Trang chủNewsKinh tếĐầu tư công sẽ là chủ đạo trong đầu tư phát triển...

Đầu tư công sẽ là chủ đạo trong đầu tư phát triển đường sắt tốc độ cao







 Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy chủ trì buổi gặp mặt, cung cấp thông tin cho báo chí.

Tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam đầu tư với tốc độ thiết kế 350 km/h

Chủ trì buổi gặp mặt cung cấp thông tin cho báo chí, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Danh Huy khẳng định: Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam là dự án đặc biệt, quy mô lớn, chưa từng có tiền lệ. Với dự án này, lãnh đạo Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Quá trình nghiên cứu dự án được triển khai từ năm 2006 (trải qua 18 năm) với sự hỗ trợ của các tổ chức, tư vấn trong và ngoài nước.

Trong quá trình nghiên cứu đề án đầu tư dự án này vào năm 2011, Bộ Giao thông Vận tải nhận thấy có các vấn đề băn khoăn liên quan đến nguồn lực vốn đầu tư cũng như các chỉ số kinh tế vĩ mô tại thời điểm năm 2010 thấp, nợ công ở mức cao. Mặt khác, cũng có ý kiến về tốc độ chạy tàu có đảm bảo tầm nhìn dài hạn và xu thế của thế giới hay công năng vận tải chỉ riêng hành khách hay chung cả hàng hóa.

Tại thời điểm đó, lãnh đạo Đảng Nhà nước rất thận trọng và yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải đánh giá lại đề án và đến năm 2022 Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 49-KL/TW về đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.

Trên cơ sở đó, Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện, tổng hợp kinh nghiệm phát triển đường sắt tốc độ cao trên thế giới; tổ chức các đoàn khảo sát liên ngành tại 6 quốc gia có hệ thống đường sắt tốc độ cao phát triển; tiếp thu các ý kiến của các bộ, ngành, Hội đồng thẩm định Nhà nước, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học để hoàn thiện dự án.

Theo phương án được tư vấn nghiên cứu đề xuất, tuyến đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam sẽ có tốc độ thiết kế 350 km/h; Chiều dài khoảng 1.541 km, đường đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hóa.

Về tốc độ chạy tàu, theo Thứ trưởng Bộ GTVT, cho biết: tốc độ 250km/h đã phát triển cách đây khoảng 50 năm và phổ biến trong giai đoạn khoảng 25 năm trở về trước, phù hợp với các tuyến ngắn và trung bình. Tốc độ 350km/h và cao hơn đang là xu thế phát triển trên thế giới, phù hợp với các tuyến dài từ 800km trở lên, tập trung nhiều đô thị có mật độ dân số cao như hành lang Bắc-Nam của nước ta. Theo kinh nghiệm thế giới, các tuyến đường sắt tốc độ cao là trục chính, chiều dài lớn đều lựa chọn tốc độ 350km/h trở lên vì tính hiệu quả và có khả năng thu hút lượng hành khách cao hơn so với các dải tốc độ thấp hơn.

“Chi phí đầu tư tốc độ 350km/h cao hơn tốc độ 250km/h khoảng 8-9% nhưng đảm bảo tầm nhìn dài hạn. Tuy nhiên, nếu đầu tư với tốc độ 250km/h, việc nâng cấp lên tốc độ 350km/h là khó khả thi và không hiệu quả,” Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy chia sẻ.

Theo đó, Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam bố trí 23 ga hành khách theo nguyên tắc phù hợp với hiện trạng, quy hoạch phát triển của địa phương; đặt tại khu vực trung tâm kinh tế, chính trị các địa phương, tiếp cận khu vực trung tâm đô thị, khu vực quy hoạch có tiềm năng tạo ra không gian phát triển mới, khai thác có hiệu quả nguồn lực quỹ đất; đảm bảo khả năng kết nối tốt với hệ thống giao công cộng; đảm bảo khai thác có hiệu quả hạ tầng, phương tiện. Đến nay, vị trí các ga đều đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quy hoạch tỉnh.

