Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBảo vệ trẻ trước bắt nạt học đường, dễ hay khó?

Bảo vệ trẻ trước bắt nạt học đường, dễ hay khó?


Bảo vệ trẻ trước bắt nạt học đường, dễ hay khó? - Ảnh 1.

Câu chuyện về tình bạn được lồng ghép trong bài học “Quan tâm, cảm thông và chia sẻ”, giờ học môn giáo dục công dân lớp 7 Trường THCS Colette, quận 3, TP.HCM – Ảnh: T.T.ANH

Chỉ riêng việc học trò bắt nạt nhau, tôi cho rằng là điều không dễ khi “người trong cuộc” lắm khi không hé môi lên tiếng. Chuyện này nơi nào cũng có. Không thể có thống kê được các kiểu học trò bắt nạt nhau.

Các vụ học sinh đánh nhau hoặc cố tình làm đau thân thể bạn có thể được báo cáo kèm bằng chứng, nhân chứng. Nhưng bạo lực tinh thần, các kiểu ức hiếp khác vẫn đang âm thầm diễn ra ở trường, ở lớp.

Một, hai học sinh có vấn đề trong lớp có thể gây ra nhiều vụ phiền phức hoặc có hành vi ức hiếp nhiều bạn ở trường.

Có hai bạn cùng tên trong lớp, một bạn có xu hướng muốn “làm trùm” một nhóm có thể gây hấn, chọc phá, dọa và hẹn đánh bạn có vẻ yếu thế hơn mình. Một bạn gái hay vô tình đi chung với một bạn trai trong trường cũng có thể bị bạn gái khác dọa đánh.

Một bạn trai lười học có thể nghĩ ra nhiều chiêu dụ dọa các bạn học khá hơn làm bài thay cho mình. Thậm chí có cả các kiểu dọa, ép bạn mua đồ ăn thức uống, đồ vật…

Những chuyện tương tự như thế này đã thành chuyện thường ngày ở các trường trung học cơ sở. Nhiều kiểu bắt nạt nhắm vào ngoại hình, trang phục và phổ biến hơn là bắt nạt nhắm vào những bạn có hoàn cảnh khó khăn hoặc tính cách thụ động, nhút nhát.

Những cuộc hẹn đánh nhau có thể dễ phát hiện và ngăn chặn hơn các kiểu đe dọa âm thầm, “nạn nhân” sợ hãi chọn cách chịu đựng trong im lặng. Nhiều học trò khác biết chuyện bắt nạt nhưng không lên tiếng vì thấy không liên quan đến mình hoặc không biết nói với ai.

Làm sao để mọi mầm mống bắt nạt có thể phát hiện sớm, làm sao để những học trò bị bắt nạt vượt qua sự sợ hãi?

Ngăn chặn bạo lực không hoàn toàn là trách nhiệm của nhà trường hay trong khuôn viên trường học. Nhưng các giải pháp hạn chế việc này bắt đầu từ nhà trường. Trọng trách của thầy cô giáo ở chỗ tạo ra môi trường học đường lành mạnh tối đa, ngăn chặn các kiểu bạo lực thể chất, tinh thần chứ không chỉ xử lý chuyện đã xảy ra rồi.

Phụ huynh cũng cần được biết nhiều hơn về con mình để giúp con thoát khỏi khó khăn hoặc uốn nắn con khi con mình chính là “kẻ bắt nạt”.

Nhưng cần nhất và quan trọng nhất vẫn là nhận thức và kỹ năng của học trò. Nói không quá nhưng trẻ em cần được dạy cách “thoát” khỏi bắt nạt từ tuổi mẫu giáo. Rồi lên tiểu học, trung học, mỗi độ tuổi cần mỗi cách, mỗi kiến thức khác nhau nhưng tất cả cần hiểu bắt nạt người khác là sai.

Để tránh bị bắt nạt cần tự nỗ lực để học giỏi hơn, mạnh khỏe hơn, tự tin hơn. Hòa đồng cùng bạn bè cũng là cách thoát khỏi trạng thái sợ hãi (nếu có) và mạnh dạn hơn, biết mình nên làm gì nếu có bị dọa nạt.

Điều cần làm nhất là biết cách báo với ai khi biết chuyện bạo lực, bất kể chuyện của mình hay của bạn khác. Nhiều phụ huynh vẫn dặn con chuyện không phải của mình thì… né cho yên. Đa số học sinh khi biết “sắp có biến”, có ai đó có thể bị đánh hoặc đã bị ức hiếp đã chọn im lặng, không báo cáo thầy cô và càng im lặng với phụ huynh.

Lên tiếng bảo vệ mình, bảo vệ bạn

Biết nhận ra chuyện sai trái, biết cách xử lý phù hợp, biết báo cáo với ai khi thấy có bạo lực, bắt nạt xung quanh mình là một kỹ năng và sự dũng cảm học sinh cần được rèn dạy kỹ hơn.

Các bài kỹ năng sống trong nhà trường cần có nhiều tình huống học và hành từ những việc có thật hằng ngày ở lớp. Trường học sẽ giảm bạo lực và bắt nạt sẽ dễ hơn khi có thêm nhiều học sinh mạnh dạn lên tiếng về việc này, bảo vệ mình và bảo vệ bạn.

