TPO – Sáng 5/10, hơn 8.000 người đại diện cho các tầng lớp nhân dân Thủ đô đã có mặt chuẩn bị cho buổi tổng duyệt Lễ khai mạc “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình”.
Hình ảnh đoàn quân tiến về Hà Nội trong thời khắc lịch sử 10/10/1954 được tái hiện sinh động trong buổi tổng duyệt. |
Trong không khí trang trọng này, khoảng 10.000 đại biểu và nhân dân tham dự sẽ hát vang bài Quốc ca. |
Đoàn quân tiến về tiếp quản Thủ đô được sự chào đón, reo hò của người dân được tái hiện vô cùng sinh động và đầy xúc cảm. |
Điểm nhấn quan trọng của chương trình là màn tái hiện sống động hình ảnh đoàn quân tiến về Hà Nội trong thời khắc lịch sử 10/10/1954. |
Chương trình tạo nên một không gian văn hóa độc đáo. |
Trong 8.000 người có 5.000 người dân và đại diện các lực lượng từ các quận, huyện, thị xã đã tham gia tổng duyệt trong sáng 5/10. Nhiều loại hình văn nghệ dân gian đã được trình diễn, bao gồm nhiều di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO và quốc gia công nhận, cùng những nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc Thủ đô. |
“Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” sẽ chính thức khai mạc vào 7 giờ sáng 6/10. Đây là sự kiện trọng điểm trong chuỗi các hoạt động văn hóa đặc sắc, được chỉ đạo bởi Thành ủy, HĐND, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội. |
Đây là những màn biểu diễn thực cảnh quy mô lớn, với sự tham gia của gần 1.000 chiến sỹ cùng 200 nghệ sỹ, diễn viên múa. |
“Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” là điểm nhấn trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) và 25 năm đón nhận danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” của UNESCO (16/7/1999-16/7/2024). |
Việc tổ chức “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” cũng là một phần trong chiến lược phát triển các sản phẩm công nghiệp văn hóa gắn với sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô hàng năm, góp phần thúc đẩy du lịch văn hóa và phát triển kinh tế bền vững cho Thủ đô. |
Lễ chào cờ đặc biệt tái hiện lại buổi lễ chào cờ đầu tiên tại Hà Nội vào ngày 10/10/1954, sau khi Thủ đô được giải phóng. |
Tại lễ tổng duyệt, các nghệ nhân đã trình diễn di sản văn hóa phi vật thể cùng các loại hình nghệ thuật dân gian như múa sênh tiền, múa Bài Bông, Ải Lao, múa rồng Giảo Long, chèo tàu Tổng Gối.. Những loại hình nghệ thuật như ca trù, múa rối nước, hát xẩm… và các di sản tín ngưỡng như Tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, Hai Bà Trưng, Thánh Gióng mang lại một cái nhìn sâu sắc về các giá trị văn hóa trường tồn của Thủ đô Hà Nội. |
Nguồn: https://tienphong.vn/hinh-anh-doan-quan-tien-ve-ha-noi-nam-1954-duoc-tai-hien-tai-ho-guom-post1679504.tpo