Trang chủFigure"Đôi mắt sáng" của cha mẹ khiếm thị bước vào giảng đường

“Đôi mắt sáng” của cha mẹ khiếm thị bước vào giảng đường

Bề ngoài cứng cỏi, ánh mắt tự tin và hy vọng, hoạt động mạnh mẽ và kiên nhẫn – đó sẽ là cảm nhận của bất kỳ ai tiếp xúc với Nguyễn Ngọc Như Uyên, tân sinh viên ĐH Công nghiệp TP.HCM.

Theo chân Uyên về nhà, theo xe Uyên đi làm, nghe lời reo vui sau buổi học đầu tiên, càng cảm nhận rõ điều đó.

Uyên năm nay đã 21 tuổi, bước vào đại học từ hệ bổ túc văn hóa. Uyên đã có 5 năm đi làm, từ phụ quán cà phê, trà sữa đến shipper công nghệ. Uyên đã nghỉ học để đi làm phụ giúp gia đình, rồi lại tự thu xếp công việc, thu nhập để có thể đi học lại, tốt nghiệp phổ thông và vào đại học.

Trên vai Uyên không chỉ là hành trang tri thức và trải nghiệm cần tích lũy, mà còn có gánh nặng cơm áo gạo tiền của một gia đình, còn có gánh ước mơ ánh sáng của rất nhiều người…

"Đôi mắt sáng" của cha mẹ khiếm thị bước vào giảng đường
"Đôi mắt sáng" của cha mẹ khiếm thị bước vào giảng đường

Trong căn nhà trọ trong con hẻm sâu ở Gò Vấp, TP.HCM, chị Xuân – mẹ của Uyên – ngồi cạnh mấy bịch gạo chị mới mang về từ một sự kiện từ thiện tận quận 12, chúng tôi liền nhận ra người quen. Nguyễn Thị Minh Xuân, tôi từng gặp chị trong những buổi Thư viện sách nói Hướng Dương tổ chức sinh hoạt, trong lớp phổ cập tin học dành cho người mù.

Chị gật đầu nhận người quen, nhắc lại câu chuyện trong bóng tối của chị. ” Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, ở tỉnh lỵ nhỏ. Lên 5 tuổi tôi mắc bệnh sởi, không được chữa trị kịp thời, di chứng bệnh khiến tôi thành người mù. Cha mẹ bán nhà bán đất đưa tôi vào TP.HCM nhưng cũng không thể nhìn thấy gì nữa. Tôi cố gắng đi học ở trường Nguyễn Đình Chiểu đến hết lớp 9, nương nhờ những mái ấm khiếm thị, rồi học làm đủ việc. Bó chổi, làm nhang, bán vé số… Tôi lấy chồng, cũng là một người đồng cảnh ngộ”.

"Đôi mắt sáng" của cha mẹ khiếm thị bước vào giảng đường

Như Uyên phụ giúp sắp xếp xe hàng rong cho ba chuẩn bị đi bán dạo – Ảnh: TỰ TRUNG

"Đôi mắt sáng" của cha mẹ khiếm thị bước vào giảng đường

Anh Nguyễn Quốc Phụng, chồng chị – cha của Uyên, nghe nhà có khách cũng liền gọi xe về sớm. Người bạn chạy xe ôm đưa đón anh mỗi ngày cùng lỉnh kỉnh chiếc xe đẩy treo lủng lẳng nào bàn chải, bông tắm, mút rửa chén, chà nồi, cây rửa ly…. và cây đàn guitar. Thế giới của anh không thuần màu đen mà là màn sương trắng đục với những bóng người chập choạng.

“Chúng tôi biết nhau trong những sinh hoạt của người khiếm thị, thương nhau vì đồng cảnh, rồi cưới, dẫn nhau về cùng một căn phòng trọ. Đi bán vé số thì phải đi riêng, kèm với một người sáng, kẻo ngày nào cũng bị giật hết vé. Có vợ, có con, sáng tôi đi bán vé số và mớ hàng tạp phẩm, chiều tối mang đàn đi hát ở quán ăn, nhà hàng. Cứ vậy bao nhiêu năm, nay sức khỏe cũng kém rồi, hàng quán cũng vắng khách lắm…”.