Bảo vệ trẻ trước bắt nạt học đường, dễ hay khó? - Ảnh 2.24% học sinh ở TP.HCM bị bắt nạt

TTO – Kết quả khảo sát cho thấy có 31% học sinh ở TP.HCM bị căng thẳng, stress, 30% học sinh từng bị xâm hại trên môi trường mạng, 24,6% học sinh bị bắt nạt, hiếp đáp.



Nguồn: https://tuoitre.vn/bao-ve-tre-truoc-bat-nat-hoc-duong-de-hay-kho-20241001223446626.htm

Cùng chủ đề

Giữ gìn nhân cách của người thầy

Hai cô giáo đã nhận sai Phản ứng dữ dội của dư luận trước cách hành xử của hai cô giáo nêu trên cho thấy, các cô đã chạm đến giới hạn của đạo đức nhà giáo.  Sự việc bắt đầu bằng việc một phụ huynh có con học tại Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) đã gửi đơn kèm file ghi âm tố cáo cô giáo N.T.V. (giáo viên chủ nhiệm lớp 4B) đã...

[Ảnh] “Quốc hội trẻ em” chất vấn về bạo lực học đường và tác hại của thuốc lá

NDO - Sáng 29/9, tại Hội trường Diên Hồng, tòa nhà Quốc hội, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ hai năm 2024 diễn ra sôi nổi với sự tham gia của 306 đại biểu là những đội viên, thiếu nhi tiêu biểu đến từ mọi miền Tổ quốc. Phiên họp giả định lần thứ hai của “Quốc hội trẻ em” năm 2024...

Nạn bạo lực học đường “nóng bỏng” tại phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”, Bộ trưởng GDĐT có ý kiến thế nào?

Sáng 29/9, tại Hội trường Diên Hồng, toà nhà Quốc hội đã diễn ra phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ 2 năm 2024 với sự tham gia của 306 đại biểu trẻ em là những đội viên, thiếu niên tiêu biểu trong...

Phan Bảo Ngọc – Đại biểu đoàn TP Hà Nội tham dự Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”

Phiên họp giả định lần thứ II của "Quốc hội trẻ em" năm 2024 sẽ diễn ra trong 1,5 ngày, bắt đầu từ sáng ngày 28/9 và kết thúc vào sáng ngày 29/9/2024 và tập trung vào hai chủ đề: "Phòng, chống bạo lực học đường" và "Phòng, chống tác...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Ireland

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ireland từ ngày 1 đến 3-10, theo lời mời của Tổng thống Ireland Michael D. Higgins. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến sân bay Dublin - Ảnh: TTXVN Theo đặc phái viên TTXVN, đúng 20h30 ngày 1-10, giờ địa phương (tức 2h30 ngày 2-10, giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch...

Việt Nam chấp thuận 271 khuyến nghị của 133 nước tại đối thoại về quyền con người

Tỉ lệ chấp thuận các khuyến nghị là 84,7%, cao nhất trong số 4 chu kỳ theo cơ chế UPR mà Việt Nam đã tham gia tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt (giữa) tại phiên họp ngày 27-9 ở Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc - Ảnh: Bộ Ngoại giao cung cấp Hôm 27-9 vừa qua, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc thông qua Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo...

Lại thêm phụ huynh lái ô tô vào sân trường tông trúng học sinh

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 1-10, ông Lê Hạnh (hiệu trưởng Trường THCS-THPT Chu Văn An, TP Móng Cái, Quảng Ninh) cho biết một học sinh của trường vừa bị một phụ huynh lái ô tô vào sân trường tông trúng. Theo ông Hạnh, vụ việc xảy ra khoảng hơn 12h trưa nay. Vào thời điểm này, một nữ phụ...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm rời Mông Cổ, điểm đến tiếp là thăm Ireland

Khép lại chuyến thăm Mông Cổ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên chuyên cơ đến điểm dừng chân tiếp theo là Ireland cho chuyến thăm mang tính lịch sử.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vẫy tay chào trước khi vào chuyên cơ rời Mông Cổ - Ảnh: NGUYỄN HỒNG Chiều 1-10, kết thúc tốt đẹp các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước Mông Cổ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên...

Cao điểm xử lý vi phạm giao thông với học sinh: Phụ huynh xếp hàng chờ cảnh sát lập biên bản

Nguồn: https://tuoitre.vn/cao-diem-xu-ly-vi-pham-giao-thong-voi-hoc-sinh-phu-huynh-xep-hang-cho-canh-sat-lap-bien-ban-20241001194533866.htm

Bài đọc nhiều

Ngày hội Nha khoa học đường: Đồng hành cùng các em học sinh trong chăm sóc sức khỏe răng miệng

Thực trạng răng miệng là vấn đề đáng báo động tại Việt Nam, hiện nay có trên 90% người dân có vấn đề về răng miệng, điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như không thực hiện chăm sóc răng miệng đúng cách, không khám răng miệng định kỳ...  Nhận thức rõ tầm quan trọng trong việc bảo vệ và chăm sóc các vấn đề về răng miệng cho các em học sinh trong độ tuổi tới trường, ngày...

