Trang chủChính trịNgoại giaoChuyên gia Ukraine bày cách cho phương Tây tịch thu tài sản...

Chuyên gia Ukraine bày cách cho phương Tây tịch thu tài sản Nga mà không ngại rủi ro

“Việc các nước phương Tây lập liên minh cùng tịch thu chung tài sản bị đóng băng của Nga sẽ giúp giảm rủi ro đáng kể” – là tư vấn của chuyên gia Olena Halushka, đồng sáng lập Trung tâm Chiến thắng quốc tế, thành viên hội đồng quản trị của Trung tâm hành động chống tham nhũng Ukraine.

Chuyên gia Ukraine bày cách cho Phương Tây tịch thu tài sản Nga mà không ngại rủi ro. Trong ảnh: Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Borgo Egnazia, Italy, ngày 6/2024. (Nguồn: atlanticcouncil.org)
Tại Hội nghị thượng đỉnh ở Borgo Egnazia, Italy (6/2024), các nhà lãnh đạo G7 đã nhất trí thỏa thuận cho Ukraine vay 50 tỷ USD từ tiền lãi thu được từ tài sản Nga bị đóng băng. (Nguồn: atlanticcouncil.org)

Theo tư vấn này, nếu tất cả các nước phương Tây tạo thành một liên minh tịch thu tài sản bị đóng băng của Nga, điều này sẽ giúp họ loại bỏ mọi rủi ro.

Giải thích về cách làm này với giới truyền thông, bà Olena Halushka cho biết, “Khi các nước thứ ba phản đối việc tịch thu tài sản Nga, họ thường đưa ra một số lý lẽ. Một trong những lý lẽ đó là việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy sự quay lưng với đồng bạc xanh. Họ sẽ chuyển đổi dự trữ ngoại hối sang một loại tiền tệ khác.

Nhưng tiếp theo, câu hỏi đặt ra là – sẽ chuyển đổi sang loại tiền tệ nào?… Hiện tại, phần lớn tài sản dự trữ trên thế giới là bằng đồng USD (59%), 20% là bằng đồng Euro, 5% được lưu trữ bằng đồng Yên Nhật Bản, 5% bằng đồng bảng Anh, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc và các loại tiền tệ còn lại trên thế giới lần lượt chiếm 2% và 9% dự trữ toàn cầu.

“Chúng tôi đã hỏi các đối tác phương Tây của mình rằng, nếu Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Vương quốc Anh đồng lòng hành động, thì tất cả các tài sản này sẽ chảy về đâu? Rõ ràng là, nếu có một “giải pháp G7”, Thụy Sỹ và Australia sẽ hướng về họ thay vì Trung Quốc”, bà Olena Halushka phân tích.

Do đó, vị chuyên gia đến từ Trung tâm Chiến thắng quốc tế Ukraine kết luận, việc nói các loại tiền tệ phương Tây sẽ bị ảnh hưởng là không có căn cứ.

Theo lập luận của bà Halushka, đồng Nhân dân tệ của Bắc Kinh không phải là đồng tiền dự trữ, vì nó không được tự do chuyển đổi, thị trường tài chính Trung Quốc không tự do, vì có những cuộc tấn công và gây áp lực lên các nhà đầu tư trong nước.

Bà cũng nhấn mạnh rằng, chỉ có việc tịch thu tài sản của một quốc gia mới có khả năng ảnh hưởng đến các loại tiền tệ của phương Tây. Khi đó, dự trữ ngoại hối có thể chảy, ví dụ, từ USD sang Euro. Đó là lý do tại sao Ukraine đề xuất rằng – cần một liên minh đưa ra quyết định.

Họ (những người phản đối tịch thu) nói rằng, nhiều người có thể bắt đầu bán chứng khoán phương Tây, rút ​​tiền của họ và đầu tư ở nơi khác. Vậy một lần nữa quay lại câu hỏi – ở đâu?

Ở UAE, Saudi Arabia, Indonesia, Trung Quốc hay Nga?

Có thể khẳng định, thị trường tài chính phương Tây quá mạnh và chiếm ưu thế đến nỗi không dễ để tìm ra thứ thay thế cho các loại tiền tệ dự trữ và chứng khoán của họ”, bà Olena Halushka tin chắc.

