Trang chủNewsThời sựNinh Thuận đẩy mạnh hỗ trợ sản xuất vùng đồng bào DTTS

Ninh Thuận đẩy mạnh hỗ trợ sản xuất vùng đồng bào DTTS


Dự án trồng điều theo chuỗi giá trị đang được người dân Ninh Sơn tập trung để phát triển kinh tế.
Dự án trồng điều theo chuỗi giá trị đang được người dân Ninh Sơn tập trung để phát triển kinh tế.

Tạo sinh kế lâu dài

Từng là một trong những hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, cuối năm 2023, cùng 150 hộ dân ở xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn, anh Ma Nhông Hải, ở thôn Tà Nôi được tham gia Dự án trồng điều – Dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với tiêu thụ sản phẩm điều hữu cơ giai đoạn 2023 – 2024 của địa phương.

Trong thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận sẽ tiếp tục hướng dẫn người dân sử dụng hiệu quả nguồn vốn được Nhà nước hỗ trợ từ đó tăng thu nhập, nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và lồng ghép các chương trình, các dự án đầu tư phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao toàn diện đời sống đồng bào DTTS và miền núi.

Bà Pi Năng Thị Thủy Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận

“Từ khi được chính quyền hỗ trợ tham gia dự án liên kết trồng điều, tôi được Công ty Nông nghiệp Truecoop Eco cấp phát cây giống, hướng dẫn kỹ thuật canh tác và bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch, nên rất yên tâm sản xuất” – anh Hải chia sẻ.

Để cải thiện đời sống và thúc đẩy phát triển kinh tế, huyện Ninh Sơn đã tập trung nguồn lực đầu tư cho xã Ma Nới, nhất là công tác giảm nghèo. Theo đó, huyện đã triển khai thực hiện 3 dự án: Nuôi bò cái sinh sản; Phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với tiêu thụ sản phẩm điều hữu cơ giai đoạn 2023 – 2024 và Dự án hỗ trợ sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị chăn nuôi bò cái sinh sản tại thôn Hà Dài, với tổng nguồn vốn sự nghiệp trên 3,1 tỷ đồng để giúp đồng bào DTTS phát triển sinh kế. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã Ma Nới giảm còn 8,14%, cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống người dân được đầu tư, nâng cấp, thu nhập đồng bào được cải thiện.

Ở huyện Ninh Sơn, cùng với dự án trồng điều ở xã Ma Nới, các dự án khác như trồng táo, bắp theo chuỗi giá trị ở xã Mỹ Sơn, liên kết nuôi bò sinh sản ở các xã Hòa Sơn, Nhơn Sơn… đã và đang phát huy hiệu quả tích cực, góp phần cải thiện, nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS.

Táo là một trong những cây trồng chủ lực ở huyện Ninh Sơn (Ảnh minh họa).
Táo là một trong những cây trồng chủ lực ở huyện Ninh Sơn (Ảnh minh họa).

Điển hình như ở xã Mỹ Sơn, được hỗ trợ sản xuất để trồng táo xanh – loại quả đặc sản của Ninh Thuận, anh Chướng Xây Bẩu, ở thôn Nha Húi vui lắm. Anh chia sẻ: Tôi và nhiều hộ dân trong thôn được Nhà nước hỗ trợ kinh phí nhà màng, hệ thống tưới nước tiết kiệm và cung ứng giống, phân bón, hướng dẫn kỹ thuật, áp dụng theo quy trình sản xuất để thực hiện liên kết trồng táo.

“Quả táo được doanh nghiệp thu mua với giá ổn định, nên gia đình yên tâm sản xuất. Thu nhập từ cây táo giúp gia đình tôi có điều kiện sửa sang nhà cửa, mua sắm các trang thiết bị phục vụ sản xuất và đời sống” – anh Bẩu cho biết.

Triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719, tận dụng lợi thế về diện tích đồng cỏ rộng, chính quyền huyện Bác Ái đã động viên bà con phát triển mô hình chăn nuôi bò. Được chính quyền địa phương tạo điều kiện hỗ trợ vay vốn, hướng dẫn chuyển đổi mô hình sản xuất cho phù hợp, nhiều gia đình đã chí thú làm ăn, có cuộc sống tươm tất hơn trước.

Anh K’tơ Phân, Trưởng thôn Tà Lú 3, xã Phước Đại cho biết, toàn thôn hiện có trên 95% hộ đồng bào Raglai có thu nhập ổn định nhờ chăn nuôi bò. Nhà nào nhiều thì có đến hơn 50 con, gia đình nào ít cũng phải 10 – 20 con.

Trước đây gia đình anh K’tơ Suối cùng thôn Tà Lú 3 cũng làm nương rẫy nhưng việc trồng lúa, hoa màu không đủ nuôi gia đình, nhất là khi hạn hán, dịch bệnh. Được chính quyền địa phương hướng dẫn và hỗ trợ vay vốn, gia đình anh Suối thay đổi mô hình sản xuất chuyển sang trồng cây mỳ và nuôi bò. Theo chia sẻ của anh Suối, từ khi trồng mỳ, trồng bắp, nuôi thêm heo, bò, gia đình anh đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, đủ tiền trả vay nợ và còn có vốn để tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất.

Hay như trường hợp của gia đình anh Pi Năng Quốc, thôn Đá Ba Cái, xã Phước Thành trước kia cũng từng chăn nuôi bò với số lượng nhỏ theo hướng tự phát, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên năng suất không mấy hiệu quả. Sau khi được hỗ trợ về nguồn vốn, kiến thức chăn nuôi, xây dựng chuồng trại và phòng dịch, gia đình anh có 5 – 7 con bò, mỗi năm bán ra 2 lứa bò lấy thịt thu lãi trên 35 triệu đồng.

Ở cùng thôn với gia đình anh Quốc, gia đình ông Pi Năng Cung trước đây cũng chỉ biết dựa vào nương rẫy, thu nhập bấp bênh, nhiều lúc mất mùa, dịch bệnh. Nay gia đình ông Cung được chính quyền địa phương động viên và hỗ trợ vốn để nuôi bò thịt. Ban đầu, ông Cung chỉ nuôi 2 con bò, sau đó bán bò và tích lũy vốn tái đầu tư tăng số lượng đàn bò. Bên cạnh việc sản xuất, mô hình nuôi bò thịt đã giúp gia đình ông có thêm thu nhập ổn định hơn 30 triệu đồng mỗi năm.

Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc kiểm tra mô hình hỗ trợ vật nuôi theo Chương trình MTQG 1719 ở huyện Bác Ái.
Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc kiểm tra mô hình hỗ trợ vật nuôi theo Chương trình MTQG 1719 ở huyện Bác Ái.

Nâng cao toàn diện đời sống đồng bào DTTS

Đánh giá về các nội dung của Chương trình MTQG 1719 đang được thực hiện tại địa phương, bà Pi Năng Thị Thủy – Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận cho biết, trong những năm qua, tỉnh đã tích cực triển khai các Dự án, tiểu dự án về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS nhằm xóa đói, giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm… Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được nâng cao, công tác chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo cũng có những chuyển biến tích cực.

Đặc biệt, thời gian qua, tỉnh Ninh Thuận đã triển khai Nghị quyết số 48 về phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 về việc giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; bố trí, sắp xếp ổn định dân cư. Đến nay, đã đạt được những kết quả nhất định. Từ đó, giúp cho bà con sớm có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện đời sống.

“Trong thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận sẽ tiếp tục hướng dẫn người dân sử dụng hiệu quả nguồn vốn được Nhà nước hỗ trợ từ đó tăng thu nhập, nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và lồng ghép các chương trình, các dự án đầu tư phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao toàn diện đời sống đồng bào DTTS và miền núi” – bà Pi Năng Thị Thủy nhấn mạnh.

