Trang chủKinh tếNông nghiệpThực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để giảm nghèo bền vững

Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để giảm nghèo bền vững


Trợ lực cho người nghèo

Hoàn cảnh khó khăn, gia đình chị Đinh Thị Hạnh (26 tuổi, người H’re, thôn Trũng Kè 2, xã Hành Tín Tây, huyện Nghĩa Hành) đã được tạo điều kiện vay 100 triệu đồng vốn giải quyết việc làm từ Ngân hàng chính sách xã hội.

Từ số vốn này, gia đình đầu tư mua phương tiện để chồng chị làm nghề khai thác keo, mang lại nguồn thu đáng kể. Bản thân chị Hạnh cũng xin vào làm công nhân ở khu công nghiệp với thu nhập ổn định. Chăm chỉ làm ăn, cả 2 vợ chồng dần tích góp để xây sửa nhà cửa, mua sắm vật dụng và nuôi con. Hiện gia đình chị cũng đã thoát nghèo.

Chị Đinh Thị Hạnh (bìa phải) đã xây dựng được nhà ở khang trang.
Chị Đinh Thị Hạnh (bìa phải) đã xây dựng được nhà ở khang trang.

“Vợ chồng tôi rất cảm ơn Đảng, cảm ơn Nhà nước đã giúp nguồn vốn để phát triển kinh tế, tăng thu nhập. Tôi không nghĩ có ngày mình được ở trong ngôi nhà đẹp, cao ráo như thế này”- chị Hạnh chia sẻ.

Cũng tại thôn Trũng Kè 2 (xã Hành Tín Tây), gia đình chị Đinh Thị Bỉa (người H’re) quyết định dừng lại ở 2 con, không sinh thêm để tập trung phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống.

“Dù gái hay trai chỉ nên sinh 2 con để có thời gian tập trung làm ăn. Bây giờ, ngoài lo chăn nuôi heo, bò, tôi buôn bán thêm tạp hóa, chồng làm rẫy keo nên cuộc sống gia đình dần khá lên”- chị Bỉa nói.

Những năm gần đây, bộ mặt nông thôn các xã miền núi ở huyện Nghĩa Hành, trong đó có những khu vực người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đã đổi thay tích cực. 

Nhờ chính quyền, các hội, đoàn thể đẩy mạnh tuyên tuyền, nâng cao nhận thức cũng như triển khai hiệu quả các chương trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới… nên đời sống người dân ngày càng được nâng cao.

Ở vùng đồng bằng, công tác giảm nghèo bền vững cũng được chú trọng với nhiều cách thức hỗ trợ phù hợp cho từng đối tượng. 

Bà Huỳnh Thị Hơn (73 tuổi, thôn Đại An Đông 1, xã Hành Thuận ) vừa được chính quyền trao hỗ trợ một con bò sinh sản từ chương trình giảm nghèo bền vững để phát triển kinh tế. 

 Từ nhiều nguồn trợ giúp của chính quyền, cuộc sống bà Huỳnh Thị Hơn dần ổn định.
 Từ nhiều nguồn trợ giúp của chính quyền, cuộc sống bà Huỳnh Thị Hơn dần ổn định.

Bà Hơn thuộc trường hợp neo đơn, trước kia từng được hỗ trợ 20 triệu đồng để sửa chữa nhà ở. Nay được hỗ trợ bò giống, bà Hơn rất phấn khởi.

“Tôi trồng thêm cỏ để chăm sóc bò. Ngoài ra, duy trì nghề làm chổi đót nhằm tăng thêm thu nhập, quyết tâm thoát khỏi diện hộ cận nghèo”- bà Hơn bày tỏ.

Để thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, thời gian qua, chính quyền huyện Nghĩa Hành tập trung triển khai các dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; truyền thông và giảm nghèo về thông tin; nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá chương trình.

