Trang chủNewsNhân quyềnTiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương...

Tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước để hoàn thiện Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)


Tham dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Thứ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ GT&VT Lê Anh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Cao Huy, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng…

z4184038424139_3b91ac12a83484bc60609b0b7d97776d.jpg
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ghi nhận hồ sơ dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) được chuẩn bị công phu, có trách nhiệm cao

Sửa đổi Luật Tài nguyên nước để cập nhật, thể chế quan điểm của Đảng và Nhà nước về quản lý bảo vệ tài nguyên nước

Trình bày Tờ trình dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Thứ trưởng Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết, qua hơn 10 năm thực hiện, Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của toàn xã hội về bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước. Tài nguyên nước được quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững hơn, mang lại nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, một số quy định của Luật 2012 còn giao thoa, chồng chéo với các luật khác dẫn đến khó thực hiện hoặc lãng phí nguồn lực. Đồng thời, thiếu khung pháp lý cho an ninh nguồn nước; thiếu quy định cụ thể liên quan đến điều hòa, phân bổ nguồn nước, giám sát chặt chẽ các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước…

150320230317-z4184115735947_9effc6b0438348a74d8e64c6afdca0e2.jpg
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu tiếp thu, giải trình làm rõ một số nội dung liên quan đến dự án Luật Tài nguyên nước ( sửa đổi)

Bên cạnh đó, việc thi hành pháp luật về tài nguyên nước ở một số nơi còn chưa nghiêm và việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm chưa được thực hiện tốt; các cơ chế tài chính, chế tài, công cụ kiểm soát, giám sát chưa hiệu quả; các cơ chế hợp tác, giải quyết các vấn đề nước xuyên biên giới còn chưa đồng bộ; sự phối hợp chưa đồng bộ, hiệu quả giữa các cấp, các ngành cũng là một vấn đề lớn cần giải quyết…

Cũng theo Thứ trưởng Lê Công Thành, sau khi Luật Tài nguyên nước có hiệu lực, nhiều chủ trương, chính sách mới của Đảng và nhà nước liên quan đến quản lý, bảo vệ tài nguyên, trong đó có tài nguyên nước. “Do đó, cần thiết phải cập nhật, thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước. Trong đó, cần nghiên cứu, sửa đổi ban hành Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) theo hướng bổ sung, hoàn thiện các chính sách đã ban hành và nghiên cứu tích hợp các quy định về quản lý nước trong một bộ luật về nước để quản lý, kiểm soát, điều tiết toàn diện các vấn đề về nước trên cơ sở thống nhất quản lý về tài nguyên nước”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Mục đích sửa đổi Luật Tài nguyên nước nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, bảo đảm minh bạch để có khả năng khai thác tối đa nguồn lực tài nguyên, phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả; bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia; chú trọng phòng ngừa, kiểm soát và phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm; phân định rõ trách nhiệm quản lý nguồn nước và trách nhiệm quản lý công trình khai thác nước cả trung ương và địa phương khắc phục các chồng chéo, xung đột pháp luật.

Đồng thời, hướng tới quản lý tài nguyên nước trên nền tảng công nghệ số, thống nhất về cơ sở dữ liệu, xây dựng bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định theo thời gian thực, giảm thiểu nhân lực quản lý, vận hành, chi phí đầu tư của nhà nước; giảm điều kiện kinh doanh cho tổ chức, cá nhân. Chuyển dần từ quản lý bằng công cụ hành chính sang quản lý bằng công cụ kinh tế thông qua các chính sách về: giá nước, thuế, phí, lệ phí, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; đẩy mạnh xã hội hoá.

150320230224-z4183831575995_6ea8e026c4937ab414f95d561ffb6adc.jpg
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành trình bày Tờ trình dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Về quá trình xây dựng Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Thứ trưởng Lê Công Thành cho biết, được thực hiện theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Bên cạnh việc tổ chức lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định, nhằm có đầy đủ cơ sở khoa học, thực tiễn, cơ quan chủ trì soạn thảo đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, tọa đàm để lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội, các chuyên gia, các tổ chức quốc tế, nhà khoa học trong và ngoài nước. Ngày 30/12/2022, Bộ Tư pháp có ý kiến thẩm định dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), cơ quan chủ trì soạn thảo đã chỉnh sửa, bổ sung trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Bộ Tư pháp.