Từ các cơ sở nêu trên, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị lựa chọn tốc độ thiết kế 350km/h cho tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam để đáp ứng tiêu chí hiện đại, đồng bộ, có tầm nhìn dài hạn, hiệu quả, phù hợp với điều kiện địa kinh tế nước ta và xu hướng trên thế giới; phù hợp với chủ trương Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XIII, Bộ Chính trị, Chính phủ.

Đầu tư công sẽ là chủ đạo trong đầu tư phát triển đường sắt tốc độ cao






 Ông Nguyễn Ngọc Đông – Nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT, chuyên gia Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao cung cấp thông tin tới báo chí

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc “tính toán phương án huy động chưa tính các khoản thu hàng tỷ USD từ TOD, tại sao không tính vào tổng mức đầu tư? Nguồn thu có phải sẽ được tính toán sau khi dự án triển khai xong?”. Cùng tham gia cung cấp thông tin, ông Nguyễn Ngọc Đông – Nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT, chuyên gia Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao, khẳng định: Có thể thấy, người dân đang ngày càng đồng thuận hơn về dự án đường sắt cao tốc (ĐSTĐC) Bắc – Nam. Hà Nội và TP. HCM đang vẽ bức tranh mong muốn lấy TOD để tạo bước đột phá cho phát triển đường sắt đô thị (ĐSĐT).

Tuy nhiên, hiện đang vướng quy định pháp luật, để sửa sẽ mất nhiều thời gian. Bộ GTVT đề nghị, sau khi phát triển ĐSTĐC sẽ có chính sách phát triển đô thị tại các vùng lân cận với các nhà ga, từ đó có chênh lệch địa tô và phải đóng góp một phần nộp lại Trung ương, để giảm gánh nặng của Nhà nước khi đầu tư phát triển ĐSTĐC. Do đó, không thể đưa TOD giá trị ước tính vào tổng mức đầu tư được, mà chỉ có thể kỳ vọng từ đó có thể phát triển các dự án đô thị trong tương lai để từ đó có đóng góp về cho Trung Ương.

Theo kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới, việc phát triển ĐSTĐC nói riêng và hạ tầng GTVT nói chung, trách nhiệm đầu tư là của Nhà nước. Do đó, đầu tư công sẽ là chủ đạo trong đầu tư phát triển ĐSTĐC.

Về việc hoàn vốn, không thể hoàn vốn riêng của dự án nhưng có thể hoàn vốn từ sự lan toả phát triển kinh tế xã hội, tăng cạnh tranh hàng hoá Việt Nam. Tất cả các nước trên thế giới cũng như thế.

Do đó, tính phương án tài chính toàn bộ dự án sẽ là âm, không thể về con số dương. Khi bóc tách phần trang thiết bị cho tổ chức vận tải khai thác (tối đa 20%) có thể thu hồi vốn. Trên thế giới vẫn xác định, hạ tầng là Nhà nước gánh, còn trang thiết bị cho khai thác sẽ cho tư nhân tham gia vào và họ thu hồi vốn dựa trên phần này.

Không lo ngại rơi vào bẫy nợ khi đầu tư đường sắt tốc độ cao

Trả lời câu hỏi của phóng viên về “ý kiến của nhiều người lo ngại, khi triển khai dự án, Việt Nam sẽ vào bẫy nợ. Phương án đầu tư dự án cũng đề cập đến việc khi đầu tư, 2 tiêu chí về trả nợ trực tiếp của Chính phủ và bội chi ngân sách tăng nhẹ so với các chỉ tiêu cho phép đã được xác định trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm giai đoạn 2021 – 2030 và sẽ đề xuất Chính phủ báo cáo Quốc hội cho phép áp dụng cơ chế đặc thù đối với dự án theo hướng điều chỉnh chỉ tiêu về bội chi ngân sách và trả nợ trực tiếp trong từng giai đoạn. Với phương án này có phải khi dự án ĐSTĐC được triển khai sẽ phá trần nợ công?”






