Trang chủSự kiệnThủ đô Hà Nội cánh cửa giao lưu quốc tế

Thủ đô Hà Nội cánh cửa giao lưu quốc tế

GS, TS, NGND Vũ Dương Ninh
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội
 

Bài viết đăng tại : Kỷ yếu “Hội thảo 60 năm giải phóng Thủ đô thành tựu, thời cơ, thách thức và phát triển” tháng 10/2014, Thành ủy – HĐND – UBND – UBMTTQ thành phố Hà Nội.

Thăng Long – Kẻ Chợ

một trung tâm thương mại

Người nước ngoài và Thăng Long - Kẻ Chợ

Từ thế kỷ XVII – XVIII, Thăng Long đã trở thành một trung tâm thương mại, mở rộng cánh cửa đón nhận người nước ngoài đến từ các vùng xa xôi tận trời Tây. Sự có mặt của đông đảo thương nhân và các nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh cùng với những nhà buôn phương Đông như người Nhật, Trung Hoa, Java… làm cho nơi đây trở nên đông đúc, nhộn nhịp.

Đoạn mô tả sau đây của một thương nhân người Hà Lan sống ở Kẻ Chợ nửa cuối thế kỷ XVII cho thấy cảnh buôn bán sầm uất của Thăng Long thời đó: “Quy mô của Kẻ Chợ sánh ngang nhiều thành thị Châu Âu trong khi dân số của Kẻ Chợ lớn hơn nhiều, nhất là vào phiên chợ ngày mùng 1 và ngày 15 âm lịch hàng tháng khi người dân cùng với hàng hóa từ các làng ven đô đổ về đây nhiều không đếm xuể. Những con phố ngày thường vốn rộng rãi và quang đãng giờ đây trở nên chật chội đến nỗi chỉ nhích được 100 bước trong vòng 30 phút đã là tốt lắm rồi. Các loại hàng hóa khác nhau được quy định bán ở các con phố riêng, mỗi con phố gồm cư dân của một hay hai ba làng. Những người dân ở các con phố tổ chức bán hàng theo kiểu phường hội ở các thành thị châu Âu…”.

 ràng  Thăng Long đã mở cánh cửa giao lưu từ những thế kỷ trước, thực sự  vị thế một trung tâm thương mại, chính trị, kinh tế của cả nước cũng như trong khu vực Đông Á.

Giữa phố xá nhộn nhịp đã nổi lên thương điếm của người Anh “tọa lạc một cách yên bình ở phía bắc của thành phố và quay mặt ra sông” cũng như thương điếm của người Hà Lan “giáp thương điếm của người Anh ở mạn nam”.Rõ ràng là Thăng Long đã mở cánh cửa giao lưu từ những thế kỷ trước, thực sự có vị thế một trung tâm thương mại, chính trị, kinh tế của cả nước cũng như trong khu vực Đông Á. Người Kẻ Chợ đã nhanh chóng tiếp xúc khách lạ với lòng hòa hiếu và sự tế nhị theo nền nếp truyền thống của dân tộc.

 

Hà Nội

trong không khí hào hùng cách mạng và kháng chiến

Thủ đô Hà Nội được giải phóng là một trong những sự kiện lịch sử trọng đại  của Dân tộc Việt Nam.

 

Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, đánh chiếm Bắc Kỳ, chinh phục Hà Nội thì nơi đây, mặc dầu bộ mặt thành phố ít nhiều thay đổi với những công trình hiện đại nhưng quan hệ với bên ngoài hầu như bị khép mình với số phận một thành phố “nhượng địa” mà người nước ngoài ở đây chỉ có “ông Tây, bà đầm” thuộc tầng lớp cai trị. Trong Thế chiến thứ hai, người Nhật đến, chủ yếu cũng chỉ là đội quân phát xít.

