Trang chủVăn hóa - Xã hộiDi sảnVì sao thu hẹp di tích thắng cảnh quốc gia Gành Ráng?

Vì sao thu hẹp di tích thắng cảnh quốc gia Gành Ráng?


VHO – UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản số 7168/UBND-VX về việc điều chỉnh khoanh vùng khu vực bảo vệ di tích thắng cảnh quốc gia Gành Ráng (Ghềnh Ráng).

 Vì sao thu hẹp di tích thắng cảnh quốc gia Gành Ráng? - ảnh 1
Vẻ đẹp bãi tắm Hoàng hậu Nam Phương nằm trong quần thể danh thắng quốc gia Gành Ráng

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định giao Sở VHTT chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan hoàn thiện phương án điều chỉnh khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích thắng cảnh Gành Ráng, thuộc phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn theo đúng chỉ đạo của Kết luận số 391-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Theo báo cáo của Sở VHTT Bình Định, thắng cảnh Gành Ráng đã được xếp hạng thắng cảnh quốc gia tại quyết định số 2009/QĐ ngày 15.11.1991.

Khu vực bảo vệ thắng cảnh Gành Ráng bao gồm toàn bộ núi Xuân Vân (50 ha), trong đó khu vực bảo vệ I là 10 ha. Tuy nhiên, trên thực tế, toàn bộ núi Xuân Vân có diện tích khoảng hơn 150 ha. Đây là sự bất cập về diện tích khu vực bảo vệ, nên việc điều chỉnh khoanh vùng khu vực bảo vệ thắng cảnh Gành Ráng cho phù hợp là rất cần thiết.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Bình Định về việc điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ danh lam thắng cảnh quốc gia Gành Ráng, Sở VHTT đã tổ chức khảo sát, lập phương án điều chỉnh khoanh vùng các khu vực bảo vệ thắng cảnh Gành Ráng với tổng diện tích khoanh vùng các khu vực bảo vệ là 50,04 ha; trong đó khu vực bảo vệ I là 15,08 ha, khu vực bảo vệ II là 34,96 ha, đã được đại diện các Sở, ngành, địa phương liên quan thống nhất tại cuộc họp do Sở VHTT chủ trì.

Tuy nhiên, phương án này vẫn chưa được Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Bình Định thông qua và chỉ đạo Sở VHTT rà soát lại, đề xuất phương án thu hẹp phù hợp hơn. Bởi hiện nay tỉnh có chủ trương thực hiện dự án tuyến đường kết nối từ nội thành đến Khu đô thị Khoa học và Giáo dục Quy Hòa, dựa trên con đường hiện trạng có sẵn trong khu thắng cảnh, đi qua khu vực này.

Do vậy, cần cập nhật tuyến đường kết nối từ nội thành đến Khu đô thị Khoa học và Giáo dục Quy Hòa vào bản đồ điều chỉnh khoanh vùng và không tính phần diện tích của tuyến đường này vào diện tích khoanh vùng các khu vực bảo vệ thắng cảnh Gành Ráng.

Trước đó, tháng 5.2023, Bộ VHTTDL có văn bản số 1779/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Bình Định về việc điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ danh lam thắng cảnh quốc gia Gành Ráng, TP Quy Nhơn.

Theo đó, sau khi nghiên cứu, Bộ VHTTDL có ý kiến đó, theo hồ sơ xếp hạng danh lam thắng cảnh quốc gia Gành Ráng, khu vực bảo vệ I có diện tích 100.000m2, khu vực bảo vệ II gồm toàn bộ núi Xuân Vân có diện tích 500.000m2.

Tuy nhiên, theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Định, toàn bộ núi Xuân Vân có diện tích 1.760.000m2. Vì vậy, Bộ VHTTDL thống nhất với đề nghị của UBND tỉnh Bình Định về việc rà soát, chỉnh lý hồ sơ, điều chỉnh khoanh vùng các khu vực bảo vệ danh lam thắng cảnh quốc gia Gành Ráng nhằm phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị danh lam thắng cảnh này.