Để thực hiện hiệu quả chính sách, từng bước chăm lo đời sống Nhân dân, UBND tỉnh Ninh Thuận đã chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, khắc phục những tồn tại, hạn chế khi thực hiện. Đến nay, việc giải ngân vốn các chương trình MTQG trên địa bàn Ninh Thuận đạt trên 37% kế hoạch. Kết quả này góp phần quan trọng phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và có tác động tích cực đến đời sống của người dân, đặc biệt là ở khu vực các xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Hiệu quả từ Chương trình MTQG 1719 ở Đắk Nông





Nguồn: https://baodantoc.vn/ninh-thuan-day-manh-ho-tro-san-xuat-vung-dong-bao-dtts-1727868619909.htm

Cùng chủ đề

Cuộc thi Lan tỏa năng lượng tích cực 2024: ‘Gieo chữ’ cho học sinh nghèo

Gần 22 năm nay, lớp học tình thương dành cho trẻ em tại huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận luôn ê a tiếng đánh vần vào mỗi buổi chiều tối. Nhờ đó, nhiều em học sinh ở vùng sâu, vùng xa đã biết đọc, biết viết.   Cuộc thi Lan tỏa năng lượng tích cực 2024 "Gieo chữ" cho học sinh nghèo Khác với những lớp học chính quy, tại lớp học tình thương ở chùa Long Cát, xã Công Hải (huyện...

Ninh Thuận chỉ còn 2 dự án chưa thực hiện xác định giá đất trong năm 2024

Ninh Thuận chỉ còn 2 dự án chưa thực hiện xác định giá đất trong năm 2024Trong 22 dự án, công trình, Ninh Thuận đã và đang thực hiện xác định giá đất 20 dự án. Kết quả thu tiền sử dụng đất tính đến tháng 9/2024 được gần 420 tỷ đồng. Khu bến cảng Cà Ná giai đoạn 1- Cảng biển tổng hợp Cà Ná nằm...

Mùa vàng từ những cánh đồng mẫu lớn ở Ninh Thuận

“Mô hình này có sự hỗ trợ từ nguồn vốn đặc thù của UBND tỉnh Ninh Thuận, với 35 triệu/ha; tương đương khoảng 1,7 tỷ đồng với một cánh đồng lớn 50ha. Ngoài ra, kết hợp với vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của huyện Bác Ái, sẽ xây dựng đồng bộ hệ thống đường giao thông và hệ thống kênh nội đồng. Địa phương xác định mô hình cánh đồng lớn là cơ...

Tưng bừng Lễ hội Katê ở Ninh Thuận và Bình Thuận

  Sáng 2/10 (nhằm ngày 1 tháng 7 Chăm lịch), hàng ngàn đồng bào Chăm và du khách thập phương tập trung về khu tháp Po Klong Garai, TP.Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận và tháp Po Sah Inư, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận để tham dự Lễ hội Katê năm 2024. Từ sáng sớm, các tuyến đường dẫn lên tháp Po Klong Garai đông nghẹt bà con đồng bào Chăm trong trang phục truyền thống. Các...

Bố trí 18 tỷ đồng sửa chữa quốc lộ 27B qua Ninh Thuận trong năm 2025

Theo Bộ GTVT, Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đơn Dương (Lâm Đồng) chú trọng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Từ các chương trình, dự án, ngành Nông nghiệp huyện đã xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả, từng bước được nhân rộng trong vùng đồng bào DTTS như: mô hình trồng rau, hoa trong nhà lưới, nhà kính với hệ thống tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt; mô hình ứng dụng công nghệ IOT trong nông nghiệp với bộ cảm biến vi khí hậu, giám sát độ ẩm, lượng nước thoát; phần mềm...

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông tham dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ...

Bắt đầu phiên khai mạc, sau việc thực hiện nghi thức chào cờ các đại biểu đã nghe Ban Tổ chức Đại hội, báo cáo kết quả làm việc của Phiên trù bị trước đó.Theo Ban Chỉ đạo Đại hội, qua Đại hội là dịp để đánh giá kết quả thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại biểu lần thứ III - năm 2019; phân tích những ưu điểm, hạn chế, xác định nguyên nhân, rút...