Cách mạng tháng Tám 1945 thổi bùng lên một làn gió mới, Hà Nội được xác lập là Thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cả Hà Nội rợp trời cờ đỏ sao vàng khiến viên sĩ quan tình báo người Pháp J. Sainteny khi trở lại với âm mưu “tái chiếm Đông Dương” phải ngạc nhiên ghi lại những điều trông thấy sau ngày Tổng khởi nghĩa: “Trong khi máy bay bay lướt thấp trên vùng trời Hà Nội, chúng tôi nhìn thấy những chùm hoa lạ màu đỏ nở rộ rất nhanh trong thành phố như để đón chào chúng tôi. Máy bay xuống thấp hơn nữa, lúc đó chúng tôi mới phân biệt được đó là những lá cờ đỏ sao vàng. Chúng tôi nhìn nhau kinh ngạc, đây không phải là sự đón tiếp mà chúng tôi hy vọng từ đáy lòng!”. Đúng vậy, họ không biết rằng người Hà Nội chỉ sẵn sàng đón tiếp những người bạn mang đến hòa bình và hữu nghị.

Quân Pháp bắt đầu rút hỏi Hà Nội. (Ảnh: TTXVN)

Hà Nội năm 1945 – 1946, chưa bao giờ có người nước ngoài đông và nhiều thành phần phức tạp đến vậy, bạn thì ít mà những kẻ lăm le xâm chiếm nước ta thì nhiều. Lính phát xít Nhật tuy đã đầu hàng nhưng chưa rút hết về nước, quân Trung Hoa Dân quốc dưới danh nghĩa Đồng minh tràn vào phá phách hòng lật đổ chính quyền cách mạng, quân Pháp sau Hiệp định sơ bộ được đóng quân tại một số thành phố lớn, chủ yếu là Hà Nội. Nhân dân Hà Nội theo lời kêu gọi của Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bình tĩnh ứng xử với ngoại bang, hết sức tránh bị khiêu khích nhưng vẫn kiên cường chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống xâm lược. Đó là cách ứng xử văn minh nhưng không lùi bước, tế nhị mà rất kiên cường, tạo nên một nét mới trong văn hóa người Hà Nội giữa những ngày đầu cách mạng sục sôi.

Thế rồi, chiến tranh bùng nổ, tối 19/12/1946, “đúng 20 giờ, điện Hà Nội bị cúp trong khi tự vệ tấn công vào các khu vực của người Pháp tại nhiều điểm. Xe của Sainteny, trên đường rời nhà mình đến dinh Ủy viên Cộng hòa, bị trúng mìn, ông ta bị thương nặng”. Dành cho người đại diện nước Pháp thực dân một phát đạn, đó là câu trả lời đầu tiên của người Hà Nội đối với kẻ xâm lược. Và tiếp theo là hơn 60 ngày đêm chiến đấu kiên cường của Tự vệ Liên khu 1 Hà Nội. Cuộc chiến đấu anh dũng của Trung đoàn Thủ đô đã mở đầu cho cuộc kháng chiến trên phạm vi toàn quốc để rồi 8 năm sau, tháng 10 năm 1954, “năm cửa ô đón chào đoàn quân tiến về” giải phóng.

Hà Nội lại tưng bừng sống trong khí thế cách mạng tràn đầy. Ngay trong những ngày đầu tiên trở về Thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi: “Cả nước nhìn về Thủ đô ta. Thế giới nhìn vào Thủ đô ta. Tất cả chúng ta phải ra sức giữ gìn trật tự an ninh, làm cho Thủ đô ta bình yên, tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần”. Hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, nhân dân Thủ đô ra sức xây dựng Hà Nội thành một thành phố văn minh, trật tự, các khu công nghiệp lần lượt xuất hiện, các dẫy nhà lắp ghép dần dần được xây dựng. Công viên Thống nhất và đường Thanh niên là bài ca đầy hào hứng của hàng ngàn thanh niên, học sinh vào mỗi ngày chủ nhật “Lao động XHCN”. Các trường đại học mới thành lập, nổi lên là Đại học Tổng hợp, Đại học Bách khoa, Đại học Kinh tế, Đại học Nông Lâm, cùng Đại học Y Dược và Đại học Sư phạm từ kháng chiến trở về. Một đội ngũ trí thức mới được vun trồng cùng hàng chục ngàn học sinh phổ thông các cấp. Tuy vậy Hà Nội vẫn còn nghèo, cái nghèo trong sự trong sáng, trật tự và vươn tới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thân mật Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru thăm hữu nghị Việt Nam (17/10/1954) ngay khi Hà Nội vừa được giải phóng. (Ảnh: TTXVN)