Ngày 02/02/2023, Chính phủ đã họp cho ý kiến về dự án luật và thông qua tại Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 09/02/2023. Trên cơ sở ý kiến của các Thành viên Chính phủ, cơ quan chủ trì soạn thảo đã báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến Thành viên Chính phủ và hoàn thiện dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Thứ trưởng Lê Công Thành cho biết, Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) gồm 88 điều và được bố cục thành 10 chương. So với Luật 2012, dự thảo Luật không tăng về số chương (trong đó giữ nguyên 10 điều; sửa đổi, bổ sung 62 điều; bổ sung mới 16 điều) và bãi bỏ 08 điều.

Tán thành sự cần thiết ban hành Luật Tài nguyên nước

Báo cáo thẩm tra sơ bộ Dự án Luật tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH, CN&MT) Lê Quang Huy cho biết, Thường trực Ủy ban KH, CN&MT tán thành sự cần thiết ban hành Luật Tài nguyên nước như Tờ trình số 37/TTr-CP của Chính phủ. Nội dung dự thảo Luật đã thể chế hóa được Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng tránh và giảm thiểu rủi ro thiên tai; các mục tiêu, nhiệm vụ trong 05 nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội (KH-XH) vùng trong cả nước, Kết luận số 36-KL/TW của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước.

Tuy nhiên, dự thảo Luật cần tập trung làm rõ hơn quan điểm về chủ động tích nước, trữ nước; điều tiết, bảo đảm đủ nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất; kiện toàn hệ thống tổ chức, bộ máy quản lý nguồn nước, bảo đảm thống nhất, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả từ Trung ương đến địa phương; và sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp; cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực sản xuất sử dụng nhiều nước; thực hiện các giải pháp tiết kiệm nước, tái sử dụng nước; ứng dụng KH&CN trong quản trị, phát triển tài nguyên nước.

Về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất với hệ thống pháp luật và điều ước quốc tế, tính khả thi của dự thảo Luật, Thường trực Ủy ban KH, CN&MT nhận định, nhìn chung các quy định trong dự thảo Luật đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập; bảo đảm tính khả thi. Tuy nhiên, vẫn có một số điều khoản cần rà soát, chỉnh sửa thêm.

Về nguyên tắc quản lý, bảo vệ, phát triển, khai thác, sử dụng TNN, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra (Điều 5), Thường trực Ủy ban KH, CN&MT cơ bản nhất trí với quy định của dự thảo Luật về nguyên tắc quản lý, bảo vệ, phát triển, khai thác, sử dụng TNN, phòng, chống và khắc phục hậu quả do nước gây ra.

Tuy nhiên, đề nghị Cơ quan soạn thảo cần rà soát thể hiện cô đọng, rõ nét hơn quan điểm quản lý tổng thể, thống nhất TNN, thuận theo tự nhiên nhưng có kiểm soát (theo lưu vực sông, theo trữ lượng, số lượng nước, có điều hòa, phân phối); phân định rõ trách nhiệm quản lý TNN chung với quản lý công trình khai thác, sử dụng nước; quan điểm quản trị TNN theo hệ thống, phát triển kinh tế nước, xã hội hóa ngành nước; phát triển, bảo vệ TNN, phòng chống tác hại do nước gây ra; đồng thời cần làm rõ vai trò, chức năng của tổ chức lưu vực sông, đặc biệt là chức năng điều phối, giám sát khai thác, sử dụng nước để nâng cao hiệu quả quản lý TNN.

Về công cụ kinh tế, chính sách, nguồn lực cho TNN (Chương VI), Thường trực Ủy ban KH, CN&MT thống nhất với việc bổ sung quy định liên quan đến cơ chế tài chính nhằm làm rõ giá trị kinh tế của TNN trong phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, đề nghị nghiên cứu bổ sung công cụ kinh tế, cơ chế tài chính liên quan đến phân bổ nguồn thu cho các đối tượng thụ hưởng từ hoạt động bảo vệ nguồn sinh thủy cho phù hợp; cần đối chiếu, rà soát quy định giá tính thuế TNN theo quy định của pháp luật về thuế, giá và mục đích sử dụng, điều kiện khai thác, đặc điểm kinh tế – xã hội của khu vực, lưu vực sông.