Đến hôm nay mẹ Xuân vẫn chưa biết mặt Uyên, chỉ nghe người ta nói con gái giống cha lắm. Sinh con, bà ngoại đến giúp chăm sóc, con biết bò thì đeo chiếc lục lạc vào chân để cha mẹ lần mò trông con. Chị Xuân kể: “Tôi nghe nói trẻ con lên 3 tuổi hay quấy phá, còn bé Như Uyên thì lên 3 đã biết làm cặp mắt cho cha mẹ. Nhặt chiếc dép, lấy cái chén, cái ly…, chúng tôi đều nhờ vào con bé”.

"Đôi mắt sáng" của cha mẹ khiếm thị bước vào giảng đường

Uyên dần lớn rồi Uyên có em trai. Hai chị em gắng lo việc học, việc nhà, bù vào những thiệt thòi. Uyên mê học và biết chỉ có việc học mới giúp mình vượt lên bóng tối vốn đã sẵn có quá nhiều trong gia đình. Năm nào cũng được học sinh giỏi, nhưng năm 2020, vừa vào lớp 11 được hai tháng, Uyên quyết định nghỉ học.

Uyên giải thích rành rẽ: “Ba tôi bệnh nằm viện, rồi ba ra viện cũng không thể đi làm được vì ảnh hưởng dịch COVID-19. Nhà trường yêu cầu học online mà mình không có điều kiện để lên mạng. Quán cà phê phụ bán cũng đóng cửa. Cả nhà không còn nguồn thu nhập nào ngoài mấy bịch gạo từ thiện. Ở trọ ai cũng lo mắc bệnh, cha mẹ thì lo lắng từng chén cơm, từng ngày tiền nhà. Mình không thể ngồi đó làm thêm gánh nặng. Thời gian ấy chỉ những người giao hàng là có việc làm thường xuyên, có thu nhập…”.

Uyên nghỉ học và trở thành người giao hàng, giao đồ ăn đặt sẵn. Miệt mài từng đơn hàng, cô đã gánh được gia đình qua cả mùa dịch.

"Đôi mắt sáng" của cha mẹ khiếm thị bước vào giảng đường
"Đôi mắt sáng" của cha mẹ khiếm thị bước vào giảng đường

Kiếm được tiền rồi đó nhưng khao khát với việc học không dứt. Uyên nhìn các bạn mình lần lượt tốt nghiệp rồi vào đại học mà rơi nước mắt. Mặc cảm thua thiệt, cô đóng trang mạng xã hội cá nhân, tập trung vào việc làm, dành dụm một khoản riêng và âm thầm nuôi một kế hoạch.

Năm 2022, Uyên đi đến một quyết định táo bạo hơn cả quyết định nghỉ học của mình: là đăng ký đi học lại vào lớp 11 hệ bổ túc văn hoá.

Lớp học buổi tối, Uyên xin cắt bớt ca làm, đăng ký giao hàng từ 8-13h mỗi ngày để đầu giờ chiều có thể về nhà, vừa nghỉ ngơi vừa chuẩn bị bài vở cho buổi học từ 18-22h.

Cứ vậy suốt hai năm, Uyên trở lại là một học sinh giỏi, đạt giải ba môn Văn kỳ thi học sinh giỏi toàn thành phố.

"Đôi mắt sáng" của cha mẹ khiếm thị bước vào giảng đường

Uyên chọn khoa Marketing trường ĐH Công nghiệp TP.HCM để ứng tuyển: “Nhận đơn đặt đồ ăn thức uống, tiếp xúc với các hàng quán, người dùng, tôi nhận thấy mình có thể thích hợp với công việc sáng tạo trên thị trường, kết nối giữa sản phẩm và khách hàng. Trường ĐH Công nghiệp gần nhà, gần địa bàn mà mình đi làm mỗi ngày, để có thể tranh thủ chạy đơn sau buổi học”.

"Đôi mắt sáng" của cha mẹ khiếm thị bước vào giảng đường

Nói vậy nhưng việc vào đại học của Uyên vẫn là một bài toán khó cho cả gia đình. Em trai tự nhận mình không có sức học tốt, đã nghỉ học đi làm để nhường may mắn đến trường cho chị gái. Mỗi ngày cha vẫn miệt mài rong ruổi với gánh hàng buổi sáng, cây đàn buổi chiều tối nhưng việc bán mua ca hát dựa vào lòng từ tâm của người đời cũng ngày một mai một cùng với sự kinh doanh sụt giảm chung của hàng quán trong thời kinh tế khó.

