Trang chủVăn hóa - Xã hộiDi sảnĐề nghị thẩm định nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản Khu...

Đề nghị thẩm định nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản Khu đền tháp Mỹ Sơn


VHO – UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản gửi Bộ VHTTDL về việc đề nghị thẩm định nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

 Đề nghị thẩm định nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản Khu đền tháp Mỹ Sơn - ảnh 1
Du khách tham quan Khu đền tháp Mỹ Sơn

Du khách tham quan Khu đền tháp Mỹ Sơn

 Trong đó, định hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích tại khu vực bảo vệ nguyên vẹn, ng­hiêm ngặt và lâu dài tất cả các dấu vết còn sót lại; các khu vực cần tôn tạo, chỉnh trang các công trình dịch vụ, công cộng, cảnh quan không gian và hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác phát huy giá trị khu di tích, trên cơ sở phù hợp với đặc trưng và các giá trị di tích, cảnh quan môi trường thiên nhiên khu vực. Phát huy bền vững giá trị di tích đã được UNESCO công nhận gắn với các đặc điểm địa hình cảnh quan và giá trị của di tích, với tư cách là tài nguyên du lịch. Đồng thời, bổ sung các công trình dịch vụ du lịch mới, chuyển đổi mô hình trồng cây trồng đáp ứng những yếu tố và nhu cầu mới phát sinh trong giai đoạn lập quy hoạch.

Nâng cao trách nhiệm và sự tham gia của cộng đồng; Xây dựng cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển bền vững; cần đề xuất một số cơ chế khuyến khích hình thức đầu tư xã hội hóa, cơ chế ưu đãi đối với các dự án đầu tư ưu tiên, nhằm hoàn thiện từng bước trong việc bảo vệ các đặc trưng và giá trị di tích theo từng giai đoạn. Một số nội dung chính của nhiệm vụ lập quy hoạch di tích như: Xác định yêu cầu nghiên cứu, khảo sát, đánh giá hiện trạng di tích, theo đó nghiên cứu, khảo cổ, khảo sát di tích. Khảo sát, đánh giá hệ thống các di tích khảo cổ, lịch sử, văn hóa trong phạm vi lập quy hoạch. Thực trạng bảo tồn và quản lý di tích như cơ chế và chính sách quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích; nguồn nhân lực bảo vệ và quản lý di tích; sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Khảo cổ khu vực di tích chưa phát lộ hoặc mất dấu vết cần phát lộ và khảo cổ học. Khảo sát, điều tra, sưu tầm tài liệu, tổng hợp các dữ liệu, số liệu về di tích,…

Khảo sát, đánh giá điều kiện môi trường, khí hậu và thủy văn của khu vực; điều kiện kinh tế, xã hội của khu vực quy hoạch; hiện trạng xây dựng và hạ tầng kỹ thuật; hiện trạng sử dụng đất; hiện trạng đô thị, kiến trúc và cảnh quan. Nghiên cứu về cộng đồng các dân tộc gắn với khu vực di tích như phong tục, tập quán, các giá trị văn hóa phi vật thể; các vấn đề về tiếp cận dịch vụ xã hội và sinh kế của người dân. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch, cơ cấu và lượng khách du lịch; các sản phẩm và dịch vụ du lịch; cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch; doanh thu từ hoạt động du lịch trong khu vực. Đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị di tích, rà soát các quy hoạch, dự án đang triển khai có tác động đến việc thực hiện quy hoạch, việc kế thừa, điều chỉnh các quy hoạch đã có trong phạm vi di tích. Hệ thống các văn bản, tổ chức và hoạt động quốc tế ảnh hưởng tới công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

Về định hướng tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan và xây dựng công trình mới, trong đó khu vực I cải tạo, duy tu, bảo dưỡng chống xuống cấp các công trình hiện có; Nghiên cứu đầu tư xây dựng bổ sung các hạng mục công trình thiết yếu nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ công tác bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích. Khu vực II nghiên cứu đầu tư xây dựng bổ sung các hạng mục công trình mới nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ khách tham quan du lịch; Phát triển hoạt động du lịch sinh thái khám phá thiên nhiên, rừng cây thảo dược, rừng cây ăn quả đặc hữu tại khu vực đầu nguồn suối Thẻ, lối vào và kết nối với các điểm du lịch tại các khu vực phụ cận.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/de-nghi-tham-dinh-nhiem-vu-lap-quy-hoach-bao-quan-khu-den-thap-my-son-106508.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