Vị khách nước ngoài đầu tiên đến Hà Nội sau ngày Giải phóng là J. Nehru – Thủ tướng Cộng hòa Ấn Độ, đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban Quốc tế giám sát và kiểm soát đình chiến ở Đông Dương (theo Hiệp định Genève), ngay sau đó là Thủ tướng Liên bang Miến Điện U Nu. Nhân dân Hà Nội vui mừng tiếp đón những người bạn của Việt Nam, những chiến sĩ kiên cường của phong trào giải phóng dân tộc. Trong những năm tiếp theo, người Hà Nội luôn được đón chào các vị lãnh đạo, các chính khách và bạn bè đến từ các nước xã hội chủ nghĩa, từ châu Á, châu Phi và Mỹ la tinh.

Nhưng sau vừa đúng mười năm hòa bình xây dựng (1954 – 1964), Hà Nội lại bước vào cuộc chiến khốc liệt chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Một Hà Nội sơ tán có phần vắng vẻ nhưng vững vàng trong cuộc chiến không cân sức giữa mặt đất và bầu trời. Ngoài những người bạn mang đến tình cảm thân thương và tinh thần ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, Hà Nội còn đón nhận các vị khách không mời “từ trên trời rơi xuống”, trú ngụ tại “khách sạn Hilton Hà Nội”. Đó là những tên giặc lái bị bắn rơi nhưng người Hà Nội vẫn đàng hoàng đối xử trên tinh thần khoan dung, nhân đạo phù hợp với đạo lý truyền thống của dân tộc.

Hà Nội đã kiên cường trong những ngày khói lửa chiến tranh, quân dân Hà Nội đã vượt qua bao thách thức thù trong giặc ngoài, vững vàng vươn tới.

Chiến tranh kết thúc, miền nam được giải phóng, non sông liền một giải. Hà Nội trở thành Thủ đô của một quốc gia thống nhất – nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quan hệ quốc tế mở rộng, nhiều nước trên thế giới chính thức đặt nap là quan hệ ngoại giao, trong đó có đủ 5 nước ASEAN. Việt Nam được kết thành viên thứ 149 của Liên Hợp Quốc. Những thành tựu đó đã đưa nhiều vị khách nước ngoài tới Hà Nội, nhưng ngay sau đó, cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam và phía Bắc cùng chính sách cấm vận của các lực lượng thù địch lại gây ra nhiều khó khăn, cánh cửa đối ngoại một lần nữa khép lại.

Hà Nội đã kiên cường trong những ngày khói lửa chiến tranh, quân dân Hà Nội đã vượt qua bao thách thức thù trong giặc ngoài, vững vàng vươn tới. Tuyên dương những chiến công qua hai cuộc kháng chiến cứu nước, vào dịp kỷ niệm 45 năm ngày giải phóng Thủ đô, năm 1999 Hà Nội được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng, một Thủ đô anh hùng, một thành phố cách mạng.

 

Người Hà Nội

những đại sứ đối ngoại nhân dân

Gìn giữ nét văn minh, thanh lịch của người Hà Nội

Hình ảnh minh hoạ – Đài phát thanh Truyền Hình Hà Nội

 

Đường lối Đổi mới của Đảng đề ra từ Đại hội VI (1986) đã đưa đất nước thoát khỏi tình trạng bị bao vây, cô lập, bình thường hóa và thiết lập quan hệ với tất cả các nước lớn, mở rộng giao lưu kinh tế và văn hóa. Trong làn gió mới đó, Thủ đô Hà Nội đã thực sự trở thành một trung tâm giao lưu quốc tế của đất nước. Hà Nội hằng ngày đón tiếp nhiều người nước ngoài từ chính khách đến thương nhân, từ nhà hoạt động văn hóa, giáo dục đến khách du lịch, thể thao. Trong số đó, có người ở lại làm ăn, sinh sống lâu dài.