Hồi tháng 7, Saudi Arabia đã từng nhiều lần cảnh báo riêng với các nước G7 rằng, họ có thể thoái vốn một số nghĩa vụ nợ châu Âu của mình, nếu các quốc gia nhóm các nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới có động thái tịch thu tài sản bị đóng băng của Nga. Họ khẳng định, không thể chấp nhận việc tịch thu tài sản phong tỏa trị giá 300 tỷ USD của Nga nhằm hỗ trợ Ukraine.

Tuy nhiên, động thái mới nhất của G7 và các nước đối tác (G7+) tiếp tục chứng minh họ kiên trì “đứng sau” Ukraine là công bố của Tổng thống Mỹ Joe Biden tại một cuộc họp nhóm tài trợ ở New York mới đây rằng, họ đã thông qua Tuyên bố chung tái khẳng định sự ủng hộ quốc tế không lay chuyển đối với Kiev, ở hiện tại và trong cả tương lai.

Trong đó, không chỉ cung cấp thêm viện trợ quân sự, kinh tế và nhân đạo cho quốc gia Đông Âu, G7+ , đã cam kết mạnh mẽ giúp Ukraine đáp ứng nhu cầu tài chính ngắn hạn cấp bách, đồng thời hỗ trợ Ukraine phục hồi và tái thiết lâu dài.

Nhà lãnh đạo Mỹ đã nhấn mạnh rằng, hơn 30 quốc gia, cũng như EU, đã tham gia tuyên bố lịch sử này.

“Chúng tôi xóa tan mọi quan điểm rằng, thời gian đứng về phía Nga “, Tuyên bố chung viết. Đồng thời, tài liệu trên tiếp tục lưu ý về trách nhiệm của Nga – vì mục đích này, nên tài sản có chủ quyền của nước này tại các khu vực pháp lý phương Tây sẽ “bị đóng băng” cho đến khi Moscow chấm dứt chiến dịch quân sự và bồi thường thiệt hại cho Ukraine.

Các đối tác của Ukraine cũng đang tiếp tục thực hiện quyết định được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Borgo Egnazia, nhằm triển khai các khoản vay tăng tốc doanh thu bất thường (ERA) cho Ukraine vào cuối năm nay, để cung cấp thêm khoảng 50 tỷ USD tài trợ. Các khoản vay sẽ được trả nợ và hoàn trả bằng các dòng doanh thu bất thường trong tương lai phát sinh từ khối tài sản Nga “bị đóng băng” tại EU và các khu vực pháp lý có liên quan khác.

Về phần mình, Ukraine phải cam kết thực hiện các cải cách về kinh tế, tư pháp, chống tham nhũng, quản trị doanh nghiệp, quốc phòng, hành chính công, quản lý đầu tư công và thực thi pháp luật.

“Những cải cách này là cần thiết và sẽ rất quan trọng để hỗ trợ lâu dài cho công cuộc tái thiết và phục hồi của Ukraine”, tuyên bố của G7+ nêu rõ.





Nguồn: https://baoquocte.vn/chuyen-gia-ukraine-bay-cach-cho-phuong-tay-tich-thu-tai-san-nga-ma-khong-ngai-rui-ro-288300.html

Cùng chủ đề

“Gồng mình” tài trợ ngân sách Ukraine, EU đã có cách kiếm tiền từ tài sản Nga bị đóng băng

EU đã phát hiện một nguồn tài trợ bổ sung cho Ukraine có thể "không làm đau" túi tiền của chính họ.

Sự thật về 35 tỷ Euro EU hứa chuyển cho Ukraine, “thiếu tiền” Brussels gồng mình làm điều này với tài sản Nga?

"Trót hứa" với Ukraine, EU lấy tiền ở đâu và bằng cách nào bù đắp khoảng trống ngân sách khổng lồ của Ukraine, trong lúc các thành viên trong khối đều đang gặp phải những khó khăn riêng phức tạp?

Ukraine quyết ‘tuyệt tình’ khí đốt Nga, vứt bỏ 800 triệu USD vì đã có kế hoạch riêng với EU

Ukraine đã chính thức mở mạng lưới dẫn khí đốt cho các nhà sản xuất khí sinh học trong nước, nhằm cho phép xuất khẩu sang châu Âu.

