Trang chủNewsThời sựTiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương...

Tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước để hoàn thiện Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)


Chiều 15/3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp.

Tham dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Thứ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ GT&VT Lê Anh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Cao Huy, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng…

z4184038424139_3b91ac12a83484bc60609b0b7d97776d.jpg
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ghi nhận hồ sơ dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) được chuẩn bị công phu, có trách nhiệm cao

Sửa đổi Luật Tài nguyên nước để cập nhật, thể chế quan điểm của Đảng và Nhà nước về quản lý bảo vệ tài nguyên nước

Trình bày Tờ trình dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Thứ trưởng Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết, qua hơn 10 năm thực hiện, Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của toàn xã hội về bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước. Tài nguyên nước được quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững hơn, mang lại nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, một số quy định của Luật 2012 còn giao thoa, chồng chéo với các luật khác dẫn đến khó thực hiện hoặc lãng phí nguồn lực. Đồng thời, thiếu khung pháp lý cho an ninh nguồn nước; thiếu quy định cụ thể liên quan đến điều hòa, phân bổ nguồn nước, giám sát chặt chẽ các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước…

150320230317-z4184115735947_9effc6b0438348a74d8e64c6afdca0e2.jpg
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu tiếp thu, giải trình làm rõ một số nội dung liên quan đến dự án Luật Tài nguyên nước ( sửa đổi)

Bên cạnh đó, việc thi hành pháp luật về tài nguyên nước ở một số nơi còn chưa nghiêm và việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm chưa được thực hiện tốt; các cơ chế tài chính, chế tài, công cụ kiểm soát, giám sát chưa hiệu quả; các cơ chế hợp tác, giải quyết các vấn đề nước xuyên biên giới còn chưa đồng bộ; sự phối hợp chưa đồng bộ, hiệu quả giữa các cấp, các ngành cũng là một vấn đề lớn cần giải quyết…

Cũng theo Thứ trưởng Lê Công Thành, sau khi Luật Tài nguyên nước có hiệu lực, nhiều chủ trương, chính sách mới của Đảng và nhà nước liên quan đến quản lý, bảo vệ tài nguyên, trong đó có tài nguyên nước. “Do đó, cần thiết phải cập nhật, thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước. Trong đó, cần nghiên cứu, sửa đổi ban hành Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) theo hướng bổ sung, hoàn thiện các chính sách đã ban hành và nghiên cứu tích hợp các quy định về quản lý nước trong một bộ luật về nước để quản lý, kiểm soát, điều tiết toàn diện các vấn đề về nước trên cơ sở thống nhất quản lý về tài nguyên nước”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Mục đích sửa đổi Luật Tài nguyên nước nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, bảo đảm minh bạch để có khả năng khai thác tối đa nguồn lực tài nguyên, phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả; bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia; chú trọng phòng ngừa, kiểm soát và phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm; phân định rõ trách nhiệm quản lý nguồn nước và trách nhiệm quản lý công trình khai thác nước cả trung ương và địa phương khắc phục các chồng chéo, xung đột pháp luật.

Đồng thời, hướng tới quản lý tài nguyên nước trên nền tảng công nghệ số, thống nhất về cơ sở dữ liệu, xây dựng bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định theo thời gian thực, giảm thiểu nhân lực quản lý, vận hành, chi phí đầu tư của nhà nước; giảm điều kiện kinh doanh cho tổ chức, cá nhân. Chuyển dần từ quản lý bằng công cụ hành chính sang quản lý bằng công cụ kinh tế thông qua các chính sách về: giá nước, thuế, phí, lệ phí, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; đẩy mạnh xã hội hoá.