Từ ngày Đổi mới, Hà Nội xuất hiện trước thế giới như một thành phố năng động với sự đổi thay hằng ngày, một thành phố hiện đại nhưng vẫn lưu giữ nhiều nét xưa với khu phố cổ và Văn miếu Quốc tử giám cùng nhiều di tích lịch sử và văn hóa, một thành phố hữu nghị qua người dân thanh lịch và mến khách. Ghi nhận những nét nổi bật đó, năm 1999, Hà Nội được vinh danh là “Thành phố vì Hòa bình”, một phần thưởng cao quý của UNESCO; năm 2010, Ủy ban Di sản thế giới công nhận Trung tâm Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hóa thế giới đậm nét văn hóa truyền thống của người Việt và là trung tâm quyền lực liên tục qua các triều đại.

Du khách tham quan Văn Miếu – Quốc Tử Giám. (Ảnh: Hà Nam)

Hà Nội hôm nay phát triển theo đà chung của đất nước trong công cuộc Đổi mới, cánh cửa rộng mở đón nhận bạn bè từ khắp các châu lục, giao lưu trên nhiều lĩnh vực thương mại, đầu tư, tài chính, văn hóa, giáo dục, du lịch, thể thao… Khách càng đông, nhà càng vui nhưng để có sự giao lưu đẹp dẽ và hiệu quả, cũng nên thấy những góc khuất, làm cho khách chưa được hài lòng.

Hoạt động đối ngoại ngày nay không chỉ là công việc của các quan chức ngoại giao, không thu hẹp trong hội nghị hay bàn tiệc mà nó diễn ra trên đường phố với mọi người, mọi nơi và mọi lúc. Một nụ cười tươi, một lời nói lịch sự, một cử chỉ mến khách, một sự giúp đỡ nhiệt tình của người dân Hà Nội, từ anh lái taxi đến chị bán hàng, từ đồng chí cảnh sát giao thông đến các em học sinh quàng khăn đỏ, từ nhân viên thường trực công sở đến bác đạp xích lô…, tất cả đều mang lại cho khách (kể cả khách trong nước) một niềm vui, một ý nghĩ đẹp về con người Hà Nội ngàn năm văn hiến. Nhưng ngược lại hình ảnh của chúng ta sẽ xấu đi. Người viết bài này đã được hưởng một niềm vui và chịu một nỗi buồn xoay quanh sự giao tiếp của chúng ta với khách lạ.

Do vậy, vấn đề trước hết là làm sao để mỗi người dân Hà Nội nhận thức được trách nhiệm và vinh dự của người chủ nhà được tiếp những người khách từ phương xa tới. Sự chuẩn bị về nhận thức thông qua các hoạt động tuyên truyền trong các tổ chức dân phố, giáo dục trong các trường học, phổ biến trong cơ sở công đoàn thuộc các ngành nghề thường xuyên tiếp xúc với khách nước ngoài và cuối cùng là mở rộng ra mọi công dân của Thủ đô. Mở cuộc vận động truyền bá tinh thần đối ngoại đến nhân dân thành phố, trước hết ở các khu trung tâm, là điều rất cần thiết và có tính khả thi. Việc biên soạn những tài liệu đơn giản, thiết thực, với những báo cáo viên hấp dẫn sẽ nhanh chóng đưa sự hiểu biết về đối ngoại nhân dân vào đông đảo quần chúng Thủ đô và sẽ có hiệu quả trong thực tiễn.