Hé lộ lý do Ukraine ‘tuyệt tình’ Nga, quyết nói chuyện riêng với EU về khí đốt

Ukraine có thể khởi động "chiến dịch" xuất khẩu khí đốt sinh học sang châu Âu vào tháng 11 tới, sau khi tích trữ đủ lượng trong các cơ sở lưu trữ, đào tạo nhân sự bài bản và điều chỉnh luật nhằm mở đường cho hoạt động xuất khẩu. Các giao dịch thử nghiệm đầu tiên dự kiến ​​diễn ra ngay trong tháng 9 này.

Anh triệu đại sứ Nga vì cáo buộc gián điệp, Saudi Arabia ra điều kiện lập quan hệ với Israel, Iran phủ nhận can...

Nghị viện châu Âu kêu gọi bỏ hạn chế tấn công Nga, Philippines xem xét nêu vấn đề Biển Đông ra Liên hợp quốc, Israel bắt giữ nghi can âm mưu ám sát Thủ tướng Netanyahu… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Israel tuyên bố nóng bắt đầu chiến dịch trên bộ, Mỹ xác nhận, Tổng thống Biden phản đối

Nội các chiến tranh của Israel đã phê duyệt giai đoạn tiếp theo của các hoạt động quân sự ở Lebanon, trong khi Mỹ xác nhận, Tel Aviv đang tiến hành các hoạt động quân sự hạn chế nhằm vào Hezbollah bên trong lãnh thổ Lebanon.

Giá vàng nhẫn bán ra ‘chiến thắng’ vàng miếng, thế giới bất ngờ lao dốc không phanh, chuyên gia vẫn lạc quan

Giá vàng hôm nay 1/10/2024, giá vàng nhẫn liên tục tăng cao, được điều chỉnh theo thị trường thế giới, giá bán ra cao hơn vàng miếng. Giá vàng thế giới bất ngờ lao dốc không phanh. Giới phân tích vẫn lạc quan hướng mốc 2.900 USD/ounce.

Dự báo thị trường sắp có đợt thanh lý hàng; hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu chính thức trở lại câu lạc bộ tỷ...

Giá tiêu hôm nay 1/10/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 147.500 – 149.000 đồng/kg.

Nga cảnh báo Israel hậu quả “không thể tưởng tượng”, một nước NATO hứng thú gia nhập BRICS, Lebanon sẽ bầu tổng thống

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Nhóm vũ trang Iraq thừa nhận tấn công bằng UAV, thể hiện sự ủng hộ với người Palestine ở Gaza

Nhóm kháng chiến Hồi giáo ở Iraq ngày 29/9 lên tiếng thừa nhận việc tiến hành một loạt vụ tấn công bằng thiết bị bay không người lái (UAV) và tên lửa nhằm vào các địa điểm ở Israel.

Bài đọc nhiều

Giá cà phê hôm nay 30/9/2024: Giá cà phê trong nước cao gấp 2

Theo tính toán, từ tháng 10 khi bước vào vụ thu hoạch cà phê, lượng cung ra thị trường được cải thiện và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thể đạt tới con số kỷ lục 6 tỉ USD trong năm 2024.

Thị trường khởi sắc, Việt Nam giảm mạnh nhập khẩu tiêu từ Brazil

Giá tiêu hôm nay 30/9/2024 tại thị trường trong nước quay đầu tăng nhẹ ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 147.500 – 149.000 đồng/kg.

Thời điểm quan trọng đang đến gần, Bắc Kinh chưa thực sự “bóp cò”

Bất chấp các cuộc đàm phán mang tính xây dựng giữa Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc thời gian gần đây, bế tắc về kế hoạch áp thuế của khối 27 thành viên đối với xe điện do Bắc Kinh sản xuất vẫn chưa được giải quyết. Căng thẳng có thể sẽ tiếp tục leo thang.

Thúc đẩy quan hệ hợp tác hiệu quả và thực chất Việt Nam-Cuba

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Bộ Ngoại thương và Đầu tư nước ngoài Cuba, đồng Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ (UBLCP) Việt Nam - Cuba Oscar Pérez Oliva Fraga và Bộ trưởng Bộ Xây dựng Cuba René Antonio Mesa Villafaña.