4 hiện vật quý thời triều Nguyễn được đề nghị công nhận bảo vật quốc gia

VHO - Ngày 29.9, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, Hội đồng thẩm định của tỉnh Thừa Thiên Huế đã họp đánh giá và thống nhất hồ sơ đề nghị công nhận bảo vật quốc gia đối với 4 hiện vật, bộ hiện vật quý thời triều Nguyễn. Hiện vật này cũng được đánh giá là kiệt tác tiêu biểu, độc đáo, thể hiện đỉnh cao của kỹ nghệ chạm khắc đá và trình...

Trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh

VHO - Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) được trao bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tối 27.9, nhân lễ kỷ niệm 60 năm đồng khởi giải phóng xã Cẩm Thanh (1964-2024), đại diện lãnh đạo Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam đã trao bằng chứng nhận DSVH phi vật thể cấp quốc gia "Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh" cho đại diện lãnh đạo...

Đà Nẵng: Hơn 9,5 tỉ đồng đầu tư dự án Bảo tồn, tu bổ, phục hồi di tích đình Túy Loan

VHO - UBND thành phố Đà Nẵng vừa ban hành Quyết định số 1962/QĐ-UBND về phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Bảo tồn, tu bổ, phục hồi di tích đình Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang với tổng mức đầu tư gần 9,6 tỉ đồng. Dự án được thực hiện trong năm 2024 - 2026 nhằm bảo tồn, phục hồi di tích bị hư hỏng, chống xuống cấp; giữ gìn các yếu tố nguyên gốc,...

Xếp hạng Di tích lịch sử cấp thành phố đối với Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành Bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng

VHO - UBND TP Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 2010 QĐ-UBND xếp hạng Di tích lịch sử cấp thành phố đối với Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành Bưu điện Quảng Nam - Đà Nẵng. Đài Tưởng niệm liệt sĩ ngành Bưu điện Quảng Nam - Đà Nẵng nằm trên địa bàn phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng.Đây là di tích gắn với 596 anh hùng, liệt sĩ lực lượng giao bưu,...

Khẩn trương triển khai tiếp dự án phục hồi tháp Nam Khương Mỹ

VHO - Ông Phan Thái Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa ký văn bản số 7037/UBND-KTN yêu cầu các Sở KH&ĐT, Tài chính, Xây dựng, VHTTDL; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh triển khai thực hiện những nội dung liên quan dự án Bảo tồn, tu bổ, phục hồi tháp Nam thuộc di tích tháp Chăm Khương Mỹ; hạng mục phần thân tháp và cửa hướng Đông (gọi tắt dự án). Như...

Bài đọc nhiều

Nhà- Hầm D67: Căn Hầm Lịch Sử Trong Công Cuộc Kháng Chiến Chống Mỹ Cứu Nước

Nằm giữa lòng khu di tích Hoàng thành Thăng Long, công trình mang tên nhà D67 không chỉ là một di tích lịch sử bình dị mà còn là biểu tượng sống động của tinh thần kiên cường, bất khuất trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Gắn liền với những thời khắc lịch sử trọng đại, nơi đây chứng kiến nhiều quyết sách chiến lược được vạch ra, quyết định vận mệnh của cả dân tộc...

Cột Cờ Hà Nội: Chứng Nhân Lịch Sử Qua Những Biến Động Thế Kỷ

Cột Cờ Hà Nội là biểu tượng bất diệt của Thủ đô, lặng lẽ nhưng uy nghi, đã chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử đất nước qua hơn hai thế kỷ. Được xây dựng dưới triều đại Gia Long vào năm 1805 và hoàn thành vào năm 1812, công trình này không chỉ là một kỳ quan kiến trúc mà còn là minh chứng sống động cho tinh thần kiên cường của dân tộc Việt Nam....