Một nụ cười tươi, một lời nói lịch sự, một cử chỉ mến khách, một sự giúp đỡ nhiệt tình của người dân  Nội, từ anh lái taxi đến chị bán hàng, từ đồng chí cảnh sát giao thông đến các em học sinh quàng khăn đỏ, từ nhân viên thường trực công sở đến bác đạp xích lô…, tất cả đều mang lại cho khách (kể cả khách trong nước) một niềm vui, một ý nghĩ đẹp về con người  Nội ngàn năm văn hiến.

Thứ hai, mối quan hệ chỉ thiết thực khi chủ và khách có thể hiểu nhau, nói chuyện được với nhau, nghĩa là khi người Hà Nội có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, trước hết là tiếng Anh. Nên có những lớp học ngoại ngữ và sổ tay ngoại ngữ thông dụng cho từng ngành nghề, từng đối tượng. Chẳng hạn mở những lớp học riêng cho người lái xe taxi và xich lô du lịch, cho người bán hàng, cho nhân viên thường trực, cảnh sát giao thông… Mỗi người chỉ học những từ cơ bản và một số câu đối thoại có tính phổ thông liên quan đến ngành nghề, công việc của mình.

Với kinh nghiệm tổ chức thành công các lớp bình dân học vụ. bổ túc văn hóa trong những năm sau ngày giải phóng Thủ đô, chắc chắn Hà Nội có thể làm tốt việc này. Đương nhiên cần người biên soạn tài liệu đơn giản phù hợp với từng đối tượng, cần những thày cô giáo nhiệt tình và đúng chuẩn có thể chọn từ giảng viên và sinh viên tình nguyện ở các trường ngoại ngữ và những người giỏi về ngoại ngữ trong từng ngành nghề… Tạo thành phong trào và nuôi dưỡng phong trào, ngoại ngữ đem lại lợi ích thiết thân, chắc chắn mọi người sẽ hưởng ứng.

Du khách tới tham quan một di tích tại Hà Nội.

Thứ ba, mối quan hệ chỉ thực sự bền chặt khi chúng ta thể hiện một trình độ văn minh trong nếp sống và trong lao động mà ở đó, điều cần quan tâm đầu tiên là rèn luyện tính kỷ luật. Người nước ngoài nhanh chóng phát hiện tính thiếu kỷ luật trong giao thông đường phố, trong cách ứng xử nơi đông người, trong ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, trong bộ máy hành chính quan liêu. Những nhà đầu tư rất phiền lòng về người lao động vì thói quen không bảo đảm đúng giờ giấc, không tuân thủ đúng quy trình sản xuất và nhiều hành vi gian lận, nhũng nhiễu khác. Vượt qua những thói xấu để vươn lên thành người dân của một thành phố văn minh, một Thủ đô vì hòa bình không những nhận được cảm tình của người nước ngoài mà còn đóng góp thực sự vào việc xây dựng một Hà Nội giàu đẹp, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa theo hướng hiện đại của đất nước.

Hà Nội, với vị thế thành phố Thủ đô có nghĩa vụ làm trọn vai trò đại diện cho cả nước trong việc giao tiếp với nước ngoài. Phải làm sao để mỗi người dân Hà Nội trở thành một đại sứ trong hoạt động đối ngoại nhân dân, đem lại hình ảnh thân thương trong con mắt khách nước ngoài, khắc ghi một ấn tượng đẹp về đất nước và con người Việt Nam.

Ảnh: Báo HàNộiMới

Để kết luận, có lẽ không gì hơn là một lần nữa, nhắc lại lời dạy của Bác Hồ 60 năm về trước: “Cả nước nhìn về Thủ đô ta. Thế giới nhìn vào Thủ đô ta. Tất cả chúng ta phải ra sức giữ gìn trật tự an ninh, làm cho Thủ đô ta bình yên, tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần”. Lời nhắn nhủ đó mãi mãi khắc ghi vào tâm khảm của mỗi người con Hà Nội, cần được thể hiện trong hành động của mỗi công dân Thủ đô.