"Đôi mắt sáng" của cha mẹ khiếm thị bước vào giảng đường

Mẹ cô nhẩm tính: mỗi tháng, “hụi chết” có hai khoản, một là tiền thuê nhà 8,5 triệu – tôi đã chia lại một phòng cho một người bạn khiếm thị để bạn đóng đỡ tiền điện nước, hai là tiền xe tiền xăng cho người bạn đưa đón anh đi làm mỗi ngày. Gạo thì thường được các hội nhóm từ thiện cho từng đợt như Tết, tháng tư, tháng bảy, tháng mười rồi để dành ăn cả năm; dư được đồng nào mới là mắm dầu, rau cá, sinh hoạt phí.

Hai chị em Uyên đi làm, tự lo xăng xe, những chi phí cá nhân, rồi phụ mẹ tiền nhà, tiền chợ… Tính hoài mà chưa ra được khoản nào để đóng học phí cho Uyên vào đại học, khoản nào sẽ bù vào phần Uyên phải bớt giờ làm những ngày sắp tới.

Vậy nhưng Uyên vẫn lạc quan trên đường rong ruổi giữa những đơn hàng. Một đơn đặt thức ăn mang đi giao, Uyên được trả 13.500 đồng, mỗi buổi làm được từ 10-15 đơn. Miệt mài mấy tháng trước khi nhập học, Uyên khoe ngoài khoản phụ giúp ba mẹ, cô đã để dành được 3 triệu và tự mua được một đôi sandal mới để chuẩn bị đi học.

“Nhưng học phí kỳ đầu tiên ở trường là 18 triệu, vậy là mẹ phải đi vay…”, Uyên thở dài lần đầu tiên trong câu chuyện của mình. Những người bạn của mẹ cũng khiếm thị, cũng rất khó khăn – mỗi người một ít – đã gom lại cho vay khi nghe Uyên vào đại học. Uyên đang mang trên vai ước mơ ánh sáng không chỉ của riêng mình, của gia đình, mà còn của rất nhiều người khác nữa.

Tuần đầu tiên nhập học, Uyên nghỉ làm, hào hứng đến giảng đường, ghi chép tỉ mỉ thời khóa biểu của 7 môn học, loay hoay tính từng giờ để tìm ca đi làm. Cô thì thầm: “Mình đọc được đâu đó: Vũ trụ sẽ lắng nghe những trái tim ngoan cường. Nếu được nhận học bổng Tiếp sức đến trường, khoản may mắn ấy sẽ dành trọn trả nợ học phí. Nếu học bổng dành cho bạn nào khó khăn hơn, mình vẫn sẽ vui và sẽ cố gắng tự lo cho mình. Mình trước giờ không bỏ cuộc và sẽ không bao giờ bỏ cuộc…”.

"Đôi mắt sáng" của cha mẹ khiếm thị bước vào giảng đường
 
Tuoitre.vn
Nguồn: https://tuoitre.vn/doi-mat-sang-cua-cha-me-khiem-thi-tu-tin-buoc-vao-giang-duong-20240920071802799.htm
 

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tài chính là điểm nghẽn lớn nhất trong phát triển giáo dục đại học

Đây là đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khi đánh giá 5 năm thực hiện Luật Giáo dục đại học 2019-2023. Cũng theo bộ này, 5 năm thực hiện Luật Giáo dục đại học đã mang lại nhiều hiệu quả tích...

Cảnh báo người dân dùng hàng xách tay một sản phẩm sữa của Hàn Quốc bị thu hồi

Ngày 21-12, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát đi thông tin thu hồi sản phẩm sữa tiệt trùng của Hàn Quốc bị nhiễm chất tẩy rửa. Cụ thể, theo Cục An toàn thực phẩm, vừa qua một số website tại Hàn...

