Trang chủNewsThời sựThủ tướng: Phát triển xanh là xu hướng tất yếu, cần sự...

Thủ tướng: Phát triển xanh là xu hướng tất yếu, cần sự tham gia của toàn xã hội

Chủ trì Phiên họp lần thứ 5 Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 (Ban Chỉ đạo COP26) vào sáng 2/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo khẩn trương hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách huy động nguồn lực, nhất là hợp tác công – tư để phát triển xanh.
Chú thích ảnh
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp lần thứ 5 của Ban Chỉ đạo COP26. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thay đổi mạnh mẽ nhận thức và hành động về phát triển xanh

Tại Phiên họp, Ban Chỉ đạo tập trung đánh giá tình hình thực hiện các cam kết của Việt Nam tại COP26, nhất là kết quả thực hiện các nhiệm vụ đề ra tại Phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo, kết quả thực hiện Thỏa thuận chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) và Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á (AZEC)…

Cùng với đánh giá những việc đã làm được, chưa làm được; các khó khăn, vướng mắc; nguyên nhân khách quan, chủ quan; đề xuất nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới thực hiện hiệu quả các cam kết của Việt Nam tại COP26.

Ban Chỉ đạo đề xuất, cần tiếp tục tập trung hoàn thiện thể chế phục vụ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế carbon thấp; hoàn thiện cơ chế thu hút nguồn lực cho chuyển đổi xanh; nghiên cứu, phát trển công nghệ mới để giảm phát thải, chuyển đối năng lượng; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ chuyển đổi xanh.

Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ triển khai cam kết của Việt Nam tại COP26 được nêu tại Quyết định số 888/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; cũng như triển khai hiệu quả các chiến lược, chương trình, đề án đã được phê duyệt; triển khai hiệu quả JETP và AZEC; tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc tế, nhất là vận động sự hỗ trợ của quốc tế dành cho Việt Nam phục vụ phát triển xanh, chuyển đổi năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đặc biệt, với quan điểm “người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, động lực và nguồn lực của sự phát triển”, các thành viên Ban Chỉ đạo cho rằng, việc thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 nói riêng, ứng phó với biến đổi khí hậu nói chung cần huy động sự tham gia tích cực, mạnh mẽ của người dân, doanh nghiệp.

Kết luận Phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, ảnh hưởng sâu rộng trên toàn thế giới và việc ứng phó với biến đổi khí hậu vì phát triển xanh, ít phát thải khí nhà kính là xu thế không thể đảo ngược của nhân loại.

Theo Thủ tướng, thời gian qua, trong bối cảnh khó khăn, Việt Nam vẫn thúc đẩy được tăng trưởng, kiểm soát được lạm phát và thúc đẩy phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm, chính sách tiền tệ, tài khóa dần xanh hóa. Trong thành tựu chung của đất nước có đóng góp của phát triển xanh, chuyển đổi năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Điểm lại tình hình thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26, Thủ tướng cho rằng, nhận thức, hành động của cả hệ thống chính trị và toàn dân được nâng lên và đã vào cuộc thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu an toàn trước thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính, đưa mức phát thải ròng về “0” theo đúng cam kết, đặc biệt có sự thay đổi rõ rệt về nhận thức, nâng cao trách nhiệm và sự tham gia tích cực trong bảo vệ môi trường, giảm phát thải, ứng phó với biến đổi khí hậu của mỗi người dân.

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy báo cáo tình hình thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP lần thứ 26. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Việt Nam đã trở thành điểm sáng trong thực hiện cam kết quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu; các cam kết và việc thực hiện cam kết tại Hội nghị COP26 đã được nhanh chóng lồng ghép, cụ thể hóa thành các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, chiến lược, kế hoạch để thực hiện đồng bộ; hợp tác quốc tế trong phát triển xanh, chuyển đổi năng lượng được đẩy mạnh, Việt Nam đã trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng, với các dự án cụ thể.

Bên cạnh ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương nỗ lực của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các thành viên Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và của từng người dân trong triển khai các nhiệm vụ cụ thể, thực hiện có trách nhiệm, hiệu quả, thiết thực các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ rõ một số hạn chế như thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng còn chưa đồng đều, một số nhiệm vụ chậm triển khai, đặc biệt việc xây dựng chính sách về phát triển xanh, nhất là thực hiện các quy định đã được xác định tại Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị COP26, thực hiện JETP chưa đáp ứng yêu cầu…

Thủ tướng nhắc lại quan điểm, ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó có chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính là xu hướng tất yếu, không thể đảo ngược; việc đưa ra cam kết COP26, tham gia Tuyên bố JETP là chủ trương đúng đắn, là cơ hội để Việt Nam phát triển.