150320230224-z4183831575995_6ea8e026c4937ab414f95d561ffb6adc.jpg
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành trình bày Tờ trình dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Về quá trình xây dựng Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Thứ trưởng Lê Công Thành cho biết, được thực hiện theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Bên cạnh việc tổ chức lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định, nhằm có đầy đủ cơ sở khoa học, thực tiễn, cơ quan chủ trì soạn thảo đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, tọa đàm để lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội, các chuyên gia, các tổ chức quốc tế, nhà khoa học trong và ngoài nước. Ngày 30/12/2022, Bộ Tư pháp có ý kiến thẩm định dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), cơ quan chủ trì soạn thảo đã chỉnh sửa, bổ sung trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Bộ Tư pháp.

Ngày 02/02/2023, Chính phủ đã họp cho ý kiến về dự án luật và thông qua tại Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 09/02/2023. Trên cơ sở ý kiến của các Thành viên Chính phủ, cơ quan chủ trì soạn thảo đã báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến Thành viên Chính phủ và hoàn thiện dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Thứ trưởng Lê Công Thành cho biết, Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) gồm 88 điều và được bố cục thành 10 chương. So với Luật 2012, dự thảo Luật không tăng về số chương (trong đó giữ nguyên 10 điều; sửa đổi, bổ sung 62 điều; bổ sung mới 16 điều) và bãi bỏ 08 điều.

Tán thành sự cần thiết ban hành Luật Tài nguyên nước

Báo cáo thẩm tra sơ bộ Dự án Luật tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH, CN&MT) Lê Quang Huy cho biết, Thường trực Ủy ban KH, CN&MT tán thành sự cần thiết ban hành Luật Tài nguyên nước như Tờ trình số 37/TTr-CP của Chính phủ. Nội dung dự thảo Luật đã thể chế hóa được Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng tránh và giảm thiểu rủi ro thiên tai; các mục tiêu, nhiệm vụ trong 05 nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội (KH-XH) vùng trong cả nước, Kết luận số 36-KL/TW của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước.

Tuy nhiên, dự thảo Luật cần tập trung làm rõ hơn quan điểm về chủ động tích nước, trữ nước; điều tiết, bảo đảm đủ nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất; kiện toàn hệ thống tổ chức, bộ máy quản lý nguồn nước, bảo đảm thống nhất, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả từ Trung ương đến địa phương; và sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp; cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực sản xuất sử dụng nhiều nước; thực hiện các giải pháp tiết kiệm nước, tái sử dụng nước; ứng dụng KH&CN trong quản trị, phát triển tài nguyên nước.

Về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất với hệ thống pháp luật và điều ước quốc tế, tính khả thi của dự thảo Luật, Thường trực Ủy ban KH, CN&MT nhận định, nhìn chung các quy định trong dự thảo Luật đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập; bảo đảm tính khả thi. Tuy nhiên, vẫn có một số điều khoản cần rà soát, chỉnh sửa thêm.

Về nguyên tắc quản lý, bảo vệ, phát triển, khai thác, sử dụng TNN, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra (Điều 5), Thường trực Ủy ban KH, CN&MT cơ bản nhất trí với quy định của dự thảo Luật về nguyên tắc quản lý, bảo vệ, phát triển, khai thác, sử dụng TNN, phòng, chống và khắc phục hậu quả do nước gây ra.

Tuy nhiên, đề nghị Cơ quan soạn thảo cần rà soát thể hiện cô đọng, rõ nét hơn quan điểm quản lý tổng thể, thống nhất TNN, thuận theo tự nhiên nhưng có kiểm soát (theo lưu vực sông, theo trữ lượng, số lượng nước, có điều hòa, phân phối); phân định rõ trách nhiệm quản lý TNN chung với quản lý công trình khai thác, sử dụng nước; quan điểm quản trị TNN theo hệ thống, phát triển kinh tế nước, xã hội hóa ngành nước; phát triển, bảo vệ TNN, phòng chống tác hại do nước gây ra; đồng thời cần làm rõ vai trò, chức năng của tổ chức lưu vực sông, đặc biệt là chức năng điều phối, giám sát khai thác, sử dụng nước để nâng cao hiệu quả quản lý TNN.