Bí thư huyện gửi thư cảm ơn Tuổi Trẻ về bài báo nhân văn và trách nhiệm

Ông Tô Văn Hùng, bí thư Huyện ủy Hòa Vang, chủ tịch danh dự Câu lạc bộ Hướng nghiệp Hòa Vang (Đà Nẵng), đã có thư cảm ơn báo Tuổi Trẻ về bài viết 'Cô giáo tình nguyện ngày ngày đưa trò đến lớp'. ...

Cảnh báo tình trạng giả mạo mã số đóng gói xuất khẩu sầu riêng

Ngày 20-12, Công ty TNHH thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Vina T&T phát đi thông báo khẩn về việc mã số cơ sở đóng gói VN-BTPH-036 của công ty đang bị làm giả và sử dụng trái phép để xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc. ...

Như sinh ra lần hai nhờ bộ đội

Bão Yagi vừa qua đã khiến miền Bắc hứng chịu thiên tai chưa từng có. Người hùng của đồng bào trong cơn thiên nhiên thịnh nộ ấy chính là những người lính thời bình đã xông pha gian khó, hiểm nguy vì sinh mạng người dân. Bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai cứu giúp hàng chục hộ dân trong trận mưa lũ, sạt lở lịch sử tháng 9-2024 - Ảnh: Bộ chỉ huy BĐBP Lào Cai cung cấp Chưa bao...

Bài đọc nhiều

HLV Kim Sang-sik làm điều giống ông Troussier, đội hình Việt Nam gặp Philippines dần bật mí?

Trước trận gặp đội tuyển Philippines ở lượt đấu thứ 4 AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik đang tỏ ra rất tự tin. Bằng chứng là những buổi tập gần nhất, nhà cầm quân người Hàn Quốc sẵn sàng dùng áo bib để chia nhóm cho đội tuyển Việt nam. Dưới thời HLV Park Hang-seo, bóng đá Việt Nam đạt được nhiều thành công ở cấp đội tuyển quốc lẫn đội U.23, Olympic. Tuy nhiên, trong các buổi tập, ông Park Hang-seo chỉ chia áo bib cho đội...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Lịch thi đấu Việt Nam – Myanmar hôm nay: Thầy trò HLV Kim Sang-sik không được phép thua

Đội tuyển VN dưới sự dẫn dắt của HLV Kim Sang-sik không được phép thua Myanmar ở trận đấu cuối bảng B giải AFF Cup 2024 diễn ra lúc 20 giờ tối nay (21.12) trên sân Việt Trì (Phú Thọ; trực tiếp trên VTV5, FPT Play) Trận ra mắt của Xuân Son trong màu áo đội tuyển Trận hòa 1-1 hú vía tại Philippines khiến kế hoạch sớm đoạt ngôi đầu bảng B của đội tuyển VN (7 điểm) bị ảnh hưởng...

Đẹp ngỡ ngàng núi rừng Pù Luông

Khi Mai Châu đang dần trở nên quá tải với hàng nghìn khách tới mỗi ngày thì cách đó chỉ 80km, Pù Luông vẫn yên bình như hàng chục năm trước, hoang sơ và vắng vẻ với những cánh rừng, thửa ruộng bậc thang, nếp nhà sàn lợp tranh. Được công nhận là Khu bảo tồn thiên nhiên, nằm trên địa phận hai huyện Bá Thước và Quan Hóa của tỉnh Thanh Hóa, Pù Luông chứa đựng trong lòng những...

Cùng chuyên mục

Các nhà thờ Hà Nội tỏa sáng rực rỡ đón Noel 2024

(Dân trí) - Giáng sinh 2024 đã cận kề, các nhà thờ tại Hà Nội trang trí đa dạng, mang những vẻ đẹp riêng, cùng tỏa sáng lung linh khi về đêm và đón đông đảo giáo dân, bạn trẻ đến vui chơi, chụp ảnh. Các nhà thờ Hà Nội tỏa sáng rực rỡ đón Noel 2024 (Video: Hữu Nghị) Nhà thờ Lớn Hà Nội nằm tại trung tâm quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) luôn là địa điểm hàng đầu của...