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

"Tôi xin laptop vì nghĩ rằng đấy là... xã hội hoá giáo dục" Sáng 30/9, cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM đã có chia sẻ với P.V VietNamNet về việc xin phụ huynh tiền mua laptop.  Mở đầu, cô Hạnh nói, hiện nay có những thông tin được đăng tải trên báo chí chưa đúng sự thật, việc này làm cuộc sống của cô đảo lộn. "Đặc biệt là thông tin nói rằng...

Sợ đi họp phụ huynh vì lạm thu quỹ trường, quỹ lớp

Khi con cái lần lượt vào các cấp học, từ tiểu học đến THPT, suốt 12 năm nhiều phụ huynh mắc "hội chứng" ít nói ra: Sợ đi họp phụ huynh, nhất là dịp đầu năm học. Nhức nhối chuyện lạm thuBởi vì trọng tâm của các cuộc họp này không gì khác hơn là các khoản thu ngoài học phí. Chuyện...

Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập theo tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh

 Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: BL ...

Cùng chuyên mục

Cho học sinh nghỉ thứ 7 liệu có tăng áp lực học thêm?

Sau Lào Cai, Lai Châu chính thức áp dụng lịch học từ thứ 2 đến thứ 6, cho học sinh nghỉ thứ 7 và Chủ nhật. Tại Hà Nội, việc nghỉ học thứ 7 được áp dụng với phần lớn các trường tư thục và trường THCS chất lượng cao. Ở khối công lập, chỉ có một số ít trường cho học sinh nghỉ thứ 7 do định hướng của nhà trường cũng như điều kiện về phòng học...

Hơn 600 học sinh Lào Cai được cho nghỉ học do nguy cơ sạt lở đất

TPO - Ngày 1/10, trên địa bàn huyện Bắc Hà (Lào Cai) xuất hiện mưa lớn kéo dài, nguy cơ sạt lở đất vào lớp học, hơn 600 học sinh được cho nghỉ học để đảm bảo an toàn. Theo ông Định Mạnh Ninh – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Bắc Hà (Lào Cai), tính đến 10h ngày 1/10, trên địa bàn huyện có Trường Tiểu học & THCS xã Bản Cái cùng 6 điểm trường mầm...

Xây dựng xã hội học tập, bảo đảm mọi người dân có cơ hội bình đẳng trong học tập, đào tạo

Ngày 1/10, tại Trường tiểu học Quang Trung (Hoàn Kiếm, Hà Nội), UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức lễ khai mạc tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024. Với chủ đề “Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời”, tuần lễ Hưởng ứng học tập suốt đời quận Hoàn Kiếm có nhiều hoạt động phong phú tại các nhà trường và cộng đồng, như: Hội sách, giới thiệu sách mới; thi...

Lại thêm phụ huynh lái ô tô vào sân trường tông trúng học sinh

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 1-10, ông Lê Hạnh (hiệu trưởng Trường THCS-THPT Chu Văn An, TP Móng Cái, Quảng Ninh) cho biết một học sinh của trường vừa bị một phụ huynh lái ô tô vào sân trường tông trúng. Theo ông Hạnh, vụ việc xảy ra khoảng hơn 12h trưa nay. Vào thời điểm này, một nữ phụ...

Mới nhất

Việt Nam chấp thuận 271 khuyến nghị của 133 nước tại đối thoại về quyền con người

Tỉ lệ chấp thuận các khuyến nghị là 84,7%, cao nhất trong số 4 chu kỳ theo cơ chế UPR mà Việt Nam đã tham gia tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt (giữa) tại phiên họp ngày 27-9 ở Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc - Ảnh: Bộ Ngoại giao cung cấp Hôm...

Thi hành kỷ luật ông Lê Văn Phước

Quyết định nêu rõ, thi hành kỷ luật hành chính bằng hình thức Khiển trách đối với ông Lê Văn Phước - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật về Đảng, thời gian thi hành...

Bán trái cây ngon sang châu Âu, Bắc Mỹ, một HTX ở Hậu Giang giúp nông dân kiếm bộn tiền

HTX Trái cây sinh học OCOP (HTX Bio Fruit Coop), có địa chỉ tại đường Hùng Vương, ấp Thị Trấn, thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu...

Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII diễn ra từ ngày 7 đến 11/11

NDO - Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Cục Điện ảnh, với khẩu hiệu "Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh", Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII) sẽ diễn ra từ ngày 7 đến 11/11, gồm nhiều hoạt động phong phú nhằm giới thiệu và tôn...

Thủ tướng đề nghị Trung Quốc hợp tác xây dựng các tuyến đường sắt

(Dân trí) - Thủ tướng đề nghị phía Trung Quốc thúc đẩy hợp tác xây dựng các tuyến đường sắt kết nối hai nước, tiếp tục mở cửa thị trường cho nông sản của Việt Nam và sớm triển khai các dự án đầu tư quy mô lớn. Những đề nghị này được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra...

Mới nhất