Trình bày: NGỌC DIỆP
Ảnh: Trung Hiếu, HanoiMoi, TTXVN

Nhandan.vn

Nguồn: https://special.nhandan.vn/Thu-do-Ha-Noi-canh-cua-giao-luu-quoc-te/index.html

Cùng chủ đề

Gặp mặt 33 phụ nữ tiêu biểu tham gia kháng chiến và tiếp quản Thủ đô

Ngày 3-10, tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh - Phủ Chủ tịch, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình gặp mặt phụ nữ tiêu biểu tham gia kháng chiến và tiếp quản Thủ đô nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Tới dự có Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Tôn Ngọc...

Tầm vóc của Ngày Giải phóng Thủ đô mãi là nguồn cổ vũ to lớn trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ, phát triển...

Tại cuộc gặp mặt tri ân đại biểu cựu chiến binh, cựu Công an nhân dân, cựu thanh niên xung phong và gia đình chính sách, người có công trực tiếp tham gia giải phóng Thủ đô trong kháng chiến chống Pháp, sáng 3-10, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã có bài phát biểu quan trọng. Qua đó khẳng định, cựu chiến binh, cựu Công an nhân dân,...

Gắn biển các công trình trường học chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô

Các công trình sẽ đáp ứng nhu cầu dạy và học, nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển dân trí cho nhân dân huyện Gia Lâm, khẳng định sự nỗ lực, trách nhiệm của hệ thống chính trị thành phố Hà Nội. Sáng 3/10, Huyện ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Gia Lâm tổ chức Lễ khánh thành, gắn biển công trình cấp thành phố, cấp huyện...

Sáng mãi truyền thống Thủ đô Anh hùng

Hơn 200 nhân chứng trực tiếp tham gia Giải phóng Thủ đô đã sống lại những thời khắc hào hùng của mùa thu lịch sử năm xưa trong cuộc gặp mặt tri ân các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang cán bộ lão thành cách mạng, các cựu chiến binh do thành phố Hà Nội tổ chức. Truyền thống ấy tiếp tục được phát huy để xây dựng Thủ đô văn minh, văn hiến, hiện...

Điều chỉnh thời gian hoạt động của phố đi bộ dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Để bảo đảm công tác tổ chức các sự kiện kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), UBND quận Hoàn Kiếm đã điều chỉnh thời gian hoạt động của các tuyến phố đi bộ trên địa bàn quận từ ngày 4 đến 6-10-2024. Không gian phố đi bộ của quận Hoàn Kiếm được điều chỉnh lại thời gian hoạt động để phục vụ cho việc tổ chức "Ngày hội văn hóa vì hòa bình". Ảnh:...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

NASA theo dõi tiểu hành tinh đến gần Trái Đất vào tháng 1/2025

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 2/10 thông báo, sẽ theo dõi đường đi của tiểu hành tinh 2025 PT5 trong bối cảnh tiểu hành tinh này được dự báo sẽ tiến sát Trái Đất vào tháng 1/2025. NASA sẽ sử dụng Radar hệ Mặt Trời Goldstone - một trong những hệ thống radar tiên tiến nhất hiện nay - để theo dõi hành trình của 2025 PT5 khi tiểu hành tinh này tiến...

Nên dùng dầu thực vật và mỡ động vật trong ăn uống hằng ngày như thế nào?

Dầu thực vật chứa nhiều acid béo chưa no (chưa bão hòa) và vitamin E, vitamin K. Chúng không chứa cholesterol. ...

Tích cực tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thi công các công trình trọng điểm quốc gia

NDO - Chiều 3/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với các doanh nghiệp xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Trần Hồng Hà và Hồ Đức Phớc; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; các hiệp hội, nhà thầu xây dựng.   Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc...

Sáng mãi truyền thống Thủ đô Anh hùng

Hơn 200 nhân chứng trực tiếp tham gia Giải phóng Thủ đô đã sống lại những thời khắc hào hùng của mùa thu lịch sử năm xưa trong cuộc gặp mặt tri ân các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang cán bộ lão thành cách mạng, các cựu chiến binh do thành phố Hà Nội tổ chức. Truyền thống ấy tiếp tục được phát huy để xây dựng Thủ đô văn minh, văn hiến, hiện...

