Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcMạng xã hội đang gây áp lực lên ngôn ngữ, trong đó...

Mạng xã hội đang gây áp lực lên ngôn ngữ, trong đó có tiếng Đức


Thông tin vừa được đưa ra tại hội thảo khoa học quốc tế “Giảng dạy và nghiên cứu ngôn ngữ – văn hóa Đức ở khu vực Đông Nam Á: Truyền thống và Đổi mới”, do Trường Đại học Hà Nội phối hợp với chi hội giáo viên tiếng Đức Việt Nam (VDLV) tổ chức ngày 4-6/10 tại Hà Nội.

Theo đại diện đến từ Đại sứ quán Áo, hiện có hơn 100 triệu người châu Âu ở các quốc gia như Bỉ, Đức, Ý (vùng Nam Tyrol), Liechtenstein, Luxembourg, Áo và Thụy Sĩ sử dụng tiếng Đức.

Mạng xã hội đang gây áp lực lên ngôn ngữ, trong đó có tiếng Đức - 1

TS Lương Ngọc Minh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội (Ảnh: Anh Tuấn).

Ngoài ra, còn nhiều cộng đồng nói tiếng Đức và các phương ngữ tiếng Đức ở nhiều quốc gia khác, không chỉ ở châu Âu. Tại Việt Nam, sự quan tâm và vị thế của tiếng Đức là ngoại ngữ vẫn ở mức rất cao.

Tuy nhiên, sự lan tỏa nhanh chóng của mạng xã hội toàn cầu đang gây áp lực lớn lên sự đa dạng và chất lượng của ngôn ngữ.

“Giới trẻ ngày nay thường sử dụng nhiều các ký hiệu viết tắt và biểu tượng cảm xúc (emoji). Điều này đặt ra thách thức phải tích hợp vào chương trình giảng dạy, để ngôn ngữ vẫn giữ vai trò là cầu nối với cuộc sống, với các trải nghiệm văn hóa và khoa học”, đại diện này cho biết.

Mạng xã hội đang gây áp lực lên ngôn ngữ, trong đó có tiếng Đức - 2

Sinh viên tìm hiểu văn hóa Đức tại ĐH Hà Nội (Ảnh: Mỹ Hà).

Ông Jörg Drenkelfort, đại diện Ủy ban Giáo dục phổ thông Đức ở nước ngoài tại Việt Nam, cũng cho hay trong bối cảnh thế giới ngày càng toàn cầu hóa, việc thành thạo nhiều ngôn ngữ là một lợi thế vô giá.

“Tiếng Đức, với vai trò là một trong những ngôn ngữ quan trọng trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế và văn hóa, mở ra nhiều chân trời mới và vô vàn cơ hội.

Do đó, hội thảo này là cơ hội tuyệt vời để chia sẻ, học hỏi lẫn nhau, cùng phát triển những ý tưởng mới nhằm làm cho việc dạy và học tiếng Đức trở nên hấp dẫn và hiệu quả hơn nữa”, ông Jörg Drenkelfort nói.

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trong thời đại 4.0, sự ra đời của ChatGPT tạo nên cuộc cách mạng trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là trong việc giảng dạy ngoại ngữ như tiếng Đức.

Công nghệ và những tiến bộ kỹ thuật số mở ra những lĩnh vực nghiên cứu mới, đồng thời đặt ra những thách thức hoàn toàn mới trong việc điều chỉnh phương pháp giảng dạy để phù hợp với công nghệ mới nhưng không bỏ qua những khía cạnh tích cực của phương pháp giảng dạy truyền thống.

Mạng xã hội đang gây áp lực lên ngôn ngữ, trong đó có tiếng Đức - 3

Tiếng Đức đang được nhiều trường học tại Việt Nam lựa chọn (Ảnh: Mỹ Hà).

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS Lương Ngọc Minh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội, cho biết tiếng Đức là một trong những ngôn ngữ phổ biến trên thế giới, được sử dụng rộng rãi tại các quốc gia châu Âu, là ngôn ngữ chính của Đức, Áo và Thụy Sĩ.

Trong những năm gần đây, nhu cầu học tiếng Đức ở Việt Nam và khu vực tăng lên đáng kể. Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất khu vực Đông Nam Á.

“Với việc mở cửa kinh tế và đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nhu cầu về học ngoại ngữ ngày càng tăng cao. Trong đó, tiếng Đức được xem là một trong những ngôn ngữ quan trọng và có tính toàn cầu cao, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế và thương mại.