Riêng dự án Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo (thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững), năm 2022-2023, huyện Nghĩa Hành đã triển khai hỗ trợ giống vật nuôi (trên 3,2 tỷ đồng) cho 115 hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo tại 8 xã Hành Thuận, Hành Thịnh, Hành Tín Đông, Hành Thiện, Hành Đức, Hành Minh, Hành Dũng và Hành Tín Tây.

Đồng thời, triển khai thực hiện dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị chăn nuôi bò cái lai (Zebu), với kinh phí trên 1 tỷ đồng, thu hút 38 hộ nghèo và cận nghèo tham gia. Cùng với đó, nguồn vốn tín dụng ưu đãi cũng đã “tiếp sức” để các hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện phát triển kinh tế. 

Theo thống kê, tại huyện Nghĩa Hành 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm. 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế

Tỷ lệ trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi đạt 95%. Khoảng 92% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet, được tiếp cận thông tin về giảm nghèo bền vững thông qua các hình thức xuất bản phẩm, sản phẩm truyền thông…

Tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hành Đinh Xuân Sâm cho biết, những năm qua, công tác giảm nghèo của huyện đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Năm nào huyện cũng hoàn thành chỉ tiêu giảm nghèo được giao và không có hộ nghèo phát sinh. 

Để làm được điều này, đòi hỏi phải có kế hoạch và biện pháp phù hợp. Trong đó, chú trọng việc “đi từng ngõ, gõ từng nhà” nhằm giải quyết các tồn tại như: không để tách khẩu với mục đích được vào hộ nghèo, hộ cận nghèo khi rà soát theo quy định; vận động người thân trong gia đình của đối tượng có trách nhiệm chăm sóc, hỗ trợ, nuôi dưỡng cha mẹ, người thân…

Mặc dù vậy, công tác giảm nghèo vẫn còn gặp một số khó khăn và tồn tại, hạn chế. Trong đó, một số ít hộ nghèo có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa thật sự phấn đấu vươn lên thoát nghèo. Nhiều hộ nghèo thuộc đối tượng bảo trợ xã hội, rất khó để thoát nghèo.

Đặc biệt, theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2023, trên địa bàn huyện có đến 452 hộ nghèo không có khả năng lao động, chiếm tỷ lệ 54,19% tổng số hộ nghèo; 320 hộ cận nghèo không có khả năng lao động, chiếm tỷ lệ 21,57% tổng số hộ cận nghèo.

Từ nay đến năm 2025, huyện Nghĩa Hành tiếp tục tập trung thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, phấn đấu đến cuối năm 2024, hộ nghèo giảm còn 634 hộ, chiếm tỷ lệ 2,41%. Đến cuối năm 2025, giảm còn 469 hộ, chiếm tỷ lệ 1,77%.

 Chính quyền thị trấn Chợ Chùa trao hỗ trợ bò giống cho hộ nghèo
 Chính quyền thị trấn Chợ Chùa trao hỗ trợ bò giống cho hộ nghèo

Theo Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hành Đinh Xuân Sâm, huyện sẽ tiếp tục tập trung nhiều giải pháp để đạt được mục tiêu trên. Trong đó, tập trung đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, tập huấn nâng cao năng lực cho hộ nghèo.

Đồng thời, lồng ghép hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất của các Chương trình MTQG để giải quyết nguyên nhân không có vốn sản xuất, không có kỹ năng lao động, không có phương tiện sản xuất… và chỉ đạo các địa phương thực hiện.

  Các Chương trình MTQG được lồng ghép thực hiện để tăng hiệu quả công tác giảm nghèo
  Các Chương trình MTQG được lồng ghép thực hiện để tăng hiệu quả công tác giảm nghèo

Đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo có khả năng lao động nhưng không có đất sản xuất, chỉ đạo các địa phương, đơn vị tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận đất đai (cho mượn đất, cho thuê đất.,…) để có đất phục vụ sản xuất kinh doanh nâng cao thu nhập cải thiện đời sống.

