hành Luật Cựu Chiến Binh Việt Nam thay thế Pháp lệnh Cựu chiến binh

Ngày 4/10, ông Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 8-1-2002 của Bộ Chính trị (khóa IX)...

Thủ tướng gặp gỡ doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ khẳng định Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn trân trọng hoan nghênh, chào đón các doanh nhân Việt Nam - những người đầy tài năng, tâm huyết, có ý thức sâu sắc và đúng...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước bắt đầu dự Hội nghị Pháp ngữ và thăm chính thức Pháp

Theo Đặc phái viên TTXVN, đúng 21h45 ngày 3/10 giờ địa phương (2h45 ngày 4/10 theo giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam...

Mới nhất

Nhu cầu cao, nhưng giá vẫn tiếp tục lao dốc?

Thị trường cà phê trong nước và quốc tế đang trong trạng thái bất ổn, với nhiều yếu tố tác động trái chiều. Sau hai phiên giảm liên tiếp, giá cà phê trong nước hôm nay, 5/10/2024 đã giảm sâu xuống mức 113.800 - 114.700 đồng/kg, trong khi giá cà phê trên sàn London...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp song phương lãnh đạo các nước

Tại cuộc gặp Tổng thống, Bộ trưởng Quốc phòng, Bảo vệ dân sự và Thể thao Thụy Sĩ...

Bí thư Hải Phòng: Không để doanh nghiệp qua lại nhiều cơ quan khi làm thủ tục

Hôm nay (5/10), Thường trực Thành ủy Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Phát biểu khai mạc, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đỗ Mạnh Hiến biểu dương những đóng góp của doanh nghiệp FDI đối với sự phát triển...

Nhau bám thấp – Tình trạng bất thường của thai sản mẹ bầu không nên chủ quan

Nhau bám thấp là tình trạng phát triển bất thường của nhau thai. Cụ thể khi đó, nhau thai bám ở vị trí đoạn dưới của tử cung, nơi gần cổ tử cung dễ...

Mới nhất