Trang chủNewsNhân quyềnCô Uyên với hành trình 40 năm “gieo chữ” cho học sinh...

Cô Uyên với hành trình 40 năm “gieo chữ” cho học sinh nghèo miền Tây


Cô Hiếu tận tình chỉ dạy cho các học trò
Cô Hiếu tận tình chỉ dạy cho các học trò

Trao yêu thương qua từng con chữ

Không có tiếng trống trường giòn giã vang lên báo hiệu mỗi ngày, nhưng cứ đều đặn mỗi tuần 4 buổi, khi đồng hồ vừa điểm 17h30, thì trên căn gác nhỏ đơn sơ, chỉ với một chiếc bảng trắng với 2 dãy bàn gỗ kê sát tường tại ngôi nhà của cô Liêu Thị Mỹ Hiếu lại vang lên tiếng đọc bài ê, a của lũ trẻ. 

Lớp học của cô Hiếu đa dạng học sinh về độ tuổi, nhưng điểm chung là các em đều khó khăn. Em thì mồ côi, em bán vé số dạo, bán hàng rong, cha mẹ là lao động nghèo, có em sống cùng ông bà… Nhiều thời điểm, lớp học của cô có tới 30 em đến lớp mỗi đêm.

Về cái duyên gắn với lớp học tình thương cho trẻ em nghèo, cô Hiếu cho biết: Khi cô học lớp 6, cha bệnh nặng rồi qua đời, mẹ tảo tần nuôi chị em cô ăn học. Tới năm lớp 8, cô phải thôi học đi làm kiếm tiền phụ mẹ. Năm 18 tuổi, khi tham gia các hoạt động phong trào tình nguyện cho thiếu nhi, cô Hiếu được giao nhiệm vụ giảng dạy các lớp học tình thương do địa phương tổ chức.

“Vào thời điểm đó, các em nhỏ tại đây không biết chữ rất nhiều, không nhà cửa, các em sống cùng gia đình trong những căn trọ. Cũng vì hoàn cảnh, mà ước mơ được cắp sách đến trường như bao bạn bè đồng trang lứa đối với những đứa trẻ này cũng dường như trở nên xa xỉ”, cô Hiếu nói.

Lúc đầu, gia đình cô Hiếu không đồng ý cho tham gia dạy lớp “xóa mù chữ”. Vì khi đó quá khó khăn, gia đình muốn cô dành thời gian đi làm kiếm tiền. Phần vì sợ cô không đủ kiến thức để đứng lớp. Nhưng khi được cán bộ phường vận động thuyết phục, từ đó cô gắn với việc dạy chữ cho trẻ em nghèo.

Các em học sinh nắn nót từng con chữ dưới sự chỉ bảo của cô Hiếu
Các em học sinh nắn nót từng con chữ dưới sự chỉ bảo của cô Hiếu

Dù xuất phát điểm không phải là giáo viên ngành Sư phạm, nhưng cô Hiếu lại rất hết lòng với công việc, không ngừng học hỏi, trau dồi kỹ năng giảng dạy của mình. Cô Hiếu chia sẻ: “Khó khăn nhất và đầu tiên là cách phát âm. Vì mình không học qua sư phạm. Bởi vậy dịp Hè, cô được trường đưa đi học thêm 3 tháng để nâng cao cách dạy. Rồi cô cũng xin dự giờ ban ngày để nắm bắt được những cái mới rồi đem về dạy cho các bé. Nói chung mọi thứ, những gì cần thì cô đều hỏi. Bởi nếu mà sợ mọi người biết mình dốt thì sẽ dốt mãi, mình phải hỏi cho biết thì mới dạy được”.

Sau khi vừa dạy, vừa theo học các lớp bổ túc bồi dưỡng văn hóa, cô Hiếu đã hoàn thành chương trình sư phạm và được phân công dạy phổ cập tại Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (Ninh Kiều). Thời gian này, cô vẫn duy trì lớp học miễn phí. Để có chỗ dạy, địa phương đã mượn cơ sở vật chất ở chùa để giúp trong việc cô dạy cho trẻ em cơ nhỡ, đường phố.

Thời gian tiếp đó, cô Hiếu tổ chức lớp học tình thương cho trẻ em nghèo ngay tại nhà. Nhờ các nhà hảo tâm giúp đỡ sách vở, bàn ghế… lớp học dần ổn định, cô có điều kiện giảng dạy các em tốt hơn.