Tăng cường công tác tuyên truyền hướng dẫn hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận, vay vốn tín dụng ưu đãi để cùng với nguồn vốn của các Chương trình MTQG mở rộng quy mô sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình.

Bên cạnh đó, thực hiện đầy đủ các chính sách giảm nghèo hiện hành như: y tế, giáo dục, trợ cấp bảo trợ xã hội, trợ giúp pháp lý… để góp phần ổn định cuộc sống cho các hộ nghèo không có lao động, có người đau ốm, bệnh nặng, tai nạn.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/thuc-hien-dong-bo-nhieu-giai-phap-de-giam-ngheo-ben-vung.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Để người cao tuổi được thụ hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao

Đây là sự kiện hưởng ứng Ngày Quốc tế người cao tuổi 1/10 và Tháng Hành động quốc gia về người cao tuổi. Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung cho biết, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai thực hiện hiệu quả mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng, phát huy vai trò của người cao tuổi trong gia đình và xã hội. Năm 2023, triển khai tại 30/30...

Ông Hồ Văn Mừng giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh An Giang

Quyết định có hiệu lực từ ngày 1/10/2024. Ông Hồ Văn Mừng sinh năm 1977, quê huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Ông Hồ Văn Mừng có trình độ lý luận chính trị cao cấp; trình độ chuyên môn Thạc sĩ Quản lý Kinh tế, Cử nhân Khoa học chuyên ngành Ngoại ngữ. Trước năm 2013, ông Hồ Văn Mừng là Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh đoàn Khánh Hòa. Từ tháng 8/2013 - 9/2015, là Tỉnh ủy viên, Bí...

Hoàn thành diễn tập khu vực phòng thủ Thành phố Hà Nội năm 2024

Tham dự có Thượng tướng Trịnh Văn Quyết - Bí thư T.Ư Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy T.Ư, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam; các Ủy viên T.Ư Đảng: Thượng tướng Nguyễn Tân Cương - Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trung tướng Nguyễn Doãn Anh - Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng...

Nokia lại gặp “hạn”

Theo đó, hàng loạt điện thoại mang thương hiệu Nokia đã bị xóa khỏi website bán hàng của HMD Global tại Châu Âu. Với các mẫu điện thoại mới ra mắt thì sẽ bi đổi tên còn các mẫu cũ thì được thông báo "đã hết vòng đời" không bán nữa. Quá trình này được diễn ra một cách âm thầm. Tuy nhiên, tại website của HMD Global tại Châu Á, Bắc Mỹ và Mỹ Latin thì điện thoại...

Adobe ra mắt Photoshop và Premiere Elements 2025

Được biết Photoshop Elements 2025 có tích hợp nhiều công cụ mới hỗ trợ AI để chỉnh sửa ảnh nhanh hơn. Nó có một công cụ Remove mới cho phép người dùng chọn một vùng hình ảnh để xóa bằng cọ, đi kèm Chỉnh sửa có hướng dẫn Xóa đối tượng. Ngoài ra có tùy chọn thay đổi màu sắc của đối tượng trong hình ảnh bằng cách chọn chúng bằng công cụ chọn tự động, sau đó chọn...

Bài đọc nhiều

Chương trình “Vượt thiên tai – Tiếp bước tương lai” của Vinamilk vượt cam kết 6 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em vùng bão...

Cộng đồng góp bao nhiêu, Vinamilk góp thêm tương ứng để nhân đôi hỗ trợTrong chương trình này, Vinamilk đã kêu gọi nhân viên đóng góp bằng cách đặt các đơn hàng sữa, nước uống gửi đến đồng bào miền Bắc. Trên mỗi đơn hàng hỗ trợ được đặt trên website của chương trình, Vinamilk sẽ tiếp ứng với tỷ lệ 1:1 để nhân đôi số sản phẩm được trao tặng cho các tỉnh bị ảnh hưởng...