Từ những nhu cầu đó, đã và đang tạo ra những cơ hội thuận lợi cho việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng trong việc giảng dạy và nghiên cứu tiếng Đức, đồng thời đặt ra những yêu cầu mới trong việc đào tạo đội ngũ giáo viên tiếng Đức có trình độ tốt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động”, TS Minh nói.

Tham dự hội thảo có 142 đại biểu đến từ các viện nghiên cứu và cơ sở giáo dục của 16 quốc gia và vùng lãnh thổ, tạo ra một diễn đàn học thuật quốc tế – nơi các nhà nghiên cứu, giảng viên và giáo viên tiếng Đức cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm quý báu và những kết quả nghiên cứu mới nhất.

Hội thảo tập trung thảo luận nhưng không giới hạn các vấn đề như: phương pháp giảng dạy ngoại ngữ truyền thống và hiện đại; công nghệ trong giảng dạy tiếng Đức là ngoại ngữ; ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ Đức; giảng dạy tiếng Đức định hướng nghề cho lao động nhập cư vào Đức và các nước nói tiếng Đức…



Nguồn: https://dantri.com.vn/giao-duc/mang-xa-hoi-dang-gay-ap-luc-len-ngon-ngu-trong-do-co-tieng-duc-20241004105435195.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Huế đấu giá khu đất thương mại dịch vụ hơn 1.800m2 ở vị trí đắc địa

(Dân trí) - Khu đất được đem ra đấu giá cho thuê để thực hiện đầu tư dự án khu thương mại dịch vụ nằm tại vị trí mặt tiền tuyến đường trung tâm thành phố Huế. Ngày 13/11, Trung tâm Phát triển quỹ đất (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết đang phối hợp với Công ty Đấu giá hợp danh Tài chính và Giá cả Quảng Nam thực hiện quy trình đấu giá,...

Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ cảm xúc khi lần đầu đến với Bạch Long Vĩ

(Dân trí) - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên ông đến với Bạch Long Vĩ, một chuyến thăm mà cá nhân ông mong muốn từ lâu. Sáng 14/11, trong chương trình công tác tại Hải Phòng, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã ra thăm, khảo sát cuộc sống của cán bộ, nhân dân đang sinh sống, làm việc tại huyện đảo Bạch Long Vĩ. Phát biểu tại buổi làm...

Ngắm cao tốc Bến Lức – Long Thành nhánh Đông dài 7km sắp thông xe

(Dân trí) - Đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành từ nút giao quốc lộ 51 đến đường dẫn vào cảng lớn nhất tỉnh Đồng Nai dần thành hình, dự kiến thông xe vào tháng 12 tới. Đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành nhánh Đông dài 7km qua tỉnh Đồng Nai sẽ được đưa vào khai thác cuối năm nay. Đây là một trong hai đoạn tuyến của dự án sẽ được khai thác tạm thời trong...

Chính sách đối ngoại Mỹ sẽ đảo chiều khi ông Trump trở lại Nhà Trắng?

(Dân trí) - Việc Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng đã làm dấy lên suy đoán về khả năng đảo chiều chính sách đối ngoại của Mỹ trong 4 năm tới. Tổng thống đắc cử Donald Trump (Ảnh: Reuters). Chiến thắng của ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đã làm dấy lên lo ngại trong số những người ủng hộ định hướng chính sách đối ngoại hiện tại dưới...

Nội các trẻ hóa của Tổng thống đắc cử Donald Trump

(Dân trí) - Bộ máy chính quyền tương lai của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang dần hình thành với những gương mặt trẻ từ vị trí ngoại trưởng đến bộ trưởng quốc phòng. Hơn một tuần sau khi tái đắc cử, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang hoàn thiện dần nhân sự cho bộ máy chính quyền tương lai sẽ đi vào hoạt động từ ngày 20/1/2025. Một điểm chung cho hầu hết các ứng...

Bài đọc nhiều

Cơ hội cho học sinh, sinh viên sang Đức học tập và làm việc với thu nhập hàng ngàn Euro

Sáng 24/9, tại TP.Đà Nẵng đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa TP.Leipzig (CHLB Đức), trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam và Bệnh viện 199 (Bộ Công an).Theo đó, các bên đã...

Năm học mới của đổi mới và sáng tạo

Năm học của đổi mới và sáng tạoTới dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Nội vụ và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học...