Những vòng xoay quyến rũ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Những vòng xoay ở TP. HCM có từ lâu đời, nó giúp việc giao thông nơi đây được trật tự và thuận tiện hơn. Bên cạnh đó nó còn mang hình tượng văn hóa lịch sử gắn liền với người dân Thành phố nghĩa tình. Ban đầu hình thành thì các vòng xoay rất nhỏ và đơn giản, nhưng sau khi trải qua biết bao thăng trầm thời cuộc cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội,...

Cô gái cao nhất Hoa hậu Quốc gia Việt Nam vào Top 5 ‘Người đẹp thời trang’

Top 5 đề cử cho giải thưởng phụ Top Model - Người đẹp thời trang, thuộc khuôn khổ Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 đã được ban tổ chức công bố, gây chú ý khi có tên của hai người đẹp cao trên 1,8m. Bà Phạm Kim Dung - Trưởng ban tổ chức Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 cùng Top 5 Người đẹp thời trang Ảnh: BTC Cuộc thi Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 đang nhận được sự quan...

Cây trứng gà đắt giá bậc nhất thị trường cây cảnh Tết, lên đến 800 triệu đồng

(VTC News) - Đây là cây trứng gà tứ quý nhiều năm tuổi, ra hoa quả 4 mùa, chủ nhân của cây này cho biết, từng có người trả 800 triệu đồng nhưng ông không bán. Cây trứng gà đặc biệt này đang được trưng bày tại mặt đường tỉnh 379 (Văn Giang, Hưng Yên). Nơi đây được ví như thủ phủ của cây cảnh Tết ở miền Bắc với hàng loạt siêu phẩm to, đẹp và đắt đỏ. Chủ nhân của...

‘Đế chế’ cẩm nang du lịch nổi tiếng thế giới ca ngợi Hội An

Mới đây, trang cẩm nang du lịch nổi tiếng thế giới Lonely Planet của Mỹ đã công bố danh sách những điểm du lịch tốt nhất châu Á, trong đó có Hội An của Việt Nam. Theo danh sách được Lonely Planet công bố hôm 17/12, Hội An (Quảng Nam) vinh dự xếp ở vị trí thứ 4 và được mô tả là một "di sản thế giới diệu kỳ". Cây viết Zinara Rathnayake của Lonely Planet nhận xét: "Những năm gần đây, khu phố...

Mới nhất

Cô gái cao nhất Hoa hậu Quốc gia Việt Nam vào Top 5 ‘Người đẹp thời trang’

Top 5 đề cử cho giải thưởng phụ Top Model - Người đẹp thời trang, thuộc khuôn khổ Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 đã được ban tổ chức công bố, gây chú ý khi có tên của hai người đẹp cao trên 1,8m. Bà Phạm Kim Dung - Trưởng ban tổ chức Hoa hậu Quốc gia Việt Nam...

Đổi mới tư duy về thể chế, quản lý nhà nước trong kỷ nguyên mới

Cách thức thể chế được hình thành sẽ quyết định sự thịnh vượng của quốc gia. Thể chế bao trùm, khuyến khích sự tham gia rộng rãi của người dân vào hoạt động kinh tế và chính trị, bảo vệ quyền sở hữu tài sản của người...

11 năm “săn con” của người lính biên phòng

NDO - Thiếu tá Vàng A Chua, Bộ đội Biên phòng đồn Biên phòng Mường Mươn, Điện Biên và chị Lý Thị Xía kết hôn từ năm 2012 nhưng 7-8 năm sau, họ vẫn không có tin vui. Trải qua 2 lần IUI và 2 lần IVF không thành, chị Xía đã nghĩ mình sẽ chẳng có...

Rực rỡ mùa lễ hội cuối năm

Tháng cuối năm là thời điểm các nước tổ chức nhiều lễ hội hấp dẫn với những hoạt động đa dạng, đánh dấu thời điểm bước sang năm mới.

Cây trứng gà đắt giá bậc nhất thị trường cây cảnh Tết, lên đến 800 triệu đồng

(VTC News) - Đây là cây trứng gà tứ quý nhiều năm tuổi, ra hoa quả 4 mùa, chủ nhân của cây này cho biết, từng có người trả 800 triệu đồng nhưng ông không bán. Cây trứng gà đặc biệt này đang được trưng bày tại mặt đường tỉnh 379 (Văn Giang, Hưng Yên). Nơi đây được ví như thủ...

Mới nhất