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống đồng bào DTTS

Đầu tư, hỗ trợ đúng và trúngVới sự đầu tư mạnh mẽ, trọng tâm, trọng điểm, trong những năm qua, vùng nông thôn của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày càng khởi sắc, đời sống bà con ngày càng được nâng cao. Tính đến tháng 6/2024, tất cả các xã của tỉnh đã đạt chuẩn nông thôn mới; 35 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu....

Thanh niên DTTS giao lưu sáng kiến truyền thông bình đẳng giới

Thông qua chương trình, những sáng kiến, cách làm hay trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho thanh niên, sinh viên DTTS về bình đẳng giới, xóa bỏ các tập tục lạc hậu, gìn giữ và phát huy những tập tục văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS sẽ được lan tỏa. Phát huy vai trò của thanh niên DTTS tiên phong thay đổi định kiến, khuôn mẫu giới Nguồn: https://baodantoc.vn/thanh-nien-dtts-giao-luu-sang-kien-truyen-thong-binh-dang-gioi-1727923208150.htm

Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Kim Bôi (Hòa Bình): Còn nhiều trăn trở (Bài 1)

Trao đổi về tình trạng này, ông Bùi Văn Hòa, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Kim Bôi cho hay, ảnh hưởng của phong tục tập quán và quan niệm lạc hậu trong hôn nhân; không có việc làm hoặc cần người để làm việc đang là những yếu tố góp phần làm tỷ lệ kết hôn sớm tăng. Trong khi đó, những phản ứng từ phía cộng đồng còn rất yếu ớt, hầu hết đều coi đây...

Bài đọc nhiều

Bộ TT&TT đề nghị dừng hoạt động Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam

Bộ TT&TT vừa có văn bản gửi Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam (cơ quan chủ quản của Tạp chí Môi trường và Đô thị) về việc dừng hoạt động Tạp chí Môi trường và đô thị Việt Nam. ...

Hà Nội phát động Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời, thúc đẩy văn hóa đọc

Với chủ đề thúc đẩy văn hóa đọc, Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 của Hà Nội sẽ có nhiều hoạt động như tổ chức hội sách, thành lập câu lạc bộ đọc sách, đổi mới thư viện trường học...   Sáng 2/10, tại Trường Trung học cơ sở Giảng Võ, quận Ba Đình, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tổ chức lễ phát động Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm...

Báo Hồng Kông lý giải vì sao du khách yêu thị trấn mù sương của Việt Nam

Từ ruộng bậc thang đến 'chợ tình', thị trấn mù sương Sa Pa ở Việt Nam mang đến cho du khách vẻ đẹp thiên nhiên và sự hòa nhập văn hóa, theo báo Hồng Kông SCMP.   Việt Nam là điểm đến nghỉ mát nổi tiếng của người Hồng Kông vì Hà Nội chỉ cách sân bay quốc tế Hồng Kông hai giờ bay. Nhưng không chri quanh quẩn ở thủ đô, có nhiều điểm hấp dẫn du khách Hồng Kông chẳng hạn...

Không phụ thuộc vốn vay nước ngoài, đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam có lợi thế gì?

Theo dự kiến, dự án xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam sẽ sử dụng 100% vốn đầu tư công, không phụ thuộc vào các nguồn vốn vay nước ngoài. Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Danh Huy, nguồn vốn đầu tư xây dựng đường sắt cao tốc đến từ việc cân đối chi tiêu, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, nguồn vốn góp các địa phương, nguồn vốn huy động có chi phí thấp,...

Thông tin mới về ‘siêu cảng’ Cần Giờ gần 130.000 tỷ đồng

TPO - Theo lộ trình được Chính phủ đặt ra, trong năm nay thẩm định, trình phê duyệt chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, năm 2025 tiến hành lựa chọn nhà đầu tư. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký văn bản số 746/TTg-CN về Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Để sớm tổ chức triển khai đầu tư xây dựng bến cảng, Phó Thủ tướng...