Về công cụ kinh tế, chính sách, nguồn lực cho TNN (Chương VI), Thường trực Ủy ban KH, CN&MT thống nhất với việc bổ sung quy định liên quan đến cơ chế tài chính nhằm làm rõ giá trị kinh tế của TNN trong phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, đề nghị nghiên cứu bổ sung công cụ kinh tế, cơ chế tài chính liên quan đến phân bổ nguồn thu cho các đối tượng thụ hưởng từ hoạt động bảo vệ nguồn sinh thủy cho phù hợp; cần đối chiếu, rà soát quy định giá tính thuế TNN theo quy định của pháp luật về thuế, giá và mục đích sử dụng, điều kiện khai thác, đặc điểm kinh tế – xã hội của khu vực, lưu vực sông.

z4183956828793_392832a3dc526161ae6d823656a7ea6e.jpg
Các đại biểu cho ý kiến vào Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Cũng theo Chủ nhiệm Uỷ ban KH,CN&MT của Quốc hội qua nghiên cứu, xem xét hồ sơ dự án Luật TNN (sửa đổi), đối chiếu với quy định pháp luật, ý kiến tham gia thẩm tra, Thường trực Ủy ban KH, CN&MT của Quốc hội thấy rằng, hồ sơ dự án Luật được chuẩn bị tương đối công phu, bảo đảm chất lượng; thành phần hồ sơ, thời hạn gửi hồ sơ dự án Luật đã tuân thủ nghiêm túc; đủ điều kiện trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023).

Tại phiên thảo luận, các đại biểu cơ bản đánh giá, dự án Luật đã được chuẩn bị nghiêm túc, công phu, tương đối toàn diện và hoàn chỉnh và tán thành việc sửa đổi Luật Tài nguyên nước, đồng thời đề nghị tiếp tục nghiên cứu, thể chể các chủ trương của Đảng; rà soát các Luật có liên quan.

Phát biểu tại Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ tán hành với báo cáo thẩm tra sơ bộ và ghi nhận hồ sơ dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) được chuẩn bị công phu, có trách nhiệm cao, bám sát các nhóm chính sách sửa đổi Luật được Quốc hội thông qua. Mặc dù đây là lần đầu tiên cho ý kiến về dự án Luật này nhưng với tinh thần từ sớm, từ xa dự án Luật đã được chuẩn bị một cách kĩ lưỡng.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị cần phải tiếp tục rà soát dự thảo Luật để khắc phục tối đa các chồng chéo, xung đột pháp luật, đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật. Chủ tịch Quốc hội đề nghị nghiên cứu bổ sung thêm chính sách về mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về tài nguyên nước tại Điều 6 để tương thích và thống nhất với Công ước quốc tế về sử dụng các nguồn nước liên quốc gia và Luật Bảo vệ môi trường. Đồng thời, tiếp tục rà soát đối chiếu với các quy định của Luật Thủy lợi.

Bên cạnh đó, cần xem xét bổ sung và giải thích một số thuật ngữ được sử dụng xuyên suốt cả dự án luật như “phát triển tài nguyên nước”, “phục hồi nguồn nước”, “bổ sung nước nhân tạo”, “tích trữ nước”, “quy hoạch tổng thể điều tra tài nguyên nước”, “quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh”, “cơ sở về hạ tầng tài nguyên nước”; lưu ý sử dụng thống nhất các thuật ngữ như về an ninh nguồn nước hay an ninh tài nguyên nước.