Cùng chuyên mục

Cột Cờ Hà Nội: Chứng Nhân Lịch Sử Qua Những Biến Động Thế Kỷ

Cột Cờ Hà Nội là biểu tượng bất diệt của Thủ đô, lặng lẽ nhưng uy nghi, đã chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử đất nước qua hơn hai thế kỷ. Được xây dựng dưới triều đại Gia Long vào năm 1805 và hoàn thành vào năm 1812, công trình này không chỉ là một kỳ quan kiến trúc mà còn là minh chứng sống động cho tinh thần kiên cường của dân tộc Việt Nam....

Nhà- Hầm D67: Căn Hầm Lịch Sử Trong Công Cuộc Kháng Chiến Chống Mỹ Cứu Nước

Nằm giữa lòng khu di tích Hoàng thành Thăng Long, công trình mang tên nhà D67 không chỉ là một di tích lịch sử bình dị mà còn là biểu tượng sống động của tinh thần kiên cường, bất khuất trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Gắn liền với những thời khắc lịch sử trọng đại, nơi đây chứng kiến nhiều quyết sách chiến lược được vạch ra, quyết định vận mệnh của cả dân tộc...

4 hiện vật quý thời triều Nguyễn được đề nghị công nhận bảo vật quốc gia

VHO - Ngày 29.9, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, Hội đồng thẩm định của tỉnh Thừa Thiên Huế đã họp đánh giá và thống nhất hồ sơ đề nghị công nhận bảo vật quốc gia đối với 4 hiện vật, bộ hiện vật quý thời triều Nguyễn. Hiện vật này cũng được đánh giá là kiệt tác tiêu biểu, độc đáo, thể hiện đỉnh cao của kỹ nghệ chạm khắc đá và trình...

Trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh

VHO - Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) được trao bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tối 27.9, nhân lễ kỷ niệm 60 năm đồng khởi giải phóng xã Cẩm Thanh (1964-2024), đại diện lãnh đạo Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam đã trao bằng chứng nhận DSVH phi vật thể cấp quốc gia "Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh" cho đại diện lãnh đạo...

Địa Đạo Củ Chi: Lời Nhắc Nhở Về Một Quá Khứ Hào Hùng

Nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70 km về phía Tây Bắc, địa đạo Củ Chi là một công trình quân sự vĩ đại, biểu trưng của lòng yêu nước, sự thông minh và ý chí quật cường của người dân Việt Nam trong suốt 30 năm kháng chiến chống lại kẻ thù xâm lược. Với hệ thống đường hầm dài hơn 250 km, địa đạo Củ Chi không chỉ là căn cứ quân sự...

Mới nhất

Đẩy mạnh hợp tác, liên kết và phát triển doanh nghiệp khu vực phía Bắc

  Việc tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp phía Bắc vẫn đối mặt với một số thách thức về vấn đề cạnh tranh; doanh nghiệp khó có tiếng nói chung khi có quy mô và năng lực sản xuất khác nhau.   Ngày 2/10, tại tỉnh Hưng Yên, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức Diễn đàn...

Văn phòng phẩm Hồng Hà dành ngân sách 4 tỷ đồng chung tay cùng Bộ GDĐT hỗ trợ thầy trò vùng bão lũ

"Hồng Hà - Bản giao hưởng Dấu son 65" là chủ đề của chương trình vừa diễn ra tại Hà Nội ngày 1/10, nhân kỷ niệm...

Cứu sống nhiều người bệnh ngừng tim nhờ kỹ thuật hiện đại

Cứu sống nhiều người bệnh ngừng tim nhờ kỹ thuật hiện đạiNhiều bệnh nhân tim mạch đã được cứu sống nhờ kỹ thuật điều trị tim hiện đại, hiệu quả tại Bệnh viện 19-8. TS.Dương Hồng Niên, Trưởng Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện 19-8...

Hai anh em mồ côi cha mẹ học chung trường đại học

Nguyễn Lê Ngọc Hà đã nhập học Trường ĐH Tây Nguyên vì có anh trai đang là sinh viên năm 2 ở đó. Hai anh em mồ côi nương tựa vào nhau.   Ngọc Hà cũng quen với bữa cơm hiu quạnh của cô cùng bà nội - Ảnh: AN VI Bập bẹ nói, Hà đã mất mẹ. Rồi vài năm sau...

Mới nhất