 Ông Nguyễn Văn Phúc, Nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khoá XIV, thành viên Tổ chuyên gia của Ban Chỉ đạo xây dựng cung cấp thông tin tới báo chí tại buổi gặp mặt.

Ông Nguyễn Văn Phúc, Nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khoá XIV, thành viên Tổ chuyên gia của Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao, lý giải: Nguồn lực là câu hỏi các Đại biểu Quốc hội khoá 12 năm 2010 đặt ra, trong đó có tôi. Câu hỏi lớn nhất năm 2010 Quốc hội đặt ra đầu tiên là tiền đâu.

Thời điểm đó, tổng mức đầu tư dự án được tính toán là là 56 tỷ USD trong khi bối cảnh năm 2010 – 2011 nền kinh tế Việt Nam rất khó khăn. An toàn nợ công và bội chi là một trong những yếu tố chính khiến Quốc hội đi đến quyết định chưa thông qua.

Thế nhưng sau gần 14 năm, tiềm lực của chúng ta đã khác. Như báo cáo của Bộ GTVT, Nhật Bản đã quyết định đầu tư tuyến đường sắt đầu tiên năm 1950 khi GDP tính theo đầu người mới đạt khoảng 250 USD. Trung Quốc đầu tư năm 2005 khi GDP đầu người đạt 1.753 USD; Uzbekistan đầu tư năm 2011, khi GDP đầu người đạt 1.926 USD. Indonesia đầu tư năm 2015 khi GDP đầu người khoảng 3.322 USD.

Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, đây là thời điểm thích hợp để xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao khi GDP bình quân đầu người năm 2023 đạt khoảng 4.282 USD và ước đạt khoảng 7.500 USD vào năm 2030. Quy mô nền kinh tế năm 2023 khoảng 430 tỷ USD, gấp gần 3 lần so với năm 2010; nợ công xuống ở mức thấp, chỉ khoảng 37% GDP.

Dự kiến thời điểm triển khai xây dựng ĐSTĐC vào năm 2027, quy mô nền kinh tế sẽ lên đến khoảng 564 tỷ USD nên nguồn lực để đầu tư không còn là trở ngại lớn.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Phúc: “Trung ương và Chính phủ cũng quyết định đầu tư công, chúng ta không sợ rơi vào bẫy nợ. Chúng ta có thể huy động vốn ngân sách, trái phiếu chính phủ, vốn địa phương, nguồn vốn khác của Nhà nước”.

Một tín hiệu tích cực khi đầu tư dự án theo đề xuất của Bộ GTVT là nguồn thu từ dự án (phát triển theo mô hình TOD) một phần sẽ để lại cho địa phương, một phần nộp về Trung ương.

Phần nộp về Trung ương dự kiến sẽ có thể phân bổ vào phần ngân sách đầu tư dự án.

Với nguồn thu từ bán vé, theo kinh nghiệm và tính toán, thời gian đầu, hiệu quả tài chính khó có thể bù đắp ngay. Nhưng đó không phải là vấn đề lớn.

“Chúng ta phải xác định đầu tư dự án ĐSTĐC quan trọng nhất là tác động lan toả đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, tác động không chỉ là 20 địa phương có tuyến chạy qua mà còn là các địa phương khác khi giao thông kết nối phát triển” – Nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khoá XIV, thành viên Tổ chuyên gia của Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trả lời./.



Nguồn: https://dangcongsan.vn/kinh-te/dau-tu-cong-se-la-chu-dao-trong-dau-tu-phat-trien-duong-sat-toc-do-cao-679399.html

Cùng chủ đề

Lực lượng đặc công Hải quân nỗ lực tìm kiếm nạn nhân mất tích

Các thợ lặn của Lữ đoàn Đặc công 126, Quân chủng Hải quân nỗ lực tìm kiếm nạn...