Hành trang cuộc đời

Đã 40 năm trôi qua, có hàng trăm em học trò nghèo đã được cô Hiếu dìu dắt từ lớp học “dã chiến” ấy. Mỗi em, mỗi số phận, nhưng lại cùng một khát khao về con chữ, bởi các em tin rằng, khi biết được chữ thì “hành trang” cho cuộc đời cũng sẽ thêm phần vững chãi. Nhưng cũng có nhiều em nhỏ, niềm vui được đến lớp vẫn còn chưa trọn vẹn, bởi cuộc sống mưu sinh của gia đình quá khó khăn, các em nhỏ lại phải sống trong cảnh ngược xuôi “rày đây, mai đó”.

Cô Hiếu trăn trở: “Sĩ số học sinh tới lớp cô giao động lắm. Tại vì ba mẹ với ông bà chuyển chỗ ở thì mấy em phải đi theo. Hầu như mấy em đó không có nhà cửa, ở tạm trú thôi”.

Lớp học của cô Hiếu tuy đơn sơ nhưng ấm áp tình thương
Lớp học của cô Hiếu tuy đơn sơ nhưng ấm áp tình thương

Cứ lớp lớp thế hệ học trò đến rồi lại đi, cũng có những em từ lớp học nhỏ mà trưởng thành, có công việc ổn định. Tiêu biểu, có cô học trò nhỏ mồ côi tên Phước ngày nào, giờ đây đã trở thành kế toán.

Kể về học trò của mình, cô Hiếu không giấu được niềm vui: “Đó là điều mà cô cảm thấy rất  là tự hào. Bây giờ Phước đi làm và thỉnh thoảng có trở về thăm lớp, biết cô bán móc khóa, em ấy trực tiếp móc những móc khóa bằng len, gửi mẹ đem lại cho cô, cũng tự làm bánh gửi tặng cho cô. Lâu lâu mua vài bịch kẹo, thùng mì gửi lại cho mấy bé”.

Nỗi lo của cô

Ánh mắt nhìn vào khoảng không, cô Hiếu tâm sự, điều mơ ước của cô không phải là dạy học, mà chỉ muốn trở thành một công nhân, “hằng ngày tan làm về, đạp xe trên con đường Nguyễn Trãi rợp mát bóng cây”. Tuy nhiên, bởi thương với các học trò mà cô Hiếu trụ vững đến tận bây giờ. 

Thế nhưng chính điều này làm cô thấy lo lắng. Cô nhận thức mình giờ đã chuyển sang tuổi xế chiều, nên băn khoăn đến khi không thể đứng lớp, thì có ai yêu thương, dạy cho các em con chữ nữa hay không.

“Giờ cô chỉ mong có sức khỏe để tiếp tục giúp đỡ các em. Đến khi nào không thể làm được nữa, cô cũng mong có ai đó sẽ tiếp tục ‘gieo’ cho các em con chữ. Cô sẵn sàng cho mượn chính địa điểm lớp để tổ chức giảng dạy” cô Hiếu cho hay.

Được biết, ngoài sự giúp đỡ của mạnh thường quân, lớp học của cô Hiếu còn nhận được sự quan tâm từ các bạn sinh viên tình nguyện đến từ Câu lạc bộ Vì trẻ thơ. Đều đặn mỗi tuần, sẽ có các bạn đến hỗ trợ cùng cô giảng dạy. Chứng kiến hoàn cảnh của các em nhỏ, sự tận tâm mà cô Hiếu dành cho học trò của mình, các bạn tình nguyện viên như được tiếp thêm động lực để tiếp tục gắn bó cùng công việc ý nghĩa.

Bạn Hoàng Trúc – tình nguyện viên chia sẻ: “Khi mà em làm những hoạt động đó, đôi khi em cũng cảm thấy nản, nhưng mà cô cũng động viên em rất là nhiều để cho tụi em tiếp tục làm. Cô cũng cho em thấy được cái ý nghĩa đó, cô cũng sẵn sàng giúp tụi em trong những  hoạt động khác của câu lạc bộ chứ không chỉ là hoạt động dạy học không”.