z4183956828793_392832a3dc526161ae6d823656a7ea6e.jpg
Các đại biểu cho ý kiến vào Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Cũng theo Chủ nhiệm Uỷ ban KH,CN&MT của Quốc hội qua nghiên cứu, xem xét hồ sơ dự án Luật TNN (sửa đổi), đối chiếu với quy định pháp luật, ý kiến tham gia thẩm tra, Thường trực Ủy ban KH, CN&MT của Quốc hội thấy rằng, hồ sơ dự án Luật được chuẩn bị tương đối công phu, bảo đảm chất lượng; thành phần hồ sơ, thời hạn gửi hồ sơ dự án Luật đã tuân thủ nghiêm túc; đủ điều kiện trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023).

Tại phiên thảo luận, các đại biểu cơ bản đánh giá, dự án Luật đã được chuẩn bị nghiêm túc, công phu, tương đối toàn diện và hoàn chỉnh và tán thành việc sửa đổi Luật Tài nguyên nước, đồng thời đề nghị tiếp tục nghiên cứu, thể chể các chủ trương của Đảng; rà soát các Luật có liên quan.

Phát biểu tại Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ tán hành với báo cáo thẩm tra sơ bộ và ghi nhận hồ sơ dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) được chuẩn bị công phu, có trách nhiệm cao, bám sát các nhóm chính sách sửa đổi Luật được Quốc hội thông qua. Mặc dù đây là lần đầu tiên cho ý kiến về dự án Luật này nhưng với tinh thần từ sớm, từ xa dự án Luật đã được chuẩn bị một cách kĩ lưỡng.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị cần phải tiếp tục rà soát dự thảo Luật để khắc phục tối đa các chồng chéo, xung đột pháp luật, đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật. Chủ tịch Quốc hội đề nghị nghiên cứu bổ sung thêm chính sách về mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về tài nguyên nước tại Điều 6 để tương thích và thống nhất với Công ước quốc tế về sử dụng các nguồn nước liên quốc gia và Luật Bảo vệ môi trường. Đồng thời, tiếp tục rà soát đối chiếu với các quy định của Luật Thủy lợi.

Bên cạnh đó, cần xem xét bổ sung và giải thích một số thuật ngữ được sử dụng xuyên suốt cả dự án luật như “phát triển tài nguyên nước”, “phục hồi nguồn nước”, “bổ sung nước nhân tạo”, “tích trữ nước”, “quy hoạch tổng thể điều tra tài nguyên nước”, “quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh”, “cơ sở về hạ tầng tài nguyên nước”; lưu ý sử dụng thống nhất các thuật ngữ như về an ninh nguồn nước hay an ninh tài nguyên nước.

Nêu rõ trong tổng số 88 điều của dự thảo Luật có đến 33 điều giao cho Chính phủ quy định chi tiết, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan cố gắng rà soát để nội dung nào có thể quy định chi tiết ngay trong Luật thì quy định.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng các quy định mà ở trong phần điều hòa, phân phối tài nguyên nước vẫn chủ yếu tập trung vào các các quy hoạch khai thác. Trong khi duy trì khai thác nước dưới đất cần có các điều khoản để bảo vệ việc bổ sung tự nhiên nguồn nước dưới mặt đất, thu nước mưa trên bề mặt hạn chế bê tông hóa hoàn toàn bề mặt. Về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần cố gắng có những quy định để có cạnh tranh, vai trò các thành phần kinh tế trong khai thác và trong sử dụng người tài nguyên nước và theo thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Về sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, Chủ tịch Quốc hội đề nghị là nên cân nhắc bổ sung quy định về tái sử dụng nước trong dự thảo và các khái niệm như về tái sử dụng nước, cải tạo nước và tuần hoàn nước…

150320231224-150320230929-pct-hai5(1).jpg
Quang cảnh buổi làm việc 

Đánh giá cao quá trình chuẩn bị của cơ quan soạn thảo cũng như cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Tài nguyên nước, đồng thời cho biết hồ sơ dự án Luật đã đảm bảo đúng theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các quy định pháp luật. Cho rằng, Luật Tài nguyên nước có liên quan đến 11 luật khác, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ đây là luật khung hay luật chi tiết để có phương án sửa đổi bổ sung phù hợp, đồng thời bày tỏ quan điểm nên xác định Luật Tài nguyên nước là luật chi tiết, hạn chế các điều khoản giao Chính phủ quy định chi tiết.