Chủ động phòng các bệnh đường hô hấp trong thời điểm giao mùa

Ngày 30/9 tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Nậm Khánh, huyện Bắc Hà (Lào Cai) phát hiện có 13 ca bệnh cúm A. Ngày 1/10, tại Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên, qua giám sát cũng đã phát hiện 3 trường hợp dương tính với cúm A, 5 trường hợp dương tính với cúm B. Hiện tại, các ca bệnh đang được theo dõi, điều trị, cách...

Bài đọc nhiều

Văn phòng phẩm Hồng Hà – Bản giao hưởng dấu son 65 năm

Chương trình nghệ thuật đặc sắc mang chủ đề: “Hồng Hà - Bản giao hưởng dấu son 65 năm” ghi dấu chặng đường 65 năm xây dựng và phát triển của Công ty CP Văn phòng phẩm Hồng Hà. Chương trình diễn ra ngày 1/10/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, 40 Hàng Bài, Hà Nội. Tại lễ kỷ niệm, Văn phòng phẩm Hồng Hà cũng vinh dự được Bộ GD&ĐT trao tặng Bằng khen “Doanh nghiệp có nhiều đóng góp,...

Ông Trump cảnh báo “thảm họa toàn cầu” sau khi Iran tấn công tên lửa Israel

VOV.VN - Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 1/10 đã chỉ trích Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris vì cuộc tấn công tên lửa của Iran vào Israel, đồng thời cho rằng nếu bà Harris đắc cử vào tháng 11, điều đó sẽ dẫn đến sự hỗn loạn quy mô lớn trên thế giới.   "Tôi đã nói về Thế chiến III trong một thời gian dài và tôi không muốn đưa ra dự đoán bởi...

Hà Nội phát động Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời, thúc đẩy văn hóa đọc

Với chủ đề thúc đẩy văn hóa đọc, Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 của Hà Nội sẽ có nhiều hoạt động như tổ chức hội sách, thành lập câu lạc bộ đọc sách, đổi mới thư viện trường học...   Sáng 2/10, tại Trường Trung học cơ sở Giảng Võ, quận Ba Đình, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tổ chức lễ phát động Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm...

Báo Hồng Kông lý giải vì sao du khách yêu thị trấn mù sương của Việt Nam

Từ ruộng bậc thang đến 'chợ tình', thị trấn mù sương Sa Pa ở Việt Nam mang đến cho du khách vẻ đẹp thiên nhiên và sự hòa nhập văn hóa, theo báo Hồng Kông SCMP.   Việt Nam là điểm đến nghỉ mát nổi tiếng của người Hồng Kông vì Hà Nội chỉ cách sân bay quốc tế Hồng Kông hai giờ bay. Nhưng không chri quanh quẩn ở thủ đô, có nhiều điểm hấp dẫn du khách Hồng Kông chẳng hạn...

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Phạm Ngọc Trúc Linh (18 tuổi, quê Hà Tĩnh) đã thành công chinh phục học bổng toàn phần trị giá 360.000 AUD (tương đương 6 tỉ đồng) từ Trường ĐH Monash (Úc). Được biết, Linh là một trong số ít ứng viên nhận được suất học bổng của trường đại học này dành cho thí sinh quốc tế. Linh là cựu học sinh Trường THPT chuyên Hà Tĩnh. Nữ sinh gây ấn tượng khi 2 lần đạt IELTS 8.0, nhiều năm...

Cùng chuyên mục

Đời sông nước

Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc với hàng nghìn con sông lớn nhỏ, phân bố khắp mọi miền Tổ quốc. Chính vì thế, đời sống văn hóa của cư dân Việt nơi đâu cũng mang bóng dáng con thuyền, dòng sông, ngư dân, bè lưới… Đây cũng là chất liệu sáng tác phong phú cho nhiều nhiếp ảnh gia trên những hành trình đi tìm góc máy đẹp. Tạp chí Heritage

Gặp mặt 33 phụ nữ tiêu biểu tham gia kháng chiến và tiếp quản Thủ đô

Ngày 3-10, tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh - Phủ Chủ tịch, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình gặp mặt phụ nữ tiêu biểu tham gia kháng chiến và tiếp quản Thủ đô nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Tới dự có Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Tôn Ngọc...

