Trang chủNewsDu lịchĐến Quần thể Di tích Cố đô Huế, khám phá loạt Bảo...

Đến Quần thể Di tích Cố đô Huế, khám phá loạt Bảo vật quốc gia quý giá


Là kinh đô của nhà Nguyễn (1802-1945) – triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, Cố đô Huế ngày nay vẫn giữ trong mình những di sản vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị nổi bật về văn hóa, lịch sử, kiến trúc… Năm 1993, Quần thể Di tích Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa của nhân loại. Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đón hàng triệu lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu mỗi năm.

Ngoài đền đài, lăng tẩm với những nét đặc trưng riêng có, đến với Quần thể Di tích Cố đô Huế, du khách còn có cơ hội tìm hiểu về hệ thống các hiện vật, cổ vật vô cùng đồ sộ với đầy đủ loại hình, kiểu cách, chất liệu… Đặc biệt, nhiều hiện vật trong số này đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.

Đến Quần thể Di tích Cố đô Huế, khám phá loạt Bảo vật quốc gia quý giá - Ảnh 1.

Bảo vật quốc gia “Cửu Đỉnh” được đặt tại Thế Miếu (Đại Nội Huế).

Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, hiện đơn vị này đang quản lý 8 hiện vật/bộ hiện vật (với 33 hiện vật đơn lẻ) đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia, gồm: Cửu vị thần công, Cửu đỉnh, Bộ sưu tập vạc đồng, Ngai vua triều Nguyễn, Áo tế Giao, Bia Khiêm Cung Ký, Đại Hồng Chung, Bia Ngự kiến Thiên Mụ Tự.

Trong số các hiện vật/bộ hiện vật đã được công nhận là Bảo vật quốc gia, chỉ có hiện vật Áo tế giao là được bảo quản tại kho cổ vật Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, các hiện vật còn lại đều được trưng bày phục vụ du khách.

Tại các điểm trưng bày, bên cạnh đặt biển giới thiệu tại chỗ, đơn vị quản lý di tích đồng thời gắn mã QR code để du khách có thể truy cập thông tin, tìm hiểu sâu hơn về hiện vật. Toàn bộ các Bảo vật quốc gia đều được số hóa 3D để phục vụ việc quản lý và phát huy giá trị. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng đã xuất bản ấn phẩm “Bảo vật quốc gia thời Nguyễn tại Huế” để giới thiệu rộng rãi về các Bảo vật quốc gia do đơn vị quản lý đến với đông đảo người dân, du khách.

Có chuyến tham quan tại Kinh thành Huế, chị Nguyễn Thị Minh Tâm (du khách TPHCM) bất ngờ và ấn tượng với hệ thống các Bảo vật quốc gia đang được trưng bày, giới thiệu tại đây. Theo chị Minh Tâm, đa số các bảo vật này đều có kích thước lớn, được bố trí trưng bày ở không gian mở, như Cửu vị thần công đặt tại cửa Quảng Đức và Thể Nhơn; Cửu Đỉnh đặt ở sân Thế Miếu; Bộ sưu tập vạc đồng được đặt rải rác ở điện Cần Chánh, cung Khôn Thái, điện Kiến Trung… Tại các điểm đặt các Bảo vật Quốc gia đều gắn các mã QR code kèm theo, rất tiện lợi cho du khách khi muốn tìm hiểu các thông tin liên quan.

Đến Quần thể Di tích Cố đô Huế, khám phá loạt Bảo vật quốc gia quý giá - Ảnh 2.

Du khách tìm hiểu về Bảo vật quốc gia “Cửu vị thần công” khi tham quan Quần thể Di tích Cố đô Huế.

“Đến đây rồi mới thấy, ngoài đền đài, lăng tẩm thì Huế cũng đang lưu giữ nhiều bảo vật vô cùng quý giá. Mỗi Bảo vật quốc gia đã được công nhận đều mang trong mình những câu chuyện, những giá trị khác nhau về lịch sử, văn hóa của một triều đại đã từng kéo dài dưới sự trị vì của 13 vị vua. Các Bảo vật Quốc gia tại Huế rất đáng để du khách tìm đến để khám phá và tìm hiểu”, chị Nguyễn Thị Minh Tâm chia sẻ.

Lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, để phát huy giá trị của các hiện vật, trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành số hóa 3D, đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ trong quản lý, trưng bày hiện vật. Thường xuyên quảng bá hình ảnh hiện vật và Bảo vật quốc gia trên các phương tiện thông tin, giới thiệu qua các bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, sẽ phối hợp với các vị truyền thông làm phim truyền hình về các bảo vật, giới thiệu trên truyền thông quốc tế. Đưa thông tin và giá trị các hiện vật, Bảo vật quốc gia vào chương trình Giáo dục di sản nhằm giúp các em học sinh, sinh viên hiểu biết về nguồn gốc lịch sử, giá trị của bảo vật, để các em có ý thức gìn giữ góp phần vào công tác bảo tồn cũng như phát huy giá trị của bảo vật.

Ngoài 8 hiện vật/bộ hiện vật (33 hiện vật đơn lẻ) đã được công nhận, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đang xây dựng hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia cho 4 bộ hiện vật, gồm: Ngai vua Duy Tân, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế; Cặp rồng chầu thời vua Thiệu Trị, tại sân Duyệt Thị Đường; Chuông Ngọ Môn thời vua Minh Mạng, tại lầu Ngũ Phụng và Bức phù điêu thời vua Minh Mạng, đang trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.



Nguồn: https://toquoc.vn/den-quan-the-di-tich-co-do-hue-kham-pha-loat-bao-vat-quoc-gia-quy-gia-20241003000431067.htm

Cùng chủ đề

Người trẻ háo hức với an ninh quốc phòng

Những tín hiệu tốt trong thời gian vừa qua đối với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam cho thấy niềm yêu thích tìm hiểu lịch sử dân tộc của mọi tầng lớp nhân dân, trong đó có giới trẻ. Gần đây những...

Dâng trào ‘Tôi yêu Tổ quốc tôi’ ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

TPO - "Tôi yêu Tổ quốc tôi! Tôi yêu Tổ quốc tôi..." là tiếng hô vang và cảm xúc dâng trào tự hào của đại biểu Đại hội Hội LHTN Việt Nam toàn quốc lần thứ IX trong hành trình tham quan, trải nghiệm ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. TPO - "Tôi yêu Tổ quốc tôi! Tôi yêu Tổ quốc tôi..." là tiếng hô vang và cảm xúc dâng trào tự hào của...

Nữ tướng duy nhất trong sử Việt giả trai đi đánh giặc là ai?

Bà chính là Nguyễn Thị Bành, nữ tướng nổi tiếng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, vợ của Nguyễn Chích - khai quốc công thần hàng đầu của nhà Hậu Lê.Theo sử liệu, vào đầu thế kỷ XV, Nguyễn Chích dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược ở Hoàng Nghiêu (Thanh Hóa). Dựa vào địa hình hiểm trở, nhiều vách núi dựng đứng, Nguyễn Chích nhiều lần đẩy lùi các cuộc tấn công của quân Minh.Để...

Sứ thần nào của nước ta có câu đối chấn động, khiến vua Càn Long nể phục?

Ông chính là Nhữ Trọng Thai (không rõ năm sinh năm mất), người làng Hoạch Trạch, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Bình Giang, Hải Dương). Theo sử sách, Nhữ Trọng Thai sinh ra trong gia đình khoa bảng có tiếng. Sau khi đỗ thám hoa dưới triều vua Lê Thuần Tông, ông ra làm quan cho nhà Hậu Lê. Một lần mang quân đi dẹp loạn thất bại, ông bị cách hết...