Thay mặt Chính phủ và Bộ TN&MT (cơ quan soạn thảo), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà bày tỏ sự cảm ơn tới các cơ quan của Quốc hội đã đồng hành, theo sát, góp ý trước nhiều ý kiến thẳng thắn, đúng đắn, xây dựng, giúp cơ quan soạn thảo hoàn thiện dự thảo Luật đảm bảo chất lượng và tiến độ đề ra.

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, khó khăn nhất của Luật Tài nguyên nước là phải quản lý tổng hợp, quản lý thống nhất, theo các thức tiếp cận là quản lý theo lưu vực. Tuy nhiên, với các tổ chức hiện hành thì rất khó để quản lý do quản lý theo lưu vực, thậm chí lưu vực xuyên biên giới nhưng chúng ta chưa có cơ quan quản lý hành chính theo lưu vực, theo vùng dẫn tới hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước.

Trong thời gian tới, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện các quy định về hệ thống quản lý tài nguyên nước, lấp đầy những lỗ hổng trong quản lý tài nguyên nước, các công trình thủy lợi… Về kết cấu, bố cục, cách thức sắp xếp nội dung trong dự thảo Luật, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho biết, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu đầy đủ ý kiến của Chủ tịch Quốc hội để đảm bảo văn bản pháp luật logic, rõ ràng, có tính hệ thống, minh bạch và khả thi.

Tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước

Kết luận nội dung Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao quá trình chuẩn bị của cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra, tuy nhiên, để đủ điều kiện trình Quốc hội, cần tiếp thu đầy đủ ý kiến của Chủ tịch Quốc hội, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Cụ thể, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể chế hóa Kết luận số 36 của Bộ Chính trị về đảm bảo an ninh nguồn nước, an toàn hồ đập; tiếp tục rà soát phạm vi, đối tượng điều chỉnh, các quy định về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước trong các luật khác để sửa đổi, bổ sung Luật Tài nguyên nước có đầy đủ các quy định về quản lý, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, kiểm soát điều tiết toàn diện các vấn đề về nước; cần bao quát cả 3 loại nước: nước mặn, nước lợ, nước ngọt.

150320230318-z4184115962110_8a8900a3f19b7829456dcf5ea5f89c23.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải kết luận nội dung UBTVQH cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Bên cạnh đó, cần rà soát các quy định về điều tra cơ bản, chiến lược quy hoạch tài nguyên nước để đảm bảo phù hợp với thực tiễn, thống nhất với các luật khác, quy định cụ thể hơn về trình tự, thủ tục lập, thẩm định, ban hành, điều chỉnh danh mục lưu vực sông, danh mục nguồn nước; đảm bảo đồng bộ với quy hoạch phòng, chống thiên tai, quy hoạch thủy điện, quy hoạch cấp nước…

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo Ban soạn thảo, các cơ quan hữu quan nghiên cứu tiếp thu các ý kiến của UBTVQH, ý kiến cơ quan thẩm tra để hoàn chỉnh hồ sơ Dự án Luật; Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường hoàn chỉnh báo cáo thẩm tra để trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 tới đây.



Nguồn

Cùng chủ đề

Nghiện thuốc lá 30 năm, đi khám phát hiện mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Theo chia sẻ của ông Thắng, ông nghiện thuốc lá nhiều năm nay, đã vài lần cai nhưng không thành công. Khi hút lại, ông hút nhiều hơn, mỗi ngày 1 bao thuốc. Vợ ông cách đây 5 tháng ho nhiều, sốt, đi khám được xác định viêm phổi. Bác sĩ khuyến cáo ông cai thuốc không những...

Thoải mái mọi lúc mọi nơi với áo phông năng động

Sự kết hợp giữa áo phông trắng và váy ngắn mang lại vẻ ngoài cá tính nhưng vẫn...