Bác sĩ có hai bằng Tiến sĩ tại Mỹ và chuyện thú vị đằng sau những trang sách

Với tâm nguyện muốn tìm ra những phương pháp giúp người Việt phát triển năng lực và tinh thần mạnh mẽ để hội nhập, Tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Thành Nhơn đã bắt tay vào viết sách. Lời toà soạn:  Một bác sĩ mồ côi mẹ từ 5 tuổi hiện là tác giả của rất nhiều cuốn sách hấp dẫn. Một bác sĩ có hai bằng Tiến sĩ tại Mỹ luôn tâm nguyện tìm ra những phương pháp giúp người...

Quảng Ninh tiếp tục đưa kinh tế biển trở thành động lực tăng trưởng

Tỉnh Quảng Ninh chú trọng kêu gọi thu hút đầu tư và hỗ trợ đầu tư hạ tầng cảng biển; đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông, nâng cao chất lượng, dịch vụ cảng biển.   Để tiếp tục đánh thức tiềm năng, thế mạnh của biển, hiện tỉnh Quảng Ninh đang tập trung rà soát, hiện thực hóa các quy hoạch và có định hướng dài hơi cho phát triển kinh tế biển. Tỉnh chú trọng kêu gọi thu hút...

Dự kiến khởi công đường sắt tốc độ cao vào năm 2027

(Dân trí) - Để triển khai hàng loạt tuyến đường bộ cao tốc và khởi công đường sắt tốc độ cao vào năm 2027, Bộ GTVT cho rằng năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, doanh nghiệp xây dựng đóng vai trò then chốt. Chiều 3/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với các doanh nghiệp xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia, nhằm lắng nghe ý kiến...

Mới nhất

Bác sĩ có hai bằng Tiến sĩ tại Mỹ và chuyện thú vị đằng sau những trang sách

Với tâm nguyện muốn tìm ra những phương pháp giúp người Việt phát triển năng lực và tinh thần mạnh mẽ để hội nhập, Tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Thành Nhơn đã bắt tay vào viết sách. Lời toà soạn:  Một bác sĩ mồ côi mẹ từ 5 tuổi hiện là tác giả của rất nhiều cuốn sách hấp dẫn....

Quảng Ninh tiếp tục đưa kinh tế biển trở thành động lực tăng trưởng

Tỉnh Quảng Ninh chú trọng kêu gọi thu hút đầu tư và hỗ trợ đầu tư hạ tầng cảng biển; đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông, nâng cao chất lượng, dịch vụ cảng biển.   Để tiếp tục đánh thức tiềm năng, thế mạnh của biển, hiện tỉnh Quảng Ninh đang tập trung rà soát, hiện thực hóa các...

Phản biện xã hội các dự thảo về Luật Nhà ở và Nghị quyết ưu tiên phát triển quận Ninh Kiều

Tham dự Hội nghị có đại diện các sở ngành liên quan, các quận huyện, Ban thường trực...

Ninh Thuận đẩy mạnh hỗ trợ sản xuất vùng đồng bào DTTS

Nâng cao toàn diện đời sống đồng bào DTTSĐánh giá về các nội dung của Chương trình MTQG 1719 đang được thực hiện tại địa phương, bà Pi Năng Thị Thủy - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận cho biết, trong những năm qua, tỉnh đã tích cực triển khai các Dự án, tiểu dự án...

Hoàn tất thẩm định Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc

Hoàn tất thẩm định Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam trước ngày 5/10Đây là một trong những mốc tiến độ cần đạt được để có thể trình Quốc hội xem xét, thông qua chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam tại kỳ họp thứ 8...

Mới nhất