Một bữa ăn tiếp sức cho các em sau giờ học (Ảnh: Thành Thật)
Một bữa ăn tiếp sức cho các em sau giờ học (Ảnh: Thành Thật)

 Chị Lê Thị Anh Đào (41 tuổi, ngụ TP. Cần Thơ) bộc bạch, do hoàn cảnh khó khăn nên chị không có điều kiện cho con đến trường. Biết lớp học tình thương của cô Hiếu, chị xin cho con theo học đến nay đã được 5 năm. Nhờ đó, con chị biết chữ và được dạy lễ nghĩa nên rất ngoan. Ngoài học chữ, con chị còn được cô Hiếu dạy kết cườm làm móc khóa để tự kiếm tiền phụ giúp gia đình.

Cứ như vậy, bằng tình yêu thương, bằng trái tim nhiệt huyết của một nhà giáo tận tâm với nghề, cô Hiếu đã sưởi ấm cho tâm hồn, cho tuổi thơ thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần của đứa trẻ “chưa kịp lớn đã phải trưởng thành”, âm thầm thu nhặt những mảnh ghép cuộc đời, thắp lên ánh sáng hy vọng về một tương lai tươi sáng cho những em nhỏ kém may mắn. Vì cô biết rằng, các em cũng cần lắm một đôi tay vững chắc để dìu dắt các em qua những chông chênh của cuộc đời.

Khen thưởng cô giáo giúp hơn 200 học sinh thoát thảm họa sạt lở đất tại Thanh Hóa





Nguồn: https://baodantoc.vn/co-uyen-voi-hanh-trinh-40-nam-gieo-chu-cho-hoc-sinh-ngheo-mien-tay-1727709946921.htm

Cùng chủ đề

Miền Tây lũ về “thưa vắng” cá tôm…

Đồng bằng sông Cửu Long có một mùa đặc biệt là mùa nước nổi. Hằng năm, vào khoảng tháng 9 kéo dài cho đến cuối tháng 10, mùa nước nổi ở các tỉnh miền Tây lại quay về. Nước từ nguồn sông Mê Kông tràn về hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp, mang lại nguồn lợi thủy sản lớn cho cư dân trong vùng. Tuy nhiên, những năm gần đây, con nước thường về thấp và có thời...

Nước tràn đồng vùng đầu nguồn miền Tây, dân Sóc Trăng đẩy côn bắt cá lóc đồng, mắm lóc đồng ngon

Dường như, đối với cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long mùa nước nổi là một mùa đặc biệt, nó không phải là xuân, hạ, thu, đông, cũng không phải là mùa khô hay mùa mưa. Đặt chữ “về” trong khi nhắc mùa nước nổi, nó như một sự ngóng...

Thực hư thông tin phó chủ tịch huyện cho con 600 công đất làm của hồi môn

Trong clip được chia sẻ trên mạng xã hội, người vợ nói rằng cho con gái 600 công đất trị giá 90 tỷ đồng làm của hồi môn. Tuy nhiên sau đó, người chồng là Phó chủ tịch UBND huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang khẳng định vợ "nói nhầm”. Trên mạng xã hội mới đây xuất hiện đoạn clip ngắn về việc cho của hồi môn trong một đám hỏi tại miền Tây. Theo nội dung được ghi lại trong...

Chợ “chồm hổm” – khu chợ độc đáo ở miền Tây

Khu chợ độc đáo bởi được sắp xếp ngay hàng thẳng lối, người bán thường ngồi xổm hoặc kê ghế nhỏ, bày biện hàng hóa trong khoảng 2 - 4m2. Do đó, nơi này còn được gọi bằng cái tên dân dã là chợ chồm hổm. Chợ “chồm hổm” tọa lạc tại Phường 3, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, với diện tích khoảng 700m2 chuyên bán nông sản đồng hoặc nhà trồng được không phải mua qua trung gian nên giá...

Loạt đặc sản mùa nước nổi nhắc là thèm của người miền Tây

Hàng năm, cứ vào mùa nước nổi khoảng tháng 8 - tháng 11, nhiều du khách lại tìm về miền Tây để thưởng thức những đặc sản độc đáo. Gỏi tép đồng bông điên điển Bông điên điển hay muồng rút là loại hoa quen thuộc với người dân ở khu vực miền Tây, thường được kết hợp với các nguyên liệu khác trong nấu ăn, làm thành món canh, gỏi, lẩu, bún... Đặc biệt, gỏi tép đồng bông điên điển là một...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Yên Bái lần thứ IV năm 2024 thành công tốt đẹp

Ngày 14/11, tại Hội trường Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Yên Bái đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Yên Bái lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: "Các dân tộc tỉnh Yên Bái đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, chung sức xây dựng tỉnh Yên Bái, phát triển theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”. Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân...

Họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2024

Sáng 14/11, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Vinh Tơr, Trưởng Ban Chỉ đạo Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2024 (Lễ Tuyên dương) đã chủ trì họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Lễ Tuyên dương. Tham dự cuộc họp có các thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Lễ...

Thanh Hóa: Người có uy tín-Những “cánh chim đầu đàn” góp sức xây dựng quê hương

Tại các địa phương vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi tỉnh Thanh Hóa, Người có uy tín đang tiếp tục thể hiện vai trò là cầu nối giữa chính quyền và Nhân dân, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động khuyến khích đồng bào chấp hành tốt các chính sách, pháp luật, đoàn kết xây dựng quê hương. Được chính quyền ghi nhận và quan tâm chăm lo đầy đủ chính sách, Nhân dân tôn...

Na Hang với công tác giảm thiểu tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là những hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở vùng DTTS. Để ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hôn vùng đồng bào DTTS tại các xã vùng sâu, vùng xa, huyện Na Hang (tỉnh Tuyên Quang) đã triển khai nhiều giải pháp.Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ...

Tỷ lệ tảo hôn ở Cao Bằng giảm mạnh

Báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng cho biết, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh phát sinh 76 trường hợp tảo hôn, không xảy ra tình trạng hôn nhân cận huyết thống. Trong đó, các trường hợp tảo hôn chủ yếu xảy ra tại huyện: Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hà Quảng, Hạ Lang và Hòa An. Theo thống kê, tỷ lệ tảo hôn giảm 13,6% so cùng kỳ năm 2023.Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn...

Bài đọc nhiều

Xóm Đồng Cây Dâu: Hộ tịch, hộ khẩu một nơi – người và tài sản ở một nẻo

Đồng Cây Dâu là một xóm nhỏ thuộc thôn Nước Giáp, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Nơi đây có khoảng 100 người dân là đồng bào dân tộc Hrê sinh sinh sống đã mấy chục năm nay, nhưng không đường, không điện và không nước sạch sinh hoạt. Cuộc sống khó khăn cứ thế nối dài ngày này qua tháng nọ. Mong mỏi có đường, có điện, thống nhất trong quản lý hộ tịch, hộ khẩu...

Nhà ở xã hội tăng giá: Cơ hội nào cho người thu nhập thấp?

(LĐXH) - Việc phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) vẫn loay hoay với bài toán tìm quỹ đất, bố trí nguồn vốn và các chính sách ưu đãi cho cả người mua và người bán thì giá nhà chung cư tiếp tục tăng mạnh. Giá NƠXH tăng mạnh khiến giấc mơ sở hữu nhà của người thu nhập thấp ngày càng xa vời.Giá NƠXH “sánh vai” nhà ở thương mạiMới mở bán vào hồi tháng 5/2023, các căn hộ...

Chính phủ nỗ lực cân đối để có nguồn lực chi cho xóa nhà tạm, nhà dột nát

Chính phủ nỗ lực cân đối để có nguồn lực chi cho chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát... "Đây là chủ trương lớn, Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có chỉ đạo", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh. Chiều ngày 12/11, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sau khi trình bày báo cáo, giải trình một số vấn đề chủ yếu được...

Thêm 9 hài cốt liệt sĩ được tìm kiếm, cất bốc và quy tập trên đất nước bạn Lào

Sau 21 ngày xuất quân thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt Liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào mùa khô 2024-2025. Đến nay, Đội quy tập hài cốt liệt sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An đã tìm kiếm, cất bốc và quy tập được 9 hài cốt liệt sĩ và chuyên gia Việt Nam hy sinh trên đất nước bạn Lào. ...

Miền Tây lũ về “thưa vắng” cá tôm…

Đồng bằng sông Cửu Long có một mùa đặc biệt là mùa nước nổi. Hằng năm, vào khoảng tháng 9 kéo dài cho đến cuối tháng 10, mùa nước nổi ở các tỉnh miền Tây lại quay về. Nước từ nguồn sông Mê Kông tràn về hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp, mang lại nguồn lợi thủy sản lớn cho cư dân trong vùng. Tuy nhiên, những năm gần đây, con nước thường về thấp và có thời...