Cũng theo văn bản, Bộ VHTTDL đề nghị UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo cơ quan chức năng rà soát, chỉnh lý hồ sơ, lập phương án điều chỉnh khoanh vùng các khu vực bảo vệ danh lam thắng cảnh (dự thảo Biên bản và Bản đồ điều chỉnh) kèm theo văn bản đề nghị Bộ VHTTDL xem xét về chủ trương.

Trong đó nội dung cần làm rõ gồm: Lịch sử khoanh vùng bảo vệ và quá trình sử dụng đất của danh lam thắng cảnh; lý do điều chỉnh; nội dung đề nghị điều chỉnh (diện tích, giáp giới, các điểm mốc và thông số tọa độ các điểm mốc của khu vực bảo vệ I, khu vực bảo vệ II).

Đồng thời, đánh giá hiện trạng bảo tồn các công trình, yếu tố gốc cấu thành, môi trường cảnh quan của danh lam thắng cảnh sau khi điều chỉnh (đảm bảo danh lam thắng cảnh sau khi được điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ vẫn chứa đựng các yếu tố gốc cấu thành và đáp ứng điều kiện bảo vệ và phát huy giá trị theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa), đảm bảo hồ sơ khu vực bảo vệ I và khu vực bảo vệ II bao gồm toàn bộ núi Xuân Vân và các khu vực đã được xếp hạng danh lam thắng cảnh quốc gia.

Bộ VHTTDL sẽ xem xét, có ý kiến khi nhận được hồ sơ phương án điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ danh lam thắng cảnh Gành Ráng. 



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/vi-sao-thu-hep-di-tich-thang-canh-quoc-gia-ganh-rang-107247.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

4 hiện vật quý thời triều Nguyễn được đề nghị công nhận bảo vật quốc gia

VHO - Ngày 29.9, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, Hội đồng thẩm định của tỉnh Thừa Thiên Huế đã họp đánh giá và thống nhất hồ sơ đề nghị công nhận bảo vật quốc gia đối với 4 hiện vật, bộ hiện vật quý thời triều Nguyễn. Hiện vật này cũng được đánh giá là kiệt tác tiêu biểu, độc đáo, thể hiện đỉnh cao của kỹ nghệ chạm khắc đá và trình...

Trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh

VHO - Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) được trao bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tối 27.9, nhân lễ kỷ niệm 60 năm đồng khởi giải phóng xã Cẩm Thanh (1964-2024), đại diện lãnh đạo Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam đã trao bằng chứng nhận DSVH phi vật thể cấp quốc gia "Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh" cho đại diện lãnh đạo...

Đề nghị thẩm định nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản Khu đền tháp Mỹ Sơn

VHO - UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản gửi Bộ VHTTDL về việc đề nghị thẩm định nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Du khách tham quan Khu đền tháp Mỹ Sơn  Trong đó, định hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích tại khu vực bảo vệ nguyên vẹn, ng­hiêm ngặt...

Đà Nẵng: Hơn 9,5 tỉ đồng đầu tư dự án Bảo tồn, tu bổ, phục hồi di tích đình Túy Loan

VHO - UBND thành phố Đà Nẵng vừa ban hành Quyết định số 1962/QĐ-UBND về phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Bảo tồn, tu bổ, phục hồi di tích đình Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang với tổng mức đầu tư gần 9,6 tỉ đồng. Dự án được thực hiện trong năm 2024 - 2026 nhằm bảo tồn, phục hồi di tích bị hư hỏng, chống xuống cấp; giữ gìn các yếu tố nguyên gốc,...

Xếp hạng Di tích lịch sử cấp thành phố đối với Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành Bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng

VHO - UBND TP Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 2010 QĐ-UBND xếp hạng Di tích lịch sử cấp thành phố đối với Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành Bưu điện Quảng Nam - Đà Nẵng. Đài Tưởng niệm liệt sĩ ngành Bưu điện Quảng Nam - Đà Nẵng nằm trên địa bàn phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng.Đây là di tích gắn với 596 anh hùng, liệt sĩ lực lượng giao bưu,...