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật

Chiều 1/10, tại TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm công tác bảo đảm an toàn trong học tập, công tác và tham gia giao thông năm 2024. Chuẩn Đô đốc Nguyễn Hữu Thoan, Chính ủy Vùng dự hội nghị; Đại tá Lục Đức Tiên, Phó Tư lệnh Vùng chủ trì. Năm 2024, công tác bảo đảm an toàn trong học tập, công tác và tham...

Lệ thuộc nguồn cung bên ngoài, câu chuyện không chỉ với ngành phân bón

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến ngày 30/6/2024, cả nước có 752 nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón. Tuy nhiên, sản lượng sản xuất thực tế hàng năm chỉ đạt 35-40% theo đăng ký, một số loại phân bón chưa sản xuất được phải nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài. ...

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng mạnh trong 9 tháng

Philippines là nhà nhập khẩu hàng đầu gạo Việt Nam Nhập khẩu gạo tăng mạnh Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng qua, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 7 triệu tấn gạo với trị giá 4,37 tỷ USD. Nếu tính về kim ngạch, gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 23,5%....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lực lượng đặc công Hải quân nỗ lực tìm kiếm nạn nhân mất tích

Các thợ lặn của Lữ đoàn Đặc công 126, Quân chủng Hải quân nỗ lực tìm kiếm nạn...

Củng cố xây dựng trận địa tư tưởng của Đảng trong Quân đội

Chiều 1/10, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban tháng 9/2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác tháng 10/2024. Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam chủ trì hội nghị. ...

Hợp tác quốc tế phát triển nguồn nhân lực thiết kế vi mạch Việt Nam

 Quang cảnh Hội thảo (Ảnh: HNV) Hội...

Việt Nam luôn chào đón và hoan nghênh các doanh nghiệp Mông Cổ

 Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ, chiều 1/10, tại thủ đô Ulan Bator, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp các tổ chức kinh tế tiêu biểu của Mông Cổ. Sự kiện do Bộ Công Thương Việt Nam phối hợp với Bộ Ngoại giao Mông Cổ, Phòng Thương mại và Công nghiệp quốc gia Mông Cổ, Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ và các cơ quan hữu quan của...

Đồng bộ các giải pháp để quản lý và ổn định thị trường vàng

Ảnh minh hoạ (Ảnh: M.P)  Thị trường...

Bài đọc nhiều

Doanh nghiệp Việt – Trung ký kết nhiều văn bản hợp tác xúc tiến nông sản

Lễ hội trái cây Việt Nam lần thứ Nhất với chủ đề “Trái cây Việt Nam - Bốn mùa thơm ngon” diễn ra tại Trung tâm phân phối nông sản Tân Phát Địa, quận Phong Đài, thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc trong 2 ngày, 29-30/9. Lễ hội do Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc...

Bia Trúc Bạch – diện mạo mới, xứng danh thương hiệu quốc gia

Bia Trúc Bạch - một sản phẩm cao cấp trong danh mục sản phẩm của Habeco, được các bậc nghệ nhân nấu bia tạo ra và truyền lại qua nhiều thế hệ, là biểu tượng và niềm tự hào của Habeco. Qua nhiều thập kỷ, Bia Trúc Bạch, với hương vị trứ danh đã tự hào khẳng định vị thế “Kiệt tác bia” trên thị trường cũng như trong lòng giới thưởng thức sành vị, trở thành sự...

Báo Đầu tư khẳng định là nguồn thông tin đáng tin cậy hàng đầu tại Việt Nam

Báo Đầu tư khẳng định là nguồn thông tin đáng tin cậy hàng đầu tại Việt NamLà tờ báo chuyên sâu về các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh và kinh tế hàng đầu tại Việt Nam, Báo Đầu tư nhận được sự quan tâm rất lớn của doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực. Xin trân trọng gửi tới độc giả một số ý kiến đánh giá cũng như kỳ vọng của doanh nghiêp, nhà đầu tư về...