Nêu rõ trong tổng số 88 điều của dự thảo Luật có đến 33 điều giao cho Chính phủ quy định chi tiết, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan cố gắng rà soát để nội dung nào có thể quy định chi tiết ngay trong Luật thì quy định.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng các quy định mà ở trong phần điều hòa, phân phối tài nguyên nước vẫn chủ yếu tập trung vào các các quy hoạch khai thác. Trong khi duy trì khai thác nước dưới đất cần có các điều khoản để bảo vệ việc bổ sung tự nhiên nguồn nước dưới mặt đất, thu nước mưa trên bề mặt hạn chế bê tông hóa hoàn toàn bề mặt. Về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần cố gắng có những quy định để có cạnh tranh, vai trò các thành phần kinh tế trong khai thác và trong sử dụng người tài nguyên nước và theo thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Về sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, Chủ tịch Quốc hội đề nghị là nên cân nhắc bổ sung quy định về tái sử dụng nước trong dự thảo và các khái niệm như về tái sử dụng nước, cải tạo nước và tuần hoàn nước…

150320231224-150320230929-pct-hai5(1).jpg
Quang cảnh buổi làm việc 

Đánh giá cao quá trình chuẩn bị của cơ quan soạn thảo cũng như cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Tài nguyên nước, đồng thời cho biết hồ sơ dự án Luật đã đảm bảo đúng theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các quy định pháp luật. Cho rằng, Luật Tài nguyên nước có liên quan đến 11 luật khác, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ đây là luật khung hay luật chi tiết để có phương án sửa đổi bổ sung phù hợp, đồng thời bày tỏ quan điểm nên xác định Luật Tài nguyên nước là luật chi tiết, hạn chế các điều khoản giao Chính phủ quy định chi tiết.

Thay mặt Chính phủ và Bộ TN&MT (cơ quan soạn thảo), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà bày tỏ sự cảm ơn tới các cơ quan của Quốc hội đã đồng hành, theo sát, góp ý trước nhiều ý kiến thẳng thắn, đúng đắn, xây dựng, giúp cơ quan soạn thảo hoàn thiện dự thảo Luật đảm bảo chất lượng và tiến độ đề ra.

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, khó khăn nhất của Luật Tài nguyên nước là phải quản lý tổng hợp, quản lý thống nhất, theo các thức tiếp cận là quản lý theo lưu vực. Tuy nhiên, với các tổ chức hiện hành thì rất khó để quản lý do quản lý theo lưu vực, thậm chí lưu vực xuyên biên giới nhưng chúng ta chưa có cơ quan quản lý hành chính theo lưu vực, theo vùng dẫn tới hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước.

Trong thời gian tới, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện các quy định về hệ thống quản lý tài nguyên nước, lấp đầy những lỗ hổng trong quản lý tài nguyên nước, các công trình thủy lợi… Về kết cấu, bố cục, cách thức sắp xếp nội dung trong dự thảo Luật, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho biết, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu đầy đủ ý kiến của Chủ tịch Quốc hội để đảm bảo văn bản pháp luật logic, rõ ràng, có tính hệ thống, minh bạch và khả thi.

Tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước

Kết luận nội dung Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao quá trình chuẩn bị của cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra, tuy nhiên, để đủ điều kiện trình Quốc hội, cần tiếp thu đầy đủ ý kiến của Chủ tịch Quốc hội, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Cụ thể, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể chế hóa Kết luận số 36 của Bộ Chính trị về đảm bảo an ninh nguồn nước, an toàn hồ đập; tiếp tục rà soát phạm vi, đối tượng điều chỉnh, các quy định về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước trong các luật khác để sửa đổi, bổ sung Luật Tài nguyên nước có đầy đủ các quy định về quản lý, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, kiểm soát điều tiết toàn diện các vấn đề về nước; cần bao quát cả 3 loại nước: nước mặn, nước lợ, nước ngọt.

