Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNhiều khoản gắn mác “tự nguyện” đầu năm học, phụ huynh nghe...

Nhiều khoản gắn mác “tự nguyện” đầu năm học, phụ huynh nghe xong bỗng… giật mình


Loạt khoản thu đầu năm gây tranh cãi

Các khoản thu đầu năm luôn là đề tài tranh cãi mỗi dịp năm học mới. Bên cạnh những khoản thu chính đáng để phục vụ cho học tập thì cũng phát sinh nhiều khoản “bất thường” khiến phụ huynh phải giật mình.

Trao đổi với PV báo Dân Việt, một phụ huynh ở một trường tiểu học tại Hà Nội chia sẻ: “Mới đây ban phụ huynh lớp thông báo nhà trường có kế hoạch làm mái che sân trường. Dự trù kinh phí mỗi lớp sẽ đóng 30 triệu đồng là một con số không nhỏ, tương đương với mỗi học sinh đóng gần 600.000-700.000 đồng.

Mặc dù các thông báo đều trên tinh thần tự nguyện nhưng vận động ngầm là gọi điện cho từng người nói gom đủ tiền mới triển khai, tìm đơn vị thi công… Phụ huynh đóng trong tâm thế không thoải mái vì cứ bảo “góp đi, đóng đi nhưng không hiểu gì”. Tôi không tiếc tiền đóng và các phụ huynh khác cũng thấy cần mái che mát cho con, song chưa đồng tình vì chưa có kế hoạch rõ ràng”.

Liên quan đến nội dung trên, hiệu trưởng nhà trường cho hay: “Đây là do phụ huynh bàn bạc quyết định, không phải kế hoạch của nhà trường”.

Nhiều khoản gắn mác “tự nguyện” đầu năm học, phụ huynh nghe xong bỗng… giật mình- Ảnh 1.

Phụ huynh bức xúc trước một số khoản thu, ví dụ như tổng chi phí thuê nhân công là 320.000 đồng/ngày. Ảnh: CMH

Một phụ huynh Trường THCS Hồng Dụ ở Hải Dương phản ánh, ngày 22/9/2024, trường tiến hành họp phụ huynh và có phổ biến một số khoản thu chi dự kiếncho năm học 2024-2025. Riêng khoản tiền về thuê người lao động, xã hội hóa, phụ huynh không đồng tình.

Theo bảng dự kiến thu chi, 490 học sinh (100% số lớp tham gia) thì mỗi học sinh đóng 20.000 đồngtháng tiền dọn vệ sinh trường, cắt cỏ sân vận động, cắt tỉa, chăm sóc vườn cây của trường… Tổng thu dự kiến 9.800.000 đồng.

Trong đó, dự kiến thuê nhân công dọn vệ sinh, quét dọn trường là 320.000 đồng.

Phụ huynh cho rằng, với học sinh cấp 2 có thể để các em lao động để rèn luyện tính tự giác, kỷ luật và có trách nhiệm với cộng đồng chứ không nhất thiết phải thuê người làm với mức giá một ngày là 320.000 đồng. Ngoài ra, phụ huynh cũng có ý kiến về việc nhà trường vận động khoản tiền xã hội hóa để mua tivi là 300.000 đồng/học sinh.

Liên quan đến khoản thu trên, vị Hiệu trưởng Trường THCS Hồng Dụ, Hải Dương lý giải: “Trên thực tế, nhà trường đã thông tin đến toàn thể phụ huynh học sinh về một số khoản thu dự kiến cho năm học 2024-2025. Trong đó có khoản lao động vệ sinh, tính theo tháng. Theo Nghị quyết 08/2022/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương quy định, khoản vệ sinh trường lớp, nhà vệ sinh trong các cơ sở giáo dục được thu mức trần là 20.000 đồng/tháng. Từ quy định đó, nhà trường đã chi tiết hóa, tức là đưa công khai dự toán.

Hiện, nhà trường có 503 học sinh, các em có hoàn cảnh khó khăn sẽ được miễn khoản này nên tổng số học sinh đóng là 490 em. Trước đó, nhà trường đã lấy ý kiến của toàn bộ phụ huynh 12 lớp. Có hai phương án, thứ nhất là thuê người dọn vệ sinh, nếu lớp nào không đồng tình thuê thì sẽ để học sinh tự lao động chứ không có chuyện ép buộc ở đây. Nhà trường cũng đã gặp phụ huynh phản ánh thông tin trên mạng xã hội và giải thích cho phụ huynh. Bởi ban đầu phụ huynh hiểu nhầm thu 20.000 đồng/ngày, nhưng thực tế số tiền đó là tính theo tháng.