Cùng chuyên mục

Dự kiến khởi công đường sắt tốc độ cao vào năm 2027

(Dân trí) - Để triển khai hàng loạt tuyến đường bộ cao tốc và khởi công đường sắt tốc độ cao vào năm 2027, Bộ GTVT cho rằng năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, doanh nghiệp xây dựng đóng vai trò then chốt. Chiều 3/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với các doanh nghiệp xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia, nhằm lắng nghe ý kiến...

Thúc đẩy đào tạo nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản

Ngày 3/10, tại thành phố Huế, Ban Tuyên giáo Trung ương  phối hợp với Đại học Huế tổ chức Hội thảo khoa học “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đáp ứng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”. Hội thảo nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất quan điểm, mục tiêu, các giải pháp đột phá về đào tạo nguồn nhân lực chất...

Việt Nam sẽ có 3-5 đô thị có thương hiệu tầm khu vực và quốc tế

Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 đặt mục tiêu xây dựng được mạng lưới đô thị thông minh trung tâm cấp quốc gia và cấp vùng kết nối quốc tế, 3-5 đô thị có thương hiệu được công nhận tầm khu vực và quốc tế. Diện tích nhà ở tại đô thị đạt 32m2/người vào năm 2030 Hôm nay (3/10), Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị công bố quy hoạch...

Tích cực tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thi công các công trình trọng điểm quốc gia

NDO - Chiều 3/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với các doanh nghiệp xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Trần Hồng Hà và Hồ Đức Phớc; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; các hiệp hội, nhà thầu xây dựng.   Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc...

Hơn 32.000 tỷ đồng mở rộng cao tốc kết nối TPHCM – Trung Lương – Mỹ Thuận

Cao tốc TPHCM - Trung Lương - Mỹ Thuận dài 91km được đề xuất mở rộng với kinh phí hơn 32.000 tỷ đồng theo phương thức PPP, hợp đồng BOT với thời gian thu hoàn vốn 17 năm 4 tháng. Ban Quản lý dự án 7 thuộc Bộ Giao thông vừa có văn bản báo cáo UBND TPHCM về tình hình thực hiện dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc đoạn TPHCM - Trung Lương...

Mới nhất

NASA theo dõi tiểu hành tinh đến gần Trái Đất vào tháng 1/2025

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 2/10 thông báo, sẽ theo dõi đường đi của tiểu hành tinh 2025 PT5 trong bối cảnh tiểu hành tinh này được dự báo sẽ tiến sát Trái Đất vào tháng 1/2025. NASA sẽ sử dụng Radar hệ Mặt Trời Goldstone - một trong những hệ thống radar...

189 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024

Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn chuyển đổi số Quảng Bình có 11 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực Cục Công Thương địa phương đã ban hành Công văn số 986/CTĐP-TTCN về việc thông báo Quyết...

Đơn Dương (Lâm Đồng) chú trọng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Từ các chương trình, dự án, ngành Nông nghiệp huyện đã xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả, từng bước được nhân rộng trong vùng đồng bào DTTS như: mô hình trồng rau, hoa trong nhà lưới, nhà kính với hệ thống tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt; mô hình ứng dụng công nghệ...

Nên dùng dầu thực vật và mỡ động vật trong ăn uống hằng ngày như thế nào?

Dầu thực vật chứa nhiều acid béo chưa no (chưa bão hòa) và vitamin E, vitamin K. Chúng không chứa cholesterol. ...

Dự kiến khởi công đường sắt tốc độ cao vào năm 2027

(Dân trí) - Để triển khai hàng loạt tuyến đường bộ cao tốc và khởi công đường sắt tốc độ cao vào năm 2027, Bộ GTVT cho rằng năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, doanh nghiệp xây dựng đóng vai trò then chốt. Chiều 3/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực...

Mới nhất