150320230318-z4184115962110_8a8900a3f19b7829456dcf5ea5f89c23.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải kết luận nội dung UBTVQH cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Bên cạnh đó, cần rà soát các quy định về điều tra cơ bản, chiến lược quy hoạch tài nguyên nước để đảm bảo phù hợp với thực tiễn, thống nhất với các luật khác, quy định cụ thể hơn về trình tự, thủ tục lập, thẩm định, ban hành, điều chỉnh danh mục lưu vực sông, danh mục nguồn nước; đảm bảo đồng bộ với quy hoạch phòng, chống thiên tai, quy hoạch thủy điện, quy hoạch cấp nước…

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo Ban soạn thảo, các cơ quan hữu quan nghiên cứu tiếp thu các ý kiến của UBTVQH, ý kiến cơ quan thẩm tra để hoàn chỉnh hồ sơ Dự án Luật; Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường hoàn chỉnh báo cáo thẩm tra để trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 tới đây.





Nguồn

Cùng chủ đề

Nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

(ĐCSVN) - Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân sẽ được tổ chức trang trọng vào sáng ngày 20/12/2024 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Nam Từ Liêm, Hà Nội). Ngày 15/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Họp báo giới thiệu về các hoạt động Kỷ niệm 80 năm...

Bộ GD&ĐT bác tin tổ chức bài thi V-SAT 2025 để tuyển sinh đại học

Trong công văn, Bộ GD&ĐT nêu rõ, những ngày qua, một số phương tiện thông tin đại chúng đăng tải nội dung "Bộ GD&ĐT công bố đề minh họa bài thi V-SAT để tuyển sinh đại học".Bộ GD&ĐT khẳng định, không có chủ trương giao Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (Cục Quản lý chất lượng) xây dựng bài thi V-SAT, để các cơ sở giáo dục đại học sử dụng...

Tiểu đường và bệnh thận làm bệnh tim xuất hiện sớm hơn 28 năm

Tiểu đường là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến suy thận. Chưa dừng lại ở đó, một nghiên cứu mới đây phát hiện những người cùng lúc mắc tiểu đường và bệnh thận thì bệnh tim sẽ đến sớm hơn...

Uống nước tía tô mỗi ngày có tốt?

Uống nước tía tô mỗi ngày có tốt cho sức khoẻ?Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời Lương y Trần Đăng Tài - Phó Chủ tịch Hội Đông y Thị xã Thái Hoà - Nghệ An cho biết, trong lá tía tô có một số hoạt chất gây bệnh cao huyết áp, tổn hại đến hệ tim mạch. Ngoài ra, uống nhiều nước tía tô cũng có thể khiến cho cơ thể bị rối loạn tiêu hóa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Nguyễn Quang Đức giữ chức Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương

Sáng 15/11, tại Hà Nội, Ban Dân vận Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ. Trưởng Ban Dân vận Trung ương đề nghị Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương cùng tập thể lãnh đạo Ban, các vụ, đơn vị và toàn thể cán bộ, công chức, người lao động trong Ban tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, chung sức, đồng lòng phát huy truyền...

Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân sẽ thăm, làm việc tại Brazil, CH Dominica

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica. Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Tổng thống...

Phối hợp liên ngành, liên vùng, liên tỉnh nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí

(TN&MT) - Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề xuất các bên cùng nhau chọn thời điểm Tháng 11 Năm 2024 là điểm mốc, đánh dấu cho các hành động chung - các giải pháp phối hợp liên ngành - cam kết cho sự phối hợp và gắn kết giữa các cơ quan Trung ương và Địa phương trong giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí – một vấn đề ô nhiễm môi trường chung đang được dư luận...

Hoàn thành 2 tuyến cao tốc tại Cao Bằng-Lạng Sơn ngay trong 2025

Ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát thực địa và có cuộc làm việc với yêu cầu hoàn thành 2 dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn)-Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Hữu Nghị-Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn) ngay trong năm 2025, góp phần thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau trong năm 2025. ...