Việc nội dung này gây xôn xao trên mạng xã hội bởi do một phần công tác phổ biến thông tin chưa rõ ràng, dẫn đến phụ huynh chưa hiểu hết vấn đề. Nhà trường sẽ rút kinh nghiệm và cho phổ biến lại để cha mẹ học sinh nắm được”.

Nhiều khoản gắn mác “tự nguyện” đầu năm học, phụ huynh nghe xong bỗng… giật mình- Ảnh 2.

Các khoản thu đầu năm khiến phụ huynh bức xúc. Ảnh: CMH

Mới đây, một phụ huynh ở TP.HCM bức xúc với các khoản thu được ban đại diện phụ huynh trình bày trong cuộc họp đầu năm tại lớp.

Theo hình ảnh phụ huynh này chia sẻ, dự thảo kinh phí hoạt động của ban đại diện lớp gồm 3 khoản: Hoạt động ban đại diện lớp, tri ân và kinh phí liên hoan. Lớp có 27 học sinh, mỗi phụ huynh sẽ đóng gần 1,9 triệu đồng.

Cụ thể, dự thảo kinh phí hoạt động lớp có tổng số tiền lên đến hơn 28,6 triệu đồng, gồm các khoản như trang bị vật dụng trong lớp (2 triệu đồng), photo tài liệu học tập (2 triệu đồng) chi phí hỗ trợ hoạt động cho trường (8,1 triệu đồng)…

Với dự thảo hoạt động tri ân, lớp này dự kiến tri ân giáo giáo viên chủ nhiệm và hiệu trưởng ngày 20/11 mỗi người 1 triệu đồng; giáo viên quản sinh, phục vụ mỗi người 300.000 đồng; 11 giáo viên bộ môn mỗi người 500.000 đồng… Tổng cộng 9,4 triệu đồng.

Đóng quá nhiều quỹ, cần lên án

Trao đổi với PV báo Dân Việt về các khoản thu đầu năm, bà Nguyễn Thị Việt Nga, Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương bày tỏ: “Tôi thấy năm nào cũng thế, phụ huynh phản ánh, báo chí viết nhiều, đến năm học sau thì việc tương tự lại được phản ánh. Ngoài quỹ trường, quỹ lớp, quỹ hội cha mẹ học sinh thì còn phát sinh thêm nhiều quỹ khác khiến phụ huynh phiền lòng.

Chuyện cứ lặp đi lặp lại như vậy mà chúng ta bằng rất nhiều nỗ lực của nhiều cấp, nhiều ngành và ngay cả bản thân ngành giáo dục nhưng chưa xử lý được triệt để vấn đề này.

Có những khoản thu vô lý, ví dụ nếu đã trang bị cơ sở vật chất một lần thì có thể dùng được nhiều năm, hay hệ thống rèm cửa, điều hòa, máy chiếu nếu học sinh một lớp đóng góp thì có thể sử dụng cho những lớp năm sau.

Thế nhưng khi các em học sang lớp mới lại phải đóng góp từ đầu. Cũng có trường hợp khoản thu do thỏa thuận của phụ huynh với giáo viên chủ nhiệm. Nếu đóng quá nhiều quỹ thì chúng ta cần lên án.

Tuy nhiên ở một góc độ nào đó, tôi rất chia sẻ với các trường, bởi vì việc thu quỹ nhiều hầu như chỉ xảy ra ở các trường công lập, còn các trường ngoài công lập rất ít. Với các trường công lập, số tiền từ ngân sách nhà nước cấp cho không nhiều, từ 90 triệu cho đến hơn 100 triệu đồng/năm, rõ ràng các trường cũng rất khó khăn nên phải huy động quỹ từ phía cha mẹ”.

TS Vũ Việt Anh, chuyên gia tâm lý cho biết, hiện nay các khoản thu trong trường học thường gây tranh cãi tập trung ở 4 khoản: quỹ trường, quỹ lớp; mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học; tổ chức các hoạt động ngoại khóa; hoạt động bảo vệ, vệ sinh, nước uống, sửa chữa các cơ sở vật chất.

Để hợp thức hóa các khoản thu này, các trường học đều sử dụng hình thức thỏa thuận với cha mẹ học sinh. “Mặc dù là thỏa thuận nhưng vẫn cần phải quản lý, giám sát. Cơ quan quản lý giáo dục cần ban hành các quy định cụ thể để phụ huynh biết được khoản thu nào bắt buộc và khoản thu nào không được thu. Nhiều khi phụ huynh không nắm rõ, nhắm mắt làm ngơ các khoản thu được nhà trường gợi ý trước đó”, ông Việt Anh nói.

Về phía nhà trường, theo TS Vũ Việt Anh, cần nêu cao tính minh bạch của người đứng đầu. Hiệu trưởng phải làm rõ tính cần thiết từ các khoản thu xã hội hóa và các khoản thu này phải vì mục đích giáo dục học sinh. Đặc biệt, các khoản thu không được chồng chéo với các khoản thu theo quy định của nhà nước.