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

‏ Mang ‘Trường học hạnh phúc’ tới với thầy và trò xứ Nghệ ‏

‏Dự án “Trường học hạnh phúc” năm học 2024 - 2025 đã chính thức được khởi động tại Trường Tiểu học Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Dự án hứa hẹn sẽ mang lại một môi trường học tập tốt hơn, tạo cơ hội giúp các em học sinh được phát triển toàn diện.‏ ...

Cùng chuyên mục

Năm 2025, thí sinh có cần thi năng lực để xét vào Trường ĐH Bách khoa TP.HCM?

Một trong 2 phương thức tuyển sinh chủ đạo của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM năm 2025 là xét tuyển kết hợp. Để xét tuyển phương thức này, thí sinh có cần tham dự kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia...

Thú vị với buổi học thực tế tại Nhà máy mì Acecook Việt Nam

Chiều 13-11, gần 50 học sinh Trường THPT Võ Văn Kiệt (quận 8, TP.HCM) đến tham quan và học tập thực tế tại Nhà máy mì Acecook Việt Nam. Học sinh Trường THPT Võ...

Cách mạng về tinh gọn bộ máy

Tinh gọn bộ máy là công việc cấp thiết, không chỉ mang tính cải cách hành chính, quan trọng hơn cả, đó là một chiến lược, quyết định đến sự phát triển đất nước.

Học sinh đặt nguyện vọng vào trường đại học nào?

Theo ông Lê Huy Hoàng - Chủ biên Chương trình GDPT 2018 môn Công nghệ, Tổng Chủ biên sách giáo khoa môn Công nghệ, Bộ sách Kết nối tri thức, học sinh muốn học đại học, cao đẳng các ngành, lĩnh vực về kỹ thuật, công nghệ thì rất cần lựa chọn học và thi môn Công nghệ. ...

Người cha ôm ảnh con trai nhận giải thưởng viết về người thầy nhân ngày 20/11

Anh Thái Đặng Nhật Tân (ở Đồng Nai) là người được trao giải ba trong cuộc thi viết "Người thầy kính yêu” do báo Người lao động tổ chức, với bài viết “Miệt mài gieo yêu thương”.Một tháng trước, khi đang là sinh viên năm cuối trường Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM, anh Tân qua đời do đột quỵ.Cầm di ảnh Tân lên nhận giải, ông Thái Văn Mùi xúc động chia sẻ về người con...

Mới nhất

Siêu trăng cuối cùng của năm 2024 có gì đáng xem?

Ngày 15/11, người đam mê thiên văn và nhiếp ảnh toàn cầu sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng siêu trăng cuối cùng của năm 2024 - trăng hải ly. Đây là siêu trăng thứ 4 liên tiếp kể từ tháng 8. Trước đó, chúng ta đã đón trăng cá tầm, trăng thu hoạch, trăng thợ săn và...

Trung tâm Phụ nữ và Phát triển mở rộng kết nối đối tác Hàn Quốc tăng cường hỗ trợ phụ nữ 2 nước

Từ ngày 28/10 đến 2/11/2024, đoàn công tác của Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (thuộc TƯ...

Đức “tuyệt tình” với khí đốt Nga; Moscow sẵn sàng bán hàng cho châu Âu nhưng phải được Kiev nhất trí

Ngày 14/11, tờ Financial Times đưa tin, Đức đã ra chỉ thị yêu cầu các cảng khí đốt do nhà nước quản lý không được tiếp nhận bất kỳ lô khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) nào có nguồn gốc từ Nga.

Ukraine bị “gậy ông, đập lưng ông” ở Kurakhove

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 14/11/2024: Ukraine bị 'gậy ông, đập lưng ông' ở Kurakhove khi cố gắng phá đập nước bên bờ sông Volchaya để gây ngập lụt. Các đơn vị của Lực lượng Vũ trang Ukraine (AFU) đã bị ngập lụt quét sạch khỏi một số khu vực tại Kurakhove, Donetsk sau khi...

Giá xăng dầu quay đầu giảm

Giá xăng dầu hôm nay, từ 15h ngày 14/11. Theo đó, mỗi lít xăng E5 RON 92 giảm 292 đồng/lít, xăng RON 95 giảm 247 đồng/lít; giá dầu cũng điều chỉnh giảm. Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh hôm nay (14/11). Thời gian...

Mới nhất