Trải nghiệm trạm tương tác thông minh tại di sản cố đô Huế nâng tầm du lịch

Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã triển khai thí điểm mạng lưới các trạm tương tác thông minh kết nối, để tạo thêm trải nghiệm mới cho du khách khi tham quan các điểm di sản cố đô. Ngày 5.12, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết đã triển khai thử nghiệm mạng lưới các trạm tương tác thông minh - TapQuest ứng dụng công nghệ, để tăng trải nghiệm cho du...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Điểm báo hoạt động ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 18/12/2024

(Tổ Quốc) - Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ 2025 của ngành VHTTDL; Cờ vua Việt Nam giành 5 HCV giải trẻ thế giới; Google công bố xu hướng tìm kiếm nổi bật tại Việt Nam năm 2024: Du lịch nội...

Ấn tượng chương trình giao lưu “Vang mãi bản hùng ca Quyết thắng”

(Tổ Quốc) - Tối ngày 17/12, Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh Quảng Nam phối hợp với Đài PT-TH tỉnh tổ chức chương trình giao lưu với chủ đề “Vang mãi bản hùng ca Quyết thắng” và tuyên truyền ca khúc cách mạng nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân...

Quán ngan cháy tỏi là khởi nguồn của “phố ngan” Hàng Thiếc, khẳng định khách quen thì chẳng bao giờ nhầm

(Tổ Quốc) - Quán ngan nằm ở phố Hàng Thiếc này nổi tiếng với món ngan luộc và ngan cháy tỏi thơm ngon. Nhiều người nghĩ đến món ngan thường tìm đến phố Hàng Thiếc, Hà...

Văn hóa là động lực phát triển bền vững của đất nước trong kỷ nguyên mới

(Tổ Quốc) - PGS. TS Nguyễn Thị Thu Phương khẳng định, trong kỷ nguyên mới, văn hóa chính là động lực phát triển bền vững của đất nước. Các giải pháp tập trung vào bảo tồn, đổi mới, sáng tạo và hội nhập văn hóa sẽ giúp Việt Nam không chỉ giữ gìn được bản sắc dân tộc mà còn vươn mình ra...

Trao giải Cuộc thi “Tìm hiểu 80 năm truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng”

(Tổ Quốc) - Tối 17/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam phối hợp Thời báo Văn học nghệ thuật tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi "Tìm hiểu 80 năm truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng" với...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Cốm làng Vòng – món quà của mùa Thu Hà Nội

Từ lâu, những gói cốm làng vòng đã luôn là điều gì đó khiến bao người mãi nhớ về, nhất là những người con rời thủ đô đến vùng đất mới. Mọi người thường đùa vui với nhau rằng, trọn vẹn hương vị mùa thu Hà Nội đã gói gọn trong từng gói cốm bình dị ấy. Vào những ngày thủ đô chùng chình sang thu, khi đi trên những con phố, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy hình...

Hòa Minzy, Đức Phúc hội ngộ tại khai mạc lễ hội hoa Mê Linh cuối tháng này

(Tổ Quốc) - Festival Hoa Mê Linh lần thứ 2 năm 2024 với chủ đề "Mê Linh rực rỡ sắc hoa" sẽ diễn ra từ 26-29/12, với sự tham gia của các ca sĩ nổi tiếng như Hòa Minzy, Đức Phúc, Đinh Mạnh Ninh… ...

Điểm danh các xu hướng du lịch Mùa Xuân 2025

“Thế giới là một cuốn sách và những người không đi du lịch chỉ đọc được một trang” - St. Augustine. Bởi vậy, mùa xuân này hãy sẵn sàng mở rộng thế giới quan của bạn với 5 xu hướng du lịch mới mẻ và thú vị của năm mới này nhé. Du lịch tâm linh Mỗi độ Tết đến, xuân về, du lịch tâm linh luôn là hành trình được du khách Việt ưu ái lựa chọn làm hành trình...

Du lịch Bình Định tạo bước đột phá mạnh mẽ trong năm 2024

NDO - Năm 2024 đánh dấu một bước phát triển vượt bậc trong ngành du lịch của tỉnh Bình Định. Với tổng số lượt khách tham quan, du lịch ước đạt 9.200.000 lượt (tăng 83,9% so với năm 2023), Bình Định đã ghi nhận những con số ấn tượng, khẳng định là một trong những điểm đến hấp dẫn tại Việt Nam. Theo thống kê của Sở Du lịch Bình Định, năm 2024, lượng khách quốc tế...