8 khoản ban đại diện cha mẹ học sinh không được thu

Theo quy định, nhà trường được thu các khoản gồm học phí, thu hộ bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân theo Luật bảo hiểm y tế.

Đồng thời, các cơ sở giáo dục được thu thêm các khoản có sự thỏa thuận với cha mẹ học sinh hoặc thu theo Nghị quyết của HĐND từng tỉnh, thành như: Tiền ăn bán trú, chăm sóc bán trú, trang thiết bị phục vụ bán trú, tiền dạy thêm, học thêm trong nhà trường, tiền mua học phẩm với trẻ mầm non, tiền vệ sinh, tiền nước uống, thẻ học sinh…

Ban đại diện cha mẹ học sinh là tổ chức của phụ huynh học sinh được bầu ra với nhiệm vụ là cầu nối giữa nhà trường và gia đình. Ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ được thu 2 khoản, gồm kinh phí để tổ chức hoạt động của ban đại diện có được từ sự ủng hộ tự nguyện của và nguồn tài trợ hợp pháp khác.

Kinh phí hoạt động của ban đại diện trường được trích từ kinh phí hoạt động của các ban đại diện lớp theo khuyến nghị của cuộc họp toàn thể các trưởng ban đại diện lớp đầu năm học.

Theo quy định tại Thông tư 55 năm 2011 của Bộ GD&ĐT, ban đại diện phụ huynh không được quyên góp của người học và gia đình người học những khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện và không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của ban. Cụ thể, 8 khoản tiền không được thu gồm:

Bảo vệ cơ sở vật chất nhà trường; Bảo vệ an ninh nhà trường; Trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; Vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; Khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; Mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; Hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; Sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.

Việc thu, chi kinh phí của ban đại diện phải đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ; không quy định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ học sinh.

Có thể thấy, mặc dù các văn bản đã ghi rõ ràng các khoản được và không được thu trong nhà trường, tuy nhiên, những năm gần đây, việc lạm thu vẫn âm ỉ diễn ra trong các nhà trường.





Nguồn: https://danviet.vn/nhieu-khoan-gan-mac-tu-nguyen-dau-nam-hoc-phu-huynh-nghe-xong-bong-giat-minh-20241002071334636.htm

Cùng chủ đề

Đây mới là cách hay để nhà trường “có tiền” mà phụ huynh nào cũng vui vẻ

Các khoản thu đầu năm: Giải pháp cho chủ đề nóng mỗi năm họcVấn đề về quỹ hội phụ huynh tại các trường từ cấp mầm non đến phổ thông là một vấn đề nhạy cảm và gây nhiều tranh cãi suốt nhiều năm qua. Vậy...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phó Chủ tịch Bình Định rất buồn về vi phạm thu tiền trong trường học gây bức xúc dư luận xã hội

Tỉnh đã chỉ đạo ngay từ đầu năm học, nhưng các trường vẫn để xảy ra vi phạmLiên quan đến vụ việc Ban đại diện cha mẹ học sinh tại một số trường học tại tỉnh Bình Định vận động thu các khoản tiền không đúng...

Chất chứa la liệt đồ cổ, hiện vật cổ đếm vội chả xuể ở Vĩnh Phúc chính là ở nơi này

Với sự tỉ mỉ, kiên trì, cách làm việc khoa học, họ chính là những người thầm lặng giữ “linh hồn” cho từng hiện vật, góp phần lưu giữ những giá trị lịch sử địa phương, phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan của nhân...

Khách Tây sao cứ kéo đến nhà một ông nông dân Khánh Hòa ăn tôm hùm, chụp hình, quay phim?

Nhận thấy được tiềm năng, lợi thế của địa phương anh Nguyễn Văn Tiến (thôn Bình Lập, xã Cam Lập, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) đã mạnh dạn bàn bạc với gia đình đưa ra ý tưởng trồng cây xanh, làm các món ẩm thực...

Một trường học tại Bình Định bất ngờ tháo 7 tivi trả phụ huynh vì vận động sai

Ngày 2/10, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Định Đào Đức Tuấn xác nhận, Sở đã chấn chỉnh việc 2 trường học vận động thu tiền sai nguyên tắc. Trong đó, yêu cầu Trường THPT số 3 Phù Cát tháo 7 tivi...

Bài đọc nhiều

Clip nữ giáo viên thân mật với nam sinh ở Hà Nội: Đình chỉ cô giáo

Chiều 2/10, trao đổi với PV báo Dân Việt, cô Bùi Thùy Linh, Hiệu trưởng Trường THPT Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội xác nhận, 2 nhân vật trong "clip nữ giáo viên thân mật với nam...