Cùng chuyên mục

10 nghìn người được hưởng lợi từ chương trình “Tiến về phía trước”

(LĐXH) - Giai đoạn 2023 - 2024, chương trình “Tiến về phía trước” được triển khai đồng bộ ở 6 huyện tại Hà Giang, Hòa Bình và Quảng Trị đã giúp 10 nghìn người dân được hưởng lợi trực tiếp. Chương trình “Tiến về phía trước” được triển khai từ năm 2023 - 2028 trên địa bàn 15 xã thuộc các huyện: Đakrông, Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị); Đà Bắc, Lạc Sơn (tỉnh Hòa Bình); Xín Mần, Vị Xuyên (tỉnh...

Lớp nghề đặc biệt giúp con em dân tộc thiểu số chăm sóc cây trồng

Huyện Cư Jút, Đắk Nông có lớp Kỹ thuật chăm sóc cây trồng, hi vọng làm thay đổi thói quen canh tác, giúp con em nông dân, dân tộc thiếu số ứng dụng kỹ thuật mới, nâng cao năng suất cây trồng. Theo Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông, mỗi năm đã tổ chức khoảng 13 - 17 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó...

Lời ca trên đỉnh non ngàn

Con đường về Điểm trường mầm non Cá Lủng đang được mở. Đá hộc lổn nhổn. Bụi bay mịt mù. Sống đường gồ ghề, mấp mô như sóng. Người đi không quen hẳn sẽ thấy ngồi trên xe máy mà còn mệt hơn đi bộ. Suốt quãng đường 4km từ trung tâm xã về với điểm trường, cán bộ Lừ chỉ lặng im lái xe, nhưng tôi biết hai cánh tay của anh cũng đã mỏi rã rời. Vài...

Việt Nam: “Bến đỗ” mới trong cuộc đua sản xuất chip toàn cầu

(LĐXH) - Ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ và Việt Nam nổi lên như điểm đến đầy hứa hẹn cho các nhà đầu tư. Trong tương lai gần, ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng vượt bậc. Thị trường bán dẫn của Việt Nam dự kiến đạt 7,01 tỷ USD vào năm 2028, với tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm khoảng 6,69% trong giai đoạn...

Miền Tây lũ về “thưa vắng” cá tôm…

Đồng bằng sông Cửu Long có một mùa đặc biệt là mùa nước nổi. Hằng năm, vào khoảng tháng 9 kéo dài cho đến cuối tháng 10, mùa nước nổi ở các tỉnh miền Tây lại quay về. Nước từ nguồn sông Mê Kông tràn về hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp, mang lại nguồn lợi thủy sản lớn cho cư dân trong vùng. Tuy nhiên, những năm gần đây, con nước thường về thấp và có thời...

Mới nhất

Hướng tới việc đưa quan hệ Việt Nam – Peru lên tầm cao mới

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru, ngày 13.11 (theo giờ địa phương), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Peru; có các cuộc hội kiến Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Chánh án Tòa án tối cao Peru. Trước đó, Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra...

Muốn xuất khẩu nông lâm thủy sản, bắt buộc phải thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam có thể đạt trên 60 tỷ USD. Trong con số này, ấn tượng nhất là...

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công

Cho ý kiến về dự án Luật Đầu tư công, các ý kiến tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công. Chiều 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh...

Đối thủ tăng thần tốc, báo động thế mạnh top 1 thế giới của Việt Nam

Hạt điều Việt Nam được dự báo sẽ lập kỷ lục xuất khẩu 4 tỷ USD trong năm nay. Thế nhưng, báo động cũng được đưa ra cho ngành hàng này khi nguồn cung nguyên liệu lớn nhất là Campuchia đang phát triển thần tốc. Thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 10 tháng năm...

Biến động nhân sự FLC: Miễn nhiệm cùng lúc 6 sếp, ngoại trừ anh vợ ông Trịnh Văn Quyết

Theo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường, FLC thống nhất miễn nhiệm 4/5 thành viên hội đồng quản trị, ngoài trừ ông Lê Bá Nguyên - chủ tịch hội đồng quản trị. Hai thành viên ban kiểm soát cũng được thay thế. ...

Mới nhất