Bài đọc nhiều

Lầu Công Chúa Hậu Lâu: Lịch Sử Vương Triều Qua Những Bức Tường Im Lặng

Lầu Công Chúa Hậu Lâu, hay còn gọi là Tĩnh Bắc Lâu hoặc Pagode des Dames (Chùa các bà), là một công trình độc đáo, nằm yên bình giữa lòng Hoàng Thành Thăng Long, mang trong mình những dấu ấn sâu đậm của lịch sử vương triều Việt Nam. Được xây dựng sau thời Hậu Lê, nơi đây từng là nơi sinh hoạt của hoàng hậu, công chúa và các cung tần mỹ nữ. Đến thời Nguyễn, Hậu Lâu...

Cùng chuyên mục

Lầu Công Chúa Hậu Lâu: Lịch Sử Vương Triều Qua Những Bức Tường Im Lặng

Lầu Công Chúa Hậu Lâu, hay còn gọi là Tĩnh Bắc Lâu hoặc Pagode des Dames (Chùa các bà), là một công trình độc đáo, nằm yên bình giữa lòng Hoàng Thành Thăng Long, mang trong mình những dấu ấn sâu đậm của lịch sử vương triều Việt Nam. Được xây dựng sau thời Hậu Lê, nơi đây từng là nơi sinh hoạt của hoàng hậu, công chúa và các cung tần mỹ nữ. Đến thời Nguyễn, Hậu Lâu...

Cột Cờ Hà Nội: Chứng Nhân Lịch Sử Qua Những Biến Động Thế Kỷ

Cột Cờ Hà Nội là biểu tượng bất diệt của Thủ đô, lặng lẽ nhưng uy nghi, đã chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử đất nước qua hơn hai thế kỷ. Được xây dựng dưới triều đại Gia Long vào năm 1805 và hoàn thành vào năm 1812, công trình này không chỉ là một kỳ quan kiến trúc mà còn là minh chứng sống động cho tinh thần kiên cường của dân tộc Việt Nam....

Nhà- Hầm D67: Căn Hầm Lịch Sử Trong Công Cuộc Kháng Chiến Chống Mỹ Cứu Nước

Nằm giữa lòng khu di tích Hoàng thành Thăng Long, công trình mang tên nhà D67 không chỉ là một di tích lịch sử bình dị mà còn là biểu tượng sống động của tinh thần kiên cường, bất khuất trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Gắn liền với những thời khắc lịch sử trọng đại, nơi đây chứng kiến nhiều quyết sách chiến lược được vạch ra, quyết định vận mệnh của cả dân tộc...

4 hiện vật quý thời triều Nguyễn được đề nghị công nhận bảo vật quốc gia

VHO - Ngày 29.9, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, Hội đồng thẩm định của tỉnh Thừa Thiên Huế đã họp đánh giá và thống nhất hồ sơ đề nghị công nhận bảo vật quốc gia đối với 4 hiện vật, bộ hiện vật quý thời triều Nguyễn. Hiện vật này cũng được đánh giá là kiệt tác tiêu biểu, độc đáo, thể hiện đỉnh cao của kỹ nghệ chạm khắc đá và trình...

Trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh

VHO - Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) được trao bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tối 27.9, nhân lễ kỷ niệm 60 năm đồng khởi giải phóng xã Cẩm Thanh (1964-2024), đại diện lãnh đạo Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam đã trao bằng chứng nhận DSVH phi vật thể cấp quốc gia "Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh" cho đại diện lãnh đạo...

Mới nhất

9 tháng năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 46,28 tỷ USD

Xuất khẩu gạo, hồ tiêu sang Trung Quốc giảm mạnh: Đâu là nguyên nhân? Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024: Cầm chắc trong tay 54 - 55 tỷ USD Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, 9 tháng...

Vì sao thương nhân phân phối không được mua bán xăng dầu với nhau?

DNVN – Theo bà Nguyễn Thuý Hiền – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), để tránh việc mua bán lòng vòng, tạo nhiều tầng nấc trung gian, dự thảo...

Cơ hội vươn mình cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ TikTok Shop

Phá vỡ rào cản "ngại" chuyển đổi số cho doanh nghiệp SMB Với các giải pháp đa dạng và sự hỗ trợ nhiệt tình của TikTok, không ít doanh nghiệp SMB đã thu được “quả ngọt”, tạo đà tăng trưởng tốt cho hoạt động kinh doanh. Điển hình, Hệ thống chỉ...

Mới nhất