Vụ gian lận khoa học đang gây rúng động giới y khoa toàn cầu

Tạp chí Science vừa công bố kết quả điều tra về gian lận khoa học của Eliezer Masliah, giáo sư danh dự Đại học California tại San Diego (UCSD) kiêm giám đốc phân khoa thần kinh học của Viện Lão khoa quốc gia Mỹ (NIA).132 bài báo chứa nhiều dữ liệu bất thường và dấu hiệu gian lậnEliezer Masliah đã công bố...

STEAM for Girls- Sân chơi sáng tạo cho nữ sinh

Sự kiện được tổ chức bởi Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (cơ quan trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo), phối hợp cùng Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Victoria School, nhằm khuyến khích các em nữ sinh từ 13 đến 15 tuổi tham gia vào các lĩnh vực khoa học, công nghệ,...

Hà Nội tuyên dương 100 thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc năm 2024

Việc tuyên dương, tôn vinh thủ khoa nhằm khích lệ, động viên kịp thời các thế hệ trẻ, thể hiện sự quan tâm thường xuyên, sâu sắc của TP. Hà Nội đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo.

Cùng chuyên mục

Phụ huynh ở Hà Nội than trường lắp điều hòa giá ‘trên trời’

Gần đây, một phụ huynh Trường Tiểu học Đức Giang (huyện Hoài Đức, Hà Nội) đã lên mạng xã hội phản ánh việc nhà trường vận chuyển điều hòa từ trường cũ sang trường mới với giá “trên trời”. Phụ huynh này cho biết, Trường Tiểu học Đức Giang cũ nằm ở đường 422 còn trường mới nằm ở đường ĐH 06 (thôn Cao Hạ, Đức Giang), 2 địa điểm này cách nhau khoảng 2km. Vừa qua, nhà trường tiến...

Phó Chủ tịch Bình Định rất buồn về vi phạm thu tiền trong trường học gây bức xúc dư luận xã hội

Tỉnh đã chỉ đạo ngay từ đầu năm học, nhưng các trường vẫn để xảy ra vi phạmLiên quan đến vụ việc Ban đại diện cha mẹ học sinh tại một số trường học tại tỉnh Bình Định vận động thu các khoản tiền không đúng...

Sai lầm khi nghĩ giáo dục song ngữ giúp học sinh nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ

Chính sách giáo dục song ngữ của Tây Ban Nha, với mục tiêu dạy học sinh bằng cả tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh, đã thu hút sự chú ý và đạt thành công nhất định trong những năm gần đây.  Năm 2023, Tây Ban Nha đứng thứ 35 thế giới về trình độ tiếng Anh và được đánh giá ở mức “thông thạo trung bình”, theo xếp hạng chỉ số thông thạo Anh ngữ của tập đoàn...

Mới nhất

Trăn trở trước thời khắc “xuống tiền” xây đường sắt tốc độ cao

(Dân trí) - "Tiền đâu để xây?", "làm chủ công nghệ thế nào?", "liệu có chậm tiến độ"... là những nghi ngại về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, bên cạnh tính ưu việt mà nó hứa hẹn. Với lãnh thổ hình chữ S dài hẹp, 2 cực tăng trưởng Hà Nội - TPHCM cách nhau...

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng hanh, đêm se lạnh cách biệt hơn 10 độ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết Hà Nội 3 ngày tới (3-5/10), chủ đạo là nắng ban ngày và se lạnh về đêm. Nhiệt độ cao nhất tăng dần qua các ngày, đến mức cao nhất 34 độ, nhiệt độ ban đêm thấp, khoảng 20-22 độ. Ngoài ra, cơ quan khí tượng...

Hoàng Anh Gia Lai (HAG) lại chậm trả lãi trái phiếu từ 2016, số nợ đã lên hơn 4.500 tỷ

CTCP Hoàng Anh Gia Lai (Mã: HAG) vừa ra thông báo chậm thanh toán số lãi 137 tỷ đồng ngày 30/9/2024 của lô trái phiếu HAGLBOND16.26. Nguyên nhân được đưa...

Sinh viên ra trường có được tiếp tục dùng thẻ BHYT của trường không?

Câu hỏi: Em là sinh viên năm cuối đại học. Em đang sử dụng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) do nhà trường cấp. Năm tới em ra trường có được tiếp tục sử dụng thẻ BHYT này không? – chị Nguyễn Phương Thùy (Tây Hồ, Hà Nội).  BHXH Hà Nội trả lời: Theo quy định tại khoản 7 Điều 13...

Làn gió biến tham vọng thành hiện thực hay chỉ là một ‘giấc mộng đêm hè’?

Chuyến công du đầu tiên sau 14 năm tới Trung Á của một Thủ tướng Đức đã để lại nhiều lời hứa, nhưng ​​sẽ cần một chặng đường dài phía trước để những lời hứa này đơm hoa kết trái.

Mới nhất