Năng lượng sạch- nền tảng phát triển bền vững của tỉnh Long An

(ĐCSVN) - Trong khuôn khổ chuyến công tác xúc tiến và đầu tư tại Vương quốc Bỉ từ ngày 15/11 đến ngày 16/11, đoàn công tác tỉnh Long An do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Được dẫn đầu đã đến làm việc và nghiên cứu mô hình công nghệ năng lượng tại Tập đoàn John Cockerill. Đoàn đã làm việc với Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ, Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Bỉ và Liên minh...

Chuyên gia Trung Quốc ca ngợi bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm

(ĐCSVN) - Chuyên gia tin rằng trong kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam, văn hóa tiết kiệm sẽ tiếp tục lan tỏa trong toàn xã hội, và việc xây dựng mô hình xã hội tiết kiệm tiếp tục đạt được kết quả thực chất. Trả lời phóng viên TTXVN tại Trung Quốc về bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm được đăng tải gần đây, ông Lăng Đức Quyền (Ling Dequan), nhà nghiên cứu...

Hơn 4.000 thí sinh ở TP HCM tranh tài giải toán quốc tế

(NLĐO) - ELMO là cuộc thi Olympic toán học quốc tế được tổ chức hàng năm. Khi tham gia cuộc thi, học sinh Việt Nam sẽ thi đấu với hơn 60.000 thí sinh quốc tế. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1403/QĐ-TTg ngày 16/11/2024 thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả". ...

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại tỉnh Cà Mau

Chiều 16/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã đến dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở phường 1, thành phố Cà Mau (Cà Mau). Nhân dịp này, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ghi...

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Rạng sáng 16/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20, tiến hành một số hoạt động song phương tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica. ...

Bộ TN&MT tiếp tục tập huấn về quy trình ban hành và kiểm tra văn bản pháp luật

Tiếp tục Chương trình Hội nghị lập Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 và theo dõi thi hành pháp luật của Bộ TN&MT, các đại biểu tham dự đã được tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về quy trình ban hành và kiểm tra văn bản pháp luật. ...

Chuẩn y ông Nguyễn Đức Trung giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đỗ Trọng Hưng đã công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y ông Nguyễn Đức Trung, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An nhiệm kỳ 2020 - 2025 và chỉ định tham gia Đảng ủy Quân khu 4 nhiệm kỳ 2020 - 2025. ...

Bài đọc nhiều

Hỗ trợ sinh kế, việc làm giúp phòng chống tái nghiện ma tuý ở Đà Nẵng

Có việc làm, thu nhập ổn định đã giúp nhiều người sau cai nghiện ma tuý ở Đà Nẵng tránh xa tệ nạn xã hội, trở thành người có ích cho gia đình và cộng đồng. Theo Sở LĐ-TB&XH TP Đà Nẵng, trong 6 tháng đầu năm, UBND các phường, xã đã lập hồ sơ cai nghiện tại gia đình, cộng đồng cho 34 người. Cơ sở xã hội Bầu Bàng tiếp nhận đưa vào cắt cơn nghiện, tổ chức...

Phụ nữ làm giàu từ đặc sản truyền thống của quê hương: Bí quyết vượt khó

Từ món ăn truyền thống của gia đình chồng, người phụ nữ Phú Thọ đã quyết định khởi nghiệp, thành công đưa món đặc sản thịt chua đến với các gia đình trên khắp đất nước. Khởi nghiệp từ 4 triệu đồng đến 9.000 điểm bán món ăn dân dã của quê hươngChia sẻ tại buổi trò chuyện về chủ đề "Hành trình khởi nghiệp - Ứng dụng nền tảng số 4.0" diễn ra vào ngày 15/11, các nữ doanh...

Bình Định: Những con đường mở lối thoát nghèo ở làng “nhiều không”

Ở huyện miền núi Vân Canh (Bình Định) có có 2 ngôi làng xa xôi cách trở, không đường, không điện, không trạm y tế… cuộc sống người dân vô cùng khó khăn. Với quyết tâm rút ngắn khoảng cách giữa miền núi với miền xuôi, tỉnh Bình Định đã đầu tư xây dựng, mở đường đến 2 làng. Đường đi lại thuận tiện đã hiện thực hoá ước mơ từ bao đời của người dân, đồng thời mở...