Do đó, phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để thực hiện cho được các cam kết về giảm phát thải khí nhà kính vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước, vì cuộc sống ấm no và hạnh phúc của nhân dân; phải hành động với quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, huy động mọi nguồn lực, toàn xã hội, toàn dân vào cuộc, trong đó kết nối và vận động thu hút nguồn lực từ quốc tế, các dòng tài chính xanh, chuyển giao công nghệ, tri thức, kinh nghiệm của các nước, tổ chức quốc tế.

“Biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng tới tất cả người dân, doanh nghiệp. Do đó, cần có cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân; đề cao chủ nghĩa đa phương, hợp tác quốc tế; huy động sự tham gia của người dân, doanh nghiệp, đồng thời xây dựng chính sách phải hướng tới người dân, doanh nghiệp để người dân doanh nghiệp được hưởng thụ thành quả; vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước, vì cuộc sống ấm no và hạnh phúc của nhân dân”, Thủ tướng chỉ rõ.

Khẩn trương hoàn thiện cơ chế huy động nguồn lực phát triển xanh

Chú thích ảnh
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp lần thứ 5 của Ban Chỉ đạo COP26. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Trên tinh thần đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thời gian tới phải tiếp tục tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật phục vụ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển kính tế carbon thấp hướng tới nền kinh tế tuần hoàn; nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế thu hút nguồn lực toàn xã hội, nhất là nguồn lực hợp tác công – tư, nguồn lực ngoài nhà nước cho chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế carbon thấp và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo để phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo ở nước ta, trong đó có phát triển công nghiệp phụ trợ, trang thiết bị để sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sinh khối, hydrogen xanh, amoniac xanh và các công nghệ thu hồi, sử dụng và lưu trữ carbon.

Cùng với đó, phải xây dựng các phương thức quản trị mới, quản lý chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn; đồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế, huy động nguồn lực để triển khai các cam kết tại Hội nghị COP26 và chuyển đổi năng lượng công bằng; tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nắm bắt những công nghệ mới để thực hiện các mục tiêu chuyển đổi xanh và chuyển đổi năng lượng công bằng.

Các bộ, ngành cần tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ đã được xác định trong Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị COP26 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo các bộ, ngành thường xuyên thống kê, đôn đốc thực hiện nghiêm túc, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng các nhiệm vụ được giao.

Trong đó, Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các bộ, ngành rà soát, lựa chọn các dự án triển khai ngay trong khuôn khổ JETP và hợp tác AZEC; hoàn thiện trình phê duyệt: Đề án phát triển lưới điện thông minh tại Việt Nam giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045; Cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu; Đề án tổng thể về Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM); Thông tư ban hành khung giá phát điện sinh khối, điện sử dụng chất thải rắn; sớm hoàn tất các thủ tục nội bộ để Việt Nam sớm trở thành thành viên của Liên minh năng lượng mặt trời (ISA) và tiếp tục nghiên cứu, đề xuất về việc tham gia Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA).

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện Tuyên bố về Nông nghiệp bền vững, Hệ thống lương thực thực phẩm có khả năng chống chịu và Hành động vì khí hậu, nhất là Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030; hoàn thiện thủ tục để Việt Nam vào Đối tác toàn cầu về chuyển đổi nông nghiệp và lương thực, thực phẩm bền vững (FAST).

Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí mê-tan ngành Giao thông vận tải; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và cơ quan liên quan đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ chuyển đổi sang xe ô tô điện.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục nghiên cứu, xây dựng hệ thống ngành kinh tế xanh, cơ chế ưu đãi xanh. Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước hoàn thiện các đề án huy động tài chính xanh cho phát triển, bảo đảm tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả trong triển khai trong thực tiễn, phù hợp với thông lệ quốc tế; nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển thị trường vốn, thị trường trái phiếu xanh.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp luật về đánh giá tác động xã hội, bổ sung các tiêu chí về công bằng để đảm bảo quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế phát thải thấp; đẩy mạnh các chính sách hành động nhằm giảm tác động tiêu cực tới các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương; xây dựng các chương trình đào tạo nghề phù hợp với định hướng tăng trưởng xanh và phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo; xây dựng các chương trình hỗ trợ chuyển đổi việc làm, tạo việc làm xanh và phát triển sinh kế bền vững cho người dân, đặc biệt là nhóm bị ảnh hưởng trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế.

Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục ưu tiên nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia có liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó có Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0”; triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển công nghệ mới phục vụ giảm phát thải khí nhà kính và chuyển đổi năng lượng.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc tiếp tục đẩy mạnh phát triển xanh, tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo để tạo động lực dẫn dắt phát triển ít phát thải và lan tỏa đến từng ngành, lĩnh vực then chốt. Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan truyền thông, báo chí tăng cường thông tin về phát triển xanh, ứng phó biến đổi khí hậu.

Đối với việc thực hiện Tuyên bố JETP, Thủ tướng nhất trí chủ trương thông qua Khung giám sát, đánh giá thực hiện JETP, Danh mục dự án ưu tiên thực hiện JETP và nhất trí về nguyên tắc chủ trương thực hiện 8 dự án thực hiện JETP; yêu cầu hoàn thiện thể chế, chính sách có liên quan đến triển khai JETP để thông báo cho đối tác thực hiện. Về AZEC, Thủ tướng cho biết, phía Nhật Bản rất tích cực triển khai, yêu cầu các bộ, ngành chuẩn bị các chương trình, dự án cụ thể để đề xuất thực hiện…

Baotintuc.vn

Nguồn: https://baotintuc.vn/thoi-su/thu-tuong-phat-trien-xanh-la-xu-huong-tat-yeu-can-su-tham-gia-cua-toan-xa-hoi-20241002134731491.htm

Cùng chủ đề

Thủ tướng đề nghị Trung Quốc hợp tác xây dựng các tuyến đường sắt

(Dân trí) - Thủ tướng đề nghị phía Trung Quốc thúc đẩy hợp tác xây dựng các tuyến đường sắt kết nối hai nước, tiếp tục mở cửa thị trường cho nông sản của Việt Nam và sớm triển khai các dự án đầu tư quy mô lớn. Những đề nghị này được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra khi tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ, chiều 1/10. Việt Nam nhất quán coi phát triển quan...

[Ảnh] Thường trực Chính phủ làm việc với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về xóa nhà tạm, nhà dột...

Dự cuộc làm việc có: Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long cùng lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Thủ tướng nêu rõ, cần thành lập Ban Chỉ đạo do Thủ tướng Chính...

Viettel công bố chuỗi giải pháp tự động hóa logistics

Chuỗi giải pháp tự động hóa toàn diện cho ngành logistics do Viettel Post phát triển, tự động hóa toàn bộ các khâu trong chuỗi vận chuyển từ lưu kho đến giao hàng với tỷ lệ sai sót gần như bằng 0. Ngày 1.10, Tập đoàn Công nghiệp - viễn thông Quân đội (Viettel) công bố chuỗi giải pháp tự động hóa toàn diện cho ngành logistics tại Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024. Đến thăm gian hàng...

Sẽ có cơ chế, chính sách ưu đãi mới cho Trung tâm Đổi mới Sáng tạo quốc gia

Phát biểu tại Ngày hội Đổi mới Sáng tạo Việt Nam 2024 nhân kỷ niệm 5 năm thành lập Trung tâm Đổi mới Sáng tạo quốc gia (NIC) ngày 1-10, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định NIC từ khi thành lập đến nay đã góp phần quan trọng nâng tầm vị thế và uy tín của Việt Nam về khoa học,...

Việt Nam phải bắt kịp, tiến cùng và vượt lên trong tiến trình đổi mới sáng tạo của nhân loại

Chủ tịch phụ trách đối ngoại toàn cầu Tập đoàn Meta Nick Clegg cho biết: "Meta vinh dự được hợp tác với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thúc đẩy tương lai phát triển AI của Việt Nam và xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo. Khi tiềm năng phát triển AI của Việt Nam...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Việt Nam và Argentina tổ chức Tham vấn chính trị lần thứ 9

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Argentina từ ngày 29/9 - 1/10, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc cùng các Thứ trưởng Ngoại giao Argentina Marcia Rosa Levaggi và Gabriel Martinez đồng chủ trì Tham vấn chính trị lần thứ 9 giữa hai Bộ Ngoại giao Việt Nam và Argentina. Theo phóng viên TTXVN tại Buenos Aires, trong ngày đầu tiên làm việc tại Argentina, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc đã dẫn đầu đoàn công tác cùng Đại...

Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là tiền đề đưa Việt Nam thành nước phát triển, thu nhập cao

Thực hiện Kết luận số 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải (GTVT) đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ GTVT đang trình cấp có thẩm quyền chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam (Dự án). Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy, từ tháng 10/2023 đến nay, Bộ GTVT đã lấy kiến của 24 bộ, ngành Trung...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Mông Cổ

Theo đặc phái viên TTXVN, sau khi kết thúc tốt đẹp các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tại Mông Cổ từ ngày 30/9 - 1/10, chiều 1/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời sân bay Thành Cát Tư Hãn, thủ đô Ulan Bator, đi thăm cấp Nhà nước tới Ireland theo lời mời của Tổng thống Ireland Michael D. Higgins. Tiễn đoàn tại...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Mông Cổ

Sáng 1/10/2024, tại Thủ đô Ulan Bator, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cán bộ, nhân viên và cộng đồng người Việt Nam tại Mông Cổ. Baotintuc.vn Nguồn: https://baotintuc.vn/thoi-su/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-gap-go-cong-dong-nguoi-viet-nam-tai-mong-co-20241001142148917.htm

Cầu Nhật Tân – biểu tượng độc đáo của Thủ đô Hà Nội

Cầu Nhật Tân bắt đầu khởi công xây dựng từ năm 2009 và hoàn thành vào năm 2015, là cây cầu thép dây văng lớn nhất Việt Nam và là biểu tượng độc đáo của Thủ đô Hà Nội. Cầu Nhật Tân có tổng chiều dài 9,17 km đã đóng góp một phần rất quan trọng trong nền kinh tế cũng như giao thông vận tải của Thủ đô, rút ngắn quãng đường di chuyển từ trung tâm thành phố...

Bài đọc nhiều

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam trước thời khắc lịch sử: Làm thế nào chạy thẳng về Cần Thơ?

TP.HCM vừa là điểm kết thúc của tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam, vừa là điểm khởi đầu của tuyến đường sắt nối tới Cần Thơ. Theo các chuyên gia, nếu có phương án kết nối hợp lý, đến năm 2035 VN sẽ có tuyến đường sắt tốc độ cao từ Hà Nội vào TP.HCM nối thẳng tới Cần Thơ. Chưa chốt phương án kết nối 2 "siêu" đường sắt Theo dự thảo tờ trình báo cáo nghiên cứu tiền...

Tràng An – viên ngọc sáng 10 năm nở hoa di sản

Quần thể danh thắng Tràng An nơi hội tụ giá trị đặc sắc về tự nhiên và chiều sau lịch sử văn hóa miền di sản sơn bao, thủy bọc nước non cẩm tú sơn thủy hữu tình, tiên cảnh bồng lai... Mười năm qua nơi đây đã đón hàng chục triệu khách du lịch trong nước và quốc tế... Quần thể Tràng An - Tam Cốc đã được nhiều tổ chức thế giới công nhận là điểm đến...

Cô gái Ukraine tìm được chồng như ý nhờ mê tiếng Việt

(VTC News) - Vì mê tiếng Việt mà cô gái Ukraine xinh đẹp gặp gỡ và nên duyên với người đàn ông của cuộc đời cô, theo anh về Việt Nam bôn ba khắp nơi để khởi nghiệp. Trước khi bị chiến tranh tàn phá, Ukraine từng là xứ sở yên bình và xinh đẹp. Đối với vợ chồng Phan Vũ Sơn (32 tuổi) và Sofia Koshelna (30 tuổi), đây còn là nơi họ gặp gỡ và thành đôi. Tuy nhiên,...

Làng cổ Thiên Hương – Bình yên một miền cổ tích

Làng cổ Thiên Hương hơn trăm năm tuổi trên cao nguyên đá Đồng Văn có lẽ là một điểm đến còn khá mới lạ với những tín đồ đam mê du lịch. Nếu các bạn đang kiếm tìm một địa điểm để đi trốn những bộn bề thì hãy cùng Vietnam.vn du lịch Hà Giang và ghé đến ngôi làng cổ xinh đẹp này khám phá ngay nhé! Đến Hà Giang, bạn chắc hẳn đã không còn quá xa lạ...