Giá vàng nhẫn bán ra ‘chiến thắng’ vàng miếng, thế giới bất ngờ lao dốc không phanh, chuyên gia vẫn lạc quan

Giá vàng hôm nay 1/10/2024, giá vàng nhẫn liên tục tăng cao, được điều chỉnh theo thị trường thế giới, giá bán ra cao hơn vàng miếng. Giá vàng thế giới bất ngờ lao dốc không phanh. Giới phân tích vẫn lạc quan hướng mốc 2.900 USD/ounce.

Cùng chuyên mục

Giá vàng nhẫn bán ra ‘chiến thắng’ vàng miếng, thế giới bất ngờ lao dốc không phanh, chuyên gia vẫn lạc quan

Giá vàng hôm nay 1/10/2024, giá vàng nhẫn liên tục tăng cao, được điều chỉnh theo thị trường thế giới, giá bán ra cao hơn vàng miếng. Giá vàng thế giới bất ngờ lao dốc không phanh. Giới phân tích vẫn lạc quan hướng mốc 2.900 USD/ounce.

Dự báo thị trường sắp có đợt thanh lý hàng; hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu chính thức trở lại câu lạc bộ tỷ...

Giá tiêu hôm nay 1/10/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 147.500 – 149.000 đồng/kg.

Thúc đẩy quan hệ hợp tác hiệu quả và thực chất Việt Nam-Cuba

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Bộ Ngoại thương và Đầu tư nước ngoài Cuba, đồng Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ (UBLCP) Việt Nam - Cuba Oscar Pérez Oliva Fraga và Bộ trưởng Bộ Xây dựng Cuba René Antonio Mesa Villafaña.

Tăng giảm trái chiều; ảnh hưởng bởi kinh tế Mỹ

Giá xăng dầu hôm nay 30/9, giá dầu Brent tăng 0,46%, giá dầu WTI giảm 0,25%. Tuần này, giá dầu có thể biến động theo các báo cáo bảng lương phi nông nghiệp, dữ liệu hoạt động sản xuất của Mỹ.

Thời điểm quan trọng đang đến gần, Bắc Kinh chưa thực sự “bóp cò”

Bất chấp các cuộc đàm phán mang tính xây dựng giữa Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc thời gian gần đây, bế tắc về kế hoạch áp thuế của khối 27 thành viên đối với xe điện do Bắc Kinh sản xuất vẫn chưa được giải quyết. Căng thẳng có thể sẽ tiếp tục leo thang.

Mới nhất

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam trước thời khắc lịch sử: Làm thế nào chạy thẳng về Cần Thơ?

TP.HCM vừa là điểm kết thúc của tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam, vừa là điểm khởi đầu của tuyến đường sắt nối tới Cần Thơ. Theo các chuyên gia, nếu có phương án kết nối hợp lý, đến năm 2035 VN sẽ có tuyến đường sắt tốc độ cao từ Hà Nội vào TP.HCM nối thẳng tới...

Liên minh châu Âu cam kết hỗ trợ Việt Nam ứng dụng các công nghệ mới nhất

Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam khẳng định EU và các nước thành viên sẽ tiếp tục cam kết hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và nhà nghiên cứu Việt Nam trong việc ứng dụng các công nghệ mới nhất, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hoạt động ký kết trong khuôn khổ sự...

Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Kỳ vọng duy trì đà tăng trưởng

Những nền tảng kinh tế được giữ vững là cơ sở để các tổ chức quốc tế duy trì các dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay và năm tới. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có những yếu tố bất ổn, kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi vững vàng, lạm phát diễn biến...

Thông tin về thời gian thực hiện hai cầu Tứ Liên và Trần Hưng Đạo

Vừa qua, một số thông tin cho rằng, dự kiến trong năm 2024, Hà Nội sẽ khởi công cầu Tứ Liên. Liên quan đến nội dung này, Trưởng phòng Kế hoạch tài chính (Sở Giao thông vận tải Hà Nội) Phan Trường Thành cho biết, thông tin này là không chính xác, nhanh nhất phải đến cuối năm 2025,...

Mới nhất