Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcDu học các nước không nói tiếng Anh, làm sao để 'sống...

Du học các nước không nói tiếng Anh, làm sao để ‘sống sót’?


Du học các nước không nói tiếng Anh, làm sao để 'sống sót'?- Ảnh 1.

Sinh viên tại ĐH Ludwig Maximilian Munich hàng đầu nước Đức

ẢNH: LUDWIG-MAXIMILIANS-UNIVERSITÄT MÜNCHEN

Báo cáo “Tổng quan các chương trình dạy bằng tiếng Anh ở châu Âu” do Hội đồng Anh phối hợp thực hiện với Studyportals mới đây cho thấy, ngày càng nhiều quốc gia không nói tiếng Anh cung cấp các chương trình dạy bằng tiếng Anh như Đức, Pháp, Ý, Hà Lan và Tây Ban Nha, với tổng số chương trình lên đến hàng ngàn. Xu hướng này góp phần thu hút người Việt đến học, như hơn 5.800 người ở Đức, hơn 5.200 ở Pháp, hơn 1.200 ở Hà Lan…

Nên thạo ngôn ngữ bản địa

Dù học chương trình dạy bằng tiếng Anh, song nhiều du học sinh nhận định rào cản lớn nhất vẫn là câu chuyện ngôn ngữ. Như Nguyễn Sơn, du học sinh ở Đức, nhìn nhận việc biết tiếng Đức gần như là bắt buộc cho dù học bằng ngôn ngữ nào. Bởi, dù hiểu và nói được tiếng Anh, người bản xứ cũng chỉ giao tiếp với nhau bằng tiếng Đức, thậm chí nói năng có phần khó để nghe hiểu.

Cách duy nhất để “sống sót” và hòa nhập với cộng đồng trong trường hợp này, Sơn nhận định tốt nhất là là tự học thêm tiếng bản địa. Đồng tình, Hoàng Yến, sinh viên ĐH Bonn (Đức), cho biết dù nhiều người khuyên chỉ cần có chứng chỉ tiếng Đức bậc B1 là được, nhưng thực tế chỉ ra các bạn nên đạt mức B2 để đủ khả năng hiểu và giao tiếp. “Nhưng dù học tốt cỡ nào, khi mới qua Đức tôi cũng bị sốc ngôn ngữ”, Yến bộc bạch.

Chung hoàn cảnh với Sơn và Yến, Hữu Trí, sinh viên năm 3 Trường Kinh doanh ESADE (Tây Ban Nha), cho biết bản thân chỉ biết tiếng Anh nên gặp không ít khó khăn tại Tây Ban Nha, một quốc gia chỉ “nói tiếng Anh rất ít”. Đó là lý do anh liên tục gặp nhiều vấn đề trong đời sống hằng ngày, từ mua hàng ở siêu thị đến làm thủ tục hành chính. Tương tự, vất vả khi thực hiện các hoạt động thường ngày cũng là điều mà Đặng Thảo An, du học sinh tại Đài Loan, phải trải qua dù đã có chứng chỉ tiếng Trung sau 6 tháng học.

Theo An, vòng quan hệ là một trong những yếu tố hàng đầu giúp du học sinh có thể cải thiện khả năng ngoại ngữ. Như lúc ở Đài Loan, nữ sinh thường nói tiếng Anh vì bạn bè là người đa sắc tộc, do đó năng lực ngôn ngữ này cũng tăng theo. Một năm rưỡi sau đó, cô chuyển tiếp sang du học Mỹ và do chơi cùng nhóm bạn người Trung Quốc, Đài Loan nên khả năng tiếng Trung cũng tăng cao hơn hẳn, “không vật lộn như trước”.

Du học các nước không nói tiếng Anh, làm sao để 'sống sót'?- Ảnh 2.