Tại sao một Cục trưởng của Bộ KHCN lại khẳng định vai trò của công nghệ, đổi mới sáng tạo trong…

Diễn đàn Công nghệ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã diễn ra tại Hà Nội ngày 1/10. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ sự kiện "Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024" (Techconnect and Innovation...

Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024 đến từ Sơn La đề nghị hỗ trợ xây dựng hạ tầng chế biến nông sản

Clip: Anh Lường Văn Mười, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Hoa Mười (xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) là Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024 mong muốn có thêm nguồn vốn mở rộng sản...

Chợ nổi miền Tây có từ bao giờ, sao nói chợ nổi tạo nên sức bền của văn minh sông nước Nam bộ?

Thế là chợ búa hình thành, thế nhưng địa hình ở ÐBSCL lắm sông nhiều rạch nên ngoài những ngôi chợ nhóm họp trên bờ, ở dưới sông ghe xuồng cũng tụ lại để giao thương, dần dần hình thành khu chợ trên sông - nét...

Chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Long An…

Mục tiêu chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh Long An năm 2025. Video: Quang Dương - Hà XaỦy ban nhân dân tỉnh Long An đã ban hành Đề án thực hiện Chương trình...

Cùng chuyên mục

Mùa vàng từ những cánh đồng mẫu lớn ở Ninh Thuận

“Mô hình này có sự hỗ trợ từ nguồn vốn đặc thù của UBND tỉnh Ninh Thuận, với 35 triệu/ha; tương đương khoảng 1,7 tỷ đồng với một cánh đồng lớn 50ha. Ngoài ra, kết hợp với vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của huyện Bác Ái, sẽ xây dựng đồng bộ hệ thống đường giao thông và hệ thống kênh nội đồng. Địa phương xác định mô hình cánh đồng lớn là cơ...

Phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng- giải pháp thoát nghèo bền vững ở A Lưới

Giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho lượng lớn lao động Gần 2 năm nay, cơ sở homestay Hương Rừng của cô gái dân tộc Tà Ôi Hồ Thị Hương (ở thôn Đút 1, xã Hồng Kim,...

Gần 1.320 tấn thịt nhiễm Salmonella được phát hiện trước khi nhập vào Việt Nam

Theo thông tin từ Cục Thú y, từ khi Thông tư số 04/2024 của Bộ NNPTNT có hiệu lực từ ngày 16/5/2024, tính đến ngày 25/9/2024, tổng cộng có 55 lô (trên 1.319 tấn thịt động vật) dương tính với Salmonella trên tổng số 6.679 lô hàng xét nghiệm...

Đau xót những vườn sầu riêng tiền tỷ bị kẻ xấu phá hoại tại Đắk Lắk

Ngày 2/10, Công an huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk, đã tiếp nhận đơn trình báo về việc kẻ gian phá hoại vườn sầu riêng (chặt phá 33 cây sầu riêng) của ông Lưu Tấn Văn tại xã Ea Na, huyện Krông Ana.Theo đó, vào khoảng...

Xuất khẩu thủy sản đạt 7,1 tỷ USD, tôm, cá tra mang về hơn 4,2 tỷ USD, Trung Quốc mua cua ghẹ tăng 66%

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản trong quý III năm nay đạt 2,76 tỷ USD, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, riêng trong tháng 9, đạt 866 triệu USD, tăng...

Mới nhất

Mắc loại xoắn khuẩn nguy hiểm lan theo dòng nước lũ, nhiều người nhập viện

Ngày 2/10, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh nhân T.V. Đ sinh năm 1971 ở thành phố Yên Bái được Bệnh viện Đa khoa Yên Bái chuyển đến khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tính trang nhiễm khuẩn huyết không xác định, suy gan, suy thận nặng, an thần,...

Nhói lòng trước hình ảnh trường học ngổn ngang bùn đất sau trận lũ ống

Trận lũ ống bất ngờ xảy ra vào đêm 30/9 tại xã Lượng Minh, huyện Tương Dương (Nghệ...

Mới nhất