Trường Sa – Khát vọng hoà bình và tình yêu đất nước

Việt Nam đất nước luôn mang trong mình khát vọng yêu chuộng hòa bình. Mọi thế hệ đã quên mình và sẵn sàng hi vọng bảo vệ cho đất nước liền một giải. Trường Sa và biển đảo Trường Sa là một phần không thể tách rời của đất nước và Tổ Quốc thân yêu. Người Việt Nam luôn khắc ghi trong tim biển đảo là quê hương, Trường Sa là đất nước. Khát vọng hòa bình và tình...

Cùng chuyên mục

Thanh tra châu Âu tới Việt Nam xem xét khả năng gỡ ‘thẻ vàng’ thủy sản

Trong tháng 10 này, ngành thủy sản sẽ đón đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) đến Việt Nam để kiểm tra lần thứ 5 và xem xét khả năng gỡ bỏ "thẻ vàng" đối với hoạt động đánh bắt không theo quy định (IUU)   Thị trường châu Âu (EU) đang chiếm tỷ trọng lớn đối với thủy sản xuất khẩu của Việt Nam ẢNH: CTV Thông tin từ Cục thủy sản (Bộ NN-PTNT) cho biết, đoàn thanh tra của...

Khán giả ‘nín thở’ với Lê Hoàng Nghi đêm chung kết Chuông vàng vọng cổ

Khán giả Thanh An chia sẻ với Tuổi Trẻ: 'Lần đầu tiên tôi đi xem Chuông vàng vọng cổ mà phải nín thở mỗi lần nghe thí sinh ca'. Thí sinh nào đã khiến khán giả phải... làm mệt như thế?   Lê Hoàng Nghi trong trích đoạn cải lương Kiếm bạt lưu danh - Ảnh: L.ĐOAN Đó là tân Chuông vàng vọng cổ 2024 Lê Hoàng Nghi! Lợi thế của Nghi chính là giọng ca. Một giọng ca mà mới nghe tưởng bình...

Tàu cao tốc Nhật Bản tròn 60 năm tuổi và nó đã thay đổi thế giới như thế nào?

Shinkansen là biểu tượng cho sự phục hồi kinh tế và hiện đại hóa của Nhật Bản sau những tàn phá nặng nề của Thế chiến II. Cùng với Thế vận hội Tokyo 1964, Shinkansen đã giúp Nhật Bản khẳng định vị trí của mình trên bản đồ thế giới,...

Ra mắt hai ca khúc về những ký ức đẹp của Hà Nội

NDO - Nhân kỷ niệm kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10, nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung đã cho ra mắt hai ca khúc “Thanh âm Hà Nội” và “Cô đơn giữa Hà Nội”, với những tâm sự của một người con Hà Nội trước những thay đổi từng ngày của thành phố. Hai tác phẩm được phát hành trên nền tảng số của các kênh âm nhạc. Hai ca khúc “Thanh âm Hà Nội” và “Cô đơn...

Hiệp định CPTPP: Tăng cường hợp tác kinh tế

Sáng ngày 2/10/2024, tại Hà Nội, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Bộ Công Thương đã phối hợp tổ chức Hội thảo "CPTPP: Tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại với các đối tác châu Mỹ". Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. Hội thảo được tổ chức kết hợp hình thức trực tiếp và trực...

Mới nhất

Ra mắt hai ca khúc về những ký ức đẹp của Hà Nội

NDO - Nhân kỷ niệm kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10, nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung đã cho ra mắt hai ca khúc “Thanh âm Hà Nội” và “Cô đơn giữa Hà Nội”, với những tâm sự của một người con Hà Nội trước những thay đổi từng ngày của thành phố. Hai tác phẩm được...

Tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng chống bán phá giá đối với sản phẩm nhôm từ Trung Quốc

Ngày 23/9/2024, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2531⁄QĐ-BCT về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm nhôm xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (mã vụ việc ER01.AD05). Căn cứ khoản 5...

Vẻ đẹp hùng vĩ của thác Siu Puông

(NADS) - Ẩn mình giữa núi rừng Kon Tum, thác Siu Puông hiện lên như một bức tranh thủy mặc sống động giữa không gian bao la của thiên nhiên Tây Nguyên. Từ độ cao 1.600 mét so với mực nước biển, dòng thác đổ xuống tạo thành bảy tầng nước chảy uốn lượn, mang đến vẻ đẹp...

Hiệp định CPTPP: Tăng cường hợp tác kinh tế

Sáng ngày 2/10/2024, tại Hà Nội, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Bộ Công Thương đã phối hợp tổ chức Hội thảo "CPTPP: Tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại với các đối tác châu Mỹ". Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long tham dự và phát biểu chỉ...

Mới nhất