Cùng chuyên mục

Du thuyền AIDA Stella chở hơn 2.000 khách quốc tế cập cảng Phú Quốc

Kinhtedothi - Sáng ngày 18/12, “siêu”  du thuyền AIDA Stella (quốc tịch Ý) chở hơn 2.000 khách quốc tế đã cập cập cảng Dương Đông, TP Phú Quốc (Kiên Giang). Du thuyền AIDA Stella chở hơn 2.000 khách quốc tế cập cảng Phú Quốc ...

Cấm xe trên 29 chỗ vào Nha Trang giờ cao điểm

(NLĐO)- UBND TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa ban hành quyết định cấm xe trên 29 chỗ vào trung tâm TP vào giờ cao điểm, kể cả xe có phù hiệu du lịch ...

tạo sinh kế cho người dân từ du lịch cộng đồng

Kinhtedothi – Những năm gần đây, các mô hình làm du lịch cộng đồng đã tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Hòa Bình, góp phần phát triển kinh tế, từng bước vươn lên làm giàu. Những năm gần đây, với sự quan tâm về chính sách của Trung ương, của tỉnh và sự hỗ trợ của một số tổ chức phi chính phủ, nhiều bản làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số...

Đồi cát Nam Cương: Màu sắc biến ảo, vẻ đẹp độc đáo

Không chỉ có những triền cát trải dài, đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) còn được bao bọc bởi một khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp tạo nên một "tiểu sa mạc" hài hòa.Ninh Thuận đẩy mạnh phát triển du lịch dựa vào giá trị di sảnĐa dạng sinh học Khu bảo tồn biển Vườn quốc gia Núi Chúa-Ninh ThuậnKhám phá hang Rái ở Ninh Thuận: Tuyệt tác thiên nhiên kỳ ảo Nguồn:...

Siêu du thuyền đưa hơn 2.000 khách quốc tế đến Phú Quốc

(NLĐO)- Trong hơn 2.000 khách quốc tế vừa cập cảng ở Phú Quốc bằng tàu du lịch, có 60% là khách châu Âu, còn lại là khách Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc). ...

Mới nhất

Văn hóa ứng xử là giá trị cốt lõi để tạo dựng môi trường học đường lành mạnh

Ông Trần Văn Đạt, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Bộ GD&ĐT cho biết: Việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học và tổ chức các hoạt động...

Tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm bùng phát trong mùa Đông

Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các sở y tế các tỉnh, thành phố về việc triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong mùa Đông - Xuân. Tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm bùng phát trong mùa Đông - XuânCục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế vừa...

Người phụ nữ đi cấp cứu gấp sau khi ăn thịt cuốn lá lộc mại

GĐXH - Vài tiếng sau khi ăn thịt lợn cuốn lá lộc mại, bệnh nhân xuất hiện đau bụng, vàng da, nước tiểu đỏ, chóng mặt… nên được người nhà đưa đi cấp cứu. ...

5 loại gia vị dùng dưới dạng trà giúp tăng cường miễn dịch

Duy trì hệ thống miễn dịch mạnh mẽ là điều cần thiết cho sức khỏe tổng thể và một trong những cách đơn giản nhất để hỗ trợ chức năng miễn dịch của bạn là thông qua chế độ ăn uống.Từ gừng cho ra đời loại trà bảo vệ sức khỏeGừng là một loại gia vị được sử...

JCI đồng hành cùng doanh nghiệp khởi nghiệp SMEs

Ngày 10/12, tại Hà Nội, JCI Hanoi ghi thêm một dấu ấn quan trọng trong hành trình đồng hành cùng doanh nghiệp trẻ khi tổ chức thành công Hội thảo "Bình Minh Chu Kỳ Mới - Khởi Sắc Cùng SMEs" và vòng chung kết Đấu trường khởi nghiệp CYE 2024.Sự kiện quy tụ hơn 150 lãnh đạo trẻ,...

Mới nhất