Giá gạo giảm 100-300 đồng/kg, giá lúa tiếp tục xu hướng đi ngang

Giá lúa gạo hôm nay ngày 30/9 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đi ngang với mặt hàng lúa. Giá gạo giảm 100-300 đồng/kg. Thị trường giao dịch trầm lắng trong sáng ngày đâu tuần. Cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, giá lúa hôm nay ghi nhận không có điều chỉnh so với ngày hôm qua, IR 50404 giá...

Bình Dương hỗ trợ doanh nghiệp chủ động phòng vệ thương mại

Bình Dương chủ động thích ứng phòng vệ thương mại để hội nhập.  ...

Cùng chuyên mục

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng mạnh trong 9 tháng

Philippines là nhà nhập khẩu hàng đầu gạo Việt Nam Nhập khẩu gạo tăng mạnh Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng qua, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 7 triệu tấn gạo với trị giá 4,37 tỷ USD. Nếu tính về kim ngạch, gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 23,5%....

Gia tăng các giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm thế mạnh

Giao ban Xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 9 Ngày 2/10 diễn ra Tọa đàm xúc tiến thương mại: Rộng mở đầu ra cho nông sản Việt Thương mại nội địa và xuất khẩu cùng tăng trưởng Theo báo cáo mới nhất của Sở Công Thương tỉnh...

Doanh nghiệp địa ốc kỳ vọng vào thị trường quý IV

Trước sự chuyển biến tích cực của thị trường bất động sản từ quý II tới nay, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp địa ốc cho rằng, thị trường đang trên đà hồi phục và những tháng cuối năm sẽ là thời điểm định hình cho năm 2025. Bà Nguyễn Hương, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Đại Phúc Land Tâm lý thị trường đang...

Tôi đã phải nể trọng, dù doanh nghiệp… tai tiếng

Chứng kiến nhiều đại án về những doanh nhân tìm mọi cách luồn cúi, sẵn sàng làm “bãi đáp”, “sân sau” cho quan tham để làm giàu, tôi không tránh khỏi ác cảm. Thế nhưng, khi đọc tâm thư của con gái chủ hãng xe Thành Bưởi, tôi phải “đằm” lại ngòi bút. Hãng Thành Bưởi tổ chức những chuyễn xe 0 đồng giúp vận...

Mới nhất

Trẻ ăn dặm bao nhiêu là đủ và nguyên tắc khi cho bé ăn dặm bố mẹ cần biết

Ăn dặm là thời điểm trẻ được tiếp xúc với nguồn thức ăn hoàn toàn mới ngoài sữa mẹ và sữa công thức nên khiến không ít phụ huynh lo lắng. Trong đó, thắc...

Củng cố xây dựng trận địa tư tưởng của Đảng trong Quân đội

Chiều 1/10, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban tháng 9/2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác tháng 10/2024. Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam chủ trì hội nghị. ...

Hậu Giang: Nữ giám đốc hợp tác xã Kỳ Như sở hữu 11 sản phẩm OCOP đạt 4 sao

Nhờ chất lượng từ vùng nuôi cho đến quy trình sản xuất đều tốt, HTX Kỳ Như được các cơ quan Nhà nước cấp nhiều chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, cấp quốc gia và cấp khu vực và Sản phẩm Ocop tiêu biểu vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.Bà Nguyễn...

Uống nước ngọt phát miễn phí ở cổng trường, 13 học sinh nhập viện

Trưa 1/10, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Thanh Oai (Hà Nội) cho biết, sức khoẻ của 13 học sinh của Trường THCS Bình Minh nghi ngộ độc thực phẩm sau khi dùng nước ngọt đóng chai được...

Mới nhất