Bổ nhiệm ông Lê Tiến Đạt giữ chức Phó Tổng Thanh tra Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1379/QĐ-TTg bổ nhiệm ông Lê Tiến Đạt, Cục trưởng Cục Giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra, Thanh tra Chính phủ giữ chức Phó Tổng Thanh tra Chính phủ. Thời hạn bổ nhiệm...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Y Luyện – cây đại thụ giữa đại ngàn

Khi còn làm lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk cho đến lúc về hưu, ông...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

(ĐCSVN) - Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân sẽ được tổ chức trang trọng vào sáng ngày 20/12/2024 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Nam Từ Liêm, Hà Nội). Ngày 15/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Họp báo giới thiệu về các hoạt động Kỷ niệm 80 năm...

Thanh Hóa: Tài xế xe bán tải vi phạm nồng độ cồn, tông 9 ô tô đỗ ven đường

Do đã uống rượu, khi bị CSGT ra hiệu lệnh kiểm tra, Vũ Huy Hoàng (SN 1989, ở Thanh Hóa) đã lùi ô tô bán tải bỏ chạy, đâm vào 2 xe máy và làm hư hỏng 9 ô tô khác đang đỗ ven đường. XEM CLIP: Sự việc xảy ra vào rạng sáng ngày 13/11. Vào thời điểm trên, Vũ Huy Hoàng lái ô tô bán tải màu đỏ lưu thông trên đại lộ Lê Lợi (TP Thanh Hóa), hướng...

Bộ Công Thương rà soát, đánh giá kết quả thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương vừa có kết luận cuộc họp rà soát, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học theo Quyết định 53/2012/QĐ-TTg. Trước đó, ngày 19/9/2024, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài đã chủ trì cuộc họp rà soát, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học theo Quyết định số...

Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao

Ngày 14/11, tại Lima, Pê-ru đã diễn ra Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế lần thứ 35 (AMM 35). Hội nghị do Ngoại trưởng Pê-ru Elmer Schialer và Bộ trưởng Ngoại thương - Du lịch Peru Desilú León đồng chủ trì, với sự tham dự của các Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Kinh tế và Trưởng đoàn của 21 nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu...

Nguy cơ về ngày tận thế đều đang hiện hữu

(CLO) Trong nhiều năm, con người đã suy ngẫm về viễn cảnh tận thế của thế giới, gồm cả các nhà tiên tri, nhà khoa học vĩ đại cho đến các tổ chức nghiên cứu vũ trụ như NASA. Và không thể không lo lắng khi những nguy cơ mà họ...

Mới nhất

Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao

Ngày 14/11, tại Lima, Pê-ru đã diễn ra Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế lần thứ 35 (AMM 35). Hội nghị do Ngoại trưởng Pê-ru Elmer Schialer và Bộ trưởng Ngoại thương - Du lịch Peru Desilú León đồng chủ trì, với sự tham dự của các Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ...

Giá vàng miếng SJC “giậm chân tại chỗ”, nhà đầu tư vàng cần lưu ý những gì?

Trong bối cảnh giá vàng miếng SJC 'giậm chân tại chỗ', nhiều nhà đầu tư vàng đứng ngồi không yên. Không biết nên mua vàng hay bán vàng thời điểm này là hợp lý. Thời điểm 11h ngày 15/11, giá vàng SJC được Công ty TNHH MTV Vàng Bạc đá quý Sài Gòn SJC niêm yết...

Năm 2030, kinh tế số của Việt Nam có thể đạt 74 tỷ USD

DNVN - Theo nghiên cứu về nền kinh tế số của Việt Nam của tập đoàn Google, dự báo đến năm 2030, giá trị tác động kinh tế hàng năm của công nghệ số...

Ra mắt không gian phát huy giá trị văn hóa lịch sử Hội Truyền bá chữ quốc ngữ

Hưởng ứng phong trào diệt “giặc dốt,” trí thức Hà Nội tích cực mở các lớp bình dân học vụ, bổ túc văn hóa tại biệt thự số 59 phố Hàng Đàn, nay là số 47 phố Hàng Quạt để dạy chữ cho nhân dân Thủ đô. Cùng các bạn tham quan...

Mới nhất