Brazil ra mắt Liên minh toàn cầu chống đói nghèo, đặt mục tiêu giúp đỡ 500 triệu người

Ngày 15/11, Brazil đã chính thức ra mắt Liên minh toàn cầu chống đói nghèo trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Rio de Janeiro của nước này.

Lớp nghề đặc biệt giúp con em dân tộc thiểu số chăm sóc cây trồng

Huyện Cư Jút, Đắk Nông có lớp Kỹ thuật chăm sóc cây trồng, hi vọng làm thay đổi thói quen canh tác, giúp con em nông dân, dân tộc thiếu số ứng dụng kỹ thuật mới, nâng cao năng suất cây trồng. Theo Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông, mỗi năm đã tổ chức khoảng 13 - 17 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó...

Cùng chuyên mục

Đánh giá thực trạng và yếu tố thúc đẩy dịch chuyển qua biên giới giữa Việt Nam và Campuchia

Ngày 15/11, tại Hà Nội, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo trao đổi về đánh giá thực trạng và yếu tố thúc đẩy dịch chuyển qua biên giới giữa Việt Nam và Campuchia.

Phụ nữ làm giàu từ đặc sản truyền thống của quê hương: Bí quyết vượt khó

Từ món ăn truyền thống của gia đình chồng, người phụ nữ Phú Thọ đã quyết định khởi nghiệp, thành công đưa món đặc sản thịt chua đến với các gia đình trên khắp đất nước. Khởi nghiệp từ 4 triệu đồng đến 9.000 điểm bán món ăn dân dã của quê hươngChia sẻ tại buổi trò chuyện về chủ đề "Hành trình khởi nghiệp - Ứng dụng nền tảng số 4.0" diễn ra vào ngày 15/11, các nữ doanh...

Lần đầu tiên trong lịch sử, phụ nữ của đất nước được hiến pháp bảo vệ quyền lợi

Ngày 15/11 (giờ địa phương), Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum đã ký sắc lệnh phê chuẩn dự thảo cải cách hiến pháp về bình đẳng giới sau khi được Nghị viện và 26 cơ quan lập pháp địa phương thông qua.

Brazil ra mắt Liên minh toàn cầu chống đói nghèo, đặt mục tiêu giúp đỡ 500 triệu người

Ngày 15/11, Brazil đã chính thức ra mắt Liên minh toàn cầu chống đói nghèo trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Rio de Janeiro của nước này.

Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ định kiến giới

Từng bước thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ định kiến giới, bạo lực trên cơ sở giới, và xóa bỏ những tập tục văn hóa có hại cho phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. Trong dịp này Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh Đắk Lắk đã trao vốn đồng hành cùng phụ nữ biên cương cho 13 phụ nữ nghèo của huyện biên giới Ea Súp với tổng...

Mới nhất

Truy tìm tài xế ‘taxi dù’ xịt hơi cay vào mặt hành khách ở Đà Lạt

Tài xế "taxi dù" ở TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) xịt hơi cay tấn công khiến 2 hành khách nhập viện sau khi xảy ra mâu thuẫn. Hôm nay (ngày 16/11), Sở GTVT tỉnh Lâm Đồng phối hợp Công an TP Đà Lạt truy tìm tài xế xe "taxi dù" xịt hơi cay vào 2 hành khách khiến họ...

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản của nền ‘văn hóa Hòa Bình’

Tiêu biểu của nền “văn hóa xứ Mường Hòa Bình”Phát biểu chỉ đạo và trao Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành (huyện Lạc Sơn) cho tỉnh Hoà Bình, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho biết, Di tích khảo cổ Hang xóm Trại (xã Tân Lập) và...

Người Cơ Tu 2 thôn Tà Lang và Giàn Bí phát huy tinh thần đoàn kết

Đồng bào Cơ Tu ở 2 thôn Tà Lang, Giàn Bí của xã miền núi Hòa Bắc, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) phát huy tốt tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, thể hiện được trách nhiệm, tấm lòng, niềm tin với Đảng, Nhà nước. ...

Hai vị khách treo cờ Việt Nam tại Paris thăm trẻ mồ côi, khuyết tật: ‘Rất thương các em’

Chiều 16-11, hai người treo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Paris đã đến thăm, tặng quà Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp người khuyết tật và trẻ mồ côi tại huyện Hóc Môn, TP.HCM. ...

Mới nhất