Người học Việt Nam nghe chia sẻ từ cựu sinh viên từng tốt nghiệp tại Pháp trong một sự kiện tổ chức hồi tháng 7.2023

Văn hóa cởi mở nhưng cần chú ý

Theo các du học sinh Việt, nếu chọn châu Âu là điểm đến, các bạn cần tìm hiểu tính đa dạng trong dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng… ở các quốc gia, từ đó điều chỉnh lối sống phù hợp chứ đừng chỉ chăm chăm vào việc học. “Ví dụ, bạn chung nhà với tôi theo đạo Hồi nên không bao giờ ăn hay chạm vào thức ăn được làm từ thịt heo. Thế nên, đồ dùng nấu nướng của chúng tôi buộc dùng riêng hoàn toàn”, Nguyễn Sơn kể.

Còn Hữu Trí nhận định người dân Tây Ban Nha khá vui vẻ, hào hứng và thích giao tiếp với người lạ. Nhưng để hiểu và thân được với mọi người sẽ tốn nhiều thời gian và công sức hơn so với Việt Nam nhiều, bởi cần chịu khó quan sát, lắng nghe, chấp nhận sự khác biệt. “Tìm hiểu và làm quen được với lối sống, văn hóa của họ thì sẽ dễ hòa nhập hơn”, Trí khẳng định.

Trí cũng đau đáu vì từng có những người bạn chơi khá thân, song sau đó lại “đổ bể” vì tranh cãi đến từ những khác biệt trong suy nghĩ. “Có những hành động tôi nghĩ là được phép làm và tôi thấy nó hợp lý trong một mối quan hệ thân thiết. Tuy nhiên, đối với văn hóa của các bạn ấy thì họ lại cho là không phù hợp”, Trí bộc bạch.

Hoàng Yến thì cho rằng khi du học ở thành phố nào thì nên tìm hiểu người dân ở thành phố đó. Yến cảm nhận nơi mình đang sống mọi người khá thân thiện, gặp ai cũng chào, cười nhưng người ở các thành phố lớn “có vẻ hơi lạnh lùng”. “Tính cách của người Đức cũng tùy theo vùng, có lẽ do đến các thành phố lớn để làm việc nên họ bận rộn và không có nhiều thời gian để nói chuyện phiếm”, nữ sinh nêu góc nhìn.

Cuộc sống tại Úc thế nào?

Úc đang là một trong những điểm đến thu hút nhiều du học sinh Việt nhất. Nguyễn Cát An, hiện làm việc ở Melbourne (Úc), đánh giá môi trường học tập và làm việc ở đây đa văn hóa, dễ hòa nhập. Nhưng sau thời gian đi làm, An nghĩ việc phát triển mối quan hệ sâu với đồng nghiệp hơi khó vì không hoàn toàn hiểu văn hóa từ nhỏ của họ. “Đôi khi họ giỡn gì thì tôi không thấy hài hoặc tôi giỡn thì họ không hiểu”, An nói.

Nhìn chung, An khuyên các bạn trước khi du học nên xác định liệu bản thân có phù hợp với nhịp sống ở nơi định đến không. Chẳng hạn, ở Úc không có đời sống ban đêm. Buổi tối ngoại trừ trung tâm hoặc những nơi vui chơi, giải trí thì mọi người tắt đèn sớm, tầm 19 giờ ra đường là khá vắng vẻ và tối tăm, không có gì để chơi. Điều này có lẽ sẽ không phù hợp với một số người.




Nguồn: https://thanhnien.vn/du-hoc-cac-nuoc-khong-noi-tieng-anh-lam-sao-de-song-sot-185240930183459671.htm

Cùng chủ đề

Tân Tổng thư ký NATO Mark Rutte nhậm chức vào thời điểm “bước ngoặt”

Sau hơn 10 năm điều hành nền kinh tế lớn thứ 5 Eurozone, ông Mark Rutte sẽ bắt đầu làm việc trên cương vị Tổng thư ký NATO từ ngày 1/10.Vị chính trị gia kỳ cựu sẽ cần tất cả các kỹ năng ngoại giao và...

Tăng cường biện pháp quản lý nhà nước đối với dịch vụ tư vấn du học

Sáng 30-9, tại Trường Đại học Sài Gòn (quận 5, TPHCM), Bộ GD-ĐT đã phối hợp với Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức Hội thảo công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học (TVDH) năm 2024. Tham dự có Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc.  Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết, dịch vụ TVDH phát triển mạnh mẽ...

Bầu cử Tổng thống Mỹ quan trọng như thế nào với châu Âu?

Tại cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11 tới, nếu ông Donald Trump tái đắc cử với chính sách "Nước Mỹ trên hết" sẽ tạo ra những thách thức lớn đối với mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Trái lại, việc Phó Tổng thống Kamala Harris đắc cử sẽ đánh dấu một bước chuyển mình của nền chính trị nước Mỹ, đồng thời có khả năng thay đổi trọng tâm của các chính sách đối ngoại, chuyển hướng...

Thời trang của hai công chúa châu Âu khi làm sinh viên

Công chúa Elisabeth của Hoàng gia BỉCông chúa Elisabeth (22 tuổi) là người kế vị ngôi vương của Hoàng gia Bỉ. Năm học này, công chúa Elisabeth bắt đầu học thạc sĩ chuyên ngành chính sách công tại Học viện Kennedy thuộc Đại học Harvard (Mỹ).Khi theo học chuyên ngành khoa học và kỹ thuật vì sự thay đổi xã hội, mỗi tuần, Alexia sẽ có 13 tiếng học tập với giáo viên trên lớp và 27 tiếng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trung Quốc kêu gọi Việt Nam hợp tác nghiên cứu sản xuất, chế tạo máy bay

Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ Trung Quốc Kim Tráng Long đề xuất Việt Nam tham gia vào không gian vũ trụ do nước này làm chủ và kêu gọi cùng hợp tác trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo máy bay; cùng nhau thúc đẩy phát triển công nghiệp hàng không. Theo Bộ Công thương, trong chuỗi sự kiện kỳ họp lần thứ 13 Ủy ban Hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Trung...

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam trước thời khắc lịch sử: Làm thế nào chạy thẳng về Cần Thơ?

TP.HCM vừa là điểm kết thúc của tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam, vừa là điểm khởi đầu của tuyến đường sắt nối tới Cần Thơ. Theo các chuyên gia, nếu có phương án kết nối hợp lý, đến năm 2035 VN sẽ có tuyến đường sắt tốc độ cao từ Hà Nội vào TP.HCM nối thẳng tới Cần Thơ. Chưa chốt phương án kết nối 2 "siêu" đường sắt Theo dự thảo tờ trình báo cáo nghiên cứu tiền...

Ông Trump kêu gọi luận tội, truy tố Phó tổng thống Harris

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi 'luận tội và truy tố' Phó tổng thống Kamala Harris trong cuộc vận động tranh cử tại Erie thuộc tiểu bang Pennsylvania (Mỹ). Trong bài phát biểu vận động tranh cử tại Erie vào ngày 29.9, ông Trump cho rằng bà Harris nên bị loại khỏi cuộc đua tranh cử tổng thống và từ chức vì đã thất bại trong việc ngăn chặn làn sóng di cư ồ ạt tại biên giới Mỹ...

Bài đọc nhiều

Ngày hội Nha khoa học đường: Đồng hành cùng các em học sinh trong chăm sóc sức khỏe răng miệng

Thực trạng răng miệng là vấn đề đáng báo động tại Việt Nam, hiện nay có trên 90% người dân có vấn đề về răng miệng, điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như không thực hiện chăm sóc răng miệng đúng cách, không khám răng miệng định kỳ...  Nhận thức rõ tầm quan trọng trong việc bảo vệ và chăm sóc các vấn đề về răng miệng cho các em học sinh trong độ tuổi tới trường, ngày...

Đã chọn nghề giáo, xin giữ lòng tự trọng, sự tôn nghiêm

Sau vụ cô giáo xin phụ huynh hỗ trợ mua laptop, rất nhiều bạn đọc cho rằng dù bất cứ hoàn cảnh nào cũng đừng để mất danh dự, lòng tự trọng của nghề giáo.Cũng là giáo viên, bạn đọc Trúc Quỳnh đã có bài viết chia sẻ xung quanh vụ việc. Tuổi Trẻ Online giới thiệu ý kiến này.Không tự dưng...

Hướng nghiệp chưa sát, phân luồng gặp khó

Những cái khó trong phân luồng, hướng nghiệp học sinh THCS đã nhiều lần được chỉ ra. Rồi Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn...

Cùng chuyên mục

Chàng trai Việt giành danh hiệu á khoa của Đại học Quốc gia Singapore

Nguyễn Văn Bình giành danh hiệu á khoa ngành Kỹ thuật máy tính, Trường Đại học Quốc gia Singapore. Ảnh: NVCC Kỹ lưỡng...

Phụ huynh bất ngờ về loạt quỹ lớp khi con chuyển từ trường tư sang công

Ban đại diện cha mẹ học sinh hay hội phụ huynh hoạt động dựa trên Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT, với mục tiêu chính là kết nối nhà trường và phụ huynh học sinh. Theo quy định, ban đại diện không được phép thu các khoản phí như: tiền bảo vệ, sửa chữa cơ sở vật chất, vệ sinh lớp học, mua sắm trang thiết bị… Các khoản đóng góp phải hoàn toàn tự nguyện và...

Cú sốc ‘cứng miệng’ trước người bản xứ dù đạt 8.5 IELTS của thầy giáo tiếng Anh

Nguyễn Đức Thịnh sinh năm 1994, quê Thái Bình. Dù đã sở hữu điểm IELTS 8.5 trước khi sang Canada du học, Thịnh vẫn đối mặt với nhiều thử thách về giao tiếp và hòa nhập văn hóa khi sống và làm việc tại nước ngoài. Từng có lúc muốn bỏ về nước và mất tự tin về khả năng tiếng Anh của mình, Thịnh đã vượt qua để làm việc tại Đài truyền hình quốc gia Canada...

Học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo, phấn đấu trở thành công dân tốt, cán bộ tốt

Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với các đầu cầu tại 63 tỉnh, thành phố. Nhân rộng tấm gương học tập và làm theo Bác Phát biểu đề dẫn, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho biết: Hội thảo được tổ chức nhằm nghiên cứu sâu sắc hơn tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí...

Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh

 Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: BL ...

Mới nhất

Trung Quốc kêu gọi Việt Nam hợp tác nghiên cứu sản xuất, chế tạo máy bay

Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ Trung Quốc Kim Tráng Long đề xuất Việt Nam tham gia vào không gian vũ trụ do nước này làm chủ và kêu gọi cùng hợp tác trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo máy bay; cùng nhau thúc đẩy phát triển công nghiệp hàng không. Theo Bộ Công thương, trong chuỗi...

Vợ chồng trẻ sinh 5 được trợ cấp hơn 3,2 tỷ đồng

Hàn Quốc là đất nước đang đối mặt với tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới. Vì thế, Chính phủ và nhiều tổ chức đã đề ra các kế hoạch hỗ trợ nhằm thúc đẩy tỷ lệ sinh ở quốc gia này.Mới đây, đôi vợ chồng Kim Joon-young và Sagong Hye-ran (sống tại Dongducheon, tỉnh Gyeonggi) vừa chào...

22 đội tham dự Giải Bóng rổ dành cho học sinh tiểu học, THCS và THPT

Nhằm đẩy mạnh cuộc vận động “toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thường xuyên tập luyện, thi đấu thể thao nâng cao sức khỏe, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh, sáng 29.9, Trung...

Đà Nẵng: Yêu cầu khẩn trương triển khai các dự án bất động sản trọng điểm

DNVN - Thường trực HĐND TP Đà Nẵng đề nghị UBND TP chỉ đạo chỉ đạo các sở, ban, ngành hữu quan khẩn trương triển khai thực hiện các dự án bất động sản...

“Giải trình rõ lý do không chọn xây đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam 250km/h”

(Dân trí) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu báo cáo rõ cơ sở lựa chọn tốc độ thiết kế 350km/h đường sắt tốc độ cao gắn với công nghệ hiện đại và giải trình rõ lý do không lựa chọn tốc độ thiết kế 250km/h. Nội dung này được đề cập trong thông